Diện xét tốt nghiệp 2 là gì? Diện xét tốt nghiệp 2 được cộng bao nhiêu điểm?

Diện xét tốt nghiệp 2 là gì? Diện xét tốt nghiệp 2 được cộng bao nhiêu điểm?

Đăng bài: 08:28 16/04/2025

Diện xét tốt nghiệp 2 là gì? Diện xét tốt nghiệp 2 được cộng bao nhiêu điểm?

*Diện xét tốt nghiệp 2 là gì?

Diện xét tốt nghiệp 2 là một trong các diện ưu tiên trong quy trình xét tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Diện xét tốt nghiệp 2 được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định áp dụng đối với các đối tượng sau:

- Thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh suy giảm khả năng lao động dưới 81% (chỉ với GDTX); Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động.

- Con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ VN anh hùng.

- Người dân tộc thiểu số.

- Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có nơi thường trú trong thời gian học cấp THPT từ 03 năm trở lên (tính đến ngày thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135 theo Quyết định 135/QĐ-TTg năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ (tính từ thời điểm các xã này hoàn thành Chương trình 135 trở về trước); xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ở xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất hai phần ba thời gian học cấp THPT.

- Người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người bị nhiễm chất độc hóa học; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hóa học.

- Có tuổi đời từ 35 tuổi trở lên, tính đến ngày thi (đối với thí sinh GDTX).

*Diện xét tốt nghiệp 2 được cộng bao nhiêu điểm?

Diện xét tốt nghiệp 2 được cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 thuộc diện 2.

(Căn cứ tại Quyết định 420/QĐ-BGDĐT năm 2025)

Xem thêm  >> Diện xét tốt nghiệp 2025: Cộng điểm ưu tiên vào diện 1, 2 hay 3?

>> Khu vực 1 là gì? Khu vực 1 là khu vực nào? KV1 được cộng bao nhiêu điểm 2025?

>> Ký hiệu các diện ưu tiên xét tốt nghiệp THPT 2025 đầy đủ, chi tiết?

Diện xét tốt nghiệp 2 là gì? Diện xét tốt nghiệp 2 được cộng bao nhiêu điểm?

Diện xét tốt nghiệp 2 là gì? Diện xét tốt nghiệp 2 được cộng bao nhiêu điểm? (Hình từ Internet)

Sau khi lên đại học thì tìm việc làm thêm như thế nào?

Tìm việc làm thêm sau khi lên đại học là một bước quan trọng giúp mỗi cá nhân tích lũy kinh nghiệm, kiếm thêm thu nhập, và rèn kỹ năng mềm. Dưới đây là một số cách tìm việc làm thêm sau khi lên đại học:

1. Theo dõi các kênh trong trường

- Trang web việc làm của trường: Nhiều trường đại học có cổng thông tin tuyển dụng riêng dành cho sinh viên.

- Phòng công tác sinh viên: Thường xuyên cập nhật các job part-time, internship.

- Bảng tin khoa / fanpage khoa: Có thể có các cơ hội dạy kèm, trợ giảng, hoặc làm thêm liên quan chuyên ngành.

2. Tìm việc qua các kênh online uy tín

- Website

- Nhóm Facebook

Sinh viên đi làm thêm có cần ký hợp đồng lao động hay không?

Sinh viên đi làm thêm là thường làm các công việc bán thời gian. Căn cứ theo khoản 2, 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 thì đó là hình thức làm việc không trọn thời gian, tức là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Đồng thời, căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động vẫn phải giao kết hợp đồng với người lao động làm việc bán thời gian. Và người lao động vẫn được hưởng lương, hưởng sự bình đẳng bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, sinh viên đi làm thêm cần ký hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

53 Nguyễn Trần Thị Ánh Loan

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...