Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Quyết định 85/QĐ-UBND về Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Bình năm 2025

Số hiệu 85/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/02/2025
Ngày có hiệu lực 20/02/2025
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Cao Sơn
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 85/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 20 tháng 02 năm 2025

 

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH NINH BÌNH NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2024;

Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 197/KHĐT-TTXTHT ngày 15 tháng 01 năm 2025.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Bình năm 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đài PT&TH tỉnh, Báo Ninh Bình;
- Văn phòng UBND tỉnh: CVP, các PCVP, và các VP, Ban, TT;
- Lưu: VT, VP4.
TT_VP4_XTĐT.02.01.25.QĐ_1972.TBTU

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Cao Sơn

XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TỈNH NINH BÌNH NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 85/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)

PHẦN I

CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2025

1. Quan điểm

- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng đồng bằng sông Hồng; Chiến lược hợp tác Đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2022; Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2024; Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và năm 2025 của tỉnh Ninh Bình.

- Tập trung thu hút nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước có tiềm lực, kinh nghiệm để đầu tư các dự án, phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo mô hình phát triển “xanh” với 4 trụ cột chính: Công nghiệp công nghệ cao với công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại làm động lực; Du lịch làm mũi nhọn; Nông nghiệp sinh thái đa giá trị làm trụ đỡ; Công nghiệp văn hóa gắn với kinh tế sáng tạo, kinh tế di sản làm đột phá. Định hình cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả gắn với những sản phẩm chủ lực, đặc sắc, thương hiệu, có năng lực cạnh tranh cao dựa trên đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế di sản, kinh tế sáng tạo, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Xây dựng tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí và đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, cực tăng trưởng khu vực các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, hình mẫu kết hợp hài hòa giữa phục dựng, bảo tồn di sản và tăng trưởng xanh, hướng vào chất lượng phát triển, giữ vững địa bàn vững chắc về quốc phòng và an ninh.

- Triển khai hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, hỗ trợ đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là giải pháp then chốt nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư. Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, thực chất, hiệu quả, có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, tầm nhìn dài hạn. Tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa trung ương với địa phương, giữa các vùng, giữa các cơ quan nhà nước với hiệp hội nghề nghiệp; giữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với các hoạt động thương mại, du lịch, ngoại giao kinh tế một cách linh hoạt phù hợp.

- Xây dựng mối liên kết giữa khu vực đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước để tạo sự lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; Thu hút các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại; phát huy lợi thế sẵn có, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên thiên nhiên, thân thiện môi trường, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo phát triển bền vững, an ninh chính trị; không thu hút đầu tư bằng mọi giá.

Tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn cho ngân sách; sử dụng tiết kiệm đất và ít thâm dụng lao động; có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, theo ngành, lĩnh vực cụ thể:

- Lĩnh vực Công nghiệp: Thu hút dự án công nghiệp công nghệ cao, sản xuất thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), chuyển đổi xanh, năng lượng xanh có giá trị gia tăng lớn, công nghệ sạch và sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu; tập trung và ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí sản xuất lắp ráp ô tô; công nghiệp điện tử; công nghiệp vật liệu mới, vật liệu kỹ thuật cao, công nghiệp bán dẫn; các ngành công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Lĩnh vực Nông nghiệp: Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, đa giá trị, ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp du lịch sinh thái cảnh quan. Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc hữu, đặc trưng phục vụ du lịch, các cây trồng, vật nuôi có lợi thế của tỉnh; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô phù hợp với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm đặc sản, OCOP có giá trị kinh tế và sức cạnh tranh cao; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng Thủ đô Hà Nội.

- Lĩnh vực Du lịch: Phát triển du lịch có thương hiệu và hình ảnh riêng gắn với tiềm năng, giá trị đặc sắc riêng có của Cố đô Hoa Lư và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An. Tập trung thu hút 04 nhóm sản phẩm du lịch chính, gồm: (1) Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử là nhóm sản phẩm du lịch đặc thù, mang thương hiệu riêng cho du lịch Ninh Bình; (2) Nhóm sản phẩm du lịch tham quan thắng cảnh thiên nhiên; (3) Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe gắn với các khu nghỉ dưỡng cao cấp và các hệ sinh thái biển, rừng, các nguồn khoáng nóng; (4) Nhóm sản phẩm du lịch sáng tạo theo tư duy đột phá, có hàm lượng chất xám cao, tiết kiệm tài nguyên và 03 nhóm sản phẩm du lịch phụ trợ, gồm: (i) Nhóm sản phẩm du lịch chuyên đề về khám phá tự nhiên, lễ hội, ẩm thực; (ii) Nhóm sản phẩm du lịch liên ngành: du lịch MICE (gắn với sự kiện hội nghị, hội thảo), du lịch nông nghiệp, du lịch thể thao, du lịch giáo dục, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm phim trường…; (iii) Nhóm sản phẩm du lịch liên vùng.

- Lĩnh vực Công nghiệp văn hóa: Thu hút các dự án phát triển sản phẩm công nghiệp văn hoá, kinh tế sáng tạo, kinh tế di sản đặc sắc, có lợi thế, giá trị thương hiệu cao (như: Phim trường, truyền hình, điện ảnh; kinh tế thể thao; sản phẩm thị trường quà lưu niệm, quà tặng du lịch; tổ chức sự kiện, lễ hội; nghệ thuật đa phương tiện, nghệ thuật thị giác; thiết kế sáng tạo, kiến trúc, quảng cáo; bảo tàng, thủ công mỹ nghệ; phần mềm và trò chơi giải trí kỹ thuật số; kinh tế thương hiệu...).

- Lĩnh vực Hạ tầng: Thu hút các dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với phát triển đô thị đồng bộ hiện đại; dự án xây dựng khu đô thị đồng bộ, chất lượng cao, phù hợp với đặc trưng từng vùng, khu vực; khu nhà ở xã hội; dự án hạ tầng logistics.

Chủ động tiếp cận, vận động linh hoạt qua các kênh khác nhau như: Cá nhân có ảnh hưởng lớn, nhà đầu tư, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, công ty tư vấn hàng đầu, quỹ đầu tư và cá nhân có tầm ảnh hưởng để thu hút nhà đầu tư chiến lược gắn với những dự án theo định hướng đầu tư ngành, lĩnh vực.

Mở rộng xúc tiến thu hút đầu tư các đối tác có công nghệ cao, công nghệ nguồn, đứng đầu các chuỗi cung ứng toàn cầu; lựa chọn ưu tiên những ngành, lĩnh vực dự án mà Việt Nam có lợi thế về chính sách, biện pháp hàng rào thuế quan và phi thuế quan từ Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, nhất là các hiệp định thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP.... Đồng thời, tiếp tục duy trì các thị trường và đối tác truyền thống.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...