Quyết định 804/QĐ-BCT năm 2024 về Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Số hiệu | 804/QĐ-BCT |
Ngày ban hành | 08/04/2024 |
Ngày có hiệu lực | 08/04/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Người ký | Nguyễn Hồng Diên |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 804/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2024 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 04 tháng 4 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023;
Căn cứ Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Công Thương giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định 1753/QĐ-BCT ngày 6 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế số ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1876/QĐ-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Ban hành kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2023;
Căn cứ Nghị quyết số 111-NQ/BCSĐ ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
BỘ TRƯỞNG |
CHUYỂN
ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 804/QĐ-BCT ngày 08 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương)
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP KẾ HOẠCH
- Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 804/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2024 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 04 tháng 4 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023;
Căn cứ Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Công Thương giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định 1753/QĐ-BCT ngày 6 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế số ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1876/QĐ-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Ban hành kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2023;
Căn cứ Nghị quyết số 111-NQ/BCSĐ ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
BỘ TRƯỞNG |
CHUYỂN
ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 804/QĐ-BCT ngày 08 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương)
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP KẾ HOẠCH
- Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;
- Quyết định số 1753/QĐ-BCT ngày 6 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc phê duyệt Đề án phát triển Kinh tế số ngành Công thương giai đoạn đến năm 2030;
-Quyết định số 17/QĐ-UBQGCĐS ngày 04 tháng 4 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023;
- Quyết định số 823/QĐ-BCT ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Chương trình chuyển đổi số tại Bộ Công Thương giai đoạn 2022-2025;
- Quyết định số 1876/QĐ-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Ban hành kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2023;
- Đảm bảo tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến lĩnh vực năng lượng (điện lực, dầu khí, xăng dầu, than) được thực hiện thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đạt 90%; Tỷ lệ số hóa hồ sơ thực hiện TTHC, số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực liên quan đến lĩnh vực năng lượng đạt 100%.
- Đáp ứng tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC liên quan đến lĩnh vực năng lượng của Bộ Công Thương; 100% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được phân cấp quản lý về lĩnh vực năng lượng thuộc Bộ Công Thương được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng thuộc ngành Công Thương quản lý được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
- Xây dựng Hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng gồm đầy đủ phân ngành năng lượng bao gồm: dầu khí, xăng dầu, than, điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Triển khai đề án lưới điện thông minh tại Việt Nam theo đúng lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phấn đấu đến năm 2025, chỉ số tiếp cận điện năng đạt ngang bằng các nước ASEAN 3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện hiện đại hóa công tác đo đếm, phấn đấu đến năm 2025 đạt 95%, đến năm 2030 đạt 100% công tơ điện tử tại tất cả các Tổng công ty điện lực; Cung cấp cho khách hàng số liệu đo đếm thông qua ứng dụng trên di động theo hướng trực tuyến (online) toàn diện;
- Lập kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn ngành tại các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.
- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế, chính sách pháp luật và các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng; nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh liên quan đến lĩnh vực năng lượng về bản chất, xu hướng và lợi ích của việc ứng dụng, khai thác công nghệ số, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
- Tập huấn, phổ biến kỹ năng số cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ khai thác, sử dụng các nền tảng số, hệ thống và hệ sinh thái chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng phục vụ quản lý, sản xuất, kinh doanh, phân phối;
- Tổ chức triển khai đào tạo chuyên ngành về sản xuất thông minh, chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng tại các cơ sở đào tạo (sau đại học, đại học, cao đẳng, ...) trong ngành Công Thương.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế số trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất năng lượng hướng đến mô hình nhà máy thông minh, tăng trưởng xanh, bền vững và phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy việc triển khai cơ chế điều phối hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng, kết nối thông qua các nền tảng số, đóng vai trò đúc kết và lan tỏa kinh nghiệm về hoạt động chuyển đổi số;
- Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành về các quy định pháp luật nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng; Nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền các quy định, quy chế về việc sử dụng, quản lý và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng.
3. Xây dựng, phát triển nền tảng, ứng dụng và dịch vụ số
- Phát triển kinh tế số và xã hội số trong năng lượng theo định hướng thiết lập môi trường phù hợp cho đổi mới sáng tạo, tăng cường sự chỉ đạo chiến lược và khai thác linh hoạt nguồn lực tài chính cho hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số. Trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả; tổ chức triển khai đề án lưới điện thông minh tại Việt Nam theo đúng lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện các tổn thất, mất mát điện năng.
- Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng số kết nối doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực năng lượng với các chuyên gia công nghệ và các nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; tăng cường liên kết kinh doanh theo mô hình hợp tác tiên tiến giữa các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực năng lượng với đối tác trong nước và quốc tế để tạo ra các giá trị mới, chia sẻ mạng lưới dịch vụ và tài nguyên dữ liệu, thông tin.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin lĩnh vực năng lượng, cơ sở dữ liệu theo chuẩn quốc tế được cập nhật đầy đủ, kịp thời, nhất quán đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
- Xây dựng và định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung Danh mục các Hệ thống chuyển đổi số ưu tiên tập trung phát triển trong lĩnh vực năng lượng nhằm đẩy mạnh kinh tế số ngành Công Thương.
- Tập trung xây dựng mới hoặc nâng cấp hoàn thiện để đưa vào vận hành một số Hệ thống chuyển đổi số ưu tiên trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án công nghệ thông tin trong Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:
- Các doanh nghiệp thực hiện lập kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện từ các nguồn phát triển sản xuất, nguồn nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ hoặc nguồn hợp pháp khác để triển khai thực hiện;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương hoặc ngân sách địa phương) và các nguồn hợp pháp khác (nếu có) để triển khai thực hiện;
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ nghiên cứu, lập kế hoạch và dự trù kinh phí đối với các nhiệm vụ được giao và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt để bố trí nguồn kinh phí thực hiện.
1. Cục Điện lực và năng lượng tái tạo
a) Đầu mối theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Lãnh đạo Bộ;
b) Chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và các đơn vị liên quan về việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng;
c) Xây dựng, ban hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch; tổ chức sơ kết sau 02 năm triển khai Kế hoạch; đề xuất, kiến nghị Bộ trưởng điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết; tổng kết sau khi kết thúc thực hiện từng giai đoạn của Kế hoạch.
d) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại khoản 1.1, mục I của Phụ lục kèm theo.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính
a) Trên cơ sở Kế hoạch đã được phê duyệt, Vụ Kế hoạch - Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí đã được cân đối trong dự toán chi ngân sách năm cho các nhiệm vụ, đề án, dự án thành phần đủ điều kiện bố trí kinh phí trong Kế hoạch.
b) Hướng dẫn các đơn vị liên quan công tác đăng ký, phân bổ vốn đầu tư công để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch đúng tiến độ và tuân thủ theo các quy định pháp luật. Hướng dẫn các đơn vị liên quan công tác giải ngân các nhiệm vụ trong Kế hoạch đúng tiến độ và tuân theo các quy định của pháp luật.
3. Các đơn vị khác thuộc, trực thuộc Bộ
a) Có trách nhiệm tổ chức quán triệt Kế hoạch này tới toàn thể công chức, viên chức, người lao động đơn vị mình để triển khai thực hiện;
b) Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng để cụ thể hoá các nội dung triển khai chuyển đổi số hàng năm và từng giai đoạn của từng cơ quan, đơn vị;
c) Hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, các đơn vị có liên quan gửi báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ mới về chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đến Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ.
4. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và tình hình chuyển đổi số thực tế tại địa phương để cụ thể hoá nội dung trong Kế hoạch của từng địa phương; xây dựng kế hoạch, đề án hoặc dự án chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng của địa phương hàng năm, trình UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt ngân sách để triển khai thực hiện lập dữ liệu số ngành năng lượng và nhiệm vụ cập nhật hàng năm phục vụ công tác quản lý nhà nước và báo cáo cấp trên.
b) Tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch hàng năm; tổ chức đánh giá sơ kết và tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
c) Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại khoản 1.2 Mục I của Phụ lục kèm theo.
5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại khoản 2.1 đến 2.8 Mục II của Phụ lục kèm theo.
6. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại khoản 2.9 đến 2.15 Mục II của Phụ lục;
7. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại khoản 2.16 Mục II của Phụ lục kèm theo.
8. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV)
- Nâng cao nhận thức của các cấp Lãnh đạo và người lao động trong TKV về vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số (đào tạo, tổ chức hội thảo, hội nghị phổ biến, ...). Rà soát và hoàn thiện xây dựng các quy định, quy trình số trong các lĩnh vực hoạt động của TKV.
- Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng công nghệ số: Xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung toàn Tập đoàn trên nền tảng điện toán đám mây, thực hiện kết nối trực tuyến với các đơn vị trong TKV; Xây dựng nền tảng và kiến trúc CNTT, hệ sinh thái số linh hoạt, tăng cường khai thác tối đa các dịch vụ, dữ liệu dùng chung trong toàn TKV.
- Nghiên cứu, lựa chọn nền tảng công nghệ, từng bước xây dựng và ứng dụng các hệ thống phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh của TKV. Triển khai giải pháp đảm bảo an toàn dữ liệu, an toàn thông tin./.
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG
LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 804/QĐ-BCT ngày 08 tháng 4 năm 2024 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TT |
Tên nhiệm vụ, dự án |
Đơn vị chủ trì |
Ghi chú |
Thời gian hoàn thành |
I |
Kế hoạch chuyển đổi số cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng |
|||
1.1 |
Xây dựng và quản lý vận hành Hệ thống thông tin năng lượng Việt Nam (dầu khí, xăng dầu, than, điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới). |
Cục ĐL&NLTT |
Căn cứ theo Quyết định 1974/QĐ-BCT ngày 29/9/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Hệ thống thông tin năng lượng Việt Nam |
Trước năm 2030 |
1.2 |
Xây dựng mới hoặc nâng cấp hoàn thiện cơ sở dữ liệu nguồn điện, lưới điện và cơ sở dữ liệu năng lượng khác (xăng dầu, than, ...) để vận hành CSDL và cập nhật thường xuyên phục vụ công tác quản lý nhà nước của địa phương. |
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW |
Nhiệm vụ căn cứ vào tình hình thực tế tại từng địa phương. |
Trước năm 2030 |
II |
Kế hoạch chuyển đổi số, phát triển kinh tế tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng |
|||
2.1 |
Nâng cấp chất lượng cơ sở dữ liệu của phần mềm PMIS |
EVN |
|
Năm 2025 |
2.2 |
Cơ bản hoàn thành tin học hóa sửa chữa theo phương pháp CBM/RCM tại tất nhà máy điện thuộc EVN |
EVN |
|
Năm 2025 |
2.3 |
Ứng dụng hiện trường (Digital Workforce) |
EVN |
|
Năm 2025 |
2.4 |
Sử dụng tối ưu dữ liệu SCADA/EMS để dự báo và vận hành tối ưu hệ thống điện. |
Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) |
|
Năm 2025 |
2.5 |
Triển khai các trung tâm giám sát bảo dưỡng online |
Các Tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) |
|
Năm 2025 |
2.6 |
Quản lý nhiên liệu tối ưu tại tất cả các nhà máy nhiệt điện thuộc EVN trên cơ sở thí điểm tại NMNĐ Vĩnh Tân 4 |
Các nhà máy Nhiệt điện; Các GENCO |
|
Năm 2025 |
2.7 |
Nâng cấp hệ thống phần mềm Quản lý kỹ thuật -PMIS |
EVN |
|
Năm 2025 |
2.8 |
Nâng cấp công nghệ AI, BigData nhằm cung cấp các API về thị giác hình ảnh, giọng nói cho các lĩnh vực đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khách hàng. |
EVN |
|
Năm 2028 |
2.9 |
Triển khai hệ thống ERP - giai đoạn 1: Các phân hệ lõi Tài chính Kế toán và Quản lý Danh mục dự án đầu tư |
PVN |
|
Năm 2024 |
2.10 |
Triển khai hệ thống ERP - giai đoạn 2: Quản trị Nguồn nhân lực và Quản lý công tác đào tạo |
PVN |
|
Năm 2026 |
2.11 |
Xây dựng CSDL Lĩnh vực Tìm kiếm - Thăm dò -Khai thác Dầu khí (E&P) - Giai đoạn 1 |
PVN |
|
Năm 2024 |
2.12 |
Xây dựng CSDL Lĩnh vực Tìm kiếm - Thăm dò -Khai thác Dầu khí (E&P) - Giai đoạn 2 |
PVN |
|
Năm 2026 |
2.13 |
Xây dựng CSDL Lĩnh vực Điện và Năng lượng tái tạo |
PVN |
|
Năm 2026 |
2.14 |
Xây dựng CSDL Lĩnh vực Công nghiệp khí, Lọc hoá dầu, Dịch vụ dầu khí |
PVN |
|
Năm 2026 |
2.15 |
Nghiên cứu và triển khai các giải pháp công nghệ ứng dụng trong Nhà máy thông minh (Smart Factory) |
PVN |
|
Năm 2026 |
2.16 |
Triển khai đề án tự động hoá kho xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Đề án chuyển đổi số cửa hàng xăng dầu của Petrolimex. |
Petrolimex |
|
Năm 2028 |