Trai đàn Chẩn tế là gì? Ý nghĩa của việc lập Trai đàn Chẩn tế?

Khái niệm Trai đàn Chẩn tế là gì? Ý nghĩa của việc lập Trai đàn Chẩn tế? Nghề dịch vụ tang lễ là làm những công việc gì?

Đăng bài: 14:25 15/04/2025

Trai đàn Chẩn tế là gì? Ý nghĩa của việc lập Trai đàn Chẩn tế?

Từ “Trai đàn” mang nghĩa là đàn tràng thanh tịnh, nơi chư tăng tụng kinh, niệm Phật, làm lễ, còn “Chẩn tế” là ban phát thức ăn, cứu tế những linh hồn cô đơn hặc không nơi nương tựa.

Trai đàn Chẩn tế là một nghi lễ Phật giáo quan trọng và được xem là một nghi lễ lớn, thường được tổ chức long trọng tại chùa, đình, miếu, hoặc các địa điểm công cộng để thực hiện các nghi thức cúng tế, cầu nguyện cho những linh hồn đã khuất, đặc biệt là những người không có thân nhân hoặc mất oan. Nghi lễ này bao gồm việc thiết lập đàn tràng, tụng kinh, niệm Phật và cúng dường thực phẩm, vật phẩm cho các linh hồn.

Đây cũng được xem là một hành động thể hiện lòng từ bi, bác ái của người Phật tử đối với tất cả chúng sinh. Ngoài việc cầu siêu cho người đã khuất, trai đàn chẩn tế còn mang ý nghĩa cầu an cho người sống, mong muốn gia đình được bình an, hạnh phúc.

>> Xem thêm: Tam bảo là gì? Văn khấn Tam bảo ở chùa ngày rằm, mùng một chuẩn nhất?

>> Xem thêm: Giờ tốt xuất hành hôm nay ngày 16 4 2025: Xuất hành giờ nào đẹp nhất để mọi việc suôn sẻ?

>> Xem thêm: Nghi thức cúng Trai đàn Chẩn tế được diễn ra như thế nào? Những lưu ý cần biết khi thực hiện nghi lễ?

Trai đàn Chẩn tế là gì? Ý nghĩa của việc lập trai đàn chẩn tế?

Trai đàn chẩn tế là gì? Ý nghĩa của việc lập trai đàn chẩn tế? (Hình từ Internet)

Nghề dịch vụ tang lễ là làm những công việc gì?

Nghề dịch vụ tang lễ là một nghề đặc thù trong lĩnh vực dịch vụ hậu sự, chuyên hỗ trợ gia đình người mất trong việc tổ chức tang lễ đảm bảo nghi lễ tiễn đưa người đã khuất được trang trọng, chu đáo và đúng phong tục văn hóa vùng miền.

Đây là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, tận tâm và tôn trọng, bởi công việc của nghề này không chỉ phục vụ người đã mất mà còn an ủi, hỗ trợ tinh thần cho người đang sống. Dưới đây là những công việc của nghề dịch vụ tang lễ

1. Tư vấn và tiếp nhận dịch vụ hậu sự

Khi gia đình có người thân qua đời, nhân viên dịch vụ tang lễ sẽ là người đầu tiên hỗ trợ từ khâu tiếp nhận thông tin đến tư vấn các gói dịch vụ phù hợp. Họ sẽ:

- Hỏi rõ về tôn giáo, phong tục, địa điểm tổ chức để tư vấn cách tổ chức phù hợp.

- Gợi ý các gói dịch vụ: cơ bản – tiêu chuẩn – trọn gói.

- Hướng dẫn chuẩn bị các thủ tục pháp lý như giấy báo tử, khai tử,...

2. Vận chuyển và chăm sóc cho người đã khuất

Sau khi thống nhất dịch vụ, nhân viên dịch vụ tang lễ sẽ tiến hành các công đoạn hậu sự:

- Vận chuyển người đã mất từ nơi mất (bệnh viện, nhà riêng...) về nhà tang lễ hoặc nơi tổ chức.

- Tắm rửa, thay quần áo, khâm liệm linh cữu theo đúng nghi thức văn hóa hoặc tôn giáo.

3. Tổ chức tang lễ trọn gói

Đây là phần công việc chiếm nhiều thời gian và nhân lực nhất. Đơn vị tang lễ sẽ lo trọn gói:

- Dựng rạp, trang trí không gian tang lễ: bạt che, bàn ghế, hoa, nhang đèn, sổ tang,...

- Cung cấp các vật dụng cần thiết như: quan tài, khăn tang, trướng liễn, áo tang,...

- Chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, nhạc lễ (nếu cần), đội kèn trống hoặc nhạc công.

4. Điều hành và dẫn dắt lễ tang

Trong suốt quá trình tang lễ, nhân viên tang lễ đảm nhận vai trò điều phối, hướng dẫn nghi thức:

- Hướng dẫn thân nhân phát tang, đội khăn tang, đón khách viếng,...

- Đọc điếu văn, giới thiệu lễ trình (nếu được yêu cầu).

- Hỗ trợ sắp xếp người đi viếng

5. Vận chuyển và an táng/hỏa táng

Đến giờ đưa tang, đội ngũ tang lễ sẽ:

- Chuẩn bị xe tang, xe hoa, đội hình đưa linh cữu ra nghĩa trang hoặc đài hỏa táng.

- Phối hợp với nơi chôn cất để hạ huyệt đúng giờ, đúng vị trí.

- Hoàn tất các nghi thức tiễn biệt theo truyền thống hoặc yêu cầu riêng.

Thực hiện Trai đàn Chẩn tế có bị xem là hành vi mê tín dị đoan không?

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL quy đinh về các hoạt động văn hóa như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng

...

4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.

Như vậy, nếu việc thực hiện trai đàn tế lễ nhằm mục đích thể hiện lòng từ bi là cầu nguyện sự bình an, siêu thoát cho vong linh, và hướng tới cuộc sống an lành, thanh tịnh hơn thì không bị xem là mê tín dị đoan.

Ngược lại, nếu việc thực hiện trai đàn tế lễ là hoạt động văn hóa không lành mạnh bị lợi dụng để gây hoang mang, trục lợi hoặc dẫn đến các hành vi phi lý, phản khoa học thì đó chính là hành vi mê tín dị đoan cần phải lên án và bị ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

579 Trương Thùy Dương

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...