Dự kiến Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập 2025 theo Kết luận 137?
Dự kiến Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập 2025 theo Kết luận 137 gồm có những tỉnh thành phố nào?
Nội dung chính
Dự kiến Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập 2025 theo Kết luận 137?
Theo như nội dung Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII ngày 12/4/2025.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp: cấp Tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 06 thành phố trực thuộc Trung ương) với tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị xác định theo các nguyên tắc nêu tại các Tờ trình và Đề án; kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện sau khi Quốc hội quyết nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi); sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.
Trước đó, cũng theo Kết luận 137-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện đúng chủ trương theo Kết luận 130-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp (còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Như vậy, Trung ương đã thống nhất còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập.
Dự kiến Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập 2025 theo Kết luận 137? (Hình từ Internet)
Đến hiện tại vẫn chưa có danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập chính thức theo Kết luận 137.
Theo Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính thì dự kiến 52 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp và 11 tỉnh, thành không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025.
- 52 tỉnh thành sáp nhập gồm:
+ 04 thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ;
+ 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cà Mau. Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.
- 11 tỉnh thành giữ nguyên, không sáp nhập gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Mặc khác tại Điều 5 dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính đề xuất có quy định như sau:
Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính
...
5. Thực hiện sắp xếp nguyên trạng các đơn vị hành chính cùng cấp để hình thành đơn vị hành chính mới.
Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là tỉnh; trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương thì đơn vị mới sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, theo dự kiến thì một số tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương trong 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập gồm có:
STT |
Tên Tỉnh/Thành phố |
Loại ĐVHC |
1 |
Hà Nội |
Thành phố trực thuộc trung ương |
2 |
Huế |
Thành phố trực thuộc trung ương |
3 |
… |
Thành phố trực thuộc trung ương |
4 |
… |
Thành phố trực thuộc trung ương |
5 |
… |
Thành phố trực thuộc trung ương |
6 |
... |
Thành phố trực thuộc trung ương |
7 |
Lai Châu |
Tỉnh |
8 |
Điện Biên |
Tỉnh |
9 |
Sơn La |
Tỉnh |
10 |
Cao Bằng |
Tỉnh |
11 |
Lạng Sơn |
Tỉnh |
12 |
Quảng Ninh |
Tỉnh |
13 |
Thanh Hóa |
Tỉnh |
14 |
Nghệ An |
Tỉnh |
15 |
Hà Tĩnh |
Tỉnh |
16 |
… |
Tỉnh |
17 |
… |
Tỉnh |
18 |
… |
Tỉnh |
19 |
… |
Tỉnh |
20 |
… |
Tỉnh |
21 |
|
|
22 |
|
|
23 |
|
|
24 |
|
|
25 |
|
|
26 |
|
|
27 |
|
|
28 |
|
|
29 |
|
|
30 |
|
|
31 |
|
|
32 |
|
|
33 |
|
|
34 |
|
|
Tiếp tục cập nhật khi có thông tin chính thức...
Lưu ý: Dự kiến Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập 2025 theo Kết luận 137 nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Như đã thông tin, hiện tại vẫn chưa có thông tin cụ thể, chính thức về 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương sau sáp nhập.
------------------
Theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII ngày 12 tháng 4 năm 2025 thì Trung ương đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương); tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Chính phủ (Danh sách chi tiết kèm theo).
Theo Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW thì 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương theo danh sách dự kiến gồm:
STT |
Tên Tỉnh/Thành phố |
Loại ĐVHC |
1 |
Hà Nội |
Thành phố trực thuộc trung ương |
2 |
Huế |
Thành phố trực thuộc trung ương |
3 |
Hải Phòng |
Thành phố trực thuộc trung ương |
4 |
Đà Nẵng |
Thành phố trực thuộc trung ương |
5 |
Hồ Chí Minh |
Thành phố trực thuộc trung ương |
6 |
Cần Thơ |
Thành phố trực thuộc trung ương |
7 |
Lai Châu |
Tỉnh |
8 |
Điện Biên |
Tỉnh |
9 |
Sơn La |
Tỉnh |
10 |
Cao Bằng |
Tỉnh |
11 |
Lạng Sơn |
Tỉnh |
12 |
Quảng Ninh |
Tỉnh |
13 |
Thanh Hóa |
Tỉnh |
14 |
Nghệ An |
Tỉnh |
15 |
Hà Tĩnh |
Tỉnh |
16 |
Tuyên Quang |
Tỉnh |
17 |
Lào Cai |
Tỉnh |
18 |
Thái Nguyên |
Tỉnh |
19 |
Phú Thọ |
Tỉnh |
20 |
Bắc Ninh |
Tỉnh |
21 |
Hưng Yên |
Tỉnh |
22 |
Nam Định |
Tỉnh |
23 |
Quảng Trị |
Tỉnh |
24 |
Quảng Ngãi |
Tỉnh |
25 |
Gia Lai |
Tỉnh |
26 |
Khánh Hòa |
Tỉnh |
27 |
Lâm Đồng |
Tỉnh |
28 |
Đắk Lắk |
Tỉnh |
29 |
Đồng Nai |
Tỉnh |
30 |
Tây Ninh |
Tỉnh |
31 |
Vĩnh Long |
Tỉnh |
32 |
Đồng Tháp |
Tỉnh |
33 |
Cà Mau |
Tỉnh |
34 |
An Giang |
Tỉnh |
Lộ trình thực hiện sáp nhập tỉnh thành năm 2025 thế nào?
Căn cứ Mục 1 Phần II Kết luận 127-KL/TW năm 2025, Bộ Chính trị và Ban Bí thư nêu rõ thông tin sáp nhập tỉnh thành năm 2025, theo đó lộ trình thực hiện sáp nhập tỉnh năm 2025 cụ thể như sau:
- Trước ngày 09/3/2025: Báo cáo Bộ Chính trị để xin chủ trương.
- Trước ngày 12/3/2025: Hoàn thiện đề án, xin ý kiến các cấp ủy, tổ chức đảng.
- Trước ngày 27/3/2025: Tiếp thu góp ý, hoàn chỉnh đề án, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Trước ngày 07/4/2025: Hoàn thiện đề án, trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Giỏi ngoại ngữ giúp ích được gì khi làm việc ở các cơ quan hành chính nhà nước?
Giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, mang lại rất nhiều lợi ích khi làm việc ở các cơ quan hành chính nhà nước, dù đây không phải là yêu cầu bắt buộc trong hầu hết các vị trí. Dưới đây là một số điểm lợi cụ thể:
1. Hỗ trợ công việc đối ngoại, hợp tác quốc tế
Cơ quan hành chính thường xuyên làm việc với các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, hoặc các dự án có yếu tố nước ngoài (ODA, NGO...).
Giỏi ngoại ngữ giúp tiếp nhận và xử lý văn bản, thư tín, tài liệu bằng tiếng nước ngoài mà không phải nhờ phiên dịch.
2. Tiếp cận nguồn tài liệu quốc tế
Nhiều chính sách, mô hình, nghiên cứu từ các quốc gia phát triển có thể áp dụng tại Việt Nam.
Biết ngoại ngữ giúp cán bộ tự nghiên cứu, học hỏi, mở rộng kiến thức mà không bị giới hạn bởi rào cản ngôn ngữ.
3. Cơ hội phát triển nghề nghiệp & thăng tiến
Nhiều vị trí cấp cao, hoặc làm ở các đơn vị có yếu tố quốc tế (Văn phòng UBND, Sở Ngoại vụ, các Bộ ngành Trung ương) ưu tiên hoặc yêu cầu biết ngoại ngữ.
Có thể được cử đi học, công tác hoặc tham dự hội thảo ở nước ngoài nếu có năng lực ngoại ngữ.
4. Tham gia các kỳ thi công chức/vị trí đặc biệt
Một số kỳ thi tuyển công chức chuyên ngành đối ngoại, hợp tác quốc tế, kinh tế đối ngoại,… yêu cầu trình độ ngoại ngữ khá trở lên.
Ngoại ngữ tốt là lợi thế cạnh tranh trong hồ sơ tuyển dụng.
5. Giúp xử lý công việc hiệu quả hơn trong thời kỳ chuyển đổi số
Nhiều phần mềm, công cụ, hệ thống quản lý hiện đại có giao diện/ tài liệu hỗ trợ bằng tiếng Anh.
Có thể tiếp cận công nghệ nhanh hơn, chủ động tìm hiểu mà không bị lệ thuộc.
Nếu bạn có định hướng làm việc trong ngành hành chính nhà nước mà giỏi ngoại ngữ, đó là một "vũ khí mềm" rất đáng giá. Trong thực tế, nhiều cán bộ trẻ có trình độ ngoại ngữ tốt thường được giao phụ trách những phần việc quan trọng liên quan đến quốc tế, hoặc sớm được cất nhắc.
Từ khóa: 28 tỉnh và 6 thành phố 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập 2025 Danh sách 28 tỉnh và 6 thành phố sáp nhập tỉnh thành sáp nhập tỉnh thành năm 2025
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;