Thông tư 03/2025/TT-TANDTC thành lập Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu | 03/2025/TT-TANDTC |
Ngày ban hành | 30/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/2025 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Tòa án nhân dân tối cao |
Người ký | Lê Minh Trí |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2025/TT-TANDTC |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013, Luật số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014, Luật số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 64/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 87/2025/QH14 ngày 25 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 255/2025/QH15 ngày 27 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, các luật tố tụng và luật khác có liên quan;
Căn cứ Nghị quyết số 85/2025/UBTVQH15 ngày 27 tháng 6 năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định về việc thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Thông tư này quy định về việc thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao; quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
1. Thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao gồm:
a) Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội (Tòa Phúc thẩm 1);
b) Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng (Tòa Phúc thẩm 2);
c) Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tòa Phúc thẩm 3);
d) Văn phòng;
đ) Cục Kế hoạch - Tài chính;
e) Cục Công nghệ thông tin;
g) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra I);
h) Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra II);
i) Vụ Giám đốc, kiểm tra về kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc, kiểm tra III);
k) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hành chính (Vụ Giám đốc, kiểm tra IV);
l) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
m) Vụ Tổ chức - Cán bộ;
n) Vụ Hợp tác quốc tế;
o) Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao;
p) Báo Công lý;
TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2025/TT-TANDTC |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 34/2024/QH15 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013, Luật số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014, Luật số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 64/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 87/2025/QH14 ngày 25 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 255/2025/QH15 ngày 27 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, các luật tố tụng và luật khác có liên quan;
Căn cứ Nghị quyết số 85/2025/UBTVQH15 ngày 27 tháng 6 năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định về việc thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Thông tư này quy định về việc thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao; quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
1. Thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao gồm:
a) Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội (Tòa Phúc thẩm 1);
b) Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng (Tòa Phúc thẩm 2);
c) Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tòa Phúc thẩm 3);
d) Văn phòng;
đ) Cục Kế hoạch - Tài chính;
e) Cục Công nghệ thông tin;
g) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra I);
h) Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra II);
i) Vụ Giám đốc, kiểm tra về kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc, kiểm tra III);
k) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hành chính (Vụ Giám đốc, kiểm tra IV);
l) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
m) Vụ Tổ chức - Cán bộ;
n) Vụ Hợp tác quốc tế;
o) Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao;
p) Báo Công lý;
q) Tạp chí Tòa án nhân dân.
2. Sau khi thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao, tại Tòa án nhân dân tối cao có 17 đơn vị trực thuộc, trong đó có 16 đơn vị tại khoản 1 Điều này và Học viện Tòa án.
1. Tòa Phúc thẩm 1 có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 18 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Bắc Ninh, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Tuyên Quang.
Tòa Phúc thẩm 1 có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
2. Tòa Phúc thẩm 2 có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế; các tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Khánh Hòa, Quảng Ngãi và Quảng Trị.
Tòa Phúc thẩm 2 có trụ sở đặt tại thành phố Đà Nẵng.
3. Tòa Phúc thẩm 3 có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh: An Giang, Cà Mau, Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh và Vĩnh Long.
Tòa Phúc thẩm 3 có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 4. Chức vụ, chức danh trong các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao
1. Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
2. Cục, vụ và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao có Vụ trưởng hoặc tương đương, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, Trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
3. Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân có Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và người lao động.
4. Học viện Tòa án có Giám đốc Học viện, Phó Giám đốc Học viện, Trưởng khoa và tương đương, Phó Trưởng khoa và tương đương, viên chức và người lao động.
Điều 5. Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao
1. Chức năng.
Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có chức năng xét xử phúc thẩm vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao sử dụng con dấu riêng có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
3. Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH15 và Luật khác có liên quan.
b) Tổ chức công tác xét xử của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện công tác hành chính, văn thư, quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
d) Thực hiện các hoạt động lưu trữ theo quy định. Tòa Phúc thẩm 1 quản lý tài liệu lưu trữ của mình và của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; Tòa Phúc thẩm 2 quản lý tài liệu lưu trữ của mình và của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng; Tòa Phúc thẩm 3 quản lý tài liệu lưu trữ của mình và của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
đ) Thực hiện công tác tài chính, kế toán theo phân cấp của Tòa án nhân dân tối cao và quy định của pháp luật;
e) Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;
g) Quản lý, điều hành và sử dụng phương tiện phục vụ hoạt động của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;
h) Theo dõi, thống kê, báo cáo về tình hình hoạt động của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;
i) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
4. Cơ cấu tổ chức.
a) Phòng Hành chính tư pháp;
b) Phòng Kế toán, quản trị.
1. Chức năng.
a) Văn phòng có chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý các hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao; xây dựng, tổng hợp, đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; quản lý công tác thông tin, báo chí, xuất bản của Tòa án nhân dân tối cao; tổ chức thực hiện nhiệm vụ hành chính tư pháp, công tác văn thư, lưu trữ của Tòa án nhân dân tối cao; quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, bảo đảm phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao và công tác quản trị nội bộ theo quy định của pháp luật.
b) Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan thường trực của Hội đồng thi đua, khen thưởng Tòa án nhân dân.
2. Văn phòng có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Văn phòng được sử dụng 02 con dấu. Con dấu thứ nhất sử dụng tại Hà Nội do Phòng Văn thư - Lưu trữ quản lý và sử dụng. Con dấu thứ hai sử dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, do Phòng Hành chính, quản trị khu vực phía Nam quản lý và sử dụng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Văn phòng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng, triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện chỉ thị, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác của Tòa án nhân dân; sơ kết, tổng kết công tác của Tòa án nhân dân;
b) Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động của các Tòa án; xây dựng báo cáo công tác của Tòa án; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội;
c) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công;
d) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
đ) Tổ chức công tác tiếp công dân;
e) Tiếp nhận, xử lý văn bản đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; thụ lý vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền;
g) Tổ chức chuẩn bị, phục vụ công tác xét xử; đề xuất phân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giải quyết văn bản đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm;
h) Xây dựng văn bản, triển khai, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong Tòa án nhân dân;
i) Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
k) Quản lý, hướng dẫn công tác thống kê, văn thư, lưu trữ đối với các Tòa án theo quy định của pháp luật;
l) Quản lý kinh phí và thực hiện công tác tài chính, kế toán theo phân cấp của Tòa án nhân dân tối cao và quy định của pháp luật;
m) Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội Tòa án nhân dân tối cao chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công chức, viên chức, người lao động Tòa án nhân dân tối cao; quản lý Quỹ tình nghĩa của Tòa án nhân dân;
n) Quản lý tài sản, cơ sở vật chất; bảo đảm hậu cần, trang thiết bị, điều kiện làm việc; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, y tế của Tòa án nhân dân tối cao;
o) Quản lý, vận hành nhà khách Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định;
p) Thực hiện nghi lễ, khánh tiết; tổ chức sự kiện, thăm hỏi, thăm viếng, tang lễ và nghi lễ khác;
q) Quản lý, điều hành và sử dụng phương tiện phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định;
r) Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền của Tòa án; bảo đảm thông tin hoạt động chung của Tòa án nhân dân tối cao; quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao về nội dung thông tin, tuyên truyền;
s) Tổ chức sưu tầm, bổ sung tài liệu, bảo quản hiện vật lịch sử, tuyên truyền, giáo dục truyền thống của Tòa án nhân dân;
t) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
4. Cơ cấu tổ chức.
a) Phòng Tham mưu tổng hợp;
b) Phòng Tiếp công dân và Xử lý đơn tư pháp;
c) Phòng Thi đua - Khen thưởng;
d) Phòng Văn thư - Lưu trữ;
đ) Phòng Tài vụ;
e) Phòng Quản trị;
g) Phòng Thông tin - Truyền thông;
h) Phòng Tiếp công dân và Xử lý đơn khu vực phía Nam
i) Phòng Hành chính, quản trị khu vực phía Nam.
Điều 7. Cục Kế hoạch - Tài chính
1. Chức năng.
Cục Kế hoạch - Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý công tác tài chính, ngân sách, kế toán, đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công trong Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật; là đơn vị mua sắm tập trung của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Cục Kế hoạch - Tài chính có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Cục Kế hoạch - Tài chính tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quản lý công tác tài chính, kế toán, tài sản công, đầu tư công trong các Tòa án nhân dân và đơn vị dự toán thuộc Tòa án nhân dân tối cao; xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề án, dự án về quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản, đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất;
b) Xây dựng dự toán ngân sách nhà nước của Tòa án nhân dân; lập kế hoạch phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí cho các Tòa án nhân dân và đơn vị dự toán thuộc Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý và sử dụng kinh phí, tài sản, đầu tư, xây dựng trong Tòa án nhân dân;
d) Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công của các Tòa án nhân dân và đơn vị dự toán thuộc Tòa án nhân dân tối cao và đề xuất, kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giao, ủy quyền;
e) Xây dựng tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, văn bản về lĩnh vực kế hoạch tài chính;
g) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác tài chính, kế toán, tài sản công, đầu tư xây dựng;
h) Xây dựng báo cáo về lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
i) Thẩm định các nội dung liên quan đến đầu tư, xây dựng; tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản công của Tòa án nhân dân, theo quy định của pháp luật;
k) Kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, đầu tư công của Tòa án nhân dân;
l) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; xây dựng chiến lược cải cách, hiện đại hóa cơ sở vật chất trong Tòa án nhân dân;
m) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
4. Cơ cấu tổ chức.
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Quản lý Ngân sách và Công sản;
c) Phòng Quản lý Đầu tư xây dựng.
Điều 8. Cục Công nghệ thông tin
1. Chức năng.
Cục Công nghệ thông tin thực hiện chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý và tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; bảo đảm an toàn an ninh mạng; xây dựng Tòa án điện tử trong Tòa án nhân dân.
2. Cục Công nghệ thông tin có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Cục Công nghệ thông tin tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi số trong Tòa án nhân dân;
b) Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch về chuyển đổi số trong Tòa án nhân dân;
c) Xây dựng quy trình tin học hóa đối với quy trình nghiệp vụ trong hoạt động của Tòa án nhân dân; thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động của Tòa án dựa trên công nghệ số, dữ liệu số, lưu trữ số;
d) Xây dựng chính sách phát triển, thu hút nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong Tòa án nhân dân;
đ) Thẩm tra, thẩm định và đánh giá hiệu quả đầu tư đối với chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, dự án mua sắm hoặc dự án khác về lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ số theo quy định của pháp luật;
e) Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng đối với hạ tầng kỹ thuật số, hệ thống thông tin do Tòa án nhân dân tối cao đầu tư, trang bị;
g) Quản lý, lưu trữ dữ liệu số thuộc phạm vi quản lý của Tòa án nhân dân tối cao;
h) Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao về an toàn thông tin, an ninh mạng và chuyển đổi số trong Tòa án nhân dân;
i) Xây dựng, nâng cấp, quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm dữ liệu Tòa án nhân dân, Trung tâm giám sát và điều hành hoạt động Tòa án nhân dân; hạ tầng kỹ thuật số, hệ thống thông tin, nền tảng số của Tòa án nhân dân tối cao;
k) Kết nối, liên thông hệ thống công nghệ thông tin trong Tòa án nhân dân và giữa Tòa án nhân dân với cơ quan nhà nước khác; quản lý, triển khai chương trình, dự án phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin do cơ quan, tổ chức trong, ngoài nước tài trợ, hỗ trợ cho Tòa án nhân dân tối cao;
l) Triển khai, tích hợp, quản lý, khai thác, vận hành hệ thống định danh và xác thực điện tử của Toà án phục vụ chuyển đổi số;
m) Quản lý, vận hành cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử do Tòa án nhân dân tối cao đầu tư, trang bị;
n) Giám sát, tổng hợp thông tin, dữ liệu về tình hình hoạt động của Tòa án trên nền tảng số của Tòa án nhân dân; theo dõi thông tin về tổ chức và hoạt động của Tòa án trên không gian mạng;
o) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
p) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
4. Cơ cấu tổ chức.
a) Phòng Hạ tầng và An toàn thông tin;
b) Phòng Dữ liệu và Nền tảng số;
c) Phòng Giám sát, điều hành và Thông tin số.
Điều 9. Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra I)
1. Chức năng.
Vụ Giám đốc, kiểm tra I thực hiện chức năng tham mưu, giúp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác giám đốc, kiểm tra về lĩnh vực hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Vụ Giám đốc, kiểm tra I tham mưu, giúp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu, giải quyết văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về lĩnh vực hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao;
b) Nghiên cứu, đề xuất việc xem xét, giải quyết kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định về lĩnh vực hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ phiên họp, phiên tòa xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về lĩnh vực hình sự;
d) Kiểm tra nghiệp vụ công tác giải quyết xét xử vụ án hình sự của các Tòa án; theo dõi công tác thi hành án hình sự trong Tòa án nhân dân;
đ) Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án tử hình, thi hành án hình sự, đại xá, đặc xá theo quy định của pháp luật;
e) Xây dựng kế hoạch, báo cáo các vụ án hình sự nghiêm trọng, phức tạp về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
g) Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực hình sự;
h) Tổng kết thực tiễn xét xử, đề xuất án lệ về lĩnh vực hình sự;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về tố tụng trong lĩnh vực hình sự;
k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 10. Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra II)
1. Chức năng.
Vụ Giám đốc, kiểm tra II thực hiện chức năng tham mưu, giúp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác giám đốc, kiểm tra về lĩnh vực dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Vụ Giám đốc, kiểm tra II tham mưu, giúp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu, giải quyết văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về lĩnh vực dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao;
b) Nghiên cứu, đề xuất việc xem xét, giải quyết kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định về lĩnh vực dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ phiên họp, phiên tòa xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về lĩnh vực dân sự;
d) Kiểm tra nghiệp vụ công tác giải quyết xét xử vụ án dân sự của các Tòa án;
đ) Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực dân sự;
e) Tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế có liên quan đến hoạt động xét xử, giải quyết của Tòa án Việt Nam theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
g) Tổng kết thực tiễn xét xử, đề xuất án lệ về lĩnh vực dân sự;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về tố tụng trong lĩnh vực dân sự;
i) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
1. Chức năng.
Vụ Giám đốc, kiểm tra III thực hiện chức năng tham mưu, giúp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác giám đốc, kiểm tra về lĩnh vực kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Vụ Giám đốc, kiểm tra III tham mưu, giúp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu, giải quyết văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về lĩnh vực kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao;
b) Nghiên cứu, đề xuất việc xem xét, giải quyết kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định về lĩnh vực kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ phiên họp, phiên tòa xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về lĩnh vực kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên;
d) Kiểm tra nghiệp vụ công tác giải quyết xét xử vụ án kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên của các Tòa án;
đ) Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên;
e) Tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế có liên quan đến hoạt động xét xử, giải quyết của Tòa án Việt Nam theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
g) Tổng kết thực tiễn xét xử, để xuất án lệ về lĩnh vực kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về tố tụng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, lao động, gia đình và người chưa thành niên;
i) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 12. Vụ Giám đốc, kiểm tra về hành chính (Vụ Giám đốc, kiểm tra IV)
1. Chức năng.
Vụ Giám đốc, kiểm tra IV thực hiện chức năng tham mưu, giúp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác giám đốc, kiểm tra về lĩnh vực hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Vụ Giám đốc, kiểm tra IV tham mưu, giúp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu, giải quyết văn bản yêu cầu, đề nghị, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về lĩnh vực hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao;
b) Nghiên cứu, đề xuất việc xem xét, giải quyết kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định về lĩnh vực hành chính của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ phiên họp, phiên tòa xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về lĩnh vực hành chính;
d) Kiểm tra nghiệp vụ công tác giải quyết xét xử vụ án hành chính của các Tòa án;
đ) Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực hành chính;
e) Tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế có liên quan đến hoạt động xét xử, giải quyết của Tòa án Việt Nam theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
g) Tổng kết thực tiễn xét xử, đề xuất án lệ về lĩnh vực hành chính;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về tố tụng trong lĩnh vực hành chính,
i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 13. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học
1. Chức năng.
a) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học thực hiện chức năng tham mưu, giúp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ, quản lý khoa học; nghiên cứu chiến lược, chính sách để xây dựng quan điểm, chủ trương, đường lối, định hướng cải cách tư pháp, xây dựng pháp luật về Tòa án nhân dân.
b) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học là cơ quan thường trực của Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học tham mưu, giúp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Phối hợp với Chính phủ và các bộ, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tổng kết thực tiễn xét xử trong các lĩnh vực pháp luật liên quan;
c) Phát triển án lệ; tổng kết thực tiễn xét xử và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử;
d) Đề xuất nhiệm vụ lập pháp đến Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; xây dựng chính sách, soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
đ) Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao xây dựng; tham gia thẩm định văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, các Bộ, ngành xây dựng theo quy định;
e) Tổ chức rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật;
g) Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử theo quy định của luật;
h) Tổ chức tập huấn, xây dựng tài liệu tập huấn văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của Tòa án và văn bản quy phạm pháp luật khác;
i) Xây dựng chiến lược, định hướng phát triển khoa học và công nghệ của Tòa án nhân dân;
k) Quản lý, tổ chức triển khai nghiên cứu, giao nghiên cứu nhiệm vụ khoa học liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án cho đơn vị, cá nhân trong Tòa án nhân dân;
l) Thực hiện cải cách tư pháp của Tòa án nhân dân;
m) Nghiên cứu chiến lược, chính sách để xây dựng quan điểm, chủ trương, đường lối, định hướng cải cách tư pháp, xây dựng pháp luật về Tòa án nhân dân;
n) Thực hiện kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
o) Là đầu mối phối hợp với bộ, ngành liên quan trong công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý; bồi thường nhà nước; phổ biến, giáo dục pháp luật; giám định tư pháp; công chứng, luật sư; thi hành án dân sự; lý lịch tư pháp và những lĩnh vực khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của Tòa án;
p) Quản lý thư viện, tổ chức giới thiệu sách, báo, tài liệu pháp lý cần thiết cho Thẩm phán, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân;
q) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
r) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Cơ cấu tổ chức.
a) Phòng Pháp luật hình sự, gia đình và người chưa thành niên;
b) Phòng Pháp luật dân sự, lao động, phá sản;
c) Phòng Pháp luật kinh doanh, thương mại và phát triển án lệ;
d) Phòng Pháp luật hành chính và Quản lý khoa học.
1. Chức năng.
a) Vụ Tổ chức - Cán bộ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ban Thường vụ Đảng ủy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong lĩnh vực tổ chức, cán bộ theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
b) Vụ Tổ chức - Cán bộ là cơ quan giúp việc cho Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán Quốc gia; Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn.
Vụ Tổ chức - Cán bộ tham mưu, giúp Ban Thường vụ Đảng ủy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng tổ chức, bộ máy; quy trình tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức; ban hành quy định về vị trí việc làm, chức danh tương đương, quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và các chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân;
b) Căn cứ chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ, cụ thể hóa thành các kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ, quy định, quy chế trong công tác cán bộ của Tòa án nhân dân;
c) Quyết định giao, điều chỉnh biên chế công chức, viên chức, số lượng người làm việc đối với các Tòa án nhân dân. Phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân;
d) Thành lập đoàn và cử cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi công tác ở nước ngoài; cho phép công chức, viên chức, người lao động đi ra nước ngoài để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật;
đ) Xây dựng chương trình, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Tòa án nhân dân; chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng lập kế hoạch và phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động hằng năm do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, người lao động của Tòa án nhân dân. Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
e) Tổ chức thi tuyển chọn, xét nâng bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân; thi, xét nâng ngạch Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án và công chức khác; xét thăng hạng viên chức trong Tòa án nhân dân;
g) Quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Thường vụ Đảng ủy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
h) Phối hợp với Bộ Quốc phòng quản lý Tòa án quân sự về tổ chức cán bộ; quy định biên chế; thành lập, tổ chức lại, giải thể và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án quân sự các cấp;
i) Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Tòa án nhân dân theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
k) Thực hiện kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ của Tòa án nhân dân;
l) Chủ trì, phối hợp nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức, cán bộ của Tòa án nhân dân. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lĩnh vực tổ chức, cán bộ theo chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
m) Hướng dẫn công tác bầu Hội thẩm của Tòa án nhân dân các cấp, công tác tuyển chọn và bổ nhiệm Hòa giải viên, quyết định số lượng Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện;
n) Quản lý và thực hiện việc cấp Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy chứng minh Hội thẩm nhân dân, Giấy chứng nhận chức danh tư pháp, Giấy chứng nhận Tòa án nhân dân theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao;
o) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, đánh giá tình hình thực hiện công tác tổ chức, cán bộ của Tòa án nhân dân theo quy định;
p) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
q) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Cơ cấu tổ chức.
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Cán bộ trung ương;
c) Phòng Cán bộ địa phương;
d) Phòng Đào tạo, bồi dưỡng.
1. Chức năng.
Vụ Hợp tác quốc tế thực hiện chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác hợp tác quốc tế và nghiên cứu pháp luật quốc tế.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Vụ Hợp tác quốc tế tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế và tương trợ tư pháp của Tòa án nhân dân;
b) Xây dựng chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển công tác đối ngoại, kế hoạch phát triển về đối ngoại, hợp tác quốc tế của Tòa án nhân dân;
c) Là đầu mối thực hiện các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, tương trợ tư pháp của Tòa án nhân dân;
d) Xây dựng, tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế về tư pháp mà Tòa án nhân dân tối cao ký với đối tác nước ngoài;
đ) Đề xuất gia nhập hoặc tham gia xây dựng, đàm phán, ký kết, tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tương trợ tư pháp hoặc liên quan đến hoạt động xét xử, giải quyết vụ việc của Tòa án Việt Nam;
e) Tham gia nội luật hóa điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
g) Nghiên cứu pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài phục vụ cho xây dựng chiến lược, chương trình, đề án về sự phát triển của nền tư pháp Việt Nam;
h) Tham gia diễn đàn, hội nghị, hoạt động quốc tế về tư pháp quốc tế và tương trợ tư pháp; tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế có liên quan đến hoạt động xét xử, giải quyết của Tòa án Việt Nam;
i) Chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động tương trợ tư pháp, dẫn độ, chuyển giao người bị kết án phạt tù theo quy định pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
k) Phối hợp với nhà tài trợ, cơ quan nhà nước trong việc vận động, tiếp nhận và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì hoặc tham gia;
l) Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế của Tòa án nhân dân;
m) Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị;
n) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Cơ cấu tổ chức.
a) Phòng Quan hệ quốc tế;
b) Phòng Pháp luật quốc tế.
Điều 16. Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao
1. Chức năng.
Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao thực hiện chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và kiểm soát tài sản, thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong Tòa án nhân dân trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
b) Căn cứ quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp về nâng cao kỷ cương, kỷ luật công vụ, quản lý công chức, viên chức, người lao động trong Tòa án nhân dân;
c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân;
d) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
đ) Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân;
e) Quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, trừ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật tố tụng;
g) Quản lý, kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; hướng dẫn thực hiện về minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định;
h) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc thẩm quyền theo phân cấp. Thanh tra lại vụ việc đã được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
i) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
k) Thực hiện báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Cơ cấu tổ chức.
a) Phòng Thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ;
b) Phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo;
c) Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
1. Chức năng.
Báo Công lý là cơ quan ngôn luận của Tòa án nhân dân tối cao, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao theo tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép hoạt động của Báo Công lý; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành, áp dụng pháp luật và công tác Tòa án phục vụ yêu cầu quản lý của Tòa án nhân dân tối cao.
2. Báo Công lý gồm Báo in và Báo Điện tử, là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Tòa án nhân dân tối cao, có ưu sở tại Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
3. Báo Công lý chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tòa án nhân dân tối cao; chịu sự quản lý, định hướng thông tin về báo chí của cơ quan có thẩm quyền. Báo Công lý hoạt động theo quy định của Luật Báo chí, quy định của pháp luật có liên quan và của Tòa án nhân dân tối cao.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn.
a) Xây dựng, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt kế hoạch hoạt động của đơn vị;
b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, dự thảo văn bản về tổ chức và hoạt động của đơn vị;
c) Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch có liên quan đến tổ chức, hoạt động của đơn vị; đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động của đơn vị sau khi được phê duyệt;
d) Tổ chức sản xuất ấn phẩm báo in, báo điện tử, báo hình, chuyên trang điện tử phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích và quy định của pháp luật về báo chí, thông tin và truyền thông;
đ) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hoạt động xây dựng, thi hành, áp dụng pháp luật và hoạt động của Tòa án nhân dân; phản ánh dư luận xã hội;
g) Tổ chức, tham gia chương trình hoạt động xã hội phục vụ nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân tối cao;
h) Thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin, truyền thông và dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật;
k) Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý tài sản theo phân cấp và quy định của pháp luật;
l) Thực hiện công tác quản lý viên chức, người lao động, cộng tác viên và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo phân cấp và quy định của pháp luật;
m) Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thực hành tiết kiệm trong hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
n) Thực hiện báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của đơn vị;
o) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
5. Cơ cấu tổ chức.
a) Phòng Phóng viên;
b) Phòng Thư ký biên tập;
c) Phòng Trị sự;
d) Phòng Tài chính - Kế toán;
đ) Phòng Truyền thông và Phát triển nội dung số.
Điều 18. Tạp chí Tòa án nhân dân
1. Chức năng.
a) Tạp chí Tòa án nhân dân là diễn đàn khoa học pháp lý, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và lý luận về giải quyết, xét xử vụ án, vụ việc; về tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân; bình luận án lệ và nghiên cứu khoa học xét xử.
b) Tạp chí Tòa án nhân dân gồm Tạp chí in và Tạp chí điện tử, là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Tòa án nhân dân tối cao, có trụ sở tại Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2. Tạp chí Tòa án nhân dân chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Tòa án nhân dân tối cao; chịu sự quản lý, định hướng thông tin về báo chí của cơ quan có thẩm quyền. Tạp chí Tòa án nhân dân hoạt động theo quy định của Luật Báo chí, quy định của pháp luật có liên quan và của Tòa án nhân dân tối cao.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn.
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động và phát triển của Tạp chí Tòa án nhân dân;
b) Xuất bản, phát hành chuyên đề, ấn phẩm về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật và phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
c) Tiếp nhận, tuyển chọn, biên tập bài, xuất bản và phát hành ấn phẩm in, Trang thông tin điện tử do Tạp chí Tòa án nhân dân xây dựng và quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Phổ biến, đăng tải văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
đ) Tổ chức nghiên cứu khoa học xét xử; tiếp nhận, công bố công trình, kết quả nghiên cứu khoa học xét xử;
e) Quản lý công tác tài chính, kế toán, tài sản theo phân cấp và quy định của pháp luật;
g) Thực hiện công tác quản lý viên chức, người lao động; công tác thi đua, khen thưởng theo phân cấp và quy định của pháp luật;
h) Tổ chức thực hiện khai thác thông tin quảng cáo, tài trợ theo quy định của pháp luật để bảo đảm một phần chi phí cho hoạt động nghiệp vụ;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thực hành tiết kiệm trong hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
k) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Giấy phép hoạt động, Luật Báo chí và phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
4. Cơ cấu tổ chức.
a) Phòng Tạp chí in;
b) Phòng Tạp chí điện tử và nghiên cứu khoa học xét xử;
c) Phòng Trị sự.
1. Chức năng.
a) Học viện Tòa án thực hiện chức năng đào tạo đại học, sau đại học các chuyên ngành Luật; đào tạo nghiệp vụ xét xử, nghiệp vụ Thẩm tra viên Tòa án, nghiệp vụ Thư ký Tòa án; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh tư pháp, công chức khác, viên chức trong Tòa án nhân dân, Hòa giải viên và Hội thẩm nhân dân; nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
b) Học viện Tòa án là đơn vị sự nghiệp thuộc Tòa án nhân dân tối cao, có trụ sở chính tại Hà Nội, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn.
a) Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Tòa án theo quy định;
b) Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch và giải pháp bảo đảm chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật và yêu cầu của Tòa án nhân dân;
c) Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn thuộc chức năng của Học viện Tòa án;
d) Tổ chức biên soạn, thẩm định chương trình đào tạo, bồi dưỡng, giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo và tài liệu khác phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học;
đ) Tổ chức nghiên cứu khoa học, đề xuất án lệ, ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân;
e) Cấp văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
g) Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học;
h) Hợp tác, liên kết với cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học khi được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt;
i) Thực hiện công tác cán bộ theo phân cấp;
k) Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo phân cấp và quy định của pháp luật;
l) Thực hiện chế độ tài chính, kế toán theo phân cấp và quy định của pháp luật;
m) Sử dụng, quản lý tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
n) Huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính theo phân cấp và quy định của pháp luật;
o) Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thực hành tiết kiệm trong hoạt động của Học viện Tòa án; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
p) Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về lĩnh vực, nhiệm vụ thuộc chức năng của Học viện Tòa án theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
q) Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng nếp sống văn hóa, tạo môi trường sư phạm trong Học viện Tòa án;
r) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Cơ cấu tổ chức.
a) Hội đồng Học viện Tòa án;
b) Các đơn vị thuộc Học viện Tòa án gồm: Khoa Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Tòa án; Khoa Đại học; Phòng Quản lý đào tạo; Phòng Đảm bảo chất lượng đào tạo; Phòng Tổ chức, hành chính; Phòng Nghiên cứu khoa học Tòa án, thông tin và thư viện; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Thông tư số 02/2024/TT-TANDTC ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của đơn vị quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao tổ chức xây dựng quy chế hoạt động của đơn vị trình lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc đề xuất, kiến nghị thì phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: |
CHÁNH ÁN |