Quyết định 4514/QĐ-UBND năm 2018 về Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Số hiệu | 4514/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 08/10/2018 |
Ngày có hiệu lực | 08/10/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Huỳnh Đức Thơ |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4514/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 10 năm 2018 |
BAN HÀNH DANH MỤC CÁC NGUỒN NƯỚC PHẢI LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 648/TTr-STNMT ngày 17 tháng 9 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Chi tiết tại phụ lục kèm theo).
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định;
b) Hằng năm, căn cứ vào Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn và xây dựng phương án, kinh phí cắm mốc chi tiết sau khi Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch;
c) Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn thành phố. Phối hợp với các cơ quan liên quan cập nhật, bổ sung danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trình UBND thành phố phê duyệt bổ sung. Tổng hợp báo cáo UBND thành phố kết quả cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn thành phố.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu cân đối, bố trí kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hàng năm từ ngân sách thành phố và nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
3. Các sở, ban, ngành liên quan chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc tổ chức thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
a) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường trong việc quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
c) Định kỳ rà soát các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt bổ sung (nếu có thay đổi);
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận hành hồ chứa trong việc xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên địa bàn và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt;
đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác trên địa bàn và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt.
e) Trước ngày 15/12 hàng năm tổng hợp, cập nhật, bổ sung các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và báo cáo kết quả cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
5. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình:
a) Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;
- Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4514/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 10 năm 2018 |
BAN HÀNH DANH MỤC CÁC NGUỒN NƯỚC PHẢI LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 648/TTr-STNMT ngày 17 tháng 9 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Chi tiết tại phụ lục kèm theo).
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định;
b) Hằng năm, căn cứ vào Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn và xây dựng phương án, kinh phí cắm mốc chi tiết sau khi Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch;
c) Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn thành phố. Phối hợp với các cơ quan liên quan cập nhật, bổ sung danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trình UBND thành phố phê duyệt bổ sung. Tổng hợp báo cáo UBND thành phố kết quả cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn thành phố.
2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu cân đối, bố trí kinh phí cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hàng năm từ ngân sách thành phố và nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
3. Các sở, ban, ngành liên quan chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc tổ chức thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
a) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước; chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường trong việc quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn;
c) Định kỳ rà soát các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt bổ sung (nếu có thay đổi);
d) Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận hành hồ chứa trong việc xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên địa bàn và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt;
đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác trên địa bàn và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt.
e) Trước ngày 15/12 hàng năm tổng hợp, cập nhật, bổ sung các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và báo cáo kết quả cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
5. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình:
a) Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Không được gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;
- Không làm ảnh hưởng đến các chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường sinh thái trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường về ảnh hưởng đến chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước khi thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước sau đây:
- Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
- San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai;
- Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
- Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Điều 3. Đối với nguồn nước là công trình thủy lợi
1. Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa thủy lợi chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc và cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy lợi đối với các hồ chứa thủy lợi có dung tích từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ.
2. Đối với các nguồn nước là công trình thủy lợi, hồ chứa thủy lợi khác giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện lập, cắm mốc, quản lý hành lang bảo vệ theo quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải; Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường; Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
NGUỒN NƯỚC PHẢI LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành theo Quyết định số 4514/QĐ-UBND ngày 08/10/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng)
TT |
TÊN NGUỒN NƯỚC |
ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH |
CHỨC NĂNG HÀNH LANG BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC |
|||
Bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước |
Phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước |
Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước |
Tạo không gian cho các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, bảo tồn và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa, du lịch, tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước |
|||
I |
QUẬN HẢI CHÂU |
|
|
|
|
|
1 |
Hồ Đảo Xanh |
Phường Hòa Cường Bắc |
x |
x |
x |
x |
2 |
Sông Hàn |
Các phường: Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc, Hải Châu 1, Thạch Thang, Thuận Phước. |
x |
x |
x |
x |
II |
QUẬN THANH KHÊ |
|
|
|
|
|
3 |
Hồ Thạc Gián |
Phường Thạc Gián |
x |
x |
x |
|
4 |
Hồ Vĩnh Trung |
Phường Vĩnh Trung |
x |
x |
x |
|
5 |
Hồ Công viên 29/3 |
Phường Thạc Gián |
x |
x |
x |
x |
6 |
Hồ Xuân Hòa A |
Phường Hòa Khê |
x |
x |
x |
|
7 |
Hồ 2 hecta |
Phường Thanh Khê Tây |
x |
x |
x |
|
8 |
Hồ Phần Lăng 1 |
Phường An Khê |
x |
x |
x |
|
9 |
Sông Phú Lộc |
Các phường: Thanh Khê Đông, Thanh Khê Tây |
x |
x |
|
|
III |
QUẬN SƠN TRÀ |
|
|
|
|
|
10 |
Hồ Xanh |
Phường Thọ Quang |
x |
x |
x |
|
11 |
Sông Hàn |
Các phường: An Hải Tây, An Hải Bắc, Nại Hiên Đông |
x |
x |
x |
x |
12 |
Suối Đá |
Phường Thọ Quang |
x |
x |
x |
|
13 |
Suối Tình |
Phường Thọ Quang |
x |
x |
x |
|
IV |
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN |
|
|
|
|
|
14 |
Hồ Bá Tùng |
Phường Hòa Quý |
x |
x |
x |
|
15 |
Sông Cổ Cò |
Các phường: Hòa Quý, Hòa Hải |
x |
x |
x |
x |
16 |
Sông Vĩnh Điện |
Phường Hòa Quý |
x |
x |
x |
x |
17 |
Sông Hàn |
Các phường: Khuê Mỹ, Mỹ An |
x |
x |
x |
x |
V |
QUẬN CẨM LỆ |
|
|
|
|
|
18 |
Hồ Đò Xu |
Phường Khuê Trung |
x |
x |
|
|
19 |
Hồ khu B Nam Cầu Cẩm Lệ |
Phường Hòa Xuân |
x |
x |
|
|
20 |
Hồ khu C |
Phường Hòa Xuân |
x |
x |
|
|
21 |
Hồ khu E (giai đoạn 1) Nam Cầu Cẩm Lệ |
Phường Hòa Xuân |
x |
x |
|
|
22 |
Hồ Hòa Xuân 2 |
Phường Hòa Xuân |
x |
x |
|
|
23 |
Bàu Gia Hạ |
Phường Hòa Thọ Đông |
x |
x |
|
|
24 |
Bàu Gia Thượng |
Phường Hòa Thọ Đông |
x |
x |
|
|
25 |
Hồ Nguyễn Phước Tần - Lê Kim Lăng |
Phường Hòa Thọ Đông, |
x |
x |
|
|
26 |
Hồ Nguyễn Thế Lịch – Trần Văn Lang |
Phường Hòa Thọ Đông, |
x |
x |
|
|
27 |
Sông Vĩnh Điện |
Phường Hòa Xuân |
x |
x |
x |
|
28 |
Sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ |
Các phường: Hòa Thọ Tây, Hòa Thọ Đông, Khuê Trung, Hòa Xuân |
x |
x |
x |
|
VII |
QUẬN LIÊN CHIỂU |
|
|
|
|
|
29 |
Hồ Trung Nghĩa 1 |
Phường Hòa Minh |
x |
x |
|
|
30 |
Hồ Trung Nghĩa 2 |
Phường Hòa Minh |
x |
x |
|
|
31 |
Hồ Phước Lý |
Phường Hòa Minh, |
x |
x |
|
|
32 |
Hồ Hòa Phú |
Phường Hòa Minh |
x |
x |
|
|
33 |
Hồ Báu Sấu |
Các phường: Hòa Minh và Hòa Khánh Bắc |
x |
x |
|
|
34 |
Hồ Bàu Tràm |
Phường Hòa Hiệp Nam |
x |
x |
|
|
35 |
Hồ Hoàng Văn Thái |
Phường Hòa Khánh Nam |
x |
x |
|
|
36 |
Sông Cu Đê |
Phường Hòa Hiệp Bắc |
x |
x |
x |
|
37 |
Suối Lương |
Phường Hòa Hiệp Bắc |
x |
x |
x |
|
VII |
HUYỆN HÒA VANG |
|
|
|
|
|
38 |
Hồ điều tiết khu B (giai đoạn 2 - Phân kỳ 3) |
Xã Hòa Phước |
x |
x |
|
|
39 |
Hồ điều tiết khu B (giai đoạn 2 - Phản kỳ 2) |
Xã Hòa Phước |
x |
x |
|
|
40 |
Hồ Đồng Nghệ |
Xã Hòa Khương |
x |
x |
x |
x |
41 |
Hồ Hòa Trung |
Xã Hòa Liên |
x |
x |
x |
x |
42 |
Hồ Hố Cau |
Xã Hòa Phú |
x |
x |
|
|
43 |
Hồ Đồng Tréo |
Xã Hòa Phú |
x |
x |
|
|
44 |
Hồ Hố Trảy |
Xã Hòa Phú |
x |
x |
|
|
45 |
Hồ Phú Túc |
Xã Hòa Phú |
x |
x |
|
|
46 |
Hồ An Nhơn |
Xã Hòa Phú |
x |
x |
|
|
47 |
Hồ Hố Lăng |
Xã Hòa Phú |
x |
x |
|
|
48 |
Hồ Hố Thung |
Xã Hòa Sơn |
x |
x |
|
|
49 |
Hồ Hố Cái |
Xã Hòa Sơn |
x |
x |
|
|
50 |
Hồ Hòa Khê |
Xã Hòa Sơn |
x |
x |
|
|
51 |
Truông Đá Bạc |
Xã Hòa Sơn |
x |
x |
|
|
52 |
Hồ Hố Gáo |
Xã Hòa Sơn |
x |
x |
|
|
53 |
Hốc Gối |
Xã Hòa Nhơn |
x |
x |
|
|
54 |
Hồ Trước Đông |
Xã Hòa Nhơn |
x |
x |
|
|
55 |
Hồ Tân An |
Xã Hòa Nhơn |
x |
x |
|
|
56 |
Hồ Diêu Phong |
Xã Hòa Nhơn |
x |
x |
|
|
57 |
Hồ Trường Loan |
Xã Hòa Nhơn |
x |
x |
|
|
58 |
Hồ Hóc Khế |
Xã Hòa Phong |
x |
x |
|
|
59 |
Khe Lạnh |
Xã Hòa Ninh |
|
|
|
|
60 |
Sông Cu Đê |
Xã Hòa Bắc, Hòa Liên |
x |
x |
x |
x |
61 |
Sông Bắc |
Xã Hòa Bắc |
x |
x |
x |
x |
62 |
Sông Nam |
Xã Hòa Bắc |
x |
x |
x |
x |
63 |
Hạ lưu hồ Hòa Trung (đoạn thuộc địa bàn huyện Hòa Vang) |
Xã Hòa Liên |
x |
x |
x |
x |
64 |
Sông Túy Loan |
Các xã: Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Nhơn |
x |
x |
x |
x |
65 |
Sông Lỗ Đông |
Xã Hòa Phú |
x |
x |
x |
x |
66 |
Suối Đồng Nghệ |
Xã Hòa Khương |
x |
x |
x |
x |
67 |
Sông Lỗ Trào |
Các xã: Hòa Ninh, Hòa Nhơn |
x |
x |
x |
|
68 |
Sông Phước Hưng |
Xã Hòa Nhơn |
x |
x |
x |
|
69 |
Sông Yên |
Xã Hòa Tiến |
x |
x |
x |
|
70 |
Sông Quá Giang |
Xã Hòa Phước |
x |
x |
x |
|
71 |
Sông Vĩnh Điện |
Xã Hòa Phước |
x |
x |
x |
|
Ghi chú: Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ được xem xét, điều chỉnh theo định kỳ năm (05) năm hoặc khi cần thiết theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
- Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thủy lợi thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở đô thị, khu dân cư tập trung và các nguồn nước khác thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.