Văn khấn rằm tháng Chạp: Cúng thần linh và gia tiên chuẩn nhất 2025?

Văn khấn rằm tháng chạp cúng thần linh và gia tiên như thế nào cho chuẩn giúp sự nghiệp hanh thông, thuận lợi? Văn khấn rằm tháng Chạp là gì và có ý nghĩa gì trong văn hóa Việt Nam?

Đăng bài: 08:55 14/01/2025

Văn khấn rằm tháng chạp Thổ Công cùng các vị thần linh?

Khi làm lễ cúng rằm tháng chạp phải đọc văn khấn cúng Thổ công và các vị thần linh trước rồi mới khấn gia tiên.

Văn khấn rằm tháng chạp Thổ Công cùng các vị thần linh như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông thần quân.

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long mạch.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ con là: …

Ngụ tại....

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, gặp tiết Rằm tháng 12 (tháng Chạp) năm Giáp Thìn âm lịch 2024.

Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, kim ngân, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án, thành tâm kính mời: ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Con cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến, tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cúi xin được các các Ngài phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn gia tiên rằm tháng chạp?

Văn khấn rằm tháng chạp gia tiên như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).

Tín chủ (chúng) con là: …...

Ngụ tại: …..

Hôm nay là ngày… tháng… năm, gặp tiết Rằm tháng 12 (tháng Chạp) năm Giáp Thìn âm lịch 2024.

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội, ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời chư vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khỏe dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

>>23 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? 23 Tết là Tết ông Công ông Táo đúng không? Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025?

Văn khấn rằm tháng Chạp: Cúng thần linh và gia tiên chuẩn nhất 2025(Hình từ Internet)

Vai trò của văn khấn rằm tháng Chạp trong văn hóa Việt?

Rằm tháng Chạp là một trong những ngày rằm quan trọng trong năm bởi nó không chỉ đơn thuần là thời điểm sửa soạn cho một tháng 12 mới mà còn bước dần tiến đến tết Nguyên Đán. Đồng thời, rằm tháng Chạp cũng là một dịp để gia đình tổng kết lại một năm đã qua, bày tỏ lòng tri ân đến tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ độ trì và cầu chúc một năm mới thuận hòa, may mắn.

Nghi thức cúng rằm tháng Chạp thường bao gồm việc dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên, các bài văn khấn với ngôn từ kính cẩn, thấu đáo thể hiện lòng thành. Điều này cũng là dịp để mọi người ôn lại nếp sống truyền thống, sự gắn kết gia đình qua nhiều thế hệ, thông qua nghi lễ cúng bái.

Văn khấn không chỉ là hình thức cầu khấn tâm linh mà còn là nghệ thuật văn chương, là tiếng lòng thành kính của người Việt qua từng thế hệ. Đây cũng là cách nhắc nhở mỗi người về lòng hiếu thảo, tình yêu thương gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình.

Thông qua văn khấn và nghi thức cùng tinh thần đáng quý của ngày rằm tháng Chạp, người Việt không chỉ gửi gắm những mong cầu cho tương lai mà còn tiếp nối truyền thống văn hóa lâu đời, củng cố thêm sự bền vững của nếp sống gia đình và cộng đồng.

Khấn thần linh và gia tiên có được coi là mê tín dị đoan không?

Quy định pháp luật hiện nay không có định nghĩa cụ thể về hành vi mê tín dị đoan.

Tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định:

Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
...

Theo đó, pháp luật nghiêm cấm  những hoạt động văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng có nội dung mê tín dị đoan

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL có quy định như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.

Theo đó, tùy thuộc vào mục đích của người khấn thần linh và gia tiên ngày rằm tháng chạp. Nếu người dùng văn khấn rằm tháng chạp với mục đích cầu bình an, may mắn, thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo thì nó không phải là hành vi mê tín dị đoan.

Nếu mục đích khấn rằm tháng chạp là trục lợi, truyền bá những nội dung không lành mạnh thì có thể xem là hành vi mê tin dí đoạn và vi phạm pháp luật.

>>Mâm cúng tất niên gồm những gì? Thời gian cúng tất niên là mấy giờ, ngày nào?

21 Đinh Thị Trâm Anh

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

Tìm kiếm liên quan

15/01/2025

Năm 2025 tuổi nào phạm kim lâu và làm sao để tránh những điềm xấu? Kim lâu có thật sự ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sự nghiệp của bạn trong năm 2025?

15/01/2025

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết có ý nghĩa gì và tại sao chúng lại quan trọng? Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết mà dân kinh doanh nên biết?

15/01/2025

Tết cấm kỵ điều gì mà người Việt luôn nhắc nhở nhau? Những điều cấm kỵ phổ biến vào dịp Tết và có ý nghĩa gì trong văn hóa dân tộc chúng ta?

15/01/2025

Tại sao xem tử vi ngày 16 01 lại quan trọng với bạn? Dự báo tử vi ngày 16 01 về sự nghiệp, tình yêu và sức khỏe của 12 con giáp như thế nào?

Xem nhiều nhất gần đây

09/01/2025

Mẫu viết thư UPU lần thứ 54 như thế nào? Tiền thưởng cuộc thi viết thư UPU có phải đóng thuế TNCN hay không?

13/01/2025

Cắt tóc vào ngày tốt sẽ mang lại may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống. Lịch cắt tóc tháng 1 2025: Ngày tốt để cắt tóc tháng 1 2025 và ngày xấu cần tránh?

08/01/2025

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho học sinh 63 tỉnh thành? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương năm 2025 là gì?

11/01/2025

Nghị định 73 quy định cách tính tiền thưởng Tết cho lực lượng vũ trang như thế nào? Làm thế nào để xác định mức thưởng tết âm lịch 2025 cho cán bộ công chức viên chức?

10/01/2025

Mẫu banner thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 đẹp, ấn tượng nhất? Ngày này người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?

03/01/2025

Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào?  Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?

11/01/2025

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2025 miền bắc chi tiết nhất? Người lao động có được tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ tết Nguyên Đán 2025 không?

11/01/2025

Vi phạm chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên ngồi phía trước khi đi xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu? Có bị tạm giữ phương tiện đối với hành vi điều khiển xe máy chở trẻ em từ 06 tuổi trở lên ngồi phía trước không?

09/01/2025

Chính thức lịch nghỉ tết 2025 của học sinh, giáo viên 63 tỉnh thành? Khi nào thì học sinh sẽ được học vượt lớp?

08/01/2025

Mùng 1 Tết 2025 là ngày mấy theo lịch dương? Người lao động nghỉ Tết đến ngày nào?

Giấy phép kinh doanh số: 0315459414

Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều Phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028)39302288

Zalo: (028)39302288

Email: [email protected]


CHỦ QUẢN: CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ

Hướng dẫn sử dụng

Quy chế hoạt động

Quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

Chính sách bảo mật thông tin

Quy chế bảo vệ DLCN

Thỏa thuận bảo vệ DLCN

Phí dịch vụ

Liên hệ


© 2025 All Rights Reserved