Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Diễn đạt, nghề nào cũng cần nhưng nghề Luật là cần nhất
Kỹ năng trình bày, diễn đạt là một kỹ năng cần phải có của mỗi người khi đi làm. Ở bất kì lĩnh vực, công việc nào, một người muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng như thúc đẩy tiến độ công việc của các tập thể đi lên thì đều phải có kỹ năng diễn đạt tốt. Đặc biệt hơn nữa là đối với nghề Luật, một nghề được biết tới là dùng lý lẽ, lập luận để “kiếm sống”.
Diễn đạt bằng những phương thức nào?
- Bằng lời nói:
Là dùng ngôn ngữ nói để diễn tả, mô tả, giải thích, thuyết phục đối phương để tin theo, nghe theo, làm theo những định hướng mà mình mong muốn.
Những ngành nghề cần diễn đạt bằng lời nói nhiều có thể kể đến như giáo viên, telesales, chăm sóc khách hàng, Luật sư…Với đặc thù tính chất của những công việc trên, việc diễn đạt bằng lời nói chiếm phần lớn trong các hoạt động công việc hằng ngày của mình.
- Bằng văn bản:
Diễn đạt bằng văn bản đòi hỏi một kỹ năng đó là kỹ năng viết. Tùy theo tính chất của công việc mà văn phong khi diễn đạt phải được áp dụng khác nhau. Ví dụ, nhà văn thì có thể để ngôn từ bay bổng, giáo viên khi viết giáo án thì phải đảm bảo sự chính xác, khoa học. Luật sư khi soạn đơn khởi kiện phải đảm bản văn phong trang nghiêm, lịch sự…
Khác với diễn đạt bằng lời nói, khi diễn đạt bằng ngôn ngữ viết đòi hỏi nhiều khắt khe hơn. Khi nói, chúng ta có thể nói làm sao để người khác hiểu là đạt được mục đích. Tuy nhiên chúng ta không thể đem văn nói vào văn viết, chính vì vậy khi diễn đạt bằng văn bản đòi hỏi người diễn đạt phải có sự am hiểu nhất định về văn phạm, ngữ pháp.
- Diễn đạt bằng ngôn ngữ hình thể: Bao gồm ánh mắt, cử chỉ, thái độ.
Diễn đạt, nghề nào cũng cần nhưng nghề Luật là cần nhất (Hình từ Internet)
Làm thế nào để diễn đạt tốt?
Dù diễn đạt bằng hình thức nào thì điều kiện tiên quyết để mỗi cá nhân có thể diễn đạt tốt là người đó phải có một vốn từ vựng đủ nhiều. Thực thế khi trải nghiệm công việc, có những người ai cũng biết tới là có chuyên môn giỏi, am hiểu trong lĩnh vực của mình nhưng họ chỉ giỏi khi tự họ thao tác công việc, không giỏi trong việc phối hợp làm việc nhóm vì khả năng truyền đạt ý kiến, ý tưởng của họ không tốt, làm mất thời gian của chung. Đặc điểm chung của những người này là ăn nói không lưu loát, diễn đạt bằng lời nói lắp bắp, ngôn từ của họ không đủ để diễn đạt những ý tưởng họ có trong đầu…
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng này chính là vì vốn từ vựng của họ không nhiều đê sử dụng khi cần thiết. Để có một vốn từ vựng đủ nhiều, có một phương pháp dễ nhưng đòi hỏi sự bền bỉ đó là “đọc”. Đọc bất cứ thứ gì chúng ta có thể đọc, bao gồm đọc báo chí, tin tức, đọc sách, đọc sách chuyên ngành, văn học – tiểu thuyết… Khi đọc sách, chúng ta không thể lưu lại những từ mà chúng ta đọc qua một cách tức thời. Nhưng với sự bền bỉ và kiên trì, duy trì thói quen đọc, những từ ngữ sẽ được lưu giữ lại trong đầu hằng ngày và qua thời gian, vốn từ vựng của bạn sẽ được cải thiện tốt hơn. Từ đó, bạn có nhiều từ hơn để nói lên những suy nghĩ của mình mà không phải vắt óc nhớ ra dùng từ gì cho hợp lý. Từ đó, bạn có nhiều từ hơn để soạn thảo một văn bản với đầy đủ ý nghĩa hơn.
Ngoài việc trau dồi vốn từ vựng, đọc sách, đọc nhiều thể loại khác nhau giúp chúng ta tiếp xúc với nhiêu cách viết khác nhau, nhiều văn phong khác nhau. Từ đó, chúng ta cũng có thể hiểu hơn, cách trình bày ngôn từ của chúng ta có thể lưu loát hơn, khoa học hơn và thậm chí là lưu loát hơn.
Vì sao Luật sư cần phải diễn đạt tốt?
Luật sư ở Việt Nam có thể có nhiều lựa chọn trong công việc, có thể là tranh tụng, có thể là tư vấn, có thể là tư vấn doanh nghiệp… Nhưng ở bất kì lựa chọn công việc nào, thì nhiệm vụ chính của Luật sư là giúp cho người khác hiểu pháp luật hơn, hiểu vấn đề pháp lý hơn, hiểu ý mình hơn…
Người khác ở đây có thể là khách hàng, chủ doanh nghiệp, là đại diện cơ quan nhà nước, là Thẩm phám, Hội đồng xét xử, Đại diện Viện kiểm sát…
Luật sư sẽ phải dùng tất cả các phương thức diễn đạt, trình bày của mình để hoàn thành tốt công việc, bao gồm lời nói, văn bản và hình thể. Trong một phiên tranh tụng tại Tòa, diễn đạt bằng lời nói đóng yếu tố quyết định, kết hợp với nó là ngôn ngữ hình thể của Luật sư khi diễn đạt. Tuy nhiên trước khi đi đến bước tranh tụng tại Tòa, thì công việc của Luật sư là thông qua văn bản, trao đổi thư tín… lúc này kỹ năng viết đóng yếu tố quyết định đến sự thành công trong công việc.
Chính vì vậy, với nghề Luật, đặc biệt là Luật sư thì kỹ năng diễn đạt có thể nói là kỹ năng đóng yếu tố quyết định lớn nhất tới sự thành công của mỗi cá nhân theo nghề.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Lời dẫn chương trình tất niên cuối năm? Học ngành gì để trở thành người dẫn chương trình?
Freelancer là nghề gì mà lại thu hút nhiều người theo đuổi đến vậy?Kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer thành công?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là gì và làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Điều gì khiến cho chứng chỉ này trở thành một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động trong lĩnh vực tài chính?
Top những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường là gì? Lời khuyên dành cho những sinh viên vừa ra trường?