Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm bị xử phạt theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 hay không?

Hàng giả là hàng hóa như thế nào? Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?

Đăng bài: 09:53 05/04/2025

Hàng giả là hàng hóa như thế nào?

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng giả bao gồm:

- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật;

Hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

- Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016;

- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

Có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;

- Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; 

Giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm bị xử phạt thế nào?

Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm bị xử phạt theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 hay không? (Hình từ Internet)

Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm bị xử phạt theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 hay không?

Theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, tội sản xuất hàng giả là thực phẩm nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm có thể sẽ bị xử phạt theo các khung hình phạt theo Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 như trên.

5 bước kinh doanh hiệu quả giúp giữ chân khách hàng lâu 

1. Hiểu rõ khách hàng của bạn

Mục tiêu: Biết khách hàng cần gì để phục vụ đúng nhu cầu và tạo sự hài lòng.

- Phân tích nhóm khách hàng theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, thói quen tiêu dùng.

- Thu thập phản hồi từ khách hàng đã mua: họ hài lòng điều gì, chưa hài lòng điều gì.

- Sử dụng dữ liệu từ bán hàng, khảo sát hoặc quan sát thực tế để điều chỉnh cách tiếp cận.

Lưu ý: Khách hàng cảm thấy "được thấu hiểu" thì sẽ quay lại nhiều lần.

2. Tạo trải nghiệm mua sắm tuyệt vời

Mục tiêu: Khiến khách hàng ấn tượng ngay từ lần đầu tiếp xúc để họ quay lại.

- Tư vấn nhiệt tình, hỗ trợ tận tâm từ trước – trong – sau bán hàng.

- Đầu tư vào khâu đóng gói, giao hàng, chăm sóc sau mua.

- Cải thiện trải nghiệm mua sắm online hoặc tại cửa hàng cho mượt mà, dễ sử dụng.

Mẹo nhỏ: Hãy tạo cảm giác "cá nhân hóa" – gọi tên khách, nhớ sở thích, gửi lời chúc sinh nhật,...

3. Duy trì liên lạc và xây dựng mối quan hệ lâu dài

Mục tiêu: Tạo sự gắn bó và duy trì thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

- Gửi tin nhắn/email cảm ơn sau khi mua hàng.

- Cập nhật sản phẩm mới, ưu đãi phù hợp định kỳ (không spam).

- Mời khách tham gia nhóm khách hàng thân thiết, nhóm chia sẻ, sự kiện cộng đồng.

Lưu ý: Quan hệ bền vững thì mua 1 lần sẽ thành khách trọn đời.

4. Ưu đãi riêng cho khách hàng trung thành

Mục tiêu: Tạo động lực để khách hàng quay lại và cảm thấy được trân trọng.

- Thẻ tích điểm đổi quà, giảm giá cho khách mua nhiều.

- Tặng mã giảm giá sinh nhật, dịp đặc biệt.

- Có chương trình “giới thiệu bạn – cả hai cùng nhận quà”.

Lưu ý: Một khách hàng cũ hài lòng = miễn phí quảng cáo cực mạnh.

5. Luôn cải tiến sản phẩm và dịch vụ

Mục tiêu: Giữ chân khách bằng sự mới mẻ, chất lượng ngày càng tốt.

- Lắng nghe phản hồi từ khách để cải thiện sản phẩm.

- Cập nhật xu hướng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Đặt mình vào vị trí khách hàng để đánh giá lại toàn bộ quy trình bán hàng.

Lưu ý: Khách hàng trung thành không đến từ sản phẩm hoàn hảo ngay từ đầu, mà từ việc bạn luôn tiến bộ.

10 Trương Thùy Dương

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...