Thẩm phán Tòa án nhân dân: Con đường sự nghiệp bền vững trong hệ thống tư pháp hiện đại?
Con đường sự nghiệp bền vững trong hệ thống tư pháp hiện đại hãy trở thành Thẩm phán? Thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân do ai đề nghị bổ nhiệm?
Thẩm phán Tòa án nhân dân: Con đường sự nghiệp bền vững trong hệ thống tư pháp hiện đại?
Hiện nay, tại Việt Nam để trở thành một thẩm phán thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
[1] Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
[2] Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
[3] Có trình độ cử nhân luật trở lên.
[4] Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
[5] Có thời gian làm công tác pháp luật.
[6] Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(Căn cứ Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
Sau đó, nếu xem xét đủ các điều kiện thì được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân là trước tiên. Trong trường hợp thông thường thì người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn còn phải đáp ứng 02 điều kiện sau:
[1] Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 05 năm trở lên; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật;
[2] Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân.
(Căn cứ khoản 1 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
Hoặc, nếu trong trường hợp đặc biệt thì chỉ cần đáp ứng các tiêu chuẩn 1, 3, 5, 6 và 02 điều kiện sau:
[1] Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân khu vực, Tòa án quân sự khu vực;
[2] Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự trung ương.
(Căn cứ khoản 2 Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi 2025))
Nhìn chung, Thẩm phán là một nghề nghiệp có cơ hội phát triển và đầy sự ổn định trong công việc, cụ thể:
- Thẩm phán là chức danh nghề nghiệp thuộc nhóm có mức lương cao trong khu vực công, ngoài ra, còn được nhận các mức phụ cấp như mức phụ cấp xét xử, phụ cấp thâm niên và phụ cấp trách nhiệm đặc biệt,...
- Thẩm phán có chế độ hưu trí tốt, có mức bảo hiểm cao và phụ cấp công vụ ổn định, dài hạn và đáp ứng được nhu cầu công việc và tình ổn định về sau.
- Thẩm phán còn có nhiều chế độ xét thăng cấp từ sơ cấp, trung cấp, cao cấp hoặc trở thành lãnh đạo Tòa án hoặc được tham gia đào tạo mang tầm cỡ quốc tế.
Tóm lại, đây là công việc phù hợp cho người có mong muốn gắn bó lâu dài, có tính kiên trì trong công việc, được đào tạo lâu dài, chuyên môn đặc thì cao, có sức ảnh hưởng và đóng góp lớn cho nền tảng pháp luật.
Trên là thông tin Thẩm phán Tòa án nhân dân: Con đường sự nghiệp bền vững trong hệ thống tư pháp hiện đại?
>> Năm 2025, Thẩm phán có được làm Hội thẩm không? Tiêu chuẩn để trở thành Hội thẩm ra sao?
Thẩm phán Tòa án nhân dân: Con đường sự nghiệp bền vững trong hệ thống tư pháp hiện đại? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân do ai đề nghị bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 91 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân do ai đề nghị bổ nhiệm như sau:
Bổ nhiệm Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân lần đầu phải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 95 của Luật này.
Như vậy, Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Từ khóa: Thẩm phán Tòa án nhân dân Thẩm phán Tòa án Sự nghiệp bền vững Hệ thống tư pháp Thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán Thẩm phán Tòa án nhân dân do ai đề nghị bổ nhiệm
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;