Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Không cúng ông Táo có sao không? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào?
Không cúng ông Táo có sao không? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào?
Không cúng ông Táo có sao không?
Cúng ông Công ông Táo, hay còn gọi là Táo Quân, là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt Nam, diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.
Theo đó, từ lâu việc cúng ông Công ông Táo đã trở thanh một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt. Nghi thức này không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh, mà còn là sự thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần bảo hộ gia đình.
Vậy không cúng ông Táo có sao không?
Thờ cúng Táo quân là tập tục, tín ngưỡng dân gian đáng quý, có nguồn gốc từ thủa xa xưa, khi mà người dân còn tin rằng mỗi một lĩnh vực trong đời sống đều có thần linh cai quản, “Đất có Thổ Công, sông có Hà bá”, nên coi trọng việc thờ phụng, cúng bái để được thần linh phù hộ.
Tuy nhiên, đó chỉ là tín ngưỡng dân gian, không hề có cơ sở khoa học nào cả. Vì thế mà tùy vào lựa chọn của mỗi người, có thể tiếp tục duy trì tập tục này hoặc không làm theo. Tập tục thờ cúng thần linh đã in sâu vào tâm thức của mỗi người dân, là điều bất biến, không thể nghi ngờ nên phần lớn người dân vẫn tiếp tục duy trì những phong tục tập quán thờ thần này.
Trong cuộc sống, ai cũng cần có niềm tin, ai cũng có quyền theo đuổi tín ngưỡng nào mình thấy phù hợp, nhưng đừng để bản thân trở thành cuồng tín, đừng thần thánh hóa những điều không có thực.
Bạn hãy làm lễ cúng ông Công ông Táo nếu tâm thành kính, nếu bạn tin rằng điều đó sẽ mang lại may mắn an lành cho bản thân và gia đình. Còn nếu chính bản thân bạn cũng nửa tin nửa ngờ, chỉ làm vì tất cả mọi người đều làm chứ thực lòng không hề tin tưởng thì có lẽ bạn nên xem xét lại.
Lưu ý: Phần trả lời không cúng ông Táo có sao không chỉ mang tính chất tham khảo!
Không cúng ông Táo có sao không? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào?
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày trong những ngày lễ tết của năm?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ của lgười lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, người lao động có 6 ngày lễ tết trong năm và được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương tổng cộng 11 ngày, cụ thể:
- Tết Dương lịch: 1 ngày
- Tết Âm lịch: 5 ngày
- Ngày Chiến thắng: 1 ngày
- Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày
- Quốc khánh: 2 ngày
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 1 ngày
Riêng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì được nghỉ làm việc tổng cộng 13 ngày lễ, Tết. Tất cả ngày nghỉ lễ tết, người lao động đều được hưởng nguyên lương.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn;
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Ngày vía Thần tài là mùng mấy?Nên mua gì, làm gì ngày vía Thần tài?Những điều cần tránh vào Ngày Vía Thần Tài?
Cúng ông Táo có gạo muối không? Gạo muối cúng ông Táo xong làm gì? Những điều nên tránh khi xử lý gạo muối?
Tại sao phải chọn hướng đặt gà cúng chuẩn?Đặt gà cúng quay đầu như thế nào mới chính xác?
Đốt giấy cúng ông Táo khi nào? Nên chuẩn bị những gì khi cúng ông Táo? Văn khấn cúng ông Công ông Táo?