HIV là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa HIV?

HIV là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh HIV? Triệu chứng bệnh HIV? HIV lây qua con đường nào? Đối tượng nguy cơ bệnh HIV? Phòng ngừa bệnh HIV?

Đăng bài: 07:58 08/04/2025

HIV là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa HIV?

Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về HIV là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh HIV? Triệu chứng bệnh HIV? HIV lây qua con đường nào? Đối tượng nguy cơ bệnh HIV? Phòng ngừa bệnh HIV?

(1) HIV là gì?

- Căn cứ theo Điều 2 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006, thì HIV được định nghĩa là: HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

(2) Nguyên nhân gây ra bệnh HIV?

- Nguyên nhân của bệnh HIV là do virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) thuộc họ retroviridae. Khi cơ thể mắc phải thì virus HIV sống ở các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người như lympho bào T hay đại thực bào, tế bào tua làm giảm mạnh số lượng tế bào dẫn tới suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội khác.

(3) Triệu chứng bệnh HIV?

 Nhiễm HIV có 3 giai đoạn tương ứng với các triệu chứng cho từng giai đoạn cụ thể như sau:

- Giai đoạn nhiễm trùng cấp tính (nhiễm trùng tiên phát):

+ Giai đoạn khi mà người bệnh vừa tiếp nhận các chất dịch cơ thể từ người nhiễm trước đó, virus giai đoạn này nhân lên rất nhanh

+ Khoảng 2-4 tuần sau phơi nhiễm, hầu hết bệnh nhân sẽ mắc bệnh cúm với triệu chứng phổ biến bao gồm: sốt, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu, lở miệng và thực quản. Ít phổ biến hơn có thể kể đến như nhức đầu, buồn nôn và nôn, sưng gan lách, sút cân và các triệu chứng thần kinh khác

+ Thời gian của các triệu chứng trung bình là 28 ngày và ngắn nhất là 1 tuần

+ Vì các tính chất không rõ ràng của triệu chứng nên bệnh nhân thường không nhận ra dấu hiệu của HIV

- Giai đoạn mãn tính:

+ Đây là giai đoạn mà sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch sẽ làm giảm số lượng của các hạt virus trong máu, chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV mãn tính

+ Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 tuần đến 20 năm tùy trường hợp, trong suốt thời gian này HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết nên các hạch này thường xuyên bị sưng do phản ứng với một lượng lớn virus.

+ Bệnh nhân vẫn khả năng lây bệnh trong giai đoạn này

 - Giai đoạn AIDS:

+ Giai đoạn này xảy ra khi sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra

+ Khởi phát của các triệu chứng có thể là giảm cân vừa phải và không giải thích được, nhiễm trùng đường hô hấp tái phát (viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa), viêm da, loét miệng, phát ban da

+ Đặc trưng của sự mất sức đề kháng nhanh là sẽ nhanh chóng bị nhiễm vi nấm Candida species gây nấm miệng hoặc nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao. Sau đó, các virus herpes tiềm ẩn sẽ được kích hoạt gây tổn thương ngày càng nặng và đau đớn như: bệnh zona, ung thư hạch bạch huyết,…

+ Viêm phổi do nấm cũng phổ biến và thường gây tử vong

(4) HIV lây qua con đường nào?

 Bệnh nhân HIV/AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV, không có ổ chứa nhiễm trùng ở động vật. HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường:

 HIV lây qua đường máu:

- HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV thông qua:

+ Dùng chung bơm kim tiêm (nhất là người tiêm chích ma túy)

+ Dùng chung các loại kim xăm trổ, châm cứu, dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo,…

+ Dung chung hoặc chưa được tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh

+ Lây truyền qua các vật dụng dính máu của người khác (bàn chải đánh răng)

+ Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu như dính máu nhiễm HIV vào nơi có vết thương hở

 HIV lây qua đường tình dục:

- HIV lây qua đường tình dục khi các dịch thể như máu, dịch sinh dục nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể bạn tình

- Tất cả hình thức quan hệ tình dục với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là cao nhất vẫn là qua đường hậu môn rồi mới tới đường âm đạo vào cuối cùng là đường miệng

 HIV lây truyền từ mẹ sang con:

- Khi mang thai: virus HIV từ máu mẹ qua nhau thai sẽ vào cơ thể thai nhi

- Khi sinh: HIV từ nước ối hay dịch âm đạo xâm nhập vào trẻ sơ sinh hoặc từ máu mẹ dính vào niêm mạc của trẻ

- Khi cho con bú: HIV có thể lâu qua sữa hoặc các vết nứt ở núm vú người mẹ và tiếp xúc với tổn thương trên niêm mạc miệng ở trẻ

(5) Đối tượng nguy cơ bệnh HIV?

- Ứng với những đường truyền của HIV thì các đối tượng nguy cơ mắc HIV có thể là:

+ Người sử dụng chung các vật dụng đâm trực tiếp vào cơ thể như tiêm chích ma túy, xăm trổ hoặc những người sử dụng chung vật dụng hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm HIV

+ Người quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục với nhiều người, tệ nạn mại dâm,…

+ Trẻ có mẹ bị nhiễm HIV trước và trong thời gian mang thai và cho con bú

(6) Phòng ngừa bệnh HIV?

- Có một số cách phòng ngừa HIV cho bản thân đáng quan tâm như:

+ Hiểu rõ cách thức lây lan của HIV để có biện pháp phòng tránh sự tiếp xúc của bản thân với các con đường lây nhiễm HIV

+ Tránh uống rượu và tuyệt đối không sử dụng ma túy đếu là những chất ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành động, thúc đẩy những hành vi không an toàn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

+ Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, nếu bạn tình là người bị nhiễm HIV thì phải quan hệ tình dục an toàn cùng với thường xuyên xét nghiệm HIV

+ Không bao giờ dùng chung bơm kim tiêm: chính là hình thức dễ dàng mang HIV từ người này sang người khác

+ Tránh chạm vào máu của người khác và chất dịch cơ thể khác, những chất dịch bao gồm tinh dịch, dịch âm đạo, niêm mạc trực tràng, sữa mẹ, dịch ối, dịch não tủy và hoạt dịch trong khớp.

Lưu ý: Thông tin về HIV là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa HIV/AIDS? chỉ mang tính chất tham khảo!

HIV là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa HIV?

HIV là gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa HIV/AIDS? (Hình ảnh từ Internet)

Tại sao phải tiếp cận nhóm trẻ vị thành niên nguy cơ cao nhiễm HIV?

Căn cứ theo Mục 2 Phần II Chương 6 Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021, thì lý do phải tiếp cận nhóm trẻ vị thành niên nguy cơ cao nhiễm HIV được quy định như sau:

- Tiếp cận nhóm trẻ vị thành niên nguy cơ cao nhiễm HIV: MSM, người chuyển giới vị thành niên, trẻ vị thành niên gái bán dâm, trẻ vị thành niên sử dụng ma túy thông qua mạng xã hội, các ứng dụng hẹn hò, fanpage, tại các sự kiện của các trường trung học, đại học…và thông qua nhóm đồng đẳng để:

+ Cung cấp kiến thức lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, biện pháp tránh thai và các biện pháp dự phòng giảm nguy cơ (sử dụng bao cao su, chất bôi trơn,…) và cung cấp các thông tin về các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, tự xét nghiệm HIV, dịch vụ PrEP

+ Cung cấp thông tin các biện pháp an toàn tình dục, dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền QHTD (sử dụng bao cao su, chất bôi trơn), tránh thai. Giới thiệu dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản: tránh thai, kế hoạch hóa gia đình, khám điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Tư vấn và xét nghiệm HIV cho trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm HIV và kết nối chuyển gửi đến dịch vụ dự phòng và điều trị HIV và các dịch vụ phù hợp.

Gói dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV cho trẻ em và trẻ vị thành niên nhiễm HIV?

Căn cứ theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Chương 7 Hướng dẫn Điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT 2021, thì gói dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV cho trẻ em và trẻ vị thành niên nhiễm HIV được Bộ Y tế quy định như sau:

- Dịch vụ cung cấp cho trẻ và trẻ vị thành niên nhiễm HIV có thể độc lập hoặc lồng ghép với việc cung cấp dịch vụ điều trị cho người lớn nhiễm HIV. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ điều trị thuốc ARV cho trẻ, cần cung cấp các dịch vụ khác bao gồm:

+ Tư vấn hỗ trợ tinh thần và tư vấn bộc lộ tình trạng nhiễm HIV;

+ Tự chăm sóc sức khỏe bản thân;

+ Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; bệnh lây truyền qua đường tình dục.

+ Tư vấn chuyển trẻ đến điều trị tại cơ sở điều trị HIV người lớn;

- Để duy trì dịch vụ chăm sóc, điều trị hiệu quả, các cơ sở cung cấp dịch vụ cho trẻ và trẻ vị thành niên thực hiện các nội dung sau:

+ Huy động sự tham gia của cộng đồng, bao gồm cha mẹ, người giám hộ, người chăm sóc và các tổ chức dựa vào cộng đồng hỗ trợ trẻ tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho trẻ.

+ Kết nối với các dịch vụ chăm sóc y tế và các dịch vụ khác phù hợp với nhu cầu theo từng giai đoạn lứa tuổi của trẻ.

+ Tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền của trẻ vị thành niên, không phân biệt đối xử, thái độ không phán xét đối với trẻ vị thành niên.

+ Thiết lập môi trường cung cấp dịch vụ linh hoạt phù hợp với lịch học, riêng tư, đảm bảo tính bí mật cho trẻ.

+ Cho phép trẻ tham gia vào việc lập kế hoạch và cải thiện chất lượng dịch vụ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ.

+ Theo dõi chặt chẽ quá trình điều trị của trẻ; nhanh chóng và chủ động thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ quay trở lại điều trị khi trẻ bỏ điều trị.

27 Huỳnh Mai Đoan Trang

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...