Thông tư 13/2025/TT-BGDĐT quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 13/2025/TT-BGDĐT |
Ngày ban hành | 12/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/2025 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Nguyễn Văn Phúc |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Giáo dục |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2025/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 37/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 142/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 143/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh giáo dục.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh giáo dục được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, chính quyền địa phương, cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong lĩnh vực giáo dục.
Điều 2. Nguyên tắc phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền
1. Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp với các nguyên tắc, quy định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các Nghị định của Chính phủ về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục.
2. Bảo đảm phân quyền, phân cấp, phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền; không trùng lặp, chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục.
3. Bảo đảm không ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về lĩnh vực giáo dục mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.
Các thủ tục hành chính khi giải quyết mà phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thì khi người dân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính đồng thời nộp phí, lệ phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Mức phí, lệ phí, việc quản lý, sử dụng phí, lệ phí thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với phí, lệ phí tương ứng.
Điều 4. Nguyên tắc khai thác, sử dụng dữ liệu điện tử
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm khai thác dữ liệu điện tử đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác để bổ sung thông tin vào hồ sơ của cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, không yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp, xuất trình giấy tờ, tài liệu mà thông tin đã được khai thác trong các cơ sở dữ liệu; trừ trường hợp sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra lại tính xác thực của thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được số hóa.
Điều 5. Quản lý văn bằng, chứng chỉ
1. Thẩm quyền quản lý việc sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ và chịu trách nhiệm về việc cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT.
3. Đối với văn bằng, chứng chỉ do Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì việc cấp lại; cấp bản sao từ sổ gốc; chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ; thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ do Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2025/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2025 |
Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19 tháng 02 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 37/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 142/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 143/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh giáo dục.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh giáo dục được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, chính quyền địa phương, cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong lĩnh vực giáo dục.
Điều 2. Nguyên tắc phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền
1. Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp với các nguyên tắc, quy định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các Nghị định của Chính phủ về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục.
2. Bảo đảm phân quyền, phân cấp, phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền; không trùng lặp, chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục.
3. Bảo đảm không ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về lĩnh vực giáo dục mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.
Các thủ tục hành chính khi giải quyết mà phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thì khi người dân, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính đồng thời nộp phí, lệ phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Mức phí, lệ phí, việc quản lý, sử dụng phí, lệ phí thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với phí, lệ phí tương ứng.
Điều 4. Nguyên tắc khai thác, sử dụng dữ liệu điện tử
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính có trách nhiệm khai thác dữ liệu điện tử đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác để bổ sung thông tin vào hồ sơ của cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, không yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp, xuất trình giấy tờ, tài liệu mà thông tin đã được khai thác trong các cơ sở dữ liệu; trừ trường hợp sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra lại tính xác thực của thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được số hóa.
Điều 5. Quản lý văn bằng, chứng chỉ
1. Thẩm quyền quản lý việc sử dụng phôi văn bằng, chứng chỉ và chịu trách nhiệm về việc cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 3 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT.
3. Đối với văn bằng, chứng chỉ do Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì việc cấp lại; cấp bản sao từ sổ gốc; chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ; thu hồi, hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ do Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện.
4. Điều chỉnh thời hạn thực hiện thủ tục cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc và chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT như sau:
a) Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu cấp bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan tiếp nhận yêu cầu cấp bản sao không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 31 Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 01 (một) ngày làm việc hoặc dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Thẩm quyền tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài, gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường tiểu học quy định tại khoản 1 Điều 27 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thẩm quyền tổ chức thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học quy định tại Điều 42 Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
3. Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT.
4. Bỏ cụm từ “hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo”, “hoặc lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo”, “phòng giáo dục và đào tạo” tại Điều 29; cụm từ “Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện”, “Ủy ban nhân dân cấp huyện” tại Điều 42 Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT.
5. Điều chỉnh thời hạn thực hiện việc thành lập đoàn đánh giá ngoài và triển khai các bước trong quy trình đánh giá ngoài trường tiểu học, cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và cấp Bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT như sau:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: Thực hiện việc thành lập đoàn đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và triển khai các bước trong quy trình đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 28 của Quy định này trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thông tin cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trường tiểu học hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài;
b) Cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục theo cấp độ trường tiểu học đạt được;
c) Cấp Bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho trường tiểu học.
1. Thẩm quyền tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài, gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở (sau đây gọi là trường trung học) quy định tại khoản 1 Điều 27 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thẩm quyền tổ chức thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học quy định tại Điều 42 Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
3. Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT.
4. Bỏ cụm từ “hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo”, ‘'hoặc lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo”, “phòng giáo dục và đào tạo” tại Điều 29; cụm từ “Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện”, “Ủy ban nhân dân cấp huyện” tại Điều 42 Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT.
5. Điều chỉnh thời hạn thực hiện việc thành lập đoàn đánh giá ngoài và triển khai các bước trong quy trình đánh giá ngoài trường trung học, cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và cấp Bằng công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia quy định tại Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT như sau:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: Thực hiện việc thành lập đoàn đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và triển khai các bước trong quy trình đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 28 của Quy định này trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thông tin cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trường trung học hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục theo cấp độ trường trung học đạt được;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho trường trung học.
1. Thẩm quyền tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài, gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trường mầm non quy định tại khoản 1 Điều 27 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thẩm quyền tổ chức thực hiện quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non quy định tại Điều 42 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
3. Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.
4. Bỏ cụm từ “hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo”, “hoặc lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục và đào tạo”, “phòng giáo dục và đào tạo” tại Điều 29; cụm từ “Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện”, “Ủy ban nhân dân cấp huyện” tại Điều 42 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.
5. Điều chỉnh thời hạn thực hiện việc thành lập đoàn đánh giá ngoài và triển khai các bước trong quy trình đánh giá ngoài trường mầm non, cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và cấp Bằng công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT như sau:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: Thực hiện việc thành lập đoàn đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 29, Điều 30 và triển khai các bước trong quy trình đánh giá ngoài theo quy định tại Điều 28 của Quy định này trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thông tin cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trường mầm non hồ sơ đã được chấp nhận để đánh giá ngoài;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp Chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục theo cấp độ trường mầm non đạt được;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn đánh giá ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia cho trường mầm non.
1. Thẩm quyền thống kê, tổng hợp kết quả đánh giá trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích đối với các nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thay thế cụm từ “báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện” bằng cụm từ “báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” tại khoản 3 Điều 12; cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Điều 13, Điều 15 Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT.
3. Bỏ cụm từ “và các nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện” tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT.
Điều 10. Tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên
1. Thẩm quyền chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại thể lực cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý quy định tại khoản 2 Điều 17 Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thay thế cụm từ “các Phòng Giáo dục” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại khoản 1 Điều 17 Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT.
Điều 11. Tổ chức thực hiện quy định về chữ thập đỏ trong trường học
1. Thẩm quyền tổ chức thực hiện quy định về chữ thập đỏ trong trường học quy định tại Điều 11 Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học (sau đây gọi là Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thay thế cụm từ “các Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 07/2014/TT-BGDĐT.
Điều 12. Tổ chức thực hiện quy định về sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử
1. Thẩm quyền hướng dẫn, triển khai tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử; đưa nội dung xây dựng, nâng cấp, quản lý, vận hành hệ thống thư điện tử, cổng thông tin điện tử vào kế hoạch công tác hằng năm; báo cáo kết quả triển khai tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử quy định tại Điều 14 Thông tư số 37/2020/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2020 quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thư điện tử và cổng thông tin điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là Thông tư số 37/2020/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thẩm quyền tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp hạng hoạt động hệ thống thư điện tử, cổng thông tin điện tử của các cơ sở giáo dục trực thuộc; công khai kết quả trên cổng thông tin điện tử quy định tại khoản 5 Điều 16 Thông tư số 37/2020/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
3. Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại khoản 1, 2 Điều 1, khoản 3 Điều 2, khoản 1 Điều 10, khoản 1, 3 Điều 13, khoản 4 Điều 16; cụm từ “Trưởng phòng các Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Điều 18 Thông tư số 37/2020/TT-BGDĐT.
Điều 13. Tổ chức thực hiện quy định về phòng học bộ môn
1. Thẩm quyền tổ chức thực hiện quy định về phòng học bộ môn quy định lại Điều 19 Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” tại khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 20 bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã”; cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp huyện” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” tại khoản 3 Điều 19; cụm từ “Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện lập” bằng cụm từ “Tổ chức lập, quyết định theo thẩm quyền” tại khoản 1 Điều 19 Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT.
Điều 14. Tổ chức thực hiện quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông
1. Thẩm quyền đánh giá và công nhận thư viện trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) quy định tại điểm b khoản 4 Điều 25 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi là Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thẩm quyền tổ chức thực hiện quy định Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
3. Thay thế các cụm từ: “cấp huyện”, “cấp xã, huyện” bằng cụm từ “cấp xã” tại Điều 4; cụm từ “Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện đầu tư” bằng cụm từ “Tổ chức lập, quyết định theo thẩm quyền dự án đầu tư” tại điểm a khoản 2 Điều 26; cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp huyện” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” tại điểm c khoản 2 Điều 26; cụm từ: “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Điều 25, Điều 26 Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT.
1. Thẩm quyền tổ chức thực hiện quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quy định tại Điều 11 Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi là Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại khoản 1, 2 Điều 5 và khoản 1 Điều 14; từ “huyện” bằng từ “xã” tại khoản 1 Điều 9; cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp huyện” bằng cụm từ “Sở Giáo dục và Đào tạo” tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT.
Điều 16. Tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh
1. Thẩm quyền chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các trường tiểu học và trường trung học cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 08/2024/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi là Thông tư số 08/2024/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Điều 9, điểm b khoản 1 Điều 10, Điều 11 Thông tư số 08/2024/TT-BGDĐT.
Điều 17. Tổ chức thực hiện quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo
1. Thẩm quyền hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai báo cáo và quản lý dữ liệu thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo (sau đây gọi là Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT) do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện.
2. Thay thế cụm từ: “Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc phòng có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Giáo dục và Đào tạo)” tại khoản 2 Điều 1 và cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” tại khoản 4, 5 Điều 9, khoản 1, 3 Điều 10, khoản 3 Điều 13 Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã”.
1. Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Điều 1, Điều 12 Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục; tại Điều 11 Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông; tại Điều 11 Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác xã hội trong trường học; tại Điều 12 Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; tại Điều 10 Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; tại Điều 10 Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
2. Thay thế cụm từ “cấp huyện” tại khoản 2 Điều 4 và điểm c khoản 2 Điều 6 bằng cụm từ “cấp xã”; từ “huyện” bằng từ “tỉnh” tại điểm a khoản 2 Điều 6; thay thế các cụm từ: “cấp huyện”, “quận/huyện”, “huyện” bằng cụm từ “cấp xã” tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 35/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thông tin quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
3. Thay thế cụm từ “Cấp quận, huyện, thành phố (trực thuộc tỉnh)” bằng cụm từ “cấp xã” tại điểm b khoản 5 Điều 10 Thông tư số 48/2020/BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường.
4. Thay thế cụm từ “cấp huyện” bằng cụm từ “cấp xã” tại mục 3.2 trong các Bản mô tả vị trí việc làm Phụ lục IIA, IIB, IIC Thông tư số 15/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Giáo dục.
5. Thay thế cụm từ “Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Điều 12 Quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 31/2009/TT-BGDĐT ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tại điểm a mục 2210 (về tỷ lệ học sinh được công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở) khoản 2.2 Phụ lục II Thông tư số 03/2024/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục.
6. Thay thế cụm từ “Phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Ủy ban nhân dân cấp xã” tại Phụ lục II; cụm từ “Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo” bằng cụm từ “Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã” tại khoản 1 Phần III Biểu 03. CN-THCS và khoản 1 Phần II Biểu 05. CN-GDTX Phụ lục II Thông tư số 25/2024/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục.
Điều 19. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Thông tư này hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 trừ các trường hợp Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này thông qua hoặc ban hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025 và có hiệu lực trước ngày 01 tháng 3 năm 2027 thì quy định tương ứng trong Thông tư này hết hiệu lực tại thời điểm các văn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực.
3. Trong thời gian các quy định của Thông tư này có hiệu lực, nếu quy định về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước, trình tự, thủ tục trong Thông tư này khác với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |