Festival Phở 2025 diễn ra khi nào? Muốn kinh doanh quán phở thì phải bắt đầu từ đâu?
Festival Phở năm 2025 diễn ra vào thời gian nào và được tổ chức tại đâu? Muốn kinh doanh quán phở thì phải bắt đầu từ đâu?
Festival Phở 2025 diễn ra khi nào?
Festival Phở 2025 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 20 tháng 4 năm 2025. Lễ khai mạc Festival Phở 2025 dự kiến được tổ chức vào 18h00 ngày 18 tháng 4, với khoảng 150 đại biểu và khách mời.
Địa điểm: Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội
Quy mô: Hơn 50 doanh nghiệp và thương hiệu ẩm thực từ ba miền Bắc, Trung, Nam tham gia trưng bày và quảng bá. Lễ hội này diễn ra nhằm tôn vinh và kết nối các doanh nghiệp, làng nghề, thương hiệu phở, đồng thời quảng bá ẩm thực Việt Nam đến du khách trong và ngoài nước.
Festival Phở 2025 diễn ra khi nào? Muốn kinh doanh quán phở thì phải bắt đầu từ đâu? (Hình từ Internet)
Muốn kinh doanh quán phở thì phải bắt đầu từ đâu?
Để bắt đầu kinh doanh một mô hình nào đó, người kinh doanh cần phải chuẩn bị trước những kiến thức thực tiễn liên quan đến ngành nghề mà mình dự định kinh doanh để có thể hạn chế rủi ro trong quá trình lên ý tưởng và công đoạn thực hiện nhất, dưới đây là những bước cơ bản trước khi bắt đầu kinh doanh mà người mở quán phở nên nắm:
(1) Nghiên cứu thị trường:
- Trước tiên bạn cần tìm hiểu về nhu cầu ăn phở ở khu vực bạn muốn kinh doanh và phân tích đối thủ cạnh tranh về số lượng, chất lượng, giá cả, điểm mạnh và điểm yếu của những gian hàng bán trong khu vực đó.
- Phải xác định được khách hàng mục tiêu đối với quán ăn của mình là ai, ví dụ dân văn phòng, học sinh sinh viên, gia đình để điều chỉnh giá cả cho phù hợp.
- Nghiên cứu các loại phở được ưa chuộng (phở bò, phở gà, phở cuốn, v.v.) và xu hướng ẩm thực hiện tại.
(2) Xây dựng kế hoạch kinh doanh:
- Xác định loại hình quán phở (quán nhỏ, xe đẩy, nhà hàng), phong cách phục vụ (truyền thống, hiện đại,).
- Lên thực đơn chi tiết và định giá phù hợp với thị trường và số vốn của bạn
- Lựa chọn địa điểm phù hợp với khách hàng mục tiêu mà quán hướng đến, có lưu lượng người qua lại ổn định và có chi phí thuê hợp lý.
- Ước tính các chi phí ban đầu (thuê mặt bằng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu, marketing...) và chi phí hoạt động hàng tháng (tiền thuê, nhân viên, nguyên liệu, điện nước...) để dự phòng các chi phí rủi ro so với nguồn vốn hiện có.
(3) Chuẩn bị các thủ tục pháp lý
- Đăng ký kinh doanh (hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp).
- Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Sau khi mở quán, đối với phần lợi nhuận có được thì phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế theo quy định pháp luật
(4) Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu uy tín
Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng và giá cả ổn định cho các nguyên liệu chính (bánh phở, thịt bò/gà, rau thơm, gia vị...).
(5) Marketing
Việc quan trọng thứ hai sau chất lượng của tô phở đó chính là Marketing, một tô phở ngon như không được ai biết đến thì việc kinh doanh cũng sẽ không có hiệu quả vì chưa thu hút được khách hàng đến ăn.
Vì vậy ngay sau khi mở quán người kinh doanh cần:
- Tạo dựng thương hiệu cho quán phở, các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng
- Sử dụng các kênh marketing online và offline để tiếp cận khách hàng như phát tờ rơi, phát bong bóng, đăng bài trên mạng xã hội. - Quảng cáo sản phẩm trước và sau khi khai trương rộng rãi, có thể giới thiệu bạn bè người thân hoặc tìm kiếm những content hấp dẫn để đăng trên các trang mạng xã hội
- Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng để cải thiện chất lượng
Người kinh doanh quán phở cần phải tuân thủ điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì người kinh doanh quán phở cần phải tuân thủ điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm bao gồm:
(1) Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
(2) Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại (1), thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
- Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
(3) Quy định về bảo quản thực phẩm.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];