Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Nhân viên hỗ trợ kinh doanh là gì? Kỹ năng và trình độ của Nhân viên hỗ trợ kinh doanh
Nhân viên hỗ trợ kinh doanh là gì? Công việc chính mà vị trí việc làm này đảm nhận gồm những việc gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc làm Nhân viên hỗ trợ kinh doanh
Nhân viên hỗ trợ kinh doanh là gì?
Nhân viên hỗ trợ kinh doanh là người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các công việc thuộc bộ phận kinh doanh của công ty. Đây là việc làm phổ biến trong các công ty và tập đoàn lớn được nhiều bạn trẻ quan tâm và muốn theo đuổi.
Nhân viên hỗ trợ kinh doanh là làm gì?
Tùy vào đặc tính của từng doanh nghiệp mà nhiệm vụ cụ thể của vị trí Nhân viên hỗ trợ kinh doanh khác nhau, tuy nhiên nhìn chung những công việc mà vị trí này đảm nhận cụ thể như sau:
- Trực điện thoại để trả lời hoặc kết nối đến các bộ phận thích hợp, tư vấn cho khách hàng cũng như xử lý các vấn đề mà khách hàng gặp phải
- Hỗ trợ các nhân viên kinh doanh, xem xét và xử lý các loại đơn đặt hàng
- Nhập toàn bộ thông tin về đơn hàng vào hệ thống máy tính của doanh nghiệp đồng thời bảo đảm chắc chắn những thông tin đó chính xác, không có sự sai lệch hay nhầm lẫn.
- Giữ liên lạc với khách hàng để thông báo cho khách về đặc tính của sản phẩm, tình hình đơn hàng, thời gian – địa điểm giao hàng…
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
- Làm báo cáo, soạn thảo các loại giấy tờ – văn bản cần thiết cho công việc, dịch các tài liệu cần theo yêu cầu của cấp trên
- Gọi điện thông báo cho khách hàng những khoản nợ đến kỳ
- Theo dõi sát sao việc chi tiền hoa hồng cho nhân viên kinh doanh và khách hàng
- Cung cấp sự hỗ trợ cần thiết trong văn phòng cho bộ phận kinh doanh.
- Lưu trữ các tập tin và hồ sơ kinh doanh.
- Nghiên cứu dữ liệu kinh doanh của công ty và báo cáo lại khi được yêu cầu.
- Luôn cập nhật cơ sở dữ liệu máy tính.
- Giao tiếp với nhà cung cấp nguyên vật liệu, hàng hoá.
- Sử dụng bảng tính, công cụ để theo dõi chi phí và chi tiêu của công ty.
- Sắp xếp lịch trình cho nhân viên kinh doanh.
- Tìm hiểu về sứ mệnh của công ty và các sản phẩm/dịch vụ có sẵn để đưa ra phản hồi cho khách hàng.
- Gửi email, hợp đồng kinh doanh khi được yêu cầu.
- Hỗ trợ kỹ thuật đơn giản.
- Làm trợ lý cho đội ngũ quản lý khi được yêu cầu.
- Đặt mua văn phòng phẩm và vật tư khác.
- Chuẩn bị phòng họp.
- Tham gia vào các cuộc họp trong văn phòng và viết biên bản cuộc họp cho bộ phận kinh doanh.
- Sẵn sàng cho mọi nhiệm vụ hành chính khác được yêu cầu.
Kỹ năng và trình độ cần có của một Nhân viên hỗ trợ kinh doanh
- Bằng trung cấp, cao đẳng hoặc cử nhân các chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, Thương mại hoặc liên quan.
- Tối thiểu 1 năm kinh nghiệm ở vị trí tương tự.
- Kiến thức về kinh doanh, bán hàng, tiếp thị thị trường
- Kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng văn bản và bằng lời nói.
- Thành thạo tin học và các phần mềm quản trị vă phòng
- Có khả năng ngoại ngữ là một lợi thế
- Có kỹ năng làm việc nhóm để cùng với quản lý và bộ phận nhân viên kinh doanh, khách hàng trao đổi thực hiện công việc
- Làm việc chủ động, có kỹ năng tư duy logic để hoàn thành công việc tốt.
- Kỹ năng quản lý thời gian để sắp xếp xử lý khối lượng công việc dày đặt hoàn thành deadline theo yêu cầu
- Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Lời dẫn chương trình tất niên cuối năm? Học ngành gì để trở thành người dẫn chương trình?
Freelancer là nghề gì mà lại thu hút nhiều người theo đuổi đến vậy?Kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer thành công?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là gì và làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Điều gì khiến cho chứng chỉ này trở thành một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động trong lĩnh vực tài chính?
Top những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường là gì? Lời khuyên dành cho những sinh viên vừa ra trường?