Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
04 câu nói có vẻ không vấn đề gì nhưng lại khiến đồng nghiệp ngao ngán, sếp đánh giá thấp bạn
Lời ăn tiếng nói vốn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống thường ngày. Ở môi trường công sở khi mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp xúc, giao tiếp thì tiếng nói còn giúp người khác đánh giá về con người bạn. Chỉ một giây lỡ miệng, câu nói của bạn có thể bị hiểu sai ý và khơi mào cho những trận chiến không đáng có “chốn thâm cung”. Dưới đây là 04 câu nói nghe có vẻ bình thường nhưng cũng có thể gây họa cho bạn bất cứ khi nào.
“Vâng vâng, dạ… dạ” mọi lúc mọi nơi
Nhiều nhân viên, nhất là những bạn nhân viên tốt nghiệp mới ra trường đi làm cứ nghĩ vâng dạ lúc nào cũng tốt nhưng thực tế không phải như vậy. Hãy thử tưởng tượng chỉ một vấn đề đó mà cấp trên đã hướng dẫn bạn rất nhiều lần nhưng bạn vẫn mắc lỗi mà mỗi lần nhắc đến chỉ nhận lại được sự “vâng, dạ” được lập trình sẵn thì sẽ không ai cảm thấy thoải mái. Hãy làm cho cụm từ này có giá bằng cách đón nhận thông tin và hoàn thành thông tin đó vì “ vâng, dạ” giống như một lời nói cam kết hoàn thành.
Ngoài ra khi bạn sử dụng từ này quá nhiều đồng nghĩa bạn không biết từ chối mọi thứ xung quan. Ai nhờ gì cũng làm, ai sai gì cũng dạ và bạn đang khiến bản thân mình quá tải ôm đồm quá nhiều việc mặc dù đang bận tối mắt tối mũi. Thế nên hãy sử dụng cụm từ này một cách hợp lý để sống thoải mái hơn trong môi trường công sở.
Hình từ Internet
“Nhưng mà…” câu nói có tính phản biện cố chấp
Khi vấn đề được đưa ra bạn có quyền tán thành hoặc không. Ví dụ: Bạn đánh giá cao ý tưởng của đồng đội nhưng kèm theo đó là cụm từ “nhưng mà…” cụm từ này gây cái nhìn tiêu cực về vấn đề và có thể người ta sẽ hiểu bạn đang không hài lòng mọi vế, ý kiến mà người nói đang hướng đến.
Hay thậm chí trong trường hợp khi bạn đang gặp vấn đề rõ ràng lỗi sai thuộc về cá nhân thay vì nhận lỗi bạn lại cố giải thích bằng cách bắt đầu cụm từ “nhưng mà…” điều này liệu có ai quan tâm khi người ta chỉ nhìn vào kết quả chứ không cần biết xuyên suốt quá trình đó bạn đã làm được gì.
“Xin lỗi” chưa hẳn là là cách giải quyết vấn đề tốt nhất
Lời xin lỗi luôn là sự xoa diệu cần thiết nhất trong những lúc khẩn cấp khi bạn mắc lỗi. Lời xin lỗi cũng khiến các bên cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn cũng như là sếp và đồng nghiệp sẽ đánh giá cao về thái độ làm việc của bạn hơn. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn đã nhận lỗi nhưng có biết khắc phục lỗi của mình hay không mới là vấn đề.
Một hai lần đầu có thể đồng nghiệp và cấp trên sẽ thấy được sự thiện chí của bạn nhưng không ai cũng để kiên nhẫn để chấp nhận một sự lập trình: mắc lỗi, nhận lỗi, xin lỗi rồi lại mắc lỗi. Đối phương sẽ cho rằng bạn chỉ là xin lỗi cho xong chuyện, thậm chí là vô trách nhiệm với mọi thứ mình gây ra chứ không rút ra được bài học sâu sắc nào.
Vậy nên hãy khắc phục những lỗi lầm lấy hành động làm lời xin lỗi xác thực nhất chứ đừng xin lỗi suông để mọi người ngao ngán, mệt mỏi.
“Đó không phải là việc của tôi”
Có thể trong quá trình làm việc bạn sẽ được cấp trên giao cho những nhiệm vụ khó nhằn nằm ngoài khả năng của bản thân khiến bạn thấy bức bối và không biết giải quyết như thế nào. Trong trường hợp đó tuyệt đối không nói những câu kiểu: “em không làm đâu” “việc đó không phải của em”. Khi nói ra những câu đại loại thế này sếp sẽ đánh giá bạn là người không có trách nhiệm, thích đùn đẩy công việc, không có sự cố gắng học hỏi trong công việc.
Khả năng của bạn chưa đủ bạn có thể đề xuất sếp cho mình thêm cộng sự hỗ trợ để hoàn thành công việc dự án tốt hơn và chắc chắn vì lợi ích của công ty lời đề nghĩ này sẽ không bị từ chối.
Những đồng nghiệp nơi công sở luôn đánh giá bạn bằng cách này hoặc cách khác. Vì vậy hãy cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, trong cách cư xử hằng để ghi điểm trong mắt cấp trên trong mắt đồng nghiệp xung quanh mình.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Lời dẫn chương trình tất niên cuối năm? Học ngành gì để trở thành người dẫn chương trình?
Freelancer là nghề gì mà lại thu hút nhiều người theo đuổi đến vậy?Kỹ năng cần thiết để trở thành một freelancer thành công?
Chứng chỉ hành nghề chứng khoán là gì và làm thế nào để sở hữu chứng chỉ này? Điều gì khiến cho chứng chỉ này trở thành một trong những điều kiện quan trọng để hoạt động trong lĩnh vực tài chính?
Top những kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường là gì? Lời khuyên dành cho những sinh viên vừa ra trường?