Lý do cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là gì?
Đào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có tác dụng thế nào? Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi cung cấp hợp đồng đào tạo nghề không đầy đủ thông tin là bao nhiêu?
Lý do cần phải đào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là gì?
Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế biến động nhanh chóng, công nghệ thay đổi không ngừng, nguồn nhân lực nếu không được đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên sẽ nhanh chóng bị tụt hậu, không đáp ứng được nhu cầu công việc thực tế.
Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi tổ chức, doanh nghiệp cũng như toàn xã hội.
Đào tạo giúp người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và giúp họ phát triển các phẩm chất cần thiết như tư duy phản biện, khả năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm hay thích nghi với môi trường mới.
Đối với doanh nghiệp, việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một chiến lược dài hạn nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng, gắn bó và trung thành.
Nếu cảm nhận được rằng họ được quan tâm, hỗ trợ phát triển, người lao động sẽ có động lực làm việc tốt hơn, chủ động sáng tạo và nâng cao tinh thần trách nhiệm. Đồng thời, đào tạo còn giúp doanh nghiệp thích ứng kịp thời với các biến động của thị trường, cạnh tranh hiệu quả hơn nhờ đội ngũ nhân viên linh hoạt, có năng lực và tinh thần học hỏi cao. Một doanh nghiệp phát triển bền vững là doanh nghiệp biết đầu tư đúng vào con người, vì con người là tài sản quý giá nhất.
Với phạm vi quốc gia thì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò then chốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lực lượng lao động có tay nghề, trình độ cao sẽ thúc đẩy năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh quốc gia trên thị trường quốc tế.
Các ngành nghề mới liên tục xuất hiện, đào tạo chính là chìa khóa để người lao động không bị đào thải, đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm chất lượng. Nhà nước cũng cần coi trọng vai trò của giáo dục nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng số và khuyến khích học tập suốt đời nhằm xây dựng một xã hội tri thức thực sự.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhu cầu cấp thiết của từng cá nhân, tổ chức và là nền tảng quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn lao động quốc gia, tạo đà cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Đây là một quá trình không ngừng, đòi hỏi sự đầu tư nghiêm túc và chiến lược lâu dài từ cả phía nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Lý do cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là gì? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động khi cung cấp hợp đồng đào tạo nghề không đầy đủ thông tin là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: không đào tạo cho người lao động trước khi chuyển người lao động sang làm nghề khác cho mình; hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động; thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình; không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Bộ luật Lao động; không trả lương cho người học nghề, tập nghề trong thời gian họ học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động; không ký kết hợp đồng lao động đối với người học nghề, người tập nghề khi hết thời hạn học nghề, tập nghề và đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;
b) Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép;
c) Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 03 tháng.
...
Như vậy người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng đào tạo nghề không đầy đủ thông tin thì mức xử phạt hành chính được áp dụng là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy theo số lượng vi phạm từ 01 đến 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi.
Từ khóa: Phát triển nguồn nhân lực Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực Sử dụng lao động Người lao động
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;