Team leader là gì? Kỹ năng cần có ở một team leader?
Team leader là gì? Kỹ năng cần có ở một team leader gồm các kỹ năng nào?
Team leader là gì?
Để biết team leader là gì thì cần tìm hiểu từng khái niệm team là gì và leader là gì:
- Team: Team là một từ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt là “nhóm” hoặc “đội”. Nó dùng để chỉ một tập thể gồm nhiều người cùng làm việc, cùng phối hợp để hoàn thành một mục tiêu chung.
- Leader là thuật ngữ dùng để chỉ những người quản lý, nhà lãnh đạo - người định hướng và dẫn dắt hoạt động của một đội nhóm, tập thể, tổ chức,...
Như vậy, có thể hiểu Team Leader là người lãnh đạo, quản lý trực tiếp một đội nhóm cụ thể. Đây được xem là vị trí quan trọng giúp cả team có thể hoạt động một cách hiệu quả. Leader Team sẽ có nhiệm vụ đặt ra mục tiêu, kế hoạch, chỉ đạo triển khai, giám sát và đánh giá hiệu suất công việc. Họ là người giúp nhóm đi đúng hướng, đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng kế hoạch.
Ngoài việc lập kế hoạch, đề ra mục tiêu cần đạt được team leader còn phải chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá năng suất làm việc của các thành viên trong nhóm của mình. Team leader sẽ chịu trách nhiệm đưa ra các nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm để giúp công việc được hoàn thành một cách tốt nhất.
Phía trên là thông tin tham khảo về Team leader là gì?
Team leader là gì? Kỹ năng cần có ở một team leader? (Hình từ Internet)
Kỹ năng cần có ở một team leader?
Một team leader không chỉ cần giỏi chuyên môn mà còn phải sở hữu nhiều kỹ năng mềm để quản lý, dẫn dắt và gắn kết các thành viên hiệu quả. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng mà một team leader nên có:
(1) Kỹ năng lãnh đạo
- Biết truyền cảm hứng, tạo động lực cho team.
- Có khả năng đưa ra định hướng, mục tiêu rõ ràng.
- Dám ra quyết định, dám chịu trách nhiệm.
(2) Kỹ năng giao tiếp
- Biết lắng nghe, thấu hiểu ý kiến của từng thành viên.
- Truyền đạt thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, đúng trọng tâm.
- Biết cách giao tiếp tích cực để xử lý tình huống nhạy cảm, tránh mâu thuẫn.
(3) Kỹ năng phân công và quản lý công việc
- Hiểu rõ năng lực từng người để giao việc phù hợp.
- Theo dõi tiến độ, kiểm soát chất lượng công việc trong team.
- Biết đặt ưu tiên cho những việc quan trọng.
(4) Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Linh hoạt, bình tĩnh khi nhóm gặp trở ngại.
- Có tư duy phân tích, tìm giải pháp hợp lý và thực tế.
- Không đổ lỗi, mà tìm cách khắc phục cùng team.
(5) Kỹ năng làm việc nhóm
- Gắn kết các thành viên, tạo môi trường thân thiện.
- Khuyến khích sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau.
- Giải quyết xung đột nội bộ một cách khéo léo.
(6) Kỹ năng đào tạo và hướng dẫn
Hỗ trợ, kèm cặp các thành viên yếu hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau phát triển.
Xây dựng đội ngũ kế thừa vững vàng.
Lưu ý: Điều quan trọng là phải biết thấu hiểu - đồng cảm - luôn sẵn sàng giúp đỡ team: Một team leader giỏi phải biết động viên, khuyến khích và tạo dựng niềm tin giúp nhân viên làm việc hiệu quả để đạt năng suất tốt nhất.
Người quản lý doanh nghiệp gồm có ai?
Căn cứ khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về khái niệm người quản lý doanh nghiệp như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Như vậy, theo quy định thì người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];