Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Mẫu biên bản làm việc thông dụng nhất 2025?
Một số mẫu biên bản làm việc thông dụng nhất 2025? Hướng dẫn viết biên bản làm việc chi tiết?
Mẫu biên bản làm việc thông dụng nhất 2025?
Biên bản làm việc là một văn bản có chức năng ghi chép lại toàn bộ nội dung, diễn biến và kết quả của một buổi làm việc, cuộc họp hoặc một sự kiện có liên quan đến công việc giữa các cá nhân, tổ chức. Đây là tài liệu quan trọng nhằm lưu trữ thông tin, làm căn cứ đối chiếu và đảm bảo sự minh bạch trong quá trình làm việc.
Tham khảo mẫu biên bản làm việc thông dụng nhất 2025 dưới đây:
Mẫu biên bản làm việc - Mẫu 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***** ………, ngày…… tháng …… năm …… BIÊN BẢN LÀM VIỆC Về việc (1)……………………….. Hôm nay, vào hồi .... giờ ......... ngày .... tháng ... năm ..... Tại .......................................... I. Thành phần tham dự (2): 1. Ông/bà: ................................... Chức vụ:............................ Bộ phận: .................................... 2. Ông/bà: .............................. Chức vụ:............................ Bộ phận: ......................................... 3. Ông/bà: ...................................... Chức vụ:............................ Bộ phận: ........................................ II. Nội dung làm việc (3): .................................................. 1) ................... 2) ................... 3) ................... Biên bản kết thúc vào hồi ......... giờ ......... ngày ..... tháng...... năm ......... Nội dung làm việc được các thành viên thông qua và cùng ký vào biên bản. Biên bản có hiệu lực kể từ ngày ký, bao gồm ..... trang và được lập thành ..... bản có nội dung và giá trị như nhau, mỗi bên giữ …… bản và gửi tới các cá nhân, tổ chức có liên quan làm căn cứ thực hiện./. NGƯỜI THAM GIA LÀM VIỆC (4) NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) ............................... ......................
|
Mẫu biên bản làm việc - Mẫu 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN LÀM VIỆC (Số: .............) Hôm nay, vào lúc ….. giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……. Tại …………………………., chúng tôi gồm: BÊN A:………………….. Địa chỉ: ………… Điện thoại:………….Fax: …… Đại diện: ………..…….. BÊN B: ………..…….. Địa chỉ: ………..…….. Điện thoại:………..… Fax: …………..…….. Đại diện: …………..……..…….. NỘI DUNG LÀM VIỆC Nội dung làm việc cụ thể …………………………………………….. …………………………………………….. …………………………………………….. Kết Luận: …………………………………………….. …………………………………………….. Buổi làm việc kết thúc vào lúc ……….. giờ …….. phút cùng ngày. Biên bản này gồm 02 (hai) trang, được lập thành 02 bản có giá trị như nhau. Biên bản này đã được đọc lại cho mọi người tham gia họp làm việc cùng nghe và đồng ý ký xác nhận. BÊN A BÊN B |
Yêu cầu đối với Biên bản làm việc:
Mặc dù không có hiệu lực pháp lý nhưng khi lập Biên bản làm việc cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Nội dung và phạm vi làm việc phải hợp pháp, không trái quy định của pháp luật, không thỏa thuận, trao đổi các ngành nghề bị pháp luật cấm.
- Các thông tin, sự kiện, số liệu được ghi chép phải chính xác, phản ánh đúng thực tế;
- Việc ghi chép phải đầy đủ, trung thực, khách quan, không bị sai lệch hoặc thêm bớt thông tin.;
- Cần nêu rõ trọng điểm cuộc họp. Cần ghi lại nguyên văn những lời nói quan trọng của đại diện các bên để người đọc nắm bắt được;
- Trình bày theo đúng trình tự diễn biến của buổi làm việc để Biên bản được logic;
- Ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu;
- Phần kết luận cần xác định rõ tất cả các vấn đề đã được thống nhất và thông qua để các bên có thể dựa vào đó và thực hiện chính xác;
- Vào cuối buổi làm việc, người ghi chép lại Biên bản làm việc sẽ đọc biên bản làm việc để mọi người tham gia cùng nghe và xác nhận lại thông tin;
- Sau đó, cần có chữ ký của người đại diện của mỗi bên để làm bằng chứng các bên đã xác nhận kết quả làm việc và làm căn cứ để thực hiện và ràng buộc trách nhiệm giữa các bên.
Về hình thức, mẫu biên bản làm việc cần đảm bảo các nguyên tắc của văn bản hình chính như: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản, thời gian bắt đầu, kết thúc buổi họp, nội dung chi tiết…
Hướng dẫn viết Biên bản làm việc
(1) Tên biên bản phải ngắn gọn, nêu bật được nội dung chính của buổi làm việc.
Ví dụ:
- Về việc xây dựng nhà ăn xã hội hóa;
- Về việc thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa
……
(2) Ghi đầy đủ thông tin của tất cả những thành phần tham gia làm việc.
Trường hợp buổi làm việc diễn ra giữa các đối tác với nhau, có thể chi tiết thêm thông tin về người đại diện, chức vụ, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại liên hệ.
Trường hợp buổi làm việc giữa người sử dụng lao động và người lao động thì biên bản làm việc ghi họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đại diện của tập thể lao động, tổ trưởng các tổ sản xuất,…
(3) Nội dung làm việc nên ghi chi tiết theo trình tự diễn biến thời gian của buổi làm việc. Các nội dung quan trọng phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
Nếu buổi làm việc có đưa ra nhiều phương án để giải quyết vấn đề thì các phương án này đều phải được ghi vào biên bản, và đương nhiên, không thể thiếu phương án được các bên thống nhất quyết định thực hiện.
Ngoài ra, không được bỏ qua các ý kiến đóng góp, xây dựng của các cá nhân có liên quan tham gia buổi làm việc.
(4) Biên bản làm việc phải có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia. Trường hợp cá nhân, thành phần không đồng ý với phương án giải quyết và không ký vào biên bản thì người viết biên bản cũng phải ghi và nêu rõ lý do.
Mẫu biên bản làm việc thông dụng nhất 2025, hướng dẫn viết Biên bản làm việc nêu trên mang tính chất tham khảo!
Mẫu biên bản làm việc thông dụng nhất 2025? (Hình từ Internet)
Thể thức văn bản hành chính có những thành phần chính nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
Thể thức văn bản hành chính gồm các thành phần chính sau:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Số, ký hiệu của văn bản.
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản.
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
- Nơi nhận.
Ngoài các thành phần trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác như:
- Phụ lục.
- Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];