Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Tri kỷ nơi công sở, như đãi cát tìm vàng
Những ai trải qua môi trường làm việc công sở đều có chung một cảm nhận rằng, công sở chính là một thế giới thu nhỏ, nơi mà có đầy đủ cá thể đại diện cho những thành phần khác nhau trong xã hội. Nơi mà bạn có thể trải qua đầy đủ những “hỉ - nộ - ái - ố”, cảm nhận đầy đủ những “đắng – cay – ngọt – bùi”. Ở đó, có những hội “chị em” cùng hội cùng thuyền, có những cuộc chiến đối đầu nhau ngay khi ở cùng một tập thể, có những màn “nướng bánh tráng” một cách không ai có thể ngờ tới… vâng, xin chào mừng các bạn đến “chốn công sở”.
Công ty là nơi để làm việc, không phải nơi để tìm bạn bè
Suốt 04 năm đi làm, ở nhiều môi trường làm việc khác nhau, tôi nhận thấy không ít người chỉ coi công ty là nơi để bán sức lao động, và họ chỉ đến công ty để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Với những đồng nghiệp xung quanh, tất cả với họ chỉ là những cộng sự trong công việc, ngoài ra rất ít sự liên hệ khác liên quan đến đời sống cá nhân. Những người như thế thường là những lao động đã có thâm niên, có thể họ đã từng trải qua nhiều môi trường làm việc khác nhau, trải qua nhiều biến cố khác nhau trong suốt thời gian đi làm của mình.
Cá nhân tôi thấy rằng, việc đồng nghiệp chỉ dừng lại là đồng nghiệp không có gì sai trái. Như đã đề cập, chốn công sở là một xã hội thu nhỏ, ở đó có đầy đủ các thành phần trong xã hội. Mỗi ngày chúng ta đi làm phải tiếp xúc với hàng chục, hàng trăm người xa lạ, những người mà trước đó chúng ta không hề biết họ là ai, đến từ đâu, sở thích, thói quen, tính cách của họ thế nào…
Chốn công sở không giống như một lớp học thời học phổ thông, nơi mà quyền lợi cá nhân của người này thường không mâu thuẫn với người kia trong cùng một lớp. Ở trong một tập thể công ty, nơi mà mỗi cá nhân là một phần trong một tập thể, nơi mà quyền lợi của người này có thể ảnh hưởng đến quyền lơi của người kia, thì những mâu thuẫn, những sự đối đầu dễ xuất hiện hơn rất nhiều so với thời còn đi học.
Ngoài ra, việc không quá sa đà vào những chuyện cá nhân, không mất thời gian cho những chuyện không liên quan với việc sẽ giúp bạn tập trung, chuyên tâm và làm việc hiệu quả hơn. Với những người quan niệm công ty là nơi làm việc, thì việc không kết thân với ai ở nơi công sở là điều dễ hiểu.
Công ty là nơi người nhiệt tình dễ bị lợi dụng
Thật vậy, khi bạn đi làm với tâm thế muốn giúp đỡ tất cả mọi người vượt quá phạm vi, vai trò của một cộng sự. Ví dụ như sẵn sàng hy sinh thời gian của mình để sửa máy tính của người khác, sau đó sẵn sàng ở lại làm thêm giờ để bù vào công việc thiếu sót.
Trong công việc, đồng nghiệp giúp đỡ nhau là bình thường và đó cũng là chuyện nên làm. Nhưng không phải ai cũng biết trân trọng sự giúp đỡ có bạn, cũng sẽ có người coi việc giúp đỡ của bạn là điều mặc nhiên, và vô tình bạn bị lợi dụng mà chính bạn cũng không hề hay biết.
Công ty là nơi bạn quá niềm nở, dễ bị biến thành kẻ “nịnh hót”
Tôi từng là một người đi làm với nụ cười trên môi, mỗi ngày đi làm của tôi là một ngày tràn đầy năng lượng của chính mình và kéo theo đó là sự niềm nở, vui vẻ với tất cả mọi người, kể cả cấp trên hoặc đồng nghiệp.
Tính tình vui vẻ, hòa đồng là điều rất đáng quý trong công việc, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu tính cách của bạn, việc quá niềm nở với mọi người khiến bạn dễ bị biến thành kẻ “nịnh hót” trong mắt một số người khác. Vô tình bạn bị “ghét”, bị “soi” lúc nào không hay.
Hãy giữ chừng mực nhưng đừng quá ép mình trong vỏ bọc của sự khó gần
Với những điều đã đề cập bên trên, có thể hành bạn sẽ phải thận trọng hơn trong giao tiếp hằng ngày, giao tiếp trong công việc với đồng nghiệp. Tuy nhiên, việc ép mình vào một khuôn khổ, gò bó quá cũng chính là một áp lực. Mà việc tạo áp lực cho chính mình thì thật sự không nên chút nào. Giả sử, bạn là một người hướng ngoài, hoạt bát, nếu phải ép mình hằng ngày đi làm rất ít nói, ít giao tiếp, hay giao tiếp chỉ là xã giao thì thật khó để bạn bộc lộ hết được năng lực làm việc của mình. Chính vì vậy, trong công việc hằng ngày, sự tương tác trong công việc với đồng nghiệp, với cấp trên, cấp dưới cũng cần phải có sự thoải mái, để mọi người xung quanh phần nào hiểu được tính cách, con người bạn. Việc giữ chừng mực với đồng nghiệp và trở thành một kẻ “lạnh lùng”, ranh giới của nó rất mong manh.
Và nếu vô tình, bạn bắt gặp được một tri kỷ, đừng bỏ qua
Đầu bài chúng ta, có nói công ty là nơi làm việc chứ không phải là nơi kết thân. Đó là sự lựa chọn của nhiều người khi đi làm, nhưng vô tình trong quá trình làm việc đó, chúng ta sẽ tiếp xúc nhiều với nhau, qua công việc, qua giao tiếp hằng ngày một cách không quá gò bó… giữa con người và con người vô tình sẽ có những sợi dây gắn kết lại. Dần dần, mối quan hệ sẽ phát triển vượt lên trên mức đồng nghiệp. Biết đâu đấy, bạn sẽ có được một người bạn chung sở thích như chơi game, sở thích công nghệ, sở thích đọc sách… hay thậm chí là sở thích “ăn nhậu”, tiệc tùng.
Công sở là một xã hội thu nhỏ, đầy đủ thể loại thành phần tương tác với nhau. Có người ghét thì cũng có người mến, có người nể phuc thì cũng có sự thù hằn… chính vì vậy, với tâm thế đi làm là để đi làm, nhưng đi làm rồi mà gặp được tri âm, tri kỷ thì đó là một điều may mắn chúng ta không được bỏ qua trong đời, vì điều đó đáng quý như chúng ta nhặt được vàng vậy.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Lời dẫn chương trình tất niên cuối năm? Học ngành gì để trở thành người dẫn chương trình?
Freelancer là nghề gì mà lại thu hút nhiều người theo đuổi đến vậy?Kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer thành công?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là gì và làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Điều gì khiến cho chứng chỉ này trở thành một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động trong lĩnh vực tài chính?
Top những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường là gì? Lời khuyên dành cho những sinh viên vừa ra trường?