Thông tư 14/2025/TT-BXD quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu | 14/2025/TT-BXD |
Ngày ban hành | 30/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 01/09/2025 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Xây dựng |
Người ký | Lê Anh Tuấn |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2025/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 160/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe;
Căn cứ Nghị định số 33/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Thông tư này quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe mô tô.
1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan tới đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Thông tư này không áp dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe, tổ chức đào tạo lái xe; cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thời gian lái xe an toàn là thời gian người có giấy phép lái xe còn hiệu lực, không để xảy ra tai nạn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ Công an về thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ.
2. Dữ liệu DAT là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ thiết bị DAT lắp trên xe ô tô tập lái để tập lái xe trên đường về máy chủ của cơ sở đào tạo lái xe.
3. Dữ liệu quản lý DAT là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ máy chủ của cơ sở đào tạo lái xe về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam.
4. Thời gian học lái xe ban đêm là thời gian được tính từ 18 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
5. Hệ thống thông tin về đào tạo lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là tập hợp phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và đường truyền phục vụ công tác quản lý thông tin về đào tạo lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bao gồm: Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe và Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
6. Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe gồm:
a) Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe phục vụ công tác quản lý, giám sát quá trình đào tạo lái xe của các khóa học, học viên;
b) Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng phục vụ công tác tiếp nhận dữ liệu về đào tạo lái xe do cơ sở đào tạo lái xe cung cấp; quản lý, giám sát kết quả đào tạo lái xe của các khóa học, học viên;
c) Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam phục vụ công tác tiếp nhận dữ liệu về: cơ sở đào tạo lái xe, giáo viên dạy lái xe, xe tập lái và học viên được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe do Sở Xây dựng cung cấp; dữ liệu quản lý DAT do cơ sở đào tạo lái xe cung cấp để phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam, công tác quản lý của các Sở Xây dựng và chia sẻ dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
7. Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ gồm Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam, Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng và Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
8. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện chức năng bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2025/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 160/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe;
Căn cứ Nghị định số 33/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và An toàn giao thông và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
Thông tư này quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe mô tô.
1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan tới đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Thông tư này không áp dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe, tổ chức đào tạo lái xe; cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thời gian lái xe an toàn là thời gian người có giấy phép lái xe còn hiệu lực, không để xảy ra tai nạn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của Bộ Công an về thống kê, tổng hợp, xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ.
2. Dữ liệu DAT là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ thiết bị DAT lắp trên xe ô tô tập lái để tập lái xe trên đường về máy chủ của cơ sở đào tạo lái xe.
3. Dữ liệu quản lý DAT là tập hợp các thông tin về định danh và quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên, được truyền từ máy chủ của cơ sở đào tạo lái xe về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam.
4. Thời gian học lái xe ban đêm là thời gian được tính từ 18 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
5. Hệ thống thông tin về đào tạo lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là tập hợp phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và đường truyền phục vụ công tác quản lý thông tin về đào tạo lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bao gồm: Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe và Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
6. Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe gồm:
a) Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe phục vụ công tác quản lý, giám sát quá trình đào tạo lái xe của các khóa học, học viên;
b) Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng phục vụ công tác tiếp nhận dữ liệu về đào tạo lái xe do cơ sở đào tạo lái xe cung cấp; quản lý, giám sát kết quả đào tạo lái xe của các khóa học, học viên;
c) Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam phục vụ công tác tiếp nhận dữ liệu về: cơ sở đào tạo lái xe, giáo viên dạy lái xe, xe tập lái và học viên được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe do Sở Xây dựng cung cấp; dữ liệu quản lý DAT do cơ sở đào tạo lái xe cung cấp để phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam, công tác quản lý của các Sở Xây dựng và chia sẻ dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
7. Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ gồm Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam, Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng và Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
8. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là cơ sở đào tạo lái xe ô tô hoặc cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện chức năng bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
1. Người có nhu cầu được đào tạo để cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1, A và B1:
a) Đối với nội dung học lý thuyết phải học đủ chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư này và được lựa chọn một trong các hình thức học sau: tự học các môn lý thuyết theo quy định của Chính phủ về hoạt động đào tạo lái xe hoặc học tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe;
b) Đối với nội dung học thực hành lái xe: theo hình thức tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe.
2. Người có nhu cầu được đào tạo để cấp giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E và DE:
a) Đối với nội dung học lý thuyết phải học đủ chương trình đào tạo theo quy định tại Thông tư này và được lựa chọn một trong các hình thức học sau: tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe hoặc đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định của Chính phủ về hoạt động đào tạo lái xe;
b) Đối với nội dung học thực hành lái xe: theo hình thức tập trung tại cơ sở đào tạo lái xe.
Điều 5. Đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1
1. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo tối thiểu:
SỐ TT |
CHỈ TIÊU TÍNH TOÁN CÁC MÔN HỌC |
ĐƠN VỊ TÍNH |
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE |
||
Hạng A1 |
Hạng A |
Hạng B1 |
|||
I |
Đào tạo lý thuyết |
|
10 |
20 |
36 |
1 |
Pháp luật về giao thông đường bộ |
giờ |
8 |
16 |
28 |
2 |
Cấu tạo và sửa chữa thông thường |
giờ |
- |
- |
4 |
3 |
Kỹ thuật lái xe |
giờ |
2 |
4 |
4 |
II |
Đào tạo thực hành |
|
2 |
12 |
8 |
4 |
Thời gian học thực hành lái xe của 01 học viên |
giờ |
2 |
12 |
8 |
5 |
Quãng đường học thực hành lái xe của 01 học viên |
km |
- |
- |
60 |
|
Tổng thời gian đào tạo |
giờ |
12 |
32 |
44 |
2. Tổ chức khóa đào tạo
Cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ, Tết để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe không quá 10 ngày.
3. Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe:
a) Đối với đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A: cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe theo quy định tại Mẫu số 1 và Mẫu số 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Xây dựng bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử; đồng thời truyền dữ liệu qua Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe;
b) Đối với đào tạo lái xe hạng B1: cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe kèm theo danh sách học viên và kế hoạch đào tạo theo quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02 Phụ lục II và Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Xây dựng bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử; đồng thời truyền dữ liệu qua Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe;
c) Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe, danh sách học viên, kế hoạch đào tạo quy định tại điểm a, điểm b khoản này phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo lái xe và gửi đến Sở Xây dựng ngay trong ngày khai giảng; Thủ trưởng đơn vị được Sở Xây dựng giao nhiệm vụ quản lý đào tạo lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang (trừ hình thức tiếp nhận báo cáo trên môi trường điện tử).
4. Kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo:
a) Đối với đào tạo lái xe hạng B1: phải kiểm tra nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe để được xét hoàn thành khóa đào tạo, gồm: nội dung đào tạo lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết do Bộ Công an ban hành; nội dung đào tạo thực hành lái xe với bài tiến lùi hình chữ chi;
Điểm đánh giá kết quả học tập nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành của học viên: đối với nội dung kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết được đánh giá theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; đối với bài kiểm tra tiến lùi chữ chi theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10) do cơ sở đào tạo xây dựng, có tính đến hàng thập phân 1 con số;
Xét hoàn thành khóa đào tạo: người học lái xe có điểm kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết đạt yêu cầu với hạng tương ứng theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; bài kiểm tra tiến lùi chữ chi đạt từ 5,0 trở lên;
b) Đối với đào tại lái xe hạng A1, A: người học lái xe tham dự đầy đủ thời gian học trong chương trình đào tạo được xét hoàn thành khóa đào tạo.
Điều 6. Đào tạo lái xe các hạng B, C1
1. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo tối thiểu:
SỐ TT |
NỘI DUNG |
ĐƠN VỊ TÍNH |
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE |
||
Hạng B |
Hạng C1 |
||||
Học xe chuyển số tự động (bao gồm cả xe ô tô điện) |
Học xe chuyển số cơ khí (số sàn) |
|
|||
I. Đào tạo lý thuyết |
giờ |
136 |
152 |
152 |
|
1 |
Pháp luật về giao thông đường bộ |
giờ |
90 |
90 |
90 |
2 |
Cấu tạo và sửa chữa thông thường |
giờ |
8 |
18 |
18 |
3 |
Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông |
giờ |
10 |
16 |
16 |
Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ |
giờ |
4 |
4 |
4 |
|
4 |
Kỹ thuật lái xe |
giờ |
20 |
20 |
20 |
5 |
Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông |
giờ |
4 |
4 |
4 |
II. Đào tạo thực hành |
giờ |
67 |
83 |
93 |
|
1 |
Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên |
giờ |
41 |
41 |
43 |
2 |
Thời gian học thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên |
giờ |
24 |
40 |
48 |
3 |
Thời gian học thực hành trên cabin học lái xe ô tô của 01 học viên |
giờ |
2 |
2 |
2 |
4 |
Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên |
km |
1.000 |
1.100 |
1.100 |
Trong đó |
Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên |
km |
290 |
290 |
275 |
Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên |
km |
710 |
810 |
825 |
|
III. Tổng thời gian đào tạo |
giờ |
203 |
235 |
245 |
2. Tổ chức khóa đào tạo:
a) Cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ, Tết để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe không quá 90 ngày;
b) Số học viên trong nhóm học thực hành lái xe được bố trí trên một xe tập lái hạng B không quá 05 học viên, hạng C1 không quá 08 học viên; trong đó, quãng đường tập lái xe được tính cho từng học viên và thời gian tập lái xe trên sân tập lái được tính cho nhóm học viên trên xe tập lái.
3. Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe:
a) Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe bảo đảm đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe kèm theo danh sách học viên và kế hoạch đào tạo theo quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Xây dựng bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử; đồng thời truyền dữ liệu qua Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe;
b) Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe, danh sách học viên, kế hoạch đào tạo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo lái xe và gửi đến Sở Xây dựng không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng; Thủ trưởng đơn vị được Sở Xây dựng giao nhiệm vụ quản lý đào tạo lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang (trừ hình thức tiếp nhận báo cáo trên môi trường điện tử).
4. Kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo
Kiểm tra nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe, để được xét hoàn thành khóa đào tạo, gồm:
a) Kiểm tra khi kết thúc nội dung đào tạo lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết và mô phỏng các tình huống giao thông do Bộ Công an ban hành;
b) Kiểm tra khi kết thúc nội dung đào tạo thực hành lái xe g ồ m các bài liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;
c) Người học lái xe được kiểm tra kết thúc nội dung đào tạo khi tham dự tối thiểu 70% thời gian học nội dung đào tạo lý thuyết; học đủ thời gian và tối thiểu 50% quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái; học đủ quãng đường và tối thiểu 50% thời gian học thực hành lái xe trên đường;
d) Điểm đánh giá kết quả học tập nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành của học viên: đối với nội dung kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, các bài liên hoàn và lái xe trên đường được đánh giá theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; đối với bài kiểm tra tiến lùi chữ chi theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10) do cơ sở đào tạo xây dựng, có tính đến hàng thập phân 1 con số;
đ) Xét hoàn thành khóa đào tạo: người học lái xe có điểm kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, các bài liên hoàn và lái xe trên đường đạt yêu cầu với hạng tương ứng theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; bài kiểm tra tiến lùi chữ chi đạt từ 5,0 trở lên.
5. Quá thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo lái xe tổ chức xét hoàn thành khóa đào tạo lần đầu mà học viên không đủ điều kiện để được xét hoàn thành khóa đào tạo thì học viên phải tham gia đào tạo lại theo khóa đào tạo mới.
Điều 7. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
1. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo tối thiểu:
a) Bảng số 1:
SỐ TT |
NỘI DUNG |
ĐƠN VỊ TÍNH |
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE |
||||
B lên C1 |
B lên C |
B lên D1 |
B lên D2 |
B lên BE |
|||
I. Đào tạo lý thuyết |
giờ |
20 |
40 |
48 |
48 |
40 |
|
1 |
Pháp luật về giao thông đường bộ |
giờ |
8 |
16 |
20 |
20 |
16 |
2 |
Kiến thức mới về xe nâng hạng |
giờ |
4 |
8 |
8 |
8 |
8 |
3 |
Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông |
giờ |
3 |
10 |
14 |
14 |
10 |
Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ |
giờ |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
|
4 |
Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông |
giờ |
1 |
2 |
2 |
2 |
2 |
II. Đào tạo thực hành |
giờ |
9 |
17 |
27 |
27 |
17 |
|
1 |
Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên |
giờ |
4 |
7 |
12 |
12 |
7 |
2 |
Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên |
giờ |
5 |
10 |
15 |
15 |
10 |
3 |
Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên |
km |
120 |
240 |
380 |
380 |
240 |
Trong đó |
Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên |
km |
15 |
30 |
52 |
52 |
30 |
Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên |
km |
105 |
210 |
328 |
328 |
210 |
|
III. Tổng thời gian đào tạo |
giờ |
29 |
57 |
75 |
75 |
57 |
b) Bảng số 2:
SỐ TT |
NỘI DUNG |
ĐƠN VỊ TÍNH |
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE |
|||
C1 lên C |
C1 lên D1 |
C1 lên D2 |
C1 lên C1E |
|||
I. Đào tạo lý thuyết |
giờ |
20 |
24 |
40 |
40 |
|
1 |
Pháp luật về giao thông đường bộ |
giờ |
8 |
10 |
16 |
16 |
2 |
Kiến thức mới về xe nâng hạng |
giờ |
4 |
4 |
8 |
8 |
3 |
Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông |
giờ |
3 |
5 |
10 |
10 |
Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ |
giờ |
4 |
4 |
4 |
4 |
|
4 |
Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông |
giờ |
1 |
1 |
2 |
2 |
II. Đào tạo thực hành |
giờ |
9 |
14 |
17 |
27 |
|
1 |
Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên |
giờ |
4 |
6 |
7 |
10 |
2 |
Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên |
giờ |
5 |
8 |
10 |
17 |
3 |
Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên |
km |
120 |
190 |
240 |
380 |
Trong đó |
Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên |
km |
15 |
26 |
30 |
40 |
Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên |
km |
105 |
164 |
210 |
340 |
|
III. Tổng thời gian đào tạo |
giờ |
29 |
38 |
57 |
67 |
c) Bảng số 3:
SỐ TT |
NỘI DUNG |
ĐƠN VỊ TÍNH |
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE |
|||
C lên D1 |
C lên D2 |
C lên D |
C lên CE |
|||
I. Đào tạo lý thuyết |
giờ |
20 |
24 |
48 |
40 |
|
1 |
Pháp luật về giao thông đường bộ |
giờ |
8 |
10 |
20 |
16 |
2 |
Kiến thức mới về xe nâng hạng |
giờ |
4 |
4 |
8 |
8 |
3 |
Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông |
giờ |
3 |
5 |
14 |
10 |
kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ |
giờ |
4 |
4 |
4 |
4 |
|
4 |
Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông |
giờ |
1 |
1 |
2 |
2 |
II. Đào tạo thực hành |
giờ |
9 |
14 |
27 |
17 |
|
1 |
Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên |
giờ |
4 |
6 |
12 |
7 |
2 |
Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên |
giờ |
5 |
8 |
15 |
10 |
3 |
Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên |
km |
120 |
190 |
380 |
240 |
Trong đó |
Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên |
km |
15 |
26 |
52 |
30 |
Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên |
km |
105 |
164 |
328 |
210 |
|
III. Tổng thời gian đào tạo |
giờ |
29 |
38 |
75 |
57 |
d) Bảng số 4:
SỐ TT |
NỘI DUNG |
ĐƠN VỊ TÍNH |
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE |
|||||
D1 lên D2 |
D1 lên D |
D1 lên D1E |
D2 lên D |
D2 lên D2E |
D lên DE |
|||
I. Đào tạo lý thuyết |
giờ |
20 |
40 |
40 |
24 |
40 |
40 |
|
1 |
Pháp luật về giao thông đường bộ |
giờ |
8 |
16 |
16 |
10 |
16 |
16 |
2 |
Kiến thức mới về xe nâng hạng |
giờ |
4 |
8 |
8 |
4 |
8 |
8 |
3 |
Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông |
giờ |
3 |
10 |
10 |
5 |
10 |
10 |
Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ |
giờ |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
|
4 |
Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông |
giờ |
1 |
2 |
2 |
1 |
2 |
2 |
II. Đào tạo thực hành |
giờ |
9 |
27 |
27 |
14 |
27 |
27 |
|
1 |
Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên |
giờ |
4 |
10 |
10 |
6 |
10 |
10 |
2 |
Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên |
giờ |
5 |
17 |
17 |
8 |
17 |
17 |
3 |
Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên |
km |
120 |
380 |
380 |
190 |
380 |
380 |
Trong đó |
Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên |
km |
15 |
40 |
40 |
26 |
40 |
40 |
Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên |
km |
105 |
340 |
340 |
164 |
340 |
340 |
|
III. Tổng thời gian đào tạo |
giờ |
29 |
67 |
67 |
38 |
67 |
67 |
2. Tổ chức khóa đào tạo:
a) Cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung, gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ, Tết để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe đối với học nâng hạng không quá 60 ngày;
b) Số học viên trong nhóm học thực hành lái xe được bố trí trên trên 01 xe tập lái để học nâng hạng: B lên BE không quá 05 học viên; B lên C1, B lên C, C1 lên C, C1 lên C1E, C lên CE không quá 08 học viên; B lên D1, B lên D2, C1 lên D1, C1 lên D2, C lên D1, C lên D2, C lên D, D1 lên D2, D1 lên D, D1 lên D1E, D2 lên D, D2 lên D2E, D lên DE không quá 10 học viên. Trong đó, quãng đường tập lái xe được tính cho từng học viên và thời gian tập lái xe trên sân tập lái được tính cho nhóm học viên trên xe tập lái.
3. Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe:
a) Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận hồ sơ của người học lái xe bảo đảm đủ điều kiện và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này; lập báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe kèm theo danh sách học viên và kế hoạch đào tạo theo quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Xây dựng bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử; đồng thời truyền dữ liệu qua Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe;
b) Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe, danh sách học viên, kế hoạch đào tạo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo lái xe và gửi đến Sở Xây dựng không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng; Thủ trưởng đơn vị được Sở Xây dựng giao nhiệm vụ quản lý đào tạo lái xe kiểm tra, ký tên vào từng trang (trừ hình thức tiếp nhận báo cáo trên môi trường điện tử).
4. Kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo
Kiểm tra nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo lái xe để được xét hoàn thành khóa đào tạo, gồm:
a) Kiểm tra khi kết thúc nội dung đào tạo lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông do Bộ Công an ban hành;
b) Kiểm tra khi kết thúc nội dung đào tạo thực hành lái xe: đối với hạng C, D1, D2, D gồm các bài liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường; đối với hạng BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE gồm các bài liên hoàn và lái xe trên đường;
c) Người học lái xe được kiểm tra kết thúc nội dung đào tạo khi tham dự ít nhất 70% thời gian học nội dung đào tạo lý thuyết; học đủ thời gian và tối thiểu 50% quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái; học đủ quãng đường và tối thiểu 50% thời gian học thực hành lái xe trên đường;
d) Điểm đánh giá kết quả học tập nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành của học viên: đối với nội dung kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, các bài liên hoàn và lái xe trên đường được đánh giá theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; đối với bài kiểm tra tiến lùi chữ chi theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10) do cơ sở đào tạo xây dựng, có tính đến hàng thập phân 1 con số;
đ) Xét hoàn thành khóa đào tạo: người học lái xe có điểm kiểm tra theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, các bài liên hoàn và lái xe trên đường đạt yêu cầu với hạng tương ứng theo quy trình sát hạch lái xe do Bộ Công an ban hành; bài kiểm tra tiến lùi chữ chi đạt từ 5,0 trở lên.
5. Quá thời hạn 01 năm kể từ ngày cơ sở đào tạo lái xe tổ chức xét hoàn thành khóa đào tạo lần đầu mà học viên không đủ điều kiện để được xét hoàn thành khóa đào tạo thì học viên phải được đào tạo lại theo khóa đào tạo mới.
Điều 8. Tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo lái xe mô tô
1. Hệ thống phòng học chuyên môn:
a) Phòng học lý thuyết: có các trang thiết bị làm công cụ hỗ trợ việc giảng dạy về nội dung pháp luật giao thông đường bộ, trường hợp các thiết bị công nghệ thông tin chưa mô tả hệ thống báo hiệu đường bộ, sa hình, thì phải có hệ thống tranh vẽ;
b) Phòng học kỹ thuật lái xe: có các thiết bị công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ việc giảng dạy về cấu tạo; trường hợp các thiết bị công nghệ thông tin chưa mô tả thì phải có hệ thống tranh vẽ;
c) Phòng học thực tập bảo dưỡng sửa chữa hạng B1: có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không gây bụi; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để hướng dẫn học viên thực hành tháo lắp lốp, kiểm tra dầu xe;
d) Trường hợp cơ sở đào tạo lái xe mô tô đồng thời là cơ sở đào tạo lái xe ô tô thì được phép sử dụng chung các phòng học chuyên môn.
2. Xe tập lái: phù hợp với các hạng xe quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Sân tập lái xe mô tô: thông số kỹ thuật các hình tập lái phù hợp kích thước hình sát hạch theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng.
Điều 9. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe
1. Giáo trình đào tạo lái xe phù hợp với chương trình khung đào tạo lái xe quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; cơ sở đào tạo lái xe thực hiện việc biên soạn, thẩm định, ban hành giáo trình đào tạo theo trình tự quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm:
a) Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Kế hoạch đào tạo theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sổ phân công giáo viên, xe tập lái tham gia giảng dạy theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Mẫu tiến độ đào tạo lái xe ô tô theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Sổ theo dõi kết quả học tập theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Sổ tay giáo viên theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này (sử dụng đối với các môn lý thuyết theo hình thức tập trung trừ môn học pháp luật về giao thông đường bộ, sử dụng đối với các bài thực hành lái xe trên sân tập lái trừ nội dung tập lái trên cabin học lái xe ô tô);
g) Sổ theo dõi học viên xét hoàn thành khóa đào tạo theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1 sử dụng các tài liệu quy định tại điểm a, điểm e khoản 2 Điều này làm tài liệu quản lý đào tạo.
4. Cơ sở đào tạo lái xe ô tô sử dụng các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này, dữ liệu quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật về giao thông đường bộ (đối với học tập trung), dữ liệu quản lý học viên trên phần mềm quản lý (đối với học từ xa, tự học có hướng dẫn), dữ liệu giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường và dữ liệu học thực hành lái xe trên cabin học lái xe ô tô của học viên làm tài liệu quản lý đào tạo.
Điều 10. Trình tự biên soạn, thẩm định ban hành giáo trình và chương trình đào tạo
1. Biên soạn giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết.
2. Thẩm định giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết.
3. Ban hành giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết.
4. Trình tự biên soạn, thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo, chương trình chi tiết thực hiện theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Đào tạo để cấp giấy phép lái xe hạng A1, hạng B chuyển số tự động cho người khuyết tật
1. Đào tạo lái xe hạng A1 cho người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật:
a) Người học lái xe lựa chọn hình thức đào tạo lái xe theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
b) Người học lái xe phải được đào tạo trên xe tập lái cho người khuyết tật theo quy định của Chính phủ về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe; phải học đủ nội dung và chương trình theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
2. Đào tạo lái xe hạng B chuyển số tự động:
a) Đào tạo lái xe hạng B chuyển số tự động cho người khuyết tật bàn chân phải hoặc bàn tay phải hoặc bàn tay trái:
Người học lái xe được lựa chọn hình thức đào tạo lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
Người học lái xe phải được đào tạo trên xe tập lái cho người khuyết tật theo quy định của Chính phủ về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe; phải học đủ nội dung, chương trình theo quy định tại Điều 6 Thông tư này và được thay nội dung đào tạo trên cabin học lái xe ô tô bằng nội dung đào tạo trên xe tập lái;
b) Đào tạo lái xe hạng B chuyển số tự động cho người khuyết tật trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này:
Người học lái xe được lựa chọn hình thức đào tạo lái xe theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
Người học lái xe phải được đào tạo trên xe tập lái hạng B chuyển số tự động; phải học đủ nội dung và chương trình theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Điều 12. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1 đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt
1. Hình thức đào tạo: người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe phải đăng ký tại cơ sở đào tạo lái xe để được ôn luyện theo chương trình đào tạo lái xe quy định tại Điều 5 và Mục A Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Lớp học cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt phải giảng dạy riêng và có người phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số.
2. . Phương pháp đào tạo: bằng hình ảnh trực quan, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, mô hình, sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông đường bộ; hỏi - đáp và thực hành làm mẫu để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe.
Điều 13. Yêu cầu đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Người học lái xe để nâng hạng giấy phép lái xe phải đáp ứng theo quy định tại khoản 4 Điều 60 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trong đó, thời gian lái xe an toàn cho từng hạng giấy phép lái xe được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng B lên C1, B lên C, B lên D1, B lên BE, C1 lên C, C1 lên D1, C1 lên D2, C1 lên C1E, C lên D1, C lên D2, D1 lên D2, D1 lên D, D1 lên D1E, D2 lên D, D2 lên D2E, D lên DE: thời gian lái xe an toàn từ 02 năm trở lên;
b) Hạng B lên D2, C lên CE, C lên D: thời gian lái xe an toàn từ 03 năm trở lên.
3. Người đã có giấy phép lái xe hạng B chuyển số tự động được đăng ký học để cấp mới giấy phép lái xe hạng B chuyển số cơ khí (số sàn), người đã có giấy phép lái xe hạng B được đăng ký học để cấp mới giấy phép lái xe hạng C1 theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; hồ sơ của người học lái xe thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
Điều 14. Hồ sơ của người học lái xe
1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp cho cơ sở đào tạo bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc một trong các giấy tờ sau: thẻ tạm trú, thẻ thường trú, chứng minh thư ngoại giao, chứng minh thư công vụ (đối với người nước ngoài).
2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp cho cơ sở đào tạo bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D1, D2 và D (xuất trình bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử từ sổ gốc);
c) Bản khai thời gian lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Lưu trữ tài liệu đào tạo lái xe
1. Cơ sở đào tạo lái xe lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan của khóa đào tạo:
a) Lưu trữ vĩnh viễn đối với sổ theo dõi học viên hoàn thành khóa đào tạo; phương án hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1;
b) 03 năm đối với: hồ sơ kiểm tra hoàn thành khóa học, các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ và điểm e quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này và mẫu số 6 Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Sở Xây dựng lưu trữ tài liệu về đào tạo trong thời gian 03 năm, gồm:
a) Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo;
b) Kế hoạch đào tạo của cơ sở đào tạo;
c) Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo của Sở Xây dựng;
1. Cơ sở đào tạo lái xe giải thể có trách nhiệm:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định giải thể cơ sở đào tạo, thực hiện rà soát, lập danh sách thí sinh đã được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ đào tạo hoặc xác nhận hoàn thành khóa đào tạo và bàn giao hồ sơ của học viên hiện đang quản lý cho Sở Xây dựng để tiếp tục theo dõi và quản lý;
b) Bảo đảm quyền lợi của người học lái xe theo hợp đồng đào tạo. Trường hợp học viên chấp thuận phương án được tiếp tục đào tạo thì thương thảo với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn để bàn giao nghĩa vụ đào tạo. Trường hợp học viên không chấp thuận phương án tiếp tục đào tạo thì thỏa thuận với học viên và thực hiện thanh lý hợp đồng;
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định giải thể cơ sở đào tạo, bàn giao đầy đủ hồ sơ cho cơ sở đào tạo lái xe chấp thuận tiếp nhận nghĩa vụ đào tạo gồm: báo cáo đăng ký sát hạch lái xe hoặc báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe và hồ sơ của người học lái xe; đồng thời báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, quản lý.
2. Cơ sở đào tạo lái xe khi bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có trách nhiệm:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có hiệu lực, thực hiện rà soát, tổng hợp và lập danh sách học viên hiện đang quản lý; xây dựng phương án giải quyết quyền lợi đối với học viên đang đào tạo và báo cáo về Sở Xây dựng để theo dõi, quản lý;
b) Bảo đảm quyền lợi của người học lái xe theo hợp đồng đào tạo. Trường hợp học viên chấp thuận phương án được tiếp tục đào tạo thì thương thảo với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn để bàn giao nghĩa vụ đào tạo. Trường hợp học viên không chấp thuận phương án tiếp tục đào tạo thì thỏa thuận với học viên và thực hiện thanh lý hợp đồng;
c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có hiệu lực, bàn giao đầy đủ hồ sơ cho cơ sở đào tạo lái xe chấp thuận tiếp nhận nghĩa vụ đào tạo gồm: báo cáo đăng ký sát hạch lái xe hoặc báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe và hồ sơ của người học lái xe; đồng thời báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, quản lý.
3. Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận nghĩa vụ đào tạo học viên thuộc các cơ sở đào tạo lái xe giải thể hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm tiếp tục quản lý học viên theo quy định hiện hành;
b) Việc bàn giao phải được lập biên bản, bao gồm các nội dung sau: ghi đầy đủ, rõ ràng tài liệu bàn giao; cam kết và trách nhiệm của mỗi bên (bên giao và bên nhận đều có nghĩa vụ và trách nhiệm liên quan đến hồ sơ, tài liệu, tài sản đã bàn giao).
Điều 17. Hình thức, chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
1. Người tham gia bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phải được bồi dưỡng tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
2. Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
TT |
Nội dung chương trình |
Số giờ |
1 |
Pháp luật về giao thông đường bộ |
12 |
2 |
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ |
5 |
3 |
Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ |
3 |
4 |
Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. |
4 |
5 |
Quy định về cấp đăng ký, biển số; kiểm định xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ |
3 |
6 |
Ôn tập và kiểm tra |
5 |
|
Tổng thời gian đào tạo |
32 |
Cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phải có phòng học lý thuyết, có tài liệu giảng dạy, sa hình và hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ theo quy định.
1. Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tiếp nhận hồ sơ của người tham gia bồi dưỡng đủ điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này; lập báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Xây dựng bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử.
2. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ căn cứ Chương trình đào tạo quy định tại Điều 17 Thông tư này xây dựng tài liệu giảng dạy và nội dung chi tiết chương trình đào tạo.
3. Tổ chức kiểm tra, lập biên bản kết quả kiểm tra bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này và cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người học đạt yêu cầu. Trường hợp chưa đạt yêu cầu sẽ được tổ chức kiểm tra lại sau 07 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra.
4. Kiểm tra:
a) Nội dung kiểm tra theo chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư này;
b) Điểm đánh giá kết quả kiểm tra bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ của học viên theo thang điểm 10 (từ 1 đến 10) do cơ sở bồi dưỡng xây dựng, có tính đến hàng thập phân 1 con số. Điểm kiểm tra từ 5,0 điểm trở lên thì đạt yêu cầu.
Người tham gia bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ lập 01 bộ hồ sơ, nộp cho cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ bằng một trong các hình thức: trực tiếp, dịch vụ bưu chính, trên môi trường điện tử. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị học bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. 03 ảnh màu kích thước 2x3 cm chụp không quá 06 tháng, kiểu căn cước.
Điều 21. Lưu trữ hồ sơ kết quả kiểm tra
1. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
a) Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Danh sách thí sinh tham dự kiểm tra;
c) Quyết định tổ chức kiểm tra;
d) Sổ cấp chứng chỉ.
2. Sở Xây dựng:
a) Tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tài liệu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này trong trường hợp Sở Xây dựng cấp lại chứng chỉ.
3. Thời gian lưu trữ tài liệu:
a) Không thời hạn đối với Sổ cấp chứng chỉ;
b) 02 năm đối với tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.
4. Đối với trường hợp cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ giải thể: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quyết định giải thể, cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thực hiện rà soát, lập danh sách và bàn giao các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này cho Sở Xây dựng để tiếp tục theo dõi và quản lý.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cấp chứng chỉ cho người học.
1. Người có chứng chỉ bị hỏng hoặc có sự sai lệch về thông tin có tên trong hồ sơ lưu trữ tại nơi cấp chứng chỉ, sẽ được cấp lại theo số hiệu chứng chỉ đã cấp. Hồ sơ đề nghị cấp lại, bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 03 ảnh màu kích thước 2x3 cm chụp không quá 06 tháng.
2. Người có chứng chỉ bị mất có tên trong hồ sơ lưu trữ tại nơi cấp chứng chỉ, sẽ được cấp lại theo số hiệu chứng chỉ đã cấp. Hồ sơ cấp lại thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trình tự thực hiện:
a) Cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đã cấp chứng chỉ; trường hợp cơ sở bồi dưỡng đã cấp chứng chỉ không còn hoạt động thì nộp tại Sở Xây dựng nơi quản lý cơ sở cấp chứng chỉ;
b) Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp chứng chỉ không thuộc đối tượng được cấp lại hoặc hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc Sở Xây dựng cấp lại chứng chỉ; trường hợp không cấp lại chứng chỉ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) Việc trả chứng chỉ được thực hiện tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua dịch vụ bưu chính theo yêu cầu của cá nhân.
Điều 24. In, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
1. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ in, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để thực hiện cấp mới, cấp lại chứng chỉ như sau:
a) Căn cứ mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này, cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thiết kế mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, kèm theo lô gô (nếu có) của cơ sở mình;
b) Người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ phê duyệt mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ của cơ sở mình và gửi về Sở Xây dựng, cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở chính để báo cáo; chịu trách nhiệm quản lý phôi chứng chỉ của cơ sở mình;
c) Việc in phôi chứng chỉ phải bảo đảm chặt chẽ, an toàn, bảo mật và phải được lập sổ quản lý.
2. Sở Xây dựng in, quản lý chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để thực hiện cấp lại chứng chỉ như sau:
a) Căn cứ mẫu chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này, Sở Xây dựng thiết kế mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Sở Xây dựng phê duyệt mẫu phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và gửi về cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở chính để báo cáo; chịu trách nhiệm quản lý phôi chứng chỉ của Sở mình;
c) Việc in phôi chứng chỉ phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và phải được lập sổ quản lý.
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐÀO TẠO LÁI XE, CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe:
a) Quản lý tối thiểu các thông tin của học viên: mã học viên (được tạo lập theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này); họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nơi thường trú; số giấy phép lái xe (đối với trường hợp nâng hạng); số giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo (được tạo lập theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này); khóa đào tạo; hạng xe đào tạo; thời gian lái xe an toàn đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe; tên cơ sở đào tạo lái xe; ảnh chân dung;
b) Quản lý tối thiểu thông tin về khóa đào tạo: số, ngày, tháng, năm báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe, mã khóa đào tạo lái xe (được tạo lập theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này), hệ đào tạo lái xe (đào tạo mới hoặc nâng hạng), hạng đào tạo lái xe, số lượng học viên, hình thức học của học viên, ngày khai giảng, ngày bế giảng;
c) Quản lý tối thiểu các thông tin học lái xe của học viên: kết quả đào tạo (bao gồm kết quả kiểm tra kết thúc nội dung đào tạo lý thuyết và kiểm tra kết thúc nội dung đào tạo thực hành lái xe); dữ liệu DAT; thời gian học lý thuyết môn học pháp luật về giao thông đường bộ; kết quả học thực hành lái xe trên cabin học lái xe;
d) Quản lý tối thiểu thông tin giáo viên dạy lái xe: số giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (nếu có); họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; hạng được phép đào tạo; hình thức tuyển dụng; trình độ văn hóa; trình độ sư phạm; hạng giấy phép lái xe; ngày trúng tuyển; thâm niên dạy lái xe; môn học giảng dạy;
đ) Quản lý tối thiểu thông tin xe tập lái: số giấy phép xe tập lái; số đăng ký xe; nhãn xe; hạng xe; năm sản xuất; chủ sở hữu/hợp đồng; hệ thống phanh phụ;
e) Có chức năng quản lý, kết nối, truyền dữ liệu quản lý DAT về Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam;
g) Có chức năng lập và cung cấp cho Sở Xây dựng báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe;
h) Có chức năng cung cấp cho Sở Xây dựng thông tin học viên được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe, tối thiểu gồm: họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; nơi thường trú; số giấy phép lái xe (nếu có); số giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo; cơ sở đào tạo lái xe; hạng xe đào tạo; khóa đào tạo;
i) Có chức năng kiểm soát lịch làm việc của giáo viên, lịch sử dụng xe tập lái;
k) Có chức năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;
l) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng và các hệ thống thông tin liên quan;
m) Bảo đảm các quy định về an toàn, an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật.
2. Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng:
a) Tiếp nhận và quản lý thông tin học viên được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe từ các cơ sở đào tạo lái xe, tối thiểu các thông tin quy định tại điểm h khoản 1 Điều này;
b) Quản lý tối thiểu thông tin cơ sở đào tạo lái xe: số giấy phép đào tạo; mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe; tên cơ sở đào tạo lái xe; địa chỉ; cơ quan quản lý trực tiếp; hạng được phép đào tạo, lưu lượng được phép đào tạo;
c) Quản lý tối thiểu thông tin giáo viên dạy lái xe: số giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe (nếu có); họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; hạng được phép đào tạo; hình thức tuyển dụng; trình độ văn hóa; trình độ sư phạm; hạng giấy phép lái xe; ngày trúng tuyển; thâm niên dạy lái; môn học giảng dạy;
d) Quản lý tối thiểu thông tin xe tập lái: số giấy phép xe tập lái; số đăng ký xe; nhãn xe; hạng xe; năm sản xuất; chủ sở hữu/hợp đồng; hệ thống phanh phụ;
đ) Có chức năng tiếp nhận, quản lý và lưu trữ: thông tin học viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thông tin khóa đào tạo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe quy định tại điểm g khoản 1 Điều này;
e) Có chức năng tạo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe;
g) Có chức năng kiểm tra, cập nhật giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe đủ điều kiện đồng bộ lên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam và thông báo cho cơ sở đào tạo lái xe về giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe không đủ điều kiện đồng bộ;
h) Có chức năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam và các hệ thống thông tin liên quan;
i) Bảo đảm các quy định về an toàn, an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật;
k) Có khả năng tổng hợp, kết xuất các báo cáo theo Mẫu số 1 và Mẫu số 2 Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam:
a) Có chức năng tiếp nhận, lưu trữ tối thiểu các thông tin do các Sở Xây dựng cung cấp, gồm các thông tin quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 2 Điều này;
b) Có chức năng lưu trữ tối thiểu các thông tin dữ liệu quản lý DAT theo quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Có chức năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;
d) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan;
đ) Bảo đảm các quy định về an toàn, an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.
4. Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
a) Quản lý tối thiểu các thông tin của học viên: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; lớp bồi dưỡng; thời gian hoàn thành lớp bồi dưỡng; kết quả kiểm tra cấp chứng chỉ; ngày đạt kết quả kiểm tra cấp chứng chỉ; số chứng chỉ; ngày cấp chứng chỉ; cơ sở bồi dưỡng và cấp chứng chỉ; ngày cấp lại chứng chỉ; cơ quan cấp lại chứng chỉ;
b) Có chức năng tạo lớp bồi dưỡng, tạo kỳ kiểm tra, in chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
c) Có chức năng cấp, cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Có chức năng lưu trữ chính xác, đầy đủ các thông tin được quản lý;
đ) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng và các hệ thống thông tin liên quan;
e) Bảo đảm các quy định về an toàn, an ninh thông tin, an toàn thông tin mạng theo các quy định của pháp luật hiện hành.
5. Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng:
a) Có chức năng tiếp nhận, quản lý và lưu trữ tối thiểu các thông tin quy định tại điểm a khoản 4 Điều này và các thông tin về ngày cấp lại chứng chỉ, cơ quan cấp lại chứng chỉ của từng học viên trong trường hợp Sở Xây dựng là cơ quan cấp lại chứng chỉ;
b) Quản lý tối thiểu thông tin cơ sở đào tạo lái xe ô tô tham gia cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: số giấy phép đào tạo; mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe; tên cơ sở đào tạo lái xe; địa chỉ; cơ quan quản lý trực tiếp;
c) Quản lý tối thiểu thông tin cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng thực hiện bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: tên cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng; địa chỉ; cơ quan quản lý trực tiếp;
d) Có chức năng cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
đ) Có chức năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan.
6. Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam:
a) Có chức năng tiếp nhận, lưu trữ các thông tin tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều này do các Sở Xây dựng cung cấp;
b) Có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin liên quan.
Điều 26. Nguyên tắc và hình thức khai thác dữ liệu trên hệ thống thông tin
1. Nguyên tắc khai thác:
a) Việc khai thác dữ liệu về đào tạo lái xe thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng;
b) Cơ quan quản lý hệ thống thông tin quy định tại Điều 28, Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Thông tư này có trách nhiệm bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trong cơ sở dữ liệu đào tạo lái xe, cơ sở dữ liệu cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin;
c) Các dịch vụ khai thác thông tin, dữ liệu về đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.
2. Hình thức khai thác:
a) Khai thác trực tiếp: cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác dữ liệu về đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trực tiếp từ trang thông tin điện tử đào tạo lái xe theo quy định về cấp độ bảo mật và phân quyền sử dụng, khai thác dữ liệu đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ;
b) Khai thác gián tiếp: cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu về đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được cung cấp thông tin lấy từ cơ sở dữ liệu đào tạo lái xe, cơ sở dữ liệu cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bao gồm: họ, tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; nơi thường trú; xác nhận hoàn thành khóa đào tạo; thời gian lái xe an toàn đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe; các thông tin ghi trên chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, ngoài thông tin in trên chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ còn được cung cấp thêm thông tin về quá trình bồi dưỡng, kiểm tra).
Điều 27. Thời gian lưu trữ dữ liệu trên hệ thống thông tin
1. Thời gian lưu trữ dữ liệu tại cơ sở đào tạo lái xe:
a) Dữ liệu DAT lưu trữ tối thiểu là 03 năm;
b) Dữ liệu của các thông tin quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 25 Thông tư này (trừ dữ liệu DAT) lưu trữ tối thiểu là 50 năm.
2. Thời gian lưu trữ dữ liệu tại Sở Xây dựng:
a) Dữ liệu của các thông tin được quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 25 Thông tư này lưu trữ tối thiểu là 50 năm;
b) Dữ liệu về bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ lưu trữ tối thiểu là 03 năm.
3. Thời gian lưu trữ dữ liệu tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ: dữ liệu về bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ lưu trữ tối thiểu là 03 năm.
4. Thời gian lưu trữ dữ liệu tại Cục Đường bộ Việt Nam:
a) Dữ liệu của các thông tin được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Thông tư này lưu trữ tối thiểu là 10 năm; dữ liệu quản lý DAT tối thiểu là 03 năm;
b) Thời gian lưu trữ dữ liệu về bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tối thiểu là 03 năm.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 28. Cục Đường bộ Việt Nam
1. Đối với công tác đào tạo lái xe, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
a) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về hoạt động đào tạo lái xe, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo lái xe, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
c) Công bố và thực hiện cập nhật danh sách các cơ sở đào tạo lái xe ô tô được cấp hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe trên trang thông tin điện tử.
2. Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin:
a) Xây dựng, nâng cấp, duy trì hoạt động của Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam và Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam để tiếp nhận dữ liệu, chia sẻ, kết nối với cơ quan quản lý sát hạch của ngành Công an, hoàn thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2026; tích hợp, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong đào tạo lái xe;
b) Vận hành hệ thống thông tin tại điểm a khoản này, bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục, ổn định;
c) Xây dựng, nâng cấp, tập huấn chuyển giao phần mềm trong Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe, Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng, cơ sở đào tạo lái xe và cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, hoàn thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2026;
d) Cung cấp tài khoản để các Sở Xây dựng, các cơ sở đào tạo lái xe, cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đăng nhập, cập nhật, truyền dữ liệu và khai thác dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe và Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Cục Đường bộ Việt Nam;
đ) Sử dụng dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam để phục vụ công tác tổng hợp, báo cáo, kiểm tra;
e) Ban hành quy chế vận hành và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; quy chế sử dụng tài khoản và khai thác dữ liệu đối với hệ thống thông tin theo các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.
3. Đối với công tác kiểm tra: tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý đào tạo lái xe, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng; việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động đào tạo lái xe, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại các cơ sở đào tạo lái xe, cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
1. Đối với công tác đào tạo lái xe:
a) Chịu trách nhiệm quản lý công tác đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kiểm tra, cấp giấy phép đào tạo lái xe, bảo đảm lưu lượng đào tạo tối đa phù hợp số phòng học, sân tập lái theo quy định của Chính phủ về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe;
b) Thực hiện tiếp nhận, rà soát, kiểm tra, thống nhất với Cục Đường bộ Việt Nam để tạo mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe theo quy định tại Phụ lục XXVII ban hành kèm theo Thông tư này; thông báo danh sách cơ sở đào tạo lái xe hạng A1, A, B1 đủ hoặc không đủ điều kiện hoạt động trên địa bàn quản lý trên trang thông tin điện tử tại Sở Xây dựng;
c) Khai thác, sử dụng dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Xây dựng và cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo lái xe, cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe. Trong trường hợp Cục Đường bộ Việt Nam có thông báo dừng Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe để bảo trì hoặc bảo dưỡng hoặc xảy ra sự cố thì Sở Xây dựng sử dụng dữ liệu DAT của cơ sở đào tạo lái xe để thực hiện;
d) Trong thời gian 07 ngày kể từ khi nhận được danh sách học viên được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo, Sở Xây dựng khai thác, sử dụng dữ liệu quản lý DAT trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này và thông tin học viên đăng ký học lái xe do cơ sở đào tạo gửi kèm báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe để kiểm tra, đánh giá kết quả quá trình học thực hành lái xe trên đường của học viên đã được cơ sở đào tạo cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo, cập nhật lên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam đối với học viên đáp ứng quy định về thời gian và quãng đường học thực hành lái xe; đồng thời, thông báo cho cơ sở đào tạo lái xe đối với học viên không đáp ứng quy định về thời gian, quãng đường học thực hành lái xe để đào tạo bổ sung. Trong trường hợp Cục Đường bộ Việt Nam có thông báo dừng Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe để bảo trì hoặc bảo dưỡng hoặc xảy ra sự cố, Sở Xây dựng sử dụng dữ liệu DAT của cơ sở đào tạo lái xe để thực hiện;
đ) Tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá hình thức tổ chức, chương trình đào tạo lái xe chi tiết của cơ sở đào tạo lái xe theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 30 Thông tư này.
2. Đối với công tác bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
a) Cấp lại chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Thông tư này;
b) Thực hiện tiếp nhận, rà soát, kiểm tra và thông báo danh sách cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoạt động trên địa bàn quản lý trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng;
c) Truy cập Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng để quản lý, khai thác dữ liệu chứng chỉ bồi dưỡng pháp luật về giao thông đường bộ của các cơ sở bồi dưỡng thuộc quyền quản lý;
d) Lập Sổ quản lý cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin:
a) Đầu tư, bảo trì, nâng cấp Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe, Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng; tiếp nhận và tổ chức thực hiện phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe, phần mềm quản lý cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại Sở Xây dựng do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao trước ngày 01 tháng 7 năm 2026 và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 và điểm a, điểm b, điểm c khoản 5 Điều 25 về Cục Đường bộ Việt Nam từ ngày 01 tháng 7 năm 2026.
b) Vận hành Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng theo quy định;
c) Sử dụng các phần mềm trong Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng để tiếp nhận báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe; kiểm tra đối chiếu các thông tin người học lái xe, quá trình đào tạo, kết quả đào tạo;
d) Sử dụng dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Sở Xây dựng, cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu;
đ) Ban hành quy chế vận hành và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; quy chế sử dụng tài khoản và khai thác dữ liệu đối với Hệ thống thông tin của Sở Xây dựng và các hệ thống thông tin được chia sẻ theo các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng;
e) Lưu trữ đầy đủ các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư này và quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Đối với công tác kiểm tra: tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công tác đào tạo lái xe tại các cơ sở đào tạo lái xe; công tác bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại các cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trên địa bàn.
1. Đối với công tác đào tạo lái xe:
a) Tổ chức tuyển sinh đào tạo bảo đảm các yêu cầu đối với người học lái xe theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này;
b) Ký hợp đồng đào tạo với người học lái xe gồm các nội dung chính sau: hạng giấy phép lái xe đào tạo; địa điểm đào tạo; thời gian hoàn thành khóa học; mức học phí và phương thức thanh toán học phí; trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng; thanh lý hợp đồng; các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
c) Công khai quy chế tuyển sinh, mức thu học phí và quản lý đào tạo trên trang thông tin của cơ sở đào tạo lái xe;
d) Cơ sở đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1 phải duy trì, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy bảo đảm điều kiện theo quy định;
đ) Thông báo phương án hoạt động đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này đến Sở Xây dựng trước khi tổ chức đào tạo lái xe mô tô các hạng A1, A, B1; trường hợp có thay đổi các thông tin tại phương án hoạt động đào tạo, phải thông báo phương án hoạt động đào tạo thay thế đến Sở Xây dựng; tổ chức đào tạo lái xe mô tô đúng phương án hoạt động đào tạo đã đăng ký;
e) Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ô tô bảo đảm thực hiện theo lưu lượng, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe và cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo cho người đạt yêu cầu theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này; bố trí số lượng học viên học thực hành đối với mỗi hạng giấy phép lái xe không vượt quá khả năng đáp ứng về số xe tập lái và giáo viên dạy thực hành lái xe của cơ sở đào tạo;
g) Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật về giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô theo hình thức học tập trung; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo lái xe; sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe;
h) Bảo đảm giáo viên khi dạy thực hành lái xe phải đeo phù hiệu “Giáo viên dạy lái xe” và mang theo giấy phép xe tập lái; học viên tập lái xe trên đường phải đeo phù hiệu “Học viên tập lái xe”. Phù hiệu do cơ sở đào tạo lái xe cấp, quản lý theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này; niêm yết tên cơ sở đào tạo lái xe trên xe tập lái theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này;
i) Căn cứ nội dung kiểm tra quy định tại khoản 4 Điều 5, khoản 4 Điều 6 và khoản 4 Điều 7 Thông tư này, xây dựng quy trình kiểm tra và tổ chức kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo;
k) Sử dụng kết quả theo dõi quá trình học, kết quả kiểm tra, kết quả học thực hành lái xe trên đường thông qua dữ liệu DAT và dữ liệu quản lý DAT (trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe và Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam), kết quả học thực hành lái xe trên cabin học lái xe (được kết xuất từ cabin học lái xe ô tô) để phục vụ công tác quản lý đào tạo lái xe, xét hoàn thành khóa đào tạo lái xe cho người học lái xe ô tô, bảo đảm nội dung, thời gian và quãng đường đào tạo theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này;
l) Truyền dữ liệu quản lý DAT theo quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ, trung thực dữ liệu DAT và dữ liệu quản lý DAT; bảo đảm an toàn dữ liệu, bảo mật cho hệ thống thông tin; bảo mật tên đăng nhập và mật khẩu truy cập Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam; cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin, dữ liệu DAT cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;
m) Cung cấp và chịu trách nhiệm đối với giấy xác nhận (được kết xuất từ cabin học lái xe ô tô) thông tin học viên đã học đủ thời gian và nội dung học thực hành lái xe trên cabin học lái xe ô tô cho cơ quan quản lý đào tạo lái xe;
n) Xây dựng, phê duyệt hình thức, chương trình đào tạo lái xe chi tiết theo trình tự biên soạn, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo quy định tại Điều 10 và Phụ lục IX Thông tư này, báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi và quản lý. Việc tổ chức đào tạo lái xe theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này;
o) Gửi danh sách và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác đối với thông tin học viên được cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo lái xe về Sở Xây dựng và gửi cho cơ quan quản lý sát hạch của ngành Công an khi có yêu cầu.
2. Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin:
a) Đầu tư, bảo trì, nâng cấp Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe; tiếp nhận, tổ chức thực hiện phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu quy định tại các điểm a, điểm b, điểm g và điểm h khoản 1 Điều 25 về Sở Xây dựng trước ngày 01 tháng 07 năm 2026;
b) Tạo lập, đối chiếu, chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin học viên, quá trình đào tạo, kết quả đào tạo, báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe theo quy định;
c) Lưu trữ đầy đủ các thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư này và quy định của pháp luật về lưu trữ;
d) Ban hành quy chế vận hành và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; quy chế sử dụng tài khoản và khai thác dữ liệu đối với hệ thống thông tin của cơ sở đào tạo và các hệ thống thông tin được chia sẻ theo các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng;
đ) Cung cấp dữ liệu trên Hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại cơ sở đào tạo lái xe để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng (khi có yêu cầu).
Điều 31. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
1. Đối với công tác bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
a) Tuyển sinh và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo chương trình quy định tại Thông tư này;
b) Báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ với Sở Xây dựng theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Lập Sổ quản lý cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Thông báo phương án hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này đến Sở Xây dựng trước khi tổ chức bồi dưỡng; trường hợp có thay đổi các thông tin tại phương án hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, phải thông báo phương án hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thay thế đến Sở Xây dựng; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đúng phương án hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đã đăng ký.
2. Đối với công tác quản lý hệ thống thông tin:
a) Đầu tư, bảo trì, nâng cấp Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; tiếp nhận, tổ chức thực hiện phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu quy định tại điểm a khoản 4 Điều 25 về Sở Xây dựng trước ngày 01 tháng 07 năm 2026;
b) Lưu trữ đầy đủ các thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư này và quy định của pháp luật về lưu trữ;
c) Ban hành quy chế vận hành và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; quy chế sử dụng tài khoản và khai thác dữ liệu đối với hệ thống thông tin của cơ sở bồi dưỡng và các hệ thống thông tin được chia sẻ theo các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng;
d) Cung cấp dữ liệu trên Hệ thống thông tin chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tại cơ sở bồi dưỡng để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng (khi có yêu cầu).
1. Sở Xây dựng gửi báo cáo công tác đào tạo lái xe về Cục Đường bộ Việt Nam, gồm:
a) Tên báo cáo: báo cáo công tác đào tạo lái xe;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo gồm số lượng: cơ sở đào tạo lái xe đang quản lý, giấy phép đào tạo lái xe, giấy phép xe tập lái, giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, số lượng giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo đã cấp; đánh giá công tác quản lý đào tạo lái xe;
c) Phương thức gửi báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc môi trường điện tử;
d) Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 20 tháng 6 hàng năm đối với báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm; trước ngày 20 tháng 12 hàng năm đối với báo cáo định kỳ hàng năm;
đ) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và báo cáo định kỳ hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Đối với báo cáo định kỳ hàng năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo;
g) Mẫu biểu số liệu báo cáo: theo Mẫu số 01 Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Sở Xây dựng gửi báo cáo công tác bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ về Cục Đường bộ Việt Nam, gồm:
a) Tên báo cáo: báo cáo về công tác bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: số lượng cơ sở bồi dưỡng, công tác quản lý bồi dưỡng, số học viên được bồi dưỡng, số lượng chứng chỉ đã cấp, cấp lại;
c) Phương thức gửi báo cáo: gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc môi trường điện tử;
d) Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 20 tháng 6 hàng năm đối với báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm; trước ngày 20 tháng 12 hàng năm đối với báo cáo định kỳ tổng kết năm;
đ) Tần suất thực hiện báo cáo: báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm và báo cáo định kỳ hàng năm;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo: đối với báo cáo định kỳ 06 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Đối với báo cáo định kỳ hàng năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo;
g) Mẫu biểu báo cáo: theo Mẫu số 02 Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2025.
2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 35/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế; đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
1. Đối với các khóa đào tạo đã khai giảng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện việc kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cơ sở đào tạo được chủ động lựa chọn quy trình đánh giá kết quả học tập nội dung đào tạo lý thuyết và thực hành của học viên để xét hoàn thành khóa đào tạo theo quy định tại Thông tư này hoặc theo quy định tại Thông tư số 35/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Đối với các khóa đào tạo đã thực hiện việc kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc xác nhận hoàn thành khóa đào tạo theo quy định tại Thông tư số 35/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Đối với các giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì vẫn có giá trị sử dụng theo quy định.
4. Sở Xây dựng và cơ sở đào tạo lái xe tiếp tục thực hiện việc truyền và tiếp nhận dữ liệu liên quan đến công tác đào tạo lái xe qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe đến hết ngày 30/6/2026./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG
TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE
A. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ HẠNG A1, A
I. Môn học pháp luật về giao thông đường bộ
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
a) Để thiết kế các bài giảng môn học pháp luật về giao thông đường bộ, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về pháp luật giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ và phương pháp xử lý các tình huống khi tham gia giao thông;
b) Thông qua môn học pháp luật về giao thông đường bộ sẽ xây dựng ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học pháp luật về giao thông đường bộ: Cung cấp cho người học hiểu và nắm vững pháp luật về giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam. Người học biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
|
Chương I: Những quy định chung |
|
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ |
|
Chương III: Xe mô tô tham gia giao thông đường bộ |
|
Chương IV: Người lái xe mô tô tham gia giao thông đường bộ |
|
2 |
Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ |
Chương I: Quy định chung |
|
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông |
|
Chương III: Biển báo hiệu |
|
Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu |
|
Biển báo cấm |
|
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo |
|
Biển hiệu lệnh |
|
Biển chỉ dẫn |
|
Biển phụ |
|
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác |
|
Vạch kẻ đường |
|
Cọc tiêu, tiêu phản quang, tường bảo vệ và hàng rào chắn |
|
Cột kilômét |
|
Mốc lộ giới |
|
Gương cầu lồi, dải phân cách và lan can phòng hộ |
|
Báo hiệu cấm đi lại |
|
Chương V: Tốc độ và khoảng cách |
|
Quy định về tốc độ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ |
|
Khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện khi tham gia giao thông |
|
3 |
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông |
Chương I: Các đặc điểm của sa hình |
|
Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình |
II. Môn học kỹ thuật lái xe
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng môn học kỹ thuật lái xe, nhằm trang bị cho người học lái xe:
- Các kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được xe mô tô các hạng A1, A, ở các điều kiện giao thông khác nhau.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học kỹ thuật lái xe: người học có kiến thức cơ bản về các bộ phận và kỹ thuật lái xe mô tô các hạng hạng A1, A. Nắm được các kiến thức và biết vận dụng kỹ năng lái xe an toàn để điều khiển xe trong các điều kiện giao thông khác nhau, xử lý được các tình huống giao thông trên đường an toàn.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Vị trí, tác dụng các bộ phận chủ yếu của xe mô tô |
2 |
Kỹ thuật lái xe cơ bản |
III. Môn học thực hành lái xe
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng môn học thực hành lái xe, nhằm trang bị cho người học lái xe:
- Các kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển xe mô tô các hạng A1, A ở các điều kiện giao thông khác nhau.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học thực hành lái xe người học: có kỹ năng lái xe an toàn để điều khiển xe trong các điều kiện giao thông khác nhau, xử lý được các tình huống giao thông trên đường an toàn.
2. Nội dung
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Tập lái xe trong sân tập lái |
2 |
Tập lái xe trong hình |
3 |
Tập phanh gấp |
4 |
Tập lái vòng cua |
B. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ HẠNG B1
I. Môn học pháp luật về giao thông đường bộ
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
a) Để thiết kế các bài giảng môn học pháp luật về giao thông đường bộ, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về pháp luật về giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ và phương pháp xử lý các tình huống khi tham gia giao thông;
b) Thông qua môn học pháp luật về giao thông đường bộ sẽ xây dựng ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học pháp luật về giao thông đường bộ: cung cấp cho người học hiểu và nắm vững pháp luật về giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam. Người học biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
|
Chương I: Những quy định chung |
|
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ |
|
Chương III: Xe mô tô tham gia giao thông đường bộ |
|
Chương IV: Người lái xe mô tô tham gia giao thông đường bộ |
|
2 |
Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ |
Chương I: Quy định chung |
|
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông |
|
Chương III: Biển báo hiệu |
|
Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu |
|
Biển báo cấm |
|
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo |
|
Biển hiệu lệnh |
|
Biển chỉ dẫn |
|
Biển phụ |
|
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác |
|
Vạch kẻ đường |
|
Cọc tiêu, tiêu phản quang, tường bảo vệ và hàng rào chắn |
|
Cột kilômét |
|
Mốc lộ giới |
|
Gương cầu lồi, dải phân cách và lan can phòng hộ |
|
Báo hiệu cấm đi lại |
|
Chương V: Tốc độ và khoảng cách |
|
Quy định về tốc độ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ |
|
Khoảng cách an toàn giữa hai phương tiện khi tham gia giao thông |
|
3 |
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông |
Chương I: Các đặc điểm của sa hình |
|
Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình |
II. Môn học cấu tạo và sửa chữa thông thường
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
a) Để thiết kế các bài giảng môn học cấu tạo và sửa chữa thông thường, nhằm trang bị cho học viên có được những kiến thức cơ bản về tác dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cụm, các hệ thống trên xe mô tô ba bánh thông dụng;
b) Thông qua môn học người học có thể hiểu được việc bảo dưỡng các cấp và các hư hỏng thông thường.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học cấu tạo và sửa chữa thông thường người học: có khả năng đọc được các sơ đồ, bản vẽ đơn giản về cấu tạo xe mô tô ba bánh; hiểu được tác dụng, sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc và những chú ý trong sử dụng các cụm, các hệ thống chính trên xe mô tô ba bánh; nắm được việc bảo dưỡng các hư hỏng thông thường và bảo dưỡng định kỳ tới tuổi thọ của xe mô tô ba bánh.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Sơ lược về Cấu tạo |
2 |
Cách sử dụng các trang thiết bị điều khiển |
3 |
Sơ lược về các hỏng hóc |
III. Môn học kỹ thuật lái xe
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng môn học kỹ thuật lái xe, nhằm trang bị cho người học lái xe:
- Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật lái xe mô tô ba bánh;
- Các kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được xe mô tô ba bánh, ở các điều kiện giao thông khác nhau.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học kỹ thuật lái xe người học: có kiến thức cơ bản về các bộ phận trong buồng lái, kỹ thuật lái xe mô tô ba bánh; nắm được các kiến thức và biết vận dụng kỹ năng lái xe an toàn để điều khiển xe trong các điều kiện giao thông khác nhau, xử lý được các tình huống giao thông trên đường an toàn.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Kỹ thuật lái xe cơ bản |
2 |
Lái xe trên bãi và lái xe trong hình số 3, số 8 |
3 |
Lái xe trên đường phức tạp và lái xe ban đêm |
4 |
Bài tập tổng hợp |
IV. Môn học thực hành lái xe
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng môn học thực hành lái xe, nhằm trang bị cho người học lái xe các kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển xe mô tô hạng B1 ở các điều kiện giao thông khác nhau.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học thực hành lái xe: người học có kỹ năng lái xe an toàn để điều khiển xe trong các điều kiện giao thông khác nhau, xử lý được các tình huống giao thông trên đường an toàn.
2. Nội dung
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Tập lái xe trong bãi phẳng (sân tập lái) |
2 |
Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép; tiến lùi theo hình chữ chi (sân tập lái) |
3 |
Tập lái xe trên đường bằng |
4 |
Tập lái trên đường dốc, đường vòng quanh co |
5 |
Tập lái xe trên đường phức tạp |
6 |
Tập lái ban đêm |
7 |
Tập lái xe có tải |
8 |
Bài tập lái tổng hợp |
Ghi chú:
Nội dung học thực hành trên đường bằng thực hiện sau khi học viên học xong các bài tập có số thứ tự 1 và 2.
C. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ
I. Môn học pháp luật về giao thông đường bộ
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
a) Để thiết kế các bài giảng môn học pháp luật về giao thông đường bộ, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về pháp luật giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ và phương pháp xử lý các tình huống khi tham gia giao thông;
b) Thông qua Môn học Pháp luật về giao thông đường bộ sẽ xây dựng ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học pháp luật về giao thông đường bộ: cung cấp cho người học hiểu và nắm vững pháp luật về giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ; người học biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
|
Chương I: Những quy định chung |
|
Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ |
|
Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ |
|
Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ |
|
2 |
Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ |
Chương I: Quy định chung |
|
Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông |
|
Chương III: Biển báo hiệu |
|
Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu |
|
Biển báo cấm |
|
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo |
|
Biển hiệu lệnh |
|
Biển chỉ dẫn |
|
Biển phụ |
|
Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác |
|
Vạch kẻ đường |
|
Cọc tiêu, tiêu phản quang, tường bảo vệ và hàng rào chắn |
|
Cột kilômét |
|
Mốc lộ giới |
|
Gương cầu lồi, dải phân cách và lan can phòng hộ |
|
Báo hiệu trên đường cao tốc |
|
Báo hiệu cấm đi lại |
|
Chương V: Tốc độ và khoảng cách |
|
Quy định về tốc độ của phương tiện tham gia giao thông đường bộ |
|
Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông |
|
3 |
Phần III. Xử lý các tình huống giao thông |
Chương I: Các đặc điểm của sa hình |
|
Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình |
II. Môn học cấu tạo và sửa chữa thông thường
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
a) Để thiết kế các bài giảng môn học cấu tạo và sửa chữa thông thường, nhằm trang bị cho học viên có được những kiến thức cơ bản về tác dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cụm, các hệ thống trên xe ô tô thông dụng và làm quen một số đặc điểm kết cấu trên xe ô tô hiện đại;
b) Thông qua môn học: người học có thể hiểu được việc bảo dưỡng các cấp và các hư hỏng thông thường.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học cấu tạo và sửa chữa thông thường: người học có khả năng đọc được các sơ đồ, bản vẽ đơn giản về cấu tạo ô tô; hiểu được tác dụng, sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc và những chú ý trong sử dụng các cụm, các hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng; nắm được việc bảo dưỡng các hư hỏng thông thường và bảo dưỡng định kỳ tới tuổi thọ của xe ô tô.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Giới thiệu chung về xe ô tô |
2 |
Động cơ xe ô tô |
3 |
Cấu tạo Gầm ô tô |
4 |
Hệ thống Điện xe ô tô |
5 |
Các hệ thống an toàn chủ động trang bị trên xe ô tô |
6 |
Hệ thống tự chẩn đoán trên ô tô |
7 |
Nội quy xưởng và kỹ thuật an toàn |
8 |
Các hư hỏng thông thường |
III. Môn học đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng môn học nhằm trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về phẩm chất, đạo đức của người lái xe, trách nhiệm của người sử dụng lao động, văn hóa khi tham gia giao thông, tác hại rượu bia và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ: người học nắm được văn hóa của người lái xe, có kiến thức về văn hóa giao thông và phòng chống tác hại rượu bia khi tham gia giao thông, các kiến thức cơ bản về sơ, cấp cứu và kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay |
2 |
Đạo đức của người lái xe |
3 |
Văn hóa giao thông |
4 |
Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông |
5 |
Thực hành cấp cứu |
6 |
Hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ |
IV. Môn học kiến thức mới về xe nâng hạng
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
- Để thiết kế các bài giảng cho chương trình đào tạo lái xe nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cấu tạo cơ bản của xe nâng hạng, kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản về an toàn trong trường hợp xe xảy ra sự cố.
- Thông qua chương trình học học viên được trang bị kiến thức và khả năng ứng phó khi gặp sự cố trong quá trình điều khiển, vận hành phương tiện.
1.2. Yêu cầu
Cung cấp cho người học hiểu và nắm vững cấu tạo cơ bản của xe nâng hạng. Người học biết vận dụng linh hoạt kiến thức và khả năng ứng phó khi xảy ra sự cố trong quá trình điều khiển, vận hành phương tiện.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Giới thiệu cấu tạo chung, vị trí, cách sử dụng các thiết bị trong buồng lái |
2 |
Một số đặc điểm về kết cấu điển hình trên động cơ xe ô tô nâng hạng |
3 |
Một số đặc điểm điển hình về hệ thống điện xe ô tô hiện đại |
4 |
Đặc điểm về kết cấu điển hình hệ thống truyền động xe ô tô nâng hạng |
5 |
Kiểm tra |
V. Môn học kỹ thuật lái xe
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng môn học kỹ thuật lái xe, nhằm trang bị cho người học lái xe:
- Những kiến thức cơ bản về các bộ phận trong buồng lái, kỹ thuật lái xe ô tô;
- Các kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại ô tô khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học kỹ thuật lái xe: người học có kiến thức cơ bản về các bộ phận trong buồng lái, kỹ thuật lái xe ô tô; nắm được các kiến thức và biết vận dụng kỹ năng lái xe an toàn để điều khiển xe trong các điều kiện giao thông khác nhau; xử lý được các tình huống giao thông trên đường an toàn.
2. Nội dung chương trình môn học
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Vị trí, tác dụng các bộ phận trong buồng lái |
2 |
Kỹ thuật lái xe cơ bản |
3 |
Kỹ thuật lái xe trên các loại đường |
|
- Lái xe ô tô trên bãi phẳng, đường bằng |
|
- Lái xe ô tô trên đường dốc, đường vòng quanh co |
|
- Lái xe qua trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ, qua cầu, phà |
|
- Lái xe trên đường phức tạp qua: chỗ hẹp, đường sắt, đường xấu, đường ngập nước, đường ngầm |
|
- Lái xe ô tô ban đêm, khu vực sương mù |
|
- Lái xe ô tô trên đường cao tốc |
4 |
Kỹ thuật lái xe an toàn chủ động |
5 |
Kỹ thuật lái xe ô tô chở hàng hóa |
6 |
Tâm lý điều khiển xe ô tô |
7 |
Phương pháp thực hành lái xe tổng hợp |
VI. Môn học thực hành lái xe
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích
Để thiết kế các bài giảng môn học thực hành lái xe, nhằm trang bị cho người học lái xe các kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng; có khả năng điều khiển được các loại ô tô khác nhau ở các điều kiện giao thông khác nhau.
1.2. Yêu cầu
Thông qua môn học thực hành lái xe: người học có kỹ năng lái xe an toàn để điều khiển xe trong các điều kiện giao thông khác nhau, xử lý được các tình huống giao thông trên đường an toàn.
2. Nội dung
TT |
NỘI DUNG |
1 |
Tập lái xe trên xe ô tô được kê kích |
1.1 |
Tập lái xe tại chỗ không nổ máy |
1.2 |
Tập lái xe tại chỗ có nổ máy |
2 |
Tập lái xe trên sân tập lái |
2.1 |
Tập lái xe trong bãi phẳng |
2.2 |
Tập lái xe trong hình số 3, số 8 ghép; tiến lùi theo hình chữ chi |
2.3 |
Tập lái xe trên đường bằng |
2.4 |
Bài tập lái xe tổng hợp |
3 |
Tập lái xe trên đường giao thông |
3.1 |
Tập lái xe trên đường cao tốc hoặc đường cao tốc phân kỳ đầu tư đối với học lái xe hạng B và hạng C1 (học trên ca bin tập lái xe ô tô hoặc trên xe tập lái theo kế hoạch đào tạo do cơ sở đào tạo lái xe lập) |
3.2 |
Tập lái xe trên đường dốc, đường vòng quanh co |
3.3 |
Tập lái xe trên đường phức tạp |
3.4 |
Tập lái xe ban đêm |
3.5 |
Tập lái xe có tải |
3.6 |
Tập lái xe trên đường với xe ô tô chuyển số tự động (bao gồm cả xe ô tô điện) đối với học hạng B số cơ khí và hạng C1 |
3.7 |
Tập lái xe trên đường với xe tải hạng C đối với học nâng hạng từ hạng B lên hạng D1 hoặc D2 |
Ghi chú:
- Nội dung học thực hành trên sân tập lái và trên đường giao thông thực hiện sau khi học viên học xong nội dung tập lái trên xe ô tô được kê kích.
BIỂU
MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ KHÓA ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG A1, A
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ KHÓA ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG A1, A
Mẫu Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe |
|
Mẫu Danh sách học viên |
|
Mẫu số 03 |
Mẫu Kế hoạch đào tạo |
Mẫu số 01. Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số:................../ |
................, ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... |
BÁO CÁO ĐĂNG KÝ KHÓA ĐÀO TẠO LÁI XE
Kính gửi: Sở Xây dựng……..
Thực hiện Phương án đào tạo lái xe mô tô hạng...tại Thông báo số..., Cơ sở đào tạo .......................... đã tổ chức xét tuyển học viên và khai giảng các lớp như sau:
Mã khóa học |
Hạng giấy phép lái xe |
Số lượng học viên |
Ngày khai giảng |
Ngày bế giảng |
Ghi chú |
|
Học lý thuyết tập trung |
Tự học lý thuyết |
|||||
01003K25A1001 |
A1 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
(có danh sách học viên kèm theo)
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
Mẫu số 02. Danh sách học viên
DANH SÁCH HỌC VIÊN
(Kèm
theo văn bản số ……../…)
STT |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Số CCCD/CC/HC |
Nơi thường trú |
Số giấy phép lái xe đã có |
Hạng giấy phép lái xe đã có |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
Tên xếp theo vần A, B, C... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BIỂU
MẪU ĐĂNG KÝ ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG B1, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E,
D2E, DE
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
BIỂU MẪU ĐĂNG KÝ KHÓA ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG B1, B, C1, C, D1, D2, D, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE
Mẫu Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe |
|
Mẫu Danh sách học viên |
|
Mẫu Kế hoạch đào tạo |
Mẫu số 01. Báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.............../ |
...................., ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... |
BÁO CÁO ĐĂNG KÝ KHÓA ĐÀO TẠO LÁI XE
Kính gửi: Sở Xây dựng…..
Thực hiện Giấy phép đào tạo lái xe số:......... ngày ..... / ..... /..... do Sở Xây dựng….cấp, Cơ sở đào tạo.......................... đã tổ chức xét tuyển học viên và khai giảng các lớp như sau:
Mã khóa học |
Hạng giấy phép lái xe |
Số lượng học viên |
Ngày khai giảng |
Ngày bế giảng |
Ghi chú |
|
Học lý thuyết tập trung |
Học lý thuyết từ xa/tự học có hướng dẫn |
|||||
01003K25B001 |
C |
|
|
|
|
Đào tạo mới / Đào tạo nâng hạng B - C |
... |
|
|
|
|
|
|
(có danh sách học viên kèm theo)
Tài khoản và mật khẩu quản lý lớp học từ xa/tự học có hướng dẫn:….
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
Mẫu số 02. Danh sách học viên
DANH SÁCH HỌC VIÊN
(Kèm
theo văn bản số ……../…)
Học lái xe hạng: ..... Khóa: ..... (Mỗi hạng lập 1 danh sách riêng)
Thời gian đào tạo: ............
Khai giảng ngày ..... tháng ..... năm 20.....
Bế giảng ngày ….... tháng ...... năm 20.....
STT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Số CCCD/CC/HC |
Nơi thường trú |
Số giấy phép lái xe đã có |
Hạng giấy phép lái xe đã có |
Thời gian lái xe an toàn |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
(7) |
(8) |
|
Tên xếp theo vần A, B, C... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO
Khóa:......................................................
Hạng:..................................................
Thời gian đào tạo: ..... tháng (từ ngày ..... /...../ .....đến ngày ..... /..... / .....)
I. Phân phối giờ học
STT |
Môn học |
Tổng số (giờ) |
Lý thuyết (giờ) |
Thực hành trong hình (giờ) |
Thực hành trên đường (giờ) |
Kiểm tra hết Môn (giờ) |
Ghi chú |
|
LT |
TH |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Lịch học toàn khóa
III. Số lượng giáo viên, xe tập lái:
1. Số giáo viên khóa đào tạo/Số giáo viên đang sử dụng/Tổng số giáo viên hiện có: (VD: 15/30/100).
2. Số xe tập lái khóa đào tạo/ Số xe tập lái đang sử dụng/Tổng số xe tập lái hiện có: (VD: 15/30/100).
MẪU
SỔ PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN, XE TẬP LÁI THAM GIA GIẢNG DẠY
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
Số TT |
Giáo viên |
Thời gian |
Khoá đào tạo |
Biển số đăng ký xe tập lái |
Nội dung giảng dạy |
1 |
Nguyễn Văn A |
|
|
|
LT |
2 |
Nguyễn Văn B |
|
|
|
LT |
3 |
Nguyễn Văn C |
|
|
29A-123.45 |
TH |
4 |
Nguyễn Văn D |
|
|
30A-123.45 |
TH |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
MẪU
TIẾN ĐỘ ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ CÁC HẠNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
CƠ SỞ ĐÀO TẠO ……………………….
TIẾN ĐỘ ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ CÁC HẠNG
Số TT |
Khóa - lớp |
Số lượng giáo viên lý thuyết |
Số lượng giáo viên thực hành |
Số lượng học viên |
1 - 2025 |
2 - 2025 |
3 - 20 |
……. |
Số học viên tốt nghiệp |
Ghi chú |
|||||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
|
… … |
51 |
52 |
|||||||
3 8 |
10 15 |
17 22 |
24 29 |
31/1 5/2 |
7 12 |
14 19 |
21 26 |
28 3/3 |
|
|
|
|
|
|
|||||||
Ví dụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khóa 16 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
- 16B xe con |
|
|
80 |
T |
T |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
- 16B xe tải |
|
|
100 |
Đ |
Đ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
- 16C xe tải |
|
|
120 |
Đ |
Đ |
Đ |
Đ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Khóa 17: Nâng hạng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
- 17B lên C |
|
|
20 |
H |
T |
Đ |
Đ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
- 17C lên D |
|
|
30 |
H |
H |
T |
T |
T |
Đ |
Đ |
Đ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoàn thành: Theo hàng ngang biết được độ dài thời gian đào tạo, nâng hạng từng lớp/khóa, cộng số học viên theo cột dọc có tổng số học viên hiện có (lưu lượng đào tạo).
Ký hiệu: - H: Học lý thuyết (nếu tô màu thì tô ô xanh). - T: Tập lái trong hình (nếu tô màu thì tô ô vàng) - Đ: Tập lái trên đường (nếu tô màu thì tô ô vàng). - •: Kiểm tra (nếu tô màu thì tô ô đỏ). |
NGƯỜI LẬP |
............, ngày ……
tháng …… năm 20… |
MẪU
SỔ THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu
có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
SỔ THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP
Khóa học:
Ngày lập:
Người lập:
Số TT |
Họ tên học viên |
Khoá học |
Kết quả học tập |
Kết quả khoá học |
Ngày xét hoàn thành khoá học |
Xác nhận của cơ sở đào tạo |
|
Lý thuyết |
Thực hành |
||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU
SỔ TAY GIÁO VIÊN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
SỔ TAY GIÁO VIÊN
1. Trang bìa
Cơ quan chủ quản (nếu có) ……………………………… Cơ sở đào tạo …………………….. (Trang bìa 1) Sổ tay giáo viên Môn:………………………………………................. Lớp:………………………………………………….. Hạng GPLX : ……………………………….……… Họ và tên giáo viên:.................................................... Khóa:…………………………………………………
|
Số TT Nội dung Trang
1. Thông tin về lớp học
2. Số giờ nghỉ học Môn học
I. Thông tin về lớp học/khóa học
1. Hạng giấy phép lái xe đào tạo:
2. Quyết định thành lập lớp học:
………………………………………………………………………..…………………
3. Tổ chức lớp học
a) Sĩ số lớp học:
b) Giáo viên:
c) Phương thức tổ chức đào tạo:
…………………………………………………………………………………………...
II. Tổng hợp số giờ nghỉ học
STT |
Họ và tên |
1/2025 |
2/2025 |
3/2025 |
Tổng số giờ nghỉ |
|||||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
1 |
2 |
3 |
4 |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
||
1 |
Nguyễn Văn A |
4 |
|
|
|
|
4 |
|
|
4 |
|
|
|
12 |
2 |
Nguyễn Văn B |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
0 |
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU
SỔ THEO DÕI HỌC VIÊN XÉT HOÀN THÀNH KHÓA ĐÀO TẠO
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
1. Trang 1 (trang bìa)
SỔ THEO DÕI
|
2. Trang 2
Số TT |
Họ và tên học viên |
Ngày tháng năm sinh |
Số Giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo |
Ngày xác nhận hoàn thành khóa đào tạo |
Chữ ký của người nhận |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TRÌNH
TỰ BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHI TIẾT
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHI TIẾT
I. TRÌNH TỰ XÂY DỰNG
1. Bước 1: Thành lập Tổ biên soạn giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết.
a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Tổ biên soạn giáo trình đào tạo (sau đây gọi là Tổ biên soạn);
b) Thành phần Tổ biên soạn có từ 5 đến 7 thành viên, gồm Tổ trưởng, thư ký và các thành viên là giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm đối với nghề;
c) Tiêu chuẩn đối với thành viên Tổ biên soạn: có trình độ trung cấp trở lên; có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc biên soạn giáo trình, chương trình đào tạo chi tiết;
d) Quyền hạn và trách nhiệm của Tổ biên soạn:
Tổ biên soạn có thể thành lập các nhóm để biên soạn giáo trình một số môn học của giáo trình đào tạo; mỗi nhóm biên soạn có từ 3 đến 5 thành viên là giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy đối với nội dung biên soạn. Nhóm giúp Tổ biên soạn thực hiện nhiệm vụ biên soạn giáo trình, chương trình đào tạo chi tiết đối với nội dung được giao;
Tổ chức hướng dẫn phương pháp, quy trình tổ chức biên soạn giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết cho thành viên các nhóm biên soạn;
Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của giáo trình và chương trình đào tạo chi tiết; báo cáo trước Hội đồng thẩm định và hoàn thiện dự thảo theo góp ý của Hội đồng thẩm định.
2. Bước 2: Thiết kế cấu trúc giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết
Tổ biên soạn tổ chức nghiên cứu chương trình đào tạo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư này và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; thu thập, tham khảo các tài liệu có liên quan làm căn cứ thực hiện nhiệm vụ biên soạn giáo trình và chương trình đào tạo chi tiết. Cụ thể:
a) Tổ chức hội thảo xin ý kiến chuyên gia (gồm các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, cán bộ quản lý, nghiên cứu và chuyên gia) về cấu trúc của giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết;
b) Tổng hợp, hoàn thiện các nội dung về cấu trúc của giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết sau khi có ý kiến của chuyên gia.
3. Bước 3: Biên soạn giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết
a) Biên soạn nội dung chi tiết giáo trình từng môn học và chương trình đào tạo chi tiết từng môn học;
b) Hội thảo xin ý kiến chuyên gia (gồm các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, cán bộ quản lý, nghiên cứu và chuyên gia) về nội dung của từng giáo trình từng môn học và chương trình đào tạo chi tiết từng môn học;
c) Tổng hợp, hoàn thiện giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết sau khi có ý kiến chuyên gia.
4. Bước 4: Sửa chữa, biên tập, hoàn thiện dự thảo giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết
a) Sửa chữa biên tập tổng thể giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết;
b) Hoàn thiện giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết.
5. Bước 5: Thẩm định và ban hành giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết
a) Gửi bản dự thảo giáo trình và chương trình đào tạo chi tiết tới Hội đồng thẩm định giáo trình và chương trình đào tạo chi tiết kèm theo báo cáo tóm tắt quá trình biên soạn và những nội dung cốt lõi của giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết;
b) Bảo vệ giáo trình trước cuộc họp Hội đồng thẩm định giáo trình và chương trình đào tạo chi tiết;
c) Hoàn thiện giáo trình và chương trình đào tạo chi tiết theo ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định giáo trình và chương trình đào tạo chi tiết;
d) Trình người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo trình và chương trình đào tạo chi tiết đã được hoàn thiện (kèm theo báo cáo kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định) để xem xét, quyết định ban hành giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết.
6. Bước 6: Đánh giá và cập nhật nội dung giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo chi tiết.
II. TRÌNH TỰ THẨM ĐỊNH
1. Bước 1: Thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo.
a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình đào tạo và chương trình đào tạo.
b) Hội đồng thẩm định có từ 5 đến 7 thành viên (tùy theo khối lượng công việc của từng giáo trình hoặc chương trình đào tạo chi tiết cần thẩm định) là các giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của cơ sở đào tạo. Có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là giáo viên đang giảng dạy. Trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện Lãnh đạo cơ sở đào tạo, Phó chủ tịch, thư ký và các ủy viên.
c) Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng thẩm định
- Có trình độ cao đẳng trở lên;
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy hoặc quản lý lĩnh vực đào tạo lái xe.
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thẩm định:
- Hội đồng thẩm định là tổ chức tư vấn về chuyên môn giúp người đứng đầu cơ sở đào tạo trong việc thẩm định giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết.
- Nhận xét, đánh giá chất lượng giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết; chịu trách nhiệm về chất lượng thẩm định; kiến nghị về việc phê duyệt giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết.
- Tổ chức thẩm định giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết và lập báo cáo kết quả thẩm định để làm căn cứ phê duyệt giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết.
đ) Nguyên tắc làm việc của hội đồng thẩm định:
- Hội đồng thẩm định làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng;
- Cuộc họp của Hội đồng thẩm định chỉ hợp lệ khi có mặt tối thiểu 2/3 số thành viên Hội đồng, trong đó có chủ tịch, thư ký và các ủy viên phản biện; các thành viên vắng mặt phải có bản nhận xét, đánh giá về chương trình gửi Hội đồng trước ngày họp;
- Hội đồng thẩm định thảo luận công khai, từng thành viên trong hội đồng có ý kiến phân tích, đánh giá đối với giáo trình, chương trình đào tạo chi tiết; biểu quyết từng nội dung và kết luận theo đa số (theo ý kiến của từ 2/3 thành viên Hội đồng trở lên);
- Cuộc họp của Hội đồng thẩm định giáo trình, chương trình đào tạo chi tiết phải được ghi thành biên bản, trong đó có các ý kiến của từng thành viên và kết quả biểu quyết đối với từng nội dung kết luận của Hội đồng). Biên bản được các thành viên của Hội đồng dự họp nhất trí thông qua và cùng ký tên.
2. Bước 2: Thẩm định giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết
a) Hội đồng thẩm định căn cứ vào các quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư này và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và mục tiêu, chuẩn đầu ra đã xác định để thẩm định giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết.
b) Hội đồng thẩm định phải kết luận rõ ràng một trong các nội dung sau: Thông qua giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết, không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo nhưng yêu cầu phải chỉnh sửa, bổ sung và nêu cụ thể nội dung cần phải chỉnh sửa, bổ sung hoặc không thông qua giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo và nêu lý do không được thông qua.
3. Bước 3: Báo cáo kết quả thẩm định
Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo kết quả thẩm định giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết, kèm theo biên bản họp hội đồng, hồ sơ thẩm định để người đứng đầu cơ sở đào tạo xem xét, quyết định ban hành.
4. Bước 4: Ban hành chương trình đào tạo
Người đứng đầu cơ sở đào tạo căn cứ kết quả thẩm định giáo trình, chương trình đào tạo chi tiết của Hội đồng thẩm định tự chủ, tự chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành giáo trình đào tạo, chương trình đào tạo chi tiết để áp dụng cho cơ sở mình.
MẪU
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỌC LÁI XE
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Ảnh màu 3 cm x 4 cm chụp không quá 06 tháng |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỌC LÁI XEKính gửi:....................................................... |
Tôi là:.........................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................
Số căn cước công dân hoặc Căn cước:....... ngày cấp....... nơi cấp: ........................................
Đã có giấy phép lái xe số:.......................................hạng..............................
do:.............................................. cấp ngày: ..... /..... / .......
Đề nghị cho tôi được học lái xe hạng: .......
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe: có □ không □
Tôi xin cam đoan những điều ghi trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
|
..................,
ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... |
MẪU BẢN KHAI THỜI GIAN LÁI XE AN TOÀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng
6 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KHAI
THỜI GIAN LÁI XE AN TOÀN
Kính gửi:.....................................................
Tôi là:.......................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................
Số căn cước công dân hoặc căn cước: ..................................................................
hoặc Hộ chiếu số.................... ngày cấp……….. nơi cấp: .....................................
Hiện tại tôi có giấy phép lái xe số: ..............................., hạng ...............................
do: .................................................................................. cấp ngày: ..... /..... / …....
Từ ngày được cấp giấy phép lái xe đến nay, tôi đã có ............ năm lái xe an toàn.
Đề nghị ......................................................................... cho tôi được học nâng hạng giấy phép lái xe hạng ......
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai trên.
|
.........., ngày
..... tháng ..... năm 20 ..... |
PHỤ LỤC XII
MẪU
BÁO CÁO MỞ LỚP BỒI DƯỠNG
KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN (nếu
có) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC |
……., ngày …… tháng ….. năm 20….. |
BÁO CÁO MỞ LỚP BỒI
DƯỠNG
KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Kính gửi: Sở Xây dựng…..
Thực hiện Thông tư số /2025/TT-BXD ngày / /2025 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về đào tạo lái xe; bồi dưỡng, kiểm tra cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ, cơ sở đào tạo ……………. báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ như sau:
TT |
Khóa, lớp |
Số lượng |
Địa điểm học |
Ngày khai giảng |
Ngày kiểm tra |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gửi kèm theo báo cáo này danh sách trích ngang học viên dự học.
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
DANH SÁCH HỌC VIÊN
Số TT |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Số CCCD / CC / HC |
Nơi thường trú |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
Xếp tên theo vần A, B, C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU
BIÊN BẢN KẾT QUẢ KIỂM TRA BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN KẾT QUẢ KIỂM
TRA
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Quyết định số ……/QĐ-.... ngày ….. tháng ….. năm ….. của ……………….. về việc thành lập Tổ Kiểm tra bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ khóa ……….. của Người đứng đầu cơ sở đào tạo ………………….
Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm …… tại ..........................................................
I. Thành phần Tổ Kiểm tra:
1. ………………………..….. Chức vụ .............................................., Tổ trưởng.
2. ……………..…………….. Chức vụ .................................................., Thư ký.
3. …………….…………….. Chức vụ ..................................................., Tổ viên.
4. …………….…………….. Chức vụ ..................................................., Tổ viên.
II. Kết quả kiểm tra bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
Lớp khai giảng ngày …/…/….., kết thúc ngày …/…/….., như sau:
1. Tổng số thí sinh dự kiểm tra ………….. (có danh sách kèm theo), trong đó:
- Thí sinh đạt yêu cầu: ……………………. (có danh sách kèm theo);
- Thí sinh không đạt yêu cầu: …………….. (có danh sách kèm theo).
2. Nhận xét đánh giá:
III. Kết luận của Tổ Kiểm tra:
Đề nghị Người đứng đầu cơ sở đào tạo ra quyết định cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người đạt yêu cầu.
Biên bản được lập thành 2 bản: 01 gửi Sở Xây dựng…..01 lưu tại cơ sở đào tạo.
TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM TRA |
THƯ KÝ |
MẪU
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỌC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
Ảnh 2x3 cm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
Kính gửi: …………………………….
Tôi là:.......................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................
Số Căn cước công dân hoặc Căn cước: ..................................................................
hoặc Hộ chiếu số…………… ngày cấp………. nơi cấp: .....................................
Đề nghị cho tôi được dự học lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
|
……, ngày ….. tháng ….
năm 20……… |
MẪU
CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG
KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG
KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Hình thức
Mặt trước:
XXXXXX/MT (1) CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG
KIẾN THỨC
|
Mặt sau:
NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG CẦN CHÚ Ý 1. Phải xuất trình Chứng chỉ để kiểm tra khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. 2. Nghiêm cấm hành vi tẩy xóa Chứng chỉ. 3. Trường hợp mất, hỏng phải làm thủ tục cấp lại tại nơi cấp Chứng chỉ lần đầu hoặc Sở Xây dựng….
|
2. Quy cách
a) Kích thước: Chiều dài: 86 mm; Chiều rộng: 54 mm.
b) Màu sắc: Nền màu vàng nhạt; vỏ viền đỏ xung quanh rộng 1mm và cách mép ngoài của giấy chứng chỉ là 1 mm.
c) Bảo mật chống làm giả: Loại giấy tốt, có hoa văn chống làm giả,
3. Cách ghi
3.1. Tại vị trí (1): Số cấp Chứng chỉ gồm 6 chữ số tự nhiên từ nhỏ đến lớn. Hai ký tự cuối MT là mã tỉnh được lấy theo quy định của Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam
3.2. In Chứng chỉ dùng phông chữ Times New roman, màu của chữ và số là màu đen; họ và tên người được cấp Chứng chỉ kiểu chữ in đậm màu đen.
3.3. Dấu đóng trên Chứng chỉ có hai dấu: Dấu thu nhỏ loại dấu nổi đóng giáp lai với ảnh của người được cấp Chứng chỉ và dấu mực đỏ đóng vào vị trí người ký cấp Chứng chỉ.
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
Ảnh 2x3 cm |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
Tôi là:.......................................................................................................................
Ngày tháng năm sinh: .............................................................................................
Số Căn cước công dân hoặc căn cước: ...................................................................
hoặc Hộ chiếu số…………… ngày cấp………. nơi cấp: .....................................
Hiện tôi đã có Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ do ……………(1)……… cấp.
Số Chứng chỉ: ……………… cấp ngày …… tháng …… năm ………....
Lý do xin cấp lại: .............................................................................................
Đề nghị ……(1)……… cấp lại Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Nội dung khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
|
………, ngày ….. tháng
…. năm 20……… |
Ghi chú:
(1) Sở Xây dựng …../ Cơ sở bồi dưỡng…..
PHỤ LỤC XVII
CÁC
BIỂU MẪU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DỮ LIỆU DAT
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DỮ LIỆU DAT
Báo cáo quá trình đào tạo thực hành lái xe trên đường của học viên |
|
Báo cáo quá trình đào tạo thực hành lái xe trên đường của khoá học |
|
Báo cáo số lượng học viên toàn quốc hoàn thành thời gian và quãng đường đào tạo thực hành lái xe trên đường giao |
|
Báo cáo số lượng học viên hoàn thành quy định về thời gian và quãng đường đào tạo thực hành lái xe trên đường giao thông theo Sở Xây dựng |
|
Báo cáo số lượng học viên hoàn thành quy định về thời gian và quãng đường đào tạo thực hành lái xe trên đường giao thông của cơ sở đào tạo lái xe |
|
Báo cáo kết quả đào tạo thực hành lái xe theo danh sách học viên được xét cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo |
Mẫu số 01. Báo cáo quá trình đào tạo thực hành lái xe trên đường của học viên
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA HỌC VIÊN
(Ngày báo cáo:……/…../……)
I. Thông tin học viên
1. Họ và tên:
2. Mã học viên:
3. Ngày sinh:
4. Mã khóa học:
5. Hạng đào tạo:
6. Cơ sở đào tạo:
II. Thông tin quá trình đào tạo
STT |
Mã phiên học |
Ngày đào tạo |
Đào tạo thực hành lái xe trên đường giao thông |
Ghi chú |
|
Thời gian |
Quãng đường |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
Mẫu số 02. Báo cáo quá trình đào tạo thực hành lái xe trên đường của khoá học
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG CỦA KHÓA HỌC
(Ngày
báo cáo:……/…../……)
I. Thông tin khóa học
1. Mã khóa học:
2. Hạng đào tạo:
3. Ngày khai giảng:
4. Ngày bế giảng:
5. Cơ sở đào tạo:
II. Thông tin quá trình đào tạo
STT |
Mã học viên |
Họ và tên |
Ngày sinh |
Đào tạo thực hành lái xe trên đường giao thông |
Ghi chú |
|
Tổng thời gian |
Tổng quãng đường |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN TOÀN QUỐC HOÀN THÀNH THỜI GIAN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG
(Từ ngày:……/…../…… đến ngày:……/…../……)
STT |
Sở GTVT |
Hạng B số tự động |
Hạng B số cơ khí |
Hạng C1 |
Hạng C |
Hạng D1 |
Hạng D2 |
Hạng D |
Hạng BE |
Hạng C1E |
Hạng CE |
Hạng D1E |
Hạng D2E |
Hạng DE |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC
VIÊN HOÀN THÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE
TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG THEO SỞ XÂY DỰNG
(Từ
ngày:……/…../…… đến ngày:……/…../……)
STT |
Cơ sở đào tạo |
Hạng B số tự động |
Hạng B số cơ khí |
Hạng C1 |
Hạng C |
Hạng D1 |
Hạng D2 |
Hạng D |
Hạng BE |
Hạng C1E |
Hạng CE |
Hạng D1E |
Hạng D2E |
Hạng DE |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC
VIÊN HOÀN THÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE
TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE
(Từ
ngày:……/…../…… đến ngày:……/…../……)
STT |
Mã khóa học |
Hạng B số tự động |
Hạng B số cơ khí |
Hạng C1 |
Hạng C |
Hạng D1 |
Hạng D2 |
Hạng D |
Hạng BE |
Hạng C1E |
Hạng CE |
Hạng D1E |
Hạng D2E |
Hạng DE |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG THEO DANH SÁCH HỌC VIÊN ĐƯỢC CẤP GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA ĐÀO TẠO
STT |
Họ và tên |
Mã học viên |
Ngày sinh |
Hạng đào tạo |
Mã khóa học |
Đào tạo thực hành trên đường giao thông |
Ghi chú |
|
Thời gian |
Quãng đường |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÔNG
BÁO PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ CÁC HẠNG A1, A, B1
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.... |
|
THÔNG BÁO
PHƯƠNG
ÁN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ
CÁC HẠNG A1, A, B1
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tên cơ sở đào tạo: Giám đốc:…………
Địa chỉ liên lạc:........................................................................................
Điện thoại:...................................................Fax:.......................................
2. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:........................................................
3. Quyết định thành lập số..... ngày ..... / ..... / ..... của................................
4. Giới thiệu tóm tắt cơ sở, các nghề đào tạo, quy mô đào tạo/năm.
II. BÁO CÁO VỀ ĐÀO TẠO LÁI XE
1. Đào tạo lái xe từ năm............loại xe (xe mô tô) theo văn bản số.........ngày ...../ ..... / ..... của................................
Từ khi thành lập đến nay đã đào tạo được.......... học viên, lái xe loại...............
2. Hiện nay đào tạo lái xe loại....., thời gian đào tạo.....tháng (đối với từng loại, số học viên mỗi loại).
(Trường hợp chưa đào tạo không nêu các điểm 1, 2 phần II)
3. Tổng số phòng học hiện có, số phòng học chuyên môn, diện tích (m2), đủ hay thiếu phòng học.
Đánh giá cụ thể từng phòng học chuyên môn và các thiết bị dạy học: (đối chiếu với quy định để báo cáo); chất lượng từng phòng học:...
4. Mục tiêu, kế hoạch giảng dạy và từng mục: giáo trình, giáo án, hệ thống bài ôn luyện và thiết bị kiểm tra (thống kê và trình bày hiện vật).
5. Đội ngũ giáo viên
- Số lượng giáo viên dạy lý thuyết:..........................................................
- Số giáo lượng viên dạy thực hành:.........................................................
(Có danh sách kèm theo)
6. Xe tập lái: số lượng xe tập lái hiện có, thiếu hay đủ để học viên tập.
- Chủng loại:
- Tình trạng chất lượng kỹ thuật (còn bao nhiêu %).
(Có danh sách kèm theo)
7. Sân tập lái có diện tích:......................... m2.
Thông số kỹ thuật các hình tập lái phù hợp kích thước hình sát hạch theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ đối với từng hạng xe tương ứng.
8. Đánh giá chung:
……………………………………………………………………………
9. Đăng ký đào tạo:
- Hạng:………..
- Lưu lượng: ……………….(đối với hạng B1).
10. Thời gian đào tạo: từ ngày…..
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
DANH SÁCH TRÍCH NGANG GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH (HOẶC LÝ THUYẾT) LÁI XE
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Số CCCD/CC |
Đơn vị công tác |
Hình thức tuyển dụng |
Trình độ |
Hạng giấy phép lái xe |
Ngày trúng tuyển |
Thâm niên dạy lái |
Ghi chú |
|||
Biên chế |
Hợp đồng (thời hạn) |
Văn hóa |
Chuyên môn |
Sư phạm |
|
|
|
|
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DANH SÁCH XE TẬP LÁI
Số TT |
Số Chứng nhận đăng ký xe |
Nhãn xe |
Hạng xe |
Năm sản xuất |
Chủ sở hữu/hợp đồng |
Hệ thống phanh phụ (có, không) |
Giấy phép xe tập lái (có, không) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
.... |
|
|
|
|
|
|
|
MẪU
GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HỌC
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA ĐÀO TẠO LÁI XE
Số: /mã cơ sở đào tạo trên hệ thống thông tin
…(1). Xác nhận ông (bà)……………………., ngày tháng năm sinh:…………; số CCCD/CC.
Đã hoàn thành chương trình đào tạo lái xe hạng:……………………………….
Thời gian học:....(2).......... ngày, từ ngày…/…/.... đến ngày…/…/……………
Tại………………………………………………………………………………
|
……….ngày ….. tháng
….. năm ….. |
Hướng dẫn ghi:
(1) Tên cơ sở đào tạo.
(2) Ghi số ngày thực học.
MẪU
PHÙ HIỆU GIÁO VIÊN DẠY LÁI XE, HỌC VIÊN TẬP LÁI XE
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14 /2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng)
PHÙ HIỆU GIÁO VIÊN DẠY LÁI XE, HỌC VIÊN TẬP LÁI XE
Mẫu Phù hiệu giáo viên dạy lái xe |
|
Mẫu Phù hiệu học viên tập lái xe |
Mẫu số 01. Phù hiệu giáo viên dạy lái xe
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
|
Ảnh màu 3 cm x 4 cm (có dấu giáp lai) |
GIÁO VIÊN DẠY LÁI XE
Dạy lái xe hạng: B
|
Quy cách:
- Kích thước: 50 mm x 85 mm;
- Được in trên giấy trắng chất lượng tốt, ép plastic kẹp trong mica đeo ở phía ngực trái hoặc ở cổ;
- Phía trên ghi tên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và tên cơ sở đào tạo - phông chữ Times New Roman in hoa, cỡ chữ 10;
- Phía dưới bên trái là ảnh màu 3 cm x 4 cm (có đóng dấu giáp lai của cơ sở đào tạo);
- Phía dưới bên phải ghi:
+ Dòng chữ GIÁO VIÊN DẠY LÁI XE - phông chữ Times New Roman in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 13;
+ Họ tên giáo viên - phông chữ Times New Roman in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 14;
+ Hạng giấy phép lái xe dạy lái - phông chữ Times New Roman in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 14.
Mẫu số 02. Phù hiệu học viên tập lái xe
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
|
Ảnh màu 3 cm x 4 cm (chụp không quá 06 tháng), có dấu giáp lai |
HỌC VIÊN TẬP LÁI XE
Tập lái xe hạng: B
|
Quy cách:
- Kích thước: 50 mm x 85 mm;
- Được in trên giấy trắng chất lượng tốt, ép plastic kẹp trong mica đeo ở phía ngực trái hoặc ở cổ;
- Phía trên ghi tên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và tên cơ sở đào tạo - phông chữ Times New Roman, in hoa, đứng, cỡ chữ 10;
- Phía dưới bên trái là ảnh màu 3 cm x 4 cm (có đóng dấu giáp lai của cơ sở đào tạo);
- Phía dưới bên phải ghi:
+ Dòng HỌC VIÊN TẬP LÁI XE - phông chữ Times New Roman, in hoa đứng, đậm, cỡ chữ 13;
+ Họ tên học viên - phông chữ Times New Roman, in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 14;
+ Hạng giấy phép lái xe học lái - phông chữ Times New Roman, in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 14.
MẪU
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
MẪU TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
1. Vị trí:
- Hai bên cửa xe đối với xe ô tô hạng B;
- Hai bên thành xe đối với xe ô tô các hạng C1, C, D1, D2, D;
- Hai bên cửa của xe kéo đối với xe ô tô hạng BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE.
2. Kích thước chữ: Sử dụng phông chữ Times New Roman in hoa.
a) Đối với xe tập lái hạng B, BE, C1E, CE, D1E, D2E, DE:
- Cỡ chữ tên cơ sở đào tạo cao: 3 cm;
- Cỡ chữ, số điện thoại cao: 4 cm.
b) Đối với xe tập lái hạng C1, D1, D2, D:
- Cỡ chữ tên cơ sở đào tạo cao: 4 cm;
- Cỡ chữ, số điện thoại cao: 5 cm.
YÊU
CẦU VỀ TRUYỀN DỮ LIỆU QUẢN LÝ DAT
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
BIỂU MẪU YÊU CẦU VỀ TRUYỀN DỮ LIỆU QUẢN LÝ DAT
Yêu cầu về truyền dữ liệu quản lý DAT |
|
Cấu trúc truyền dữ liệu quản lý DAT |
Mẫu số 01. Yêu cầu về truyền dữ liệu quản lý DAT
YÊU CẦU VỀ TRUYỀN DỮ LIỆU QUẢN LÝ DAT
I. Yêu cầu truyền dữ liệu DAT
1. Dữ liệu quản lý DAT được truyền về hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam gồm dữ liệu định danh và dữ liệu phiên học.
a) Dữ liệu định danh gồm các thông tin:
- Thông tin được trích xuất thông qua việc tiếp nhận báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe:
+ Thông tin cơ sở đào tạo: mã cơ sở đào tạo.
+ Thông tin khóa học: mã khóa học, ngày khai giảng, ngày bế giảng, hạng đào tạo, mã báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe.
+ Thông tin học viên: mã học viên, họ và tên, ngày sinh, số căn cước công dân hoặc căn cước hoặc hộ chiếu, giới tính, ảnh chân dung).
- Thông tin do cơ sở đào tạo nhập liệu:
+ Thông tin giáo viên dạy thực hành lái xe: mã giáo viên, họ và tên, ngày sinh, số căn cước công dân hoặc căn cước, giới tính, ảnh chân dung, số giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, hạng giấy phép lái xe được phép dạy thực hành lái xe.
+ Thông tin xe tập lái: biển số xe tập lái, số giấy phép xe tập lái, loại phương tiện, nhãn hiệu xe, màu sơn, hạng xe tập lái, thời hạn giấy phép xe tập lái.
+ Thông tin thiết bị DAT: mã đơn vị cung cấp, model, số serial, số imei.
b) Dữ liệu phiên học gồm các thông tin:
- Thông tin học viên: mã học viên.
- Thông tin đăng nhập: ảnh chụp, thời điểm và tọa độ đăng nhập.
- Thông tin đăng xuất: ảnh chụp, thời điểm và tọa độ đăng xuất.
- Thông tin hành trình xe chạy: thời điểm, tọa độ, tốc độ mỗi 30 giây trong phiên học.
- Thông tin kết quả xác thực: ảnh chụp và kết quả xác thực mỗi 5 phút trong phiên học.
- Thông tin giáo viên: mã giáo viên.
- Thông tin xe tập lái: biển số xe tập lái.
- Thông tin thiết bị DAT: số imei, số serial.
- Thông tin kết quả phiên học: thời gian, quãng đường của phiên học.
2. Dữ liệu quản lý DAT phải đầy đủ các thông tin theo cấu trúc phù hợp với cấu trúc truyền dữ liệu theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo phụ lục này và các yêu cầu sau:
a) Dữ liệu truyền đến hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam phải đảm bảo chính xác, toàn vẹn và trong khoảng thời gian không quá 02 phút kể từ thời điểm máy chủ của cơ sở đào tạo nhận được thông tin kết thúc phiên học;
b) Dữ liệu được truyền đến hệ thống thông tin quản lý, giám sát đào tạo lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam theo trình tự thời gian. Trường hợp dữ liệu phiên học không tự động truyền được thì cơ sở đào tạo thực hiện truyền lại và báo cáo Sở Xây dựng để được xem xét tiếp nhận bổ sung.
3. Máy chủ của cơ sở đào tạo và Cục Đường bộ Việt Nam tham gia việc truyền, nhận dữ liệu DAT và dữ liệu quản lý DAT phải được đồng bộ với thời gian chuẩn Quốc gia theo chuẩn NTP.
II. Cách xác định phiên học thực hành lái xe
1. Thời gian của phiên học thực hành lái xe được xác định từ thời điểm học viên đăng nhập vào thiết bị DAT đến thời điểm đăng xuất khỏi thiết bị. Mỗi phiên học có thời gian tối thiểu 5 phút và không quá 4 giờ, khoảng cách giữa 2 phiên học liên tiếp tối thiểu 15 phút. Tổng thời gian các phiên học trong ngày không quá 10 giờ.
2. Quãng đường của phiên học thực hành lái xe là chiều dài hành trình di chuyển của xe tập lái được xác định từ vị trí học viên đăng nhập vào thiết bị DAT đến vị trí đăng xuất khỏi thiết bị.
3. Phiên học không được ghi nhận khi không đáp ứng một trong các quy định sau:
a) Quy định về dữ liệu phiên học tại điểm b mục 1 phần I của Phụ lục này;
b) Quy định thời gian truyền dữ liệu tại điểm a mục 2 phần I của Phụ lục này. (Trường hợp quá 02 phút, cơ sở đào tạo báo cáo Sở Xây dựng để được xem xét, tiếp nhận);
c) Quy định thời gian tối đa mỗi phiên học và tổng thời gian các phiên học trong ngày. (Đối với trường hợp tổng thời gian các phiên học trong ngày quá 10 giờ thì các phiên học gây quá tổng thời gian sẽ không được ghi nhận);
d) Tỷ lệ số lần xác thực khuôn mặt đạt (phù hợp với thông tin đăng ký) trên tổng số lần xác thực trong phiên đạt dưới 75%. (Trường hợp phát hiện thiết bị xác thực không chính xác, cơ sở đào tạo báo cáo Sở Xây dựng để được xem xét, tiếp nhận).
Mẫu số 02. Cấu trúc truyền dữ liệu quản lý DAT
CẤU TRÚC TRUYỀN DỮ LIỆU QUẢN LÝ DAT
1. Các yêu cầu chung
Thông số |
Yêu cầu |
Mô hình API |
Theo chuẩn RESTful API (1), hỗ trợ kiểu dữ liệu JSON (2). |
Thông tin server |
|
Quy định |
- Thông tin, dữ liệu cung cấp đảm bảo tuân thủ theo quy định tại QCVN105:2020/BGTVT - Thông tin, dữ liệu cung cấp phải đảm bảo đầy đủ theo cấu trúc, định dạng do Cục ĐBVN công bố. - Thông tin, dữ liệu cung cấp phải bảo đảm kịp thời, chính xác, đầy đủ, không được sửa chữa hoặc làm sai lệch dữ liệu trước, trong hoặc sau khi truyền dữ liệu. - Cơ sở đào tạo có tránh nhiệm lưu trữ dữ liệu quy định có thời gian 5 năm. Trong khoảng thời gian này máy chủ CĐB có thể yêu cầu các dữ liệu trong khoảng thời gian trên. |
Giao thức truyền |
Giao thức kết nối https sử dụng chứng chỉ TLS (được quy định tại Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 01:2020/CATTT) (3) |
Định dạng dữ liệu gửi đi |
Dữ liệu gửi lên server là định dạng JSON. Thêm header: Content-Type: application/json |
Định dạng dữ liệu nhận về |
Để nhận về dữ liệu dạng JSON Thêm header: Accept: application/json |
Tiêu chuẩn dữ liệu |
Hệ thống hỗ trợ dữ liệu chuẩn Unicode (UTF-8) (4) |
Tiêu chuẩn thời gian |
Sử dụng chuẩn UNIX time (Giờ UTC+7): Thời gian Unix được định nghĩa bằng số giây kể từ 00:00:00 theo giờ Phối hợp Quốc tế ngày 1 tháng 1 năm 1970, trừ đi giây nhuận. Tính đến giây. |
Bảo mật |
- Giao thức truyền sử dụng HTTPS - Đăng nhập và phân quyền sử dụng JWT (5) - Chỉ cấp phép truyền dữ liệu cho một số IP định trước trong yêu cầu kết nối của doanh nghiệp. Các IP không được đăng ký sẽ không kết nối được đến máy chủ nhận dữ liệu của Cục ĐBVN. |
Độ trễ cho phép cho việc truyền dữ liệu |
2 phút |
Kích thước tối đa của một ảnh |
512 KB Đây là kích thước tối đa của một ảnh mà máy chủ Cục ĐBVN ghi nhận là một ảnh có kích thước hợp lệ. |
Định dạng biển số xe |
Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe): viết liền, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, không có ký tự đặc biệt. Ví dụ: 30E00555; |
Định dạng tọa độ |
Vị trí (Tọa độ) của xe: Decimal Degree, WGS84 (kinh độ, vĩ độ); |
Đồng bộ thời gian |
Theo chuẩn NTP. CSĐT cần đồng bộ thời gian với máy chủ nhà cung cấp. |
Bảng 1 - Yêu cầu chung cho việc truyền dữ liệu
Tên trường |
Mô tả |
Code |
Mã lỗi (Giá trị 1 nếu request thành công) |
Message |
Thông tin chi tiết về lỗi (“Thành công” hoặc không có nếu request thành công) |
Data |
Dữ liệu trả về (Tùy thuộc vào từng API mà có các dữ liệu trả về khác nhau) |
Extra |
Thông tin bổ sung (nếu có) |
Exception |
Lỗi xảy ra (nếu có). CSĐT thường xuyên kiểm tra trường Exception này để xem thông tin nguyên nhân gây lỗi, mã lỗi. |
ExceptionMessage |
Mô tả chi tiết về Exception (Nếu có). CSĐT thường xuyên kiểm tra trường ExceptionMessage để xem nguyên nhân, cách khắc phục. |
Dữ liệu trả về có định dạng chung như sau:
Lưu ý: Do cần thời gian kết nối và thời gian xử lý yêu cầu nên kết quả trả về có thể phải chờ 1 khoảng thời gian (khuyến nghị để thời gian timeout khi gửi yêu cầu khoảng 10 phút)
Hình 3 - Mô hình RESTful API
2. Yêu cầu đối với dữ liệu khi truyền
a) Bảo mật kênh truyền bằng HTTPS
Các máy chủ cua CSĐT tham gia quá trình truyền, máy chủ của CĐBVN đều sử dụng HTTPS. Đây là yêu cầu tất yếu của các trang web hiện nay.
b) Bảo mật bằng IP
Mỗi một cơ sở đào tạo phải đăng ký danh sách IP tại Việt Nam với Cục ĐBVN. Các IP không được đăng ký sẽ không truyền được dữ liệu.
Khi có sự thay đổi, bổ sung IP thì CSĐT phải thông báo cho Cục ĐBVN.
c) Bảo mật JWT
Để đăng nhập và truyền dữ liệu được với máy chủ Cục ĐBVN phương thức bảo mật là JWT (JSON Web Token).
Tham khảo: https://aita.gov.vn/ma-thong-bao-web-json-%E2%80%93-json-web-token-jwt.
"Ngoài yếu tố bảo mật về quyền riêng tư, JWT gần như tuyệt đối an toàn nằm xác thực ủy quyền”.
Người dùng đăng nhập với tên đăng nhập và mật khẩu của tài khoản truyền dữ liệu qua hàm đăng nhập (hướng dẫn ở mục 2.4.a);
Máy chủ sẽ nhận được yêu cầu của người dùng, đồng thời kiểm tra thông tin tên đăng nhập và mật khẩu;
Máy chủ sau khi kiểm tra thông tin người dùng, nếu đúng sẽ trả một JWT về cho người dùng, nếu không quay lại bước 1;
Người dùng sẽ sử dụng mã JWT để tiếp tục sử dụng cho các yêu cầu kế tiếp trên miền của máy chủ.
Máy chủ sẽ không cần phải kiểm tra lại thông tin người dùng mà chỉ cần kiểm tra đúng JWT đã được cấp từ đó tăng tốc độ sử dụng trên miền giảm thời gian truy vấn.
Máy chủ trả phản hồi phù hợp cho người dùng.
3. Các bước của quá trình truyền dữ liệu
a) Bước 1: cở sở đào tạo thực hiện đăng ký user với Sở Xây dựng. Sau bước này thì CSĐT có được user & password để truyền dữ liệu vào hệ thống;
b) Bước 2: cở sở đào tạo thực hiện login để lấy Token. Nếu đăng nhập thành công thì CSĐT nhận được mã Token. Đây là mã bảo mật truyền dữ liệu qua lại. Mã Token có thời hạn. CSĐT chú ý kiểm tra Token có hết hạn hay không;
c) Bước 3: khởi tạo quá trình truyền thông qua tập lệnh API được mô tả kèm theo tài liệu này. CSĐT tiến hành tra soát các thông tin mà hệ thống trả về. Nếu mã trả về là OK thì hệ thống đã nhận được dữ liệu. Nếu lỗi xảy ra thì CSĐT kiểm tra thông báo đi kèm về nguyên nhân gây lỗi để khắc phục;
d) Bước 4: trong quá trình truyền CSĐT định kì kiểm tra thông tin trạng thái hệ thống. Nếu hệ thống bận thì vui lòng chờ đến chu kì kiểm tra kế tiếp. Chỉ khi máy chủ trả về trạng thái sẵn sàng nhận dữ liệu thì CSĐT được phép truyền;
đ) Bước 5: lắp lại bước 3 và bước 4. CSĐT phải có hệ thống cảnh báo những dữ liệu lỗi và kiểm tra toàn bộ các dữ liệu lỗi hàng ngày. Tránh trường hợp bị lỗi kéo dài, ảnh hưởng đến học viên và dữ liệu báo cáo của Cục Đường bộ VN. CĐBVN vẫn ghi nhận các lỗi này để đánh giá chất lượng truyền dẫn, ghi nhận dữ liệu của CSĐT;
e) Bước 6: hàng ngày CSĐT phải có tránh nhiệm đối soát lượng dữ liệu truyền hàng ngày, dữ liệu lỗi, dữ liệu truyền thành công để tiến hành khắc phục ngay lập tức khi có sự cố. Các thống kê trên có trong trang giám sát dữ liệu mà CĐBVN cấp cho từng Cơ sở đào tạo.
Chú ý:
Kiểm tra thời gian của máy chủ truyền dẫn với máy chủ của CĐBVN để tránh trường hợp lệch thời gian.
Kiểm tra định kỳ trạng thái truyền nhận/ bận / sẵn sàng của máy chủ để tránh trường hợp gây quá tải đường truyền.
Có cơ chế giám sát việc truyền nhận, tránh truyền lặp lại dữ liệu số lượng lớn. Máy chủ CĐBVN có thể khóa tạm thời một user nếu thực hiện truyền sai quy định, truyền dữ liệu ảo, truyền dữ liệu quá lớn trong thời gian dài.
4. Đăng nhập và duy trì phiên truyền dữ liệu
a) Hàm đăng nhập
Thông số |
Mô tả |
||||
URL |
api/v1/provider/login |
||||
Phương thức |
POST |
||||
Mô tả |
API này cho phép các CSĐT lấy token của phiên đăng nhập. Token cung cấp quyền giao tiếp với hệ thống của Cục ĐBVN |
||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
UserName |
String |
20 |
X |
Tên người dùng |
|
Password |
String |
20 |
X |
Mật khẩu của người dùng |
|
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
Token |
String |
2000 |
X |
Mã token sử dụng để xác thực JWT |
Bảng 3 - Hàm đăng nhập
Trong trường hợp đăng nhập thành công thì hệ thống sẽ trả về trường Token là giá trị mã bảo mật phiên hiện tại. Trong token sẽ chứa một vài thông tin liên quan đến thời hạn của token, CSĐT trích xuất lấy thông tin này và đăng nhập lại tạo token trong trường hợp cần thiết;
Trong trường hợp đăng nhập không thành công thì hệ thống trả về mã lỗi;
Tham khảo thêm bảng mã trạng thái lỗi thực hiện lệnh;
Hệ thống chỉ nhận thao tác sau khi đã đăng nhập thành công.
b) Hàm đăng xuất
Thông số |
Mô tả |
||||
URL |
api/v1/provider/logout |
||||
Phương thức |
POST |
||||
Mô tả |
API này cho phép đăng xuất một user khỏi hệ thống |
||||
Header |
Authorization Token (Được khởi tạo sau quá trình login) |
||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
UserName |
String |
20 |
X |
Tên đăng nhập người dùng |
|
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
|
Code |
Int |
5 |
X |
Trạng thái thực hiện lệnh |
Bảng 4 - Hàm đăng xuất
Code = 1 là thành công
Tham khảo thêm bảng mã lỗi thực hiện lệnh.
c) Hàm đổi mật khẩu
Thông số |
Mô tả |
||||
URL |
api/v1/provider/changepassword |
||||
Phương thức |
POST |
||||
Mô tả |
API này cho phép đổi mật khẩu của một user trên hệ thống |
||||
Header |
Authorization Token (Được khởi tạo sau quá trình login) |
||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
UserName |
String |
20 |
X |
Tên đăng nhập người dùng |
|
Password |
String |
20 |
X |
Mật khẩu của người dùng |
|
NewPassw ord |
String |
20 |
X |
Mật khẩu mới |
|
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
|
Code |
Int |
5 |
X |
Trạng thái thực hiện lệnh |
Bảng 5 - Hàm đổi mật khẩu
d) Hàm kiểm tra thời gian máy chủ
Thông số |
Mô tả |
||||
URL |
api/v1/server/getcurrentime |
||||
Phương thức |
POST |
||||
Mô tả |
API này cho phép lấy thông tin thời gian hiện tại của server |
||||
Header |
Authorization Token (Được khởi tạo sau quá trình login) |
||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
UserName |
String |
20 |
X |
Tên đăng nhập người dùng |
|
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
|
CurrentTim e |
Datetime |
|
X |
Thời gian hiện tại của Server |
Bảng 6 - Kiểm tra thời gian của máy chủ
5. Các hàm truyền dữ liệu
a) Mô hình dữ liệu của thiết bị DAT
Mỗi khi học viên bắt đầu một phiên thực hành học lái xe ta có một phiên làm việc. Phiên này gồm những dữ liệu sau: dữ liệu đăng nhập của học viên; Dữ liệu thời điểm, tọa độ, tốc độ mỗi 30 giây trong phiên học; Dữ liệu ảnh chụp và kết quả xác thực mỗi 5 phút trong phiên học; Dữ liệu đăng xuất của học viên; Dữ liệu giáo viên, xe tập lái, thiết bị DAT.
Một bộ dữ liệu gồm các nhóm dữ liệu như trên gọi là dữ liệu 01 phiên học. Tổng hợp thời gian học trong từng phiên học ta có Tổng thời gian học. Tổng hợp quãng đường trong từng phiên học ta có Tổng quãng đường học.
Trước khi truyền dữ liệu phiên học yêu cầu CSĐT truyền đầy đủ thông tin cơ sở gồm thông tin của học viên, giáo viên, xe tập lái, khóa học của phiên học, thiết bị DAT của CSĐT.
b) Dữ liệu truyền thông tin khóa học và học viên của khóa
Dữ liệu học viên: student
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
StudentId |
String |
50 |
X |
Mã học viên |
Name |
String |
50 |
X |
Họ và tên học viên |
DateOfBirth |
Date |
|
X |
Ngày sinh Định dạng: yyyy-mm-dd’T’hh:mm:ss’Z’ VD: 2022-01-01T00:00:00Z |
CCCDID |
String |
50 |
X |
CMND/ CCCD/ Hộ chiếu |
Gender |
Int |
1 |
X |
Giới tính 0 - Nam, 1 - Nữ, 2 - Khác |
ImageData |
String |
|
X |
Ảnh học viên Mã base64 của ảnh giáo viên. Định dạng: JPEG Kích thước tối thiểu: 400 x 600 pixel |
Bảng 7 - Loại dữ liệu học viên
Dữ liệu truyền thông tin khóa học và học viên của khóa:
Thông số |
Mô tả |
||||
URL |
api/v1/data/coursestudent |
||||
Phương thức |
POST |
||||
Mô tả |
API cho phép cập nhật thông tin khóa học và học viên từ trung tâm gửi lên máy chủ CĐB phục vụ cho công tác hiển thị thông tin khóa học và học viên của khóa |
||||
Header |
Authorization Token (Được khởi tạo sau quá trình login) CenterID: Mã trung tâm đào tạo |
||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
CourseId |
String |
50 |
X |
Mã khóa học |
|
StartTime |
DateTime |
|
X |
Ngày khai giảng Định dạng: yyyy- mm-dd’T’hh:mm:ss’Z ’ VD: 2022-01-01T00:00:00Z |
|
EndTime |
DateTime |
|
X |
Ngày bế giảng Định dạng: yyyy- mm-dd’T’hh:mm:ss’Z ’ VD: 2022-01-01T00:00:00Z |
|
CourseType |
Int |
5 |
X |
Hạng đào tạo: 1 : B1, 2 : B (STĐ), 3 : B, 4 : C1, 5 : C 6: D1, 7: D2 8 : D, 9 : BE, 10 : C1E, 11 : CE, 12: D1E, 13: D2E, 14: DE. |
|
ReportId1 |
String |
50 |
X |
Mã báo cáo đăng ký khóa đào tạo lái xe |
|
Student |
List <Student> |
|
X |
Danh sách học viên của khóa (danh sách ở mục 1) |
|
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
Code |
Int |
5 |
X |
Mã thực thi lệnh |
Bảng 8 - Hàm truyền thông tin khóa học và học viên của khóa
c) Dữ liệu truyền thông tin giáo viên
Thông số |
Mô tả |
||||
URL |
api/v1/data/tutor |
||||
Phương thức |
POST |
||||
Mô tả |
API cho phép cập nhật thông tin giáo viên từ trung tâm gửi lên máy chủ CĐB phục vụ cho công tác hiển thị thông tin giáo viên |
||||
Header |
Authorization Token (Được khởi tạo sau quá trình login) CenterID: Mã trung tâm đào tạo |
||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
TutorId |
String |
50 |
X |
Mã giáo viên |
|
Name |
String |
50 |
X |
Họ và tên giáo viên |
|
DateOfBirth |
Date |
|
X |
Ngày sinh Định dạng: yyyy- mm-dd’T’hh:mm:ss’Z VD: 2022-01-01T00:00:00Z |
|
CCCDID |
String |
50 |
X |
CMND/ CCCD/ Hộ chiếu |
|
Gender |
Int |
1 |
X |
Giới tính 0 - Nam, 1 - Nữ, 2 - Khác |
|
ImageData |
String |
|
X |
Ảnh giáo viên Mã base64 của ảnh giáo viên. Định dạng: JPEG Kích thước tối thiểu: 400 x 600 pixel |
|
TutorCode |
String |
100 |
X |
Số giấy chứng nhận giáo viên |
|
TutorLevel |
Int |
5 |
X |
Hạng tập huấn giáo viên 1 : B1, 2 : B (STĐ), 3 : B, 4 : C1, 5 : C 6: D1, 7: D2 8 : D, 9 : BE, 10 : C1E, |
|
|
|
|
|
|
11 : CE, 12: D1E, 13: D2E, 14: DE. |
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
Code |
Int |
5 |
X |
Mã thực thi lệnh |
Bảng 9 - Hàm truyền thông tin giáo viên
d) Dữ liệu truyền thông tin xe tập lái
Thông số |
Mô tả |
||||
URL |
api/v1/data/vehicle |
||||
Phương thức |
POST |
||||
Mô tả |
API cho phép cập nhật thông tin xe tập lái từ trung tâm gửi lên máy chủ CĐB phục vụ cho công tác hiển thị thông tin khóa học |
||||
Header |
Authorization Token (Được khởi tạo sau quá trình login) CenterID: Mã trung tâm đào tạo |
||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
VehiclePlate |
String |
20 |
X |
Biển số xe tập lái |
|
TrainingCertificate |
String |
50 |
X |
Số giấy phép xe tập lái |
|
TrainingCertificateExpiryDate |
Date |
|
X |
Thời hạn giấy phép xe tập lái Định dạng: yyyy - mm - dd’T’hh:mm:ss’Z’ VD: 2022-01-01T00:00:00Z |
|
VehicleType |
Int |
5 |
X |
Loại phương tiện 1. Xe con 2. Xe tải 3. Xe bán tải 4. Xe chuyên dụng 5. Xe đầu kéo 6. Rơ móc, sơ mi rơ móc 7. Xe cơ giới 8. Xe khách |
|
BrandName |
String |
255 |
X |
Nhãn hiệu xe |
|
Color |
String |
50 |
X |
Màu sơn |
|
VehicleLevel |
Int |
5 |
X |
Hạng xe tập lái: 1 : B1, 2 : B (STĐ), 3 : B, 4 : C1, 5 : C 6: D1, 7: D2 8 : D, 9 : BE, 10 : C1E, 11 : CE, 12: D1E, 13: D2E, 14: DE. |
|
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
Code |
Int |
5 |
X |
Mã thực thi lệnh |
Bảng 10 - Hàm truyền thông tin xe tập lái
đ) Dữ liệu truyền thông tin thiết bị DAT
Thông số |
Mô tả |
||||||
URL |
api/v1/data/datdevice |
||||||
Phương thức |
POST |
||||||
Mô tả |
API cho phép cập nhật thông tin xe tập lái từ trung tâm gửi lên máy chủ CĐB phục vụ cho công tác hiển thị thông tin khóa học |
||||||
Header |
Authorization Token (Được khởi tạo sau quá trình login) CenterID: Mã trung tâm đào tạo |
||||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
||
ProviderId |
String |
20 |
X |
Mã đơn vị cung cấp |
|||
ModelDat |
String |
50 |
X |
Model |
|||
ImeiDat |
String |
20 |
X |
Số imei |
|||
SerialDat |
String |
20 |
X |
Số serial |
|||
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
||
Code |
Int |
5 |
X |
Mã thực thi lệnh |
|
|
e) Dữ liệu truyền thông tin phiên học
Dữ liệu học viên đăng nhập: StudentLoginData
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
Time |
Instant |
|
X |
Thời gian thực hiện thao tác Định dạng: yyyy-mm-dd’T’hh:mm:ss’Z ’ |
Latitude |
Double |
11,8 |
X |
Vĩ độ |
Longitude |
Double |
11,8 |
X |
Kinh độ |
ImageData |
String |
|
X |
Ảnh đăng nhập dạng Base64 |
Bảng 11 - Loại dữ liệu đăng nhập
Dữ liệu học viên đăng xuất: StudentLogoutData
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
Time |
Instant |
|
X |
Thời gian thực hiện thao tác Định dạng: yyyy-mm-dd’T’hh:mm:ss’Z ’ |
Latitude |
Double |
11,8 |
X |
Vĩ độ |
Longitude |
Double |
11,8 |
X |
Kinh độ |
ImageData |
String |
|
X |
Ảnh đăng xuất dạng Base64 |
Bảng 12 - Loại dữ liệu đăng nhập
Dữ liệu thông tin hành trình xe chạy: PositionData
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
Time |
Instant |
|
X |
Thời gian ghi nhận vị trí Định dạng: yyyy-mm-dd’T’hh:mm:ss’Z’ |
Latitude |
Double |
11,8 |
X |
Vĩ độ |
Longitude |
Double |
11,8 |
X |
Kinh độ |
Speed |
Float |
20,6 |
X |
Vận tốc tại thời điểm ghi nhận |
Bảng 13 - Bảng dữ liệu hành trình xe chạy
Dữ liệu thông tin kết quả xác thực: VerifyResultData
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
ImageData |
String |
50 |
X |
Ảnh xác thực dạng Base64 |
VerifyResult |
Bool |
5 |
X |
Kết quả xác thực - true - false |
Bảng 14 - Bảng dữ liệu kết quả xác thực
Dữ liệu truyền toàn bộ phiên học:
Thông số |
Mô tả |
||||
URL |
api/v1/training/sessions |
||||
Phương thức |
POST |
||||
Mô tả |
API này cho phép truyền toàn bộ các dữ liệu trong phiên học |
||||
Header |
Authorization Token (Được khởi tạo sau quá trình login) CenterID: Mã trung tâm đào tạo |
||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
SessionGuid |
String |
50 |
X |
Mã phiên học |
|
ImeiDat |
String |
20 |
X |
Số imei thiết bị DAT |
|
SerialDat |
String |
20 |
X |
Số serial thiết bị DAT |
|
TutorId |
String |
50 |
X |
Mã giáo viên |
|
StudentId |
String |
50 |
X |
Mã học viên |
|
VehiclePlate |
String |
20 |
X |
Biển số xe |
|
StartTime |
Instant |
|
X |
Thời gian bắt đầu phiên học Định dạng: y y y y - m m - dd’T’hh:mm:s s’Z’ |
|
EndTime |
Instant |
|
X |
Thời gian kết thúc phiên học Định dạng: y y y y - m m - dd’T’hh:mm:ss’Z’ |
|
ProviderReceiveTime |
Instant |
|
X |
Thời gian máy chủ NCC, CSĐT nhận được dữ liệu cuối cùng của phiên học từ thiết bị giám sát trên xe tập lái. Định dạng: y y y y - m m - dd’T’hh:mm:ss’Z’ |
|
StudentLoginData |
StudentLoginData |
|
X |
Thông tin đăng nhập của học viên |
|
PositionData |
List<PositionData> |
|
X |
Danh sách các điểm lộ trình trong phiên học (30s ghi nhận 1 lần) |
|
VerifyResultData |
List<VerifyResultData> |
|
X |
Danh sách kết quả xác thực (5 phút xác thực một lần) |
|
StudentLogoutData |
StudentLogoutData |
|
X |
Thông tin đăng xuất của học viên |
|
TotalDistance |
Float |
20,6 |
X |
Tổng quãng đường di chuyển (Đơn vị mét). Giá trị này là giá trị được ghi nhận là hợp lệ trong phiên học |
|
TotalTime |
Float |
20,6 |
X |
Tổng thời gian đào tạo trên xe (Đơn vị s). Giá trị này là giá trị được ghi nhận là hợp lệ trong phiên học |
|
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
Code |
Int |
5 |
X |
Mã lệnh thực thi |
Bảng 15 - Hàm truyền dữ liệu toàn bộ phiên học
g) Hàm lấy trạng thái hệ thống
Thông số |
Mô tả |
||||
URL |
api/v1/server/getserverstatus |
||||
Phương thức |
POST |
||||
Mô tả |
API này cho phép lấy trạng thái hiện tại của hệ thống. Tùy trạng thái vận hành của hệ thống thì hàm này sẽ trả về trạng thái hệ thống có sẵn sàng tiếp nhận dữ liệu hay không. |
||||
Header |
Authorization Token (Được khởi tạo sau quá trình login) CenterID: Mã trung tâm đào tạo |
||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
UserName |
String |
20 |
X |
Tên đăng nhập người dùng |
|
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
State |
Int |
1 |
X |
Trạng thái hiện tại của hệ thống |
|
StateMessage |
String |
255 |
X |
Thông báo về trạng thái hiện tại của hệ thống |
|
NextUpdateTime |
DateTime |
|
X |
Thời gian có thông tin cập nhật mới. Định dạng: yyyy-mm-dd’T’hh:mm:ss’Z’ |
Bảng 21 - Hàm lấy trạng thái hệ thống
Danh sách các trạng thái hệ thống:
State = 1. Hệ thống hoạt động bình thường. Sẵn sàng tiếp nhận dữ liệu.
State = 2. Hệ thống đang bận. Vui lòng kiểm tra chu kì cập nhật tiếp theo.
6. Đối soát dữ liệu
a) Kiểm tra số phiên thành công trong khoảng thời gian
Thông số |
Mô tả |
||||
URL |
api/v1/server/getstatistic |
||||
Phương thức |
POST |
||||
Mô tả |
API này cho phép lấy kết quả thống kê kết quả truyền dữ liệu của đơn vị đào tạo |
||||
Header |
Authorization Token (Được khởi tạo sau quá trình login) CenterID: Mã trung tâm đào tạo |
||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
StudentId |
String |
50 |
O |
Mã học viên kiểm tra |
|
CourseID |
String |
50 |
O |
Mã khóa học kiểm tra |
|
SessionGuid |
String |
50 |
O |
Mã phiên thực hành kiểm tra |
|
TimeFrom |
Instant |
|
X |
Thời gian từ Định dạng: yyyy-mm-dd’T’hh:mm:ss’Z’ |
|
TimeTo |
Instant |
|
X |
Thời gian đến (thời gian gian không được quá 7 ngày từ TimeFrom) Định dạng: yyyy-mm-dd’T’hh:mm:ss’Z’ |
|
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
NumberOfSuccess |
Int |
5 |
X |
Tổng số phiên nhận thành công trong khoảng thời gian tương ứng với điều kiện truy vấn. VD: Nếu chỉ truyền CenterID thì hệ thống trả kết quả số lượng các phiên học truyền thành công trong khoảng thời gian yêu cầu. Nếu truyền thêm các thông tin khác như SessionGuid, StudentID, CourseID thì hệ thống sẽ trả về kết quả chi tiết theo điều kiện truyền. |
b) Đối soát danh sách các phiên học truyền lên trong khoảng thời gian
Thông số |
Mô tả |
||||
URL |
api/v1/server/getstatisticdetail |
||||
Phương thức |
POST |
||||
Mô tả |
API này cho phép lấy danh sách chi tiết các phiên đào tạo đã được truyền lên hệ thống trong khoảng thời gian |
||||
Header |
Authorization Token (Được khởi tạo sau quá trình login) CenterID: Mã trung tâm đào tạo |
||||
Dữ liệu đầu vào |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
CourseID |
String |
50 |
O |
Mã khóa học kiểm tra |
|
StudentId |
String |
50 |
O |
Mã học viên kiểm tra |
|
SessionGuid |
String |
50 |
O |
Mã phiên thực hành kiểm tra |
|
TimeFrom |
Instant |
|
X |
Thời gian từ Định dạng: y y y y - m m - dd’T’hh:mm:ss’Z’ |
|
TimeTo |
Instant |
|
X |
Thời gian đến (thời gian gian không được quá 7 ngày từ TimeFrom) Định dạng: y y y y - m m - dd’T’hh:mm:ss’Z’ |
|
Dữ liệu trả về |
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
SessionData |
List<SessionData> |
|
X |
Danh sách các phiên học tương ứng với điều kiện truy vấn. VD: Nếu chỉ truyền CenterID thì hệ thống trả kết quả các phiên học truyền thành công trong khoảng thời gian yêu cầu. Nếu truyền thêm các thông tin khác như SessionGuid, StudentID, CourseID thì hệ thống sẽ trả về kết quả chi tiết theo điều kiện truyền. |
Dữ liệu phiên học trả về
Tên trường |
Kiểu dữ liệu |
Độ dài ký tự |
Bắt buộc |
Mô tả |
SessionGuid |
String |
50 |
X |
Mã phiên thực hành của học viên. Mã này do CSĐT tự sinh ra ứng với mỗi phiên học của học viên. Mỗi ngày học viên có thể có nhiều phiên học |
CenterId |
String |
12 |
X |
Mã trung tâm đào tạo |
TutorId |
String |
50 |
X |
Mã giảng viên |
StudentId |
String |
50 |
X |
Mã học viên |
CourseID |
String |
50 |
X |
Mã khóa học |
VehiclePlate |
String |
20 |
X |
Biển số xe |
StartTime |
Instant |
|
X |
Thời gian bắt đầu phiên học Định dạng: yyyy-mm-dd’T’hh:mm:ss’Z’ |
EndTime |
Instant |
|
X |
Thời gian kết thúc phiên học Định dạng: yyyy-mm-dd’T’hh:mm:ss’Z’ |
TotalDistance |
Float |
20,6 |
X |
Tổng quãng đường di chuyển (Đơn vị mét). Giá trị này là giá trị được ghi nhận là hợp lệ trong phiên học |
TotalTime |
Float |
20,6 |
X |
Tổng thời gian đào tạo trên xe (Đơn vị s). Giá trị này là giá trị được ghi nhận là hợp lệ trong phiên học |
7. Các quy định xử lý dữ liệu
a) Danh sách các lỗi được trả về và nguyên nhân
Mã |
Mô tả |
1 |
Thành công. Hệ thống đã nhận dữ liệu |
2 |
Ảnh không hợp lệ. Một số trường hợp ảnh không hợp lệ: - Bỏ trống - Không đúng định dạng ảnh (Hiện tại chỉ hỗ trợ JPEG, PNG) - Ảnh bị hỏng: toàn màu đen, trắng, hoặc không nguyên vẹn dữ liệu. |
3 |
Kích thước ảnh không hợp lệ - Kích thước < 10KB - Kích thước > 512KB |
4 |
Biển số xe không hợp lệ (Theo chuẩn ví dụ 30A12345): - Bỏ trống - Chứa các ký tự đặc biệt |
5 |
Tọa độ không hợp lệ - Bỏ trống - Dữ liệu vị trí không khả dụng - Vị trí nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam |
6 |
Thời gian không hợp lệ (Định dạng UnixTime(1638523460), với DateTime thì theo chuẩn ISO 8601). - Bỏ trống - Dữ liệu không hợp lý (Lệch quá giờ hiện tại, ....) |
7 |
Dữ liệu học viên không hợp lệ |
8 |
Chưa đăng nhập hệ thống, mã Token sai |
9 |
Token hết hạn |
10 |
Dữ liệu giảng viên không hợp lệ |
11 |
Id không hợp lệ (áp dụng cho mã trung tâm, mã thiết bị DAT, mã tỉnh, mã Cơ sở đào tạo…) |
401 |
Yêu cầu chưa được chứng thực |
400 |
Dữ liệu đầu vào không đúng |
403 |
Không có quyền truy cập |
409 |
Dữ liệu đã tồn tại |
429 |
Quá nhiều yêu cầu |
404 |
Không tìm thấy dữ liệu |
500 |
Hệ thống xảy ra lỗi khi xử lý yêu cầu |
Bảng 25 - Danh sách các mã lỗi trả về bởi hệ thống và mô tả nguyên nhân
MẪU
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO LÁI XE THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ
HƯỚNG DẪN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO LÁI XE THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
I. Chương trình, giáo trình đào tạo
1. Chương trình, giáo trình đào tạo lái xe theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn được cơ sở đào tạo điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của người học, hình thức đào tạo, thời gian đào tạo và do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp quyết định.
2. Chương trình, giáo trình đào tạo lái xe theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt, sử dụng.
3. Chương trình đào tạo đã được phê duyệt phải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh.
II. Học liệu đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn
1. Học liệu đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn phải có nội dung bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, có tính sư phạm cao, dễ dùng, đáp ứng được nhu cầu tự học của người học.
2. Học liệu phục vụ các môn học đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn phải được chuẩn bị đầy đủ và ở trạng thái sẵn sàng trước khi tổ chức đào tạo.
3. Học liệu đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn do các cơ sở đào tạo tự thiết kế, sản xuất, thuê, mua ngoài hoặc sử dụng từ các nguồn hợp pháp khác, đảm bảo các quy định về sở hữu trí tuệ.
III. Hệ thống quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn
1. Hệ thống quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn bao gồm: hệ thống quản lý học tập và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.
2. Hệ thống quản lý học tập:
a) Cổng thông tin: để công bố, giới thiệu các nội dung về chương trình đào tạo; thông tin tuyển sinh, điều kiện tuyển sinh;
b) Phân hệ học tập: để người học truy cập vào các nội dung học tập từ xa và có thể tự học tập, tự đánh giá, nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của bản thân;
c) Phân hệ giảng dạy: để giáo viên quản lý học liệu đào tạo từ xa, thiết lập quy luật học, trả bài; theo dõi, tương tác, trợ giúp, hướng dẫn người học; xác thực và kiểm soát quá trình học của học viên; quản lý học viên, lớp học;
d) Phân hệ lớp học trực tuyến: để tổ chức các lớp học trực tuyến theo thời gian thực;
đ) Ứng dụng trên thiết bị di động: để thực hiện giảng dạy, học tập dễ dàng, thuận tiện trên các thiết bị di động;
e) Phân hệ báo cáo: để trích xuất được các thông tin của quá trình đào tạo và các hoạt động của người dạy, người học;
g) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ hỗ trợ, cán bộ quản lý hệ thống để tổ chức đào tạo và quản trị vận hành hệ thống.
3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng phải có đủ băng thông, năng lực đáp ứng nhu cầu truy cập của người dùng; phải duy trì tối thiểu hai hệ thống hạ tầng kỹ thuật để dự phòng lẫn nhau.
Trường hợp thuê ngoài hay hợp tác các đơn vị cung cấp giải pháp đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn phải đáp ứng các yêu cầu về hệ thống máy chủ, bảo mật, hạ tầng lưu trữ và an toàn dữ liệu theo quy định của pháp luật.
IV. Tổ chức đào tạo
1. Cơ sở đào tạo chỉ được đào tạo nội dung lý thuyết theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn sau khi có báo cáo đăng ký thực hiện chương trình đào tạo theo Mẫu số 01 tại Phụ lục này, gửi Sở Xây dựng để theo dõi, quản lý.
2. Quá trình tổ chức đào tạo phải đảm bảo sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với người học thể hiện ở việc tham dự các buổi học, buổi hướng dẫn, thảo luận; hoàn thành việc học tập các nội dung từ các học liệu chính, học liệu bổ trợ; thực hiện các bài tập, đánh giá; phản hồi với người dạy về những nội dung giảng dạy.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát và đánh giá mức độ chuyên cần của người học.
V. Cơ sở đào tạo
1. Xây dựng, ban hành quy chế về đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn và công khai bằng hình thức niêm yết tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh và đăng trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để tổ chức thực hiện.
2. Tổ chức đào tạo nội dung lý thuyết theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định tại Thông tư này.
VI. Biểu mẫu
Báo cáo đăng ký thực hiện Chương trình đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn |
Mẫu số 01. Báo cáo đăng ký thực hiện Chương trình đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/…… |
……..., ngày … tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ
HƯỚNG DẪN
Kính gửi: Sở Xây dựng.....
I. THÔNG TIN CHUNG
- Tên cơ sở đào tạo : ………………………………… .………………….…
- Địa chỉ trụ sở chính: …………..……………………………………..…….
- Điện thoại: …………………………………..Fax: ………………………..
- Website: ……………………., Email: …………………………………….
- Giấy phép đào tạo lái xe số: ………, ngày, tháng, năm cấp (kèm theo bản photo): ……………………………………………………………………….
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO
TT |
Hạng GPLX |
Kết quả tuyển sinh trong 03 năm liên tục trước năm báo cáo tuyển sinh đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn |
Số học viên đã tốt nghiệp (tính sau 3 tháng sau khi tốt nghiệp) |
1 |
Hạng B |
|
|
2 |
Hạng C1 |
|
|
3 |
Hạng C |
|
|
… |
… |
|
|
III. DỰ KIẾN ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN
TT |
Hạng GPLX |
Lưu lượng tuyển sinh |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
3 |
|
|
|
… |
|
|
|
IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ĐỂ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
1. Chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo
- Chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu hướng dẫn (có các bản mềm kèm theo).
- Học liệu đào tạo bao gồm: Học liệu chính, học liệu bổ trợ; các phần mềm, băng đĩa, video, sách, các phần mềm mô phỏng.
2. Hệ thống quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn
2.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống máy chủ; đường truyền (dung lượng).
- Địa điểm đặt trạm đào tạo (nếu có).
- Hạ tầng cơ sở đảm bảo (ít nhất phải có 2 hệ thống hạ tầng kỹ thuật để dự phòng lẫn nhau).
2.2. Hệ thống quản lý học tập
- Cổng thông tin.
- Phân hệ học tập, giảng dạy, tổ chức lớp học, tổ chức thi, báo cáo.
- Phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động.
- Ứng dụng quản lý quá trình học tập, chế độ báo cáo, lưu trữ, trích xuất dữ liệu.
- Phương thức tổ chức thực hiện (tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi, quản lý học viên...).
3. Đội ngũ giáo viên, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, quản trị hệ thống
- Đội ngũ nhà giáo, người hướng dẫn.
- Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật.
- Cán bộ quản lý, quản trị hệ thống.
4. Quy chế đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn (gửi kèm theo)
V. CAM KẾT CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
MẪU
SỔ QUẢN LÝ CẤP CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
SỔ QUẢN LÝ CẤP CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Trang bìa
CƠ QUAN CHỦ QUẢN ………………………
SỔ QUẢN LÝ CẤP CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC
……., ngày……tháng……năm…….. |
2. Nội dung
QUẢN LÝ CẤP CHỨNG CHỈ
TT |
Họ và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Nơi thường trú |
Số Chứng chỉ, ngày, tháng, năm cấp |
Cấp lại Chứng chỉ, số, ngày, tháng, năm cấp lại |
Ký nhận |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÔNG
BÁO PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
THÔNG BÁO
PHƯƠNG
ÁN HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tên cơ sở bồi dưỡng (Trường hoặc Trung tâm):
Giám đốc:…………
Địa chỉ liên lạc:........................................................................................
Điện thoại:...................................................Fax:.......................................
2. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp:........................................................
3. Quyết định thành lập số..... ngày ..... / ..... / ..... của................................
II. THÔNG TIN BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Bồi dưỡng từ năm............ theo văn bản số.........ngày ..... / ..... / ..... của................................
Từ khi thành lập đến nay đã mở được........lớp, bồi dưỡng được...... học viên
Từ khi thành lập đến nay đã cấp......chứng chỉ, cấp lại......chứng chỉ
2. Hiện nay đang bồi dưỡng... học viên, thời gian bồi dưỡng.....tháng.
(Trường hợp chưa bồi dưỡng không nêu các điểm 1, 2 phần II)
3. Tổng số phòng học lý thuyết hiện có:
Đánh giá cụ thể từng phòng học lý thuyết và các thiết bị dạy học: sa hình và hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ; chất lượng từng phòng học.
4. Mục tiêu, kế hoạch giảng dạy: tài liệu giảng dạy, nội dung kiểm tra.
5. Đội ngũ giáo viên
- Số lượng giáo viên:..........................................................
(Có danh sách kèm theo)
6. Đánh giá chung:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
7. Đăng ký thời gian bồi dưỡng: từ ngày…..
|
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU |
DANH SÁCH TRÍCH NGANG GIÁO VIÊN
Số TT |
Họ và tên |
Ngày tháng năm sinh |
Số CCCD/CC |
Đơn vị công tác |
Hình thức tuyển dụng |
Trình độ |
Thâm niên dạy học |
Ghi chú |
|||
Biên chế |
Hợp đồng (thời hạn) |
Văn hóa |
Chuyên môn |
Sư phạm |
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(13) |
(14) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BIỂU
MẪU BÁO CÁO
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
BIỂU MẪU BÁO CÁO
Báo cáo công tác đào tạo lái xe |
|
Báo cáo về công tác cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ |
Mẫu số 01. Báo cáo về công tác đào tạo lái xe
UBND TỈNH…. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./ |
………, ngày…..tháng,.…năm….. |
BÁO CÁO
VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO LÁI XE
Kính gửi: Cục Đường bộ Việt Nam
I. Công tác đào tạo lái xe:
1. Số lượng cơ sở đào tạo lái xe quản lý.
2. Công tác kiểm tra cấp giấy phép đào tạo lái xe.
3. Công tác kiểm tra cấp giấy phép xe tập lái.
4. Công tác kiểm tra cấp giấy xác nhận giáo viên dạy thực hành lái xe.
5. Công tác chỉ đạo điều hành đào tạo lái xe trên địa bàn.
6. Báo cáo số lượng cấp giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo, gồm: hạng B….; hạng C1:….
II. Khó khăn, tồn tại và kiến nghị
|
GIÁM ĐỐC |
Mẫu số 02. Báo cáo về công tác bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
UBND TỈNH…. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./ |
………, ngày…..tháng,.…năm….. |
Kính gửi: Cục Đường bộ Việt Nam
I. Công tác bồi dưỡng:
1. Số lượng cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ quản lý.
2. Số lượng học viên được bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
3. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
II. Công tác kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
1. Số lượng học viên được kiểm tra bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:
- Số lượng học viên đạt kết quả được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:….
- Số lượng học viên không đạt kết quả:….
2. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.
3. Số lượng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ được cấp lại.
III. Công tác chỉ đạo điều hành đào tạo trên địa bàn.
|
GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC XXVII
CẤU
TRÚC MÃ CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE, KHÓA ĐÀO TẠO LÁI XE, SỐ GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH
KHÓA ĐÀO TẠO
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 14/2025/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
I. Mã số quản lý cơ sở đào tạo lái xe: Do Sở Xây dựng tạo cho các cơ sở đào tạo thuộc phạm vi quản lý theo cấu trúc:
N1N2N3N4N5
Trong đó:
Hai chữ số đầu N1N2 là mã tỉnh được lấy theo quy định của Chính phủ về danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam
Ba chữ số N3N4N5 là số được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 001 đến 999.
II. Mã khóa đào tạo lái xe: Do các cơ sở đào tạo tự tạo theo cấu trúc:
N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10N11
Trong đó:
Năm chữ số đầu N1N2 N3N4N5 là mã cơ sở đào tạo lái xe;
Ký tự “K” được viết liền giữa ký tự thứ 5 và ký tự thứ 6
Hai chữ số N6N7 là hai số cuối của năm mở khóa đào tạo;
Năm chữ số N8N9N10N11 là số được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0001 đến 9999.
III. Mã học viên: Do các cơ sở đào tạo tự tạo theo cấu trúc:
N1N2N3N4N5-yyyymmdd- N6N7N8N9N10N11
Trong đó:
Năm chữ số đầu N1N2 N3N4N5 là mã cơ sở đào tạo lái xe;
Ký tự “-” được viết liền giữa các ký tự;
Tám chữ số yyyymmdd là ngày tạo lập thông tin học viên theo định dạng 4 chữ số yyyy là năm, 02 chữ số mm là tháng, 02 chữ số dd là ngày;
Sáu chữ số N6N7N8N9N10N11 là số được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 000001 đến 999999.
IV. Số Giấy xác nhận hoàn thành khóa đào tạo: Do các cơ sở đào tạo tự tạo theo cấu trúc:
Mã học viên-Hạng đào tạo
Trong đó:
Mã học viên được thực hiện theo Mục III Phụ lục này;
Hạng đào tạo có từ 01 đến 03 ký tự lấy theo hạng giấy phép lái xe quy định tại Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
Ký tự “-” được viết liền giữa mã học viên và hạng đào tạo.