Tiểu cầu thấp là bệnh gì? Nhân viên y tế tại các bệnh viện tuyến huyện, quận chẩn đoán dựa vào các triệu chứng nào?
Tiểu cầu thấp? Nhân viên y tế các bệnh viện tuyến huyện, quận chẩn đoán dựa vào các triệu chứng? Hướng dẫn điều trị giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin COVID-19?
Tiểu cầu thấp là bệnh gì?
Căn cứ Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
I. ĐẠI CƯƠNG
Thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin COVID-19 của Astra Zeneca (AZ) và Johnson & Johnson đã được ghi nhận trong các báo cáo của các Cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại nhiều quốc gia. Tổ chức y tế thế giới đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc xin COVID-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não. Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra 4 đến 28 ngày sau khi tiêm vắc xin COVID-19.
Giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin (VIPIT) là biến cố nặng hiếm gặp, biểu hiện thuyên tắc huyết khối kèm theo số lượng tiểu cầu thấp, xảy ra sau khi tiêm vắc xin. Các nghiên cứu cho thấy sau tiêm vắc xin COVID-19 cơ thể có thể sinh kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (platelet factor-PF4) giống như kháng thể HIT. Phức hợp kháng nguyên kháng thể đó hoạt hóa tiểu cầu quá mức dẫn đến giảm tiểu cầu, gây huyết khối và có thể chảy máu, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Như vậy, giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin (VIPIT) là biến cố nặng hiếm gặp, biểu hiện thuyên tắc huyết khối kèm theo số lượng tiểu cầu thấp, xảy ra sau khi tiêm vắc xin.
Trên là thông tin tiểu cầu thấp là bệnh gì?
>> Tác nhân gây bệnh bạch hầu là gì? Bác sĩ phải chẩn đoán bệnh bạch hầu như thế nào?
>> Bệnh Zona thần kinh có những triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, cách phòng ngừa như thế nào?
Tiểu cầu thấp là bệnh gì? Nhân viên y tế tại các bệnh viện tuyến huyện, quận chẩn đoán dựa vào các triệu chứng nào? (Hình từ Internet)
Nhân viên y tế tại các bệnh viện tuyến huyện, quận chẩn đoán dựa vào các triệu chứng nào?
Căn cứ Tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau
Nhân viên y tế tại các bệnh viện tuyến huyện, quận chẩn đoán dựa vào các triệu chứng chia làm 02 trường hợp:
(1) Người sau tiêm vắc xin COVID-19 xuất hiện một trong các triệu chứng sau:
- Đau đầu dai dẳng;
- Đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa);
- Đau, phù chi dưới (gợi ý huyết khối tĩnh mạch sâu);
- Hoặc biểu hiện chảy máu, xuất huyết da.
Thực hiện các xét nghiệm:
- Đếm số lượng tiểu cầu,
- Các xét nghiệm đông máu cơ bản (Howell hoặc APTT, tỷ lệ Prothrombin, Fibrinogen).
- Xét nghiệm định lượng D-dimer (nếu làm được).
- Các thăm dò khác: siêu âm, Xquang, CLVT, cộng hưởng từ... tìm nguyên nhân.
Lưu ý:
- Nếu có biểu hiện bất thường chuyển người sau tiêm vắc xin lên tuyến cao hơn hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia.
- Nếu không có bất thường tiếp tục theo dõi và thực hiện các xét nghiện trên hàng ngày và các thăm dò khác khi cần thiết. Xử trí thông thường và cấp cứu (nếu có) hoặc theo ý kiến chuyên gia.
(2) Người sau tiêm vắc xin xuất hiện các triệu chứng:
- Đau đầu dữ dội;
- Các triệu chứng thần kinh khu trú;
- Co giật, hoặc mờ hoặc nhìn đôi (gợi ý CSVT hoặc đột quỵ);
- Khó thở hoặc đau ngực (gợi ý thuyên tắc phổi hoặc hội chứng vành cấp);
- Chảy máu, xuất huyết đe dọa tính mạng.
Cần chuyển lên tuyến cao hơn (xử trí cấp cứu nếu có).
Hướng dẫn điều trị giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin COVID-19?
Căn cứ Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
(1) Nguyên tắc chung:
Tất cả người bệnh nghi ngờ VIPIT cần hội chẩn chuyên gia và điều trị ngay bằng thuốc chống đông.
(2) Điều trị cụ thể:
(2.1) Với người bệnh chẩn đoán xác định VIPIT: Lựa chọn phác đồ chống đông phù hợp theo nguyên tắc:
- Không dùng heparin.
- Các thuốc chống đông có thể lựa chọn bao gồm:
+ Fondaparinux, bivalirudin, argatroban, danaparoid (nếu sẵn có tại cơ sở y tế)
+ Heparin TLPT thấp: Enoxaparin 1 mg/kg/12 giờ (trừ khi tiểu cầu < 50 G/L hoặc xét nghiệm kháng thể kháng PF4-heparin dương tính).
+ NOAC (dabigatran, rivaroxaban, apixaban: cân nhắc kỹ nguy cơ chảy máu, nên chọn NOAC có thuốc đối kháng đặc hiệu).
- Kháng vitamin K (phối hợp với thuốc chống đông đường tiêm).
- Bổ sung IVIg (1-2g /kg) nếu triệu chứng lâm sàng trầm trọng, hoặc tiến triển nhanh (gồm cả những trường hợp giảm tiểu cầu < 30 G/L, fibrinogen < 1,5 mg/L).
- Xem xét điều trị trao đổi huyết tương và corticoid.
- Tránh truyền tiểu cầu.
- Bệnh nhân cần nằm viện đến khi tiểu cầu tăng trở lại, D-dimer giảm và fibrinogen trở về bình thường.
- Thời gian điều trị chống đông có thể kéo dài từ 3 - 6 tháng.
(2.2) Với người bệnh có thể bị VIPIT (nghi ngờ VIPIT nhưng không có huyết khối):
- Theo dõi chặt chẽ số lượng tiểu cầu, D-dimer, fibrinogen 3 ngày/lần.
- Nên hội chẩn chuyên gia để cân nhắc sử dụng chống đông dự phòng, đặc biệt khi D-dimer rất cao và xét nghiệm miễn dịch dương tính. Thời gian dự phòng có thể kéo dài tới khi có kết quả ELISA HIT hoặc xét nghiệm chức năng âm tính.
- Tránh truyền tiểu cầu.
- Có thể nằm viện đến khi tiểu cầu tăng, D-dimer giảm và fibrinogen trở về bình thường.
- IVIg có thể được xem xét nếu triệu chứng lâm sàng nặng lên mặc dù đã dùng chống đông.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];