Quyết định 1567/QĐ-BKHCN năm 2025 về Bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu | 1567/QĐ-BKHCN |
Ngày ban hành | 30/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 30/06/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Người ký | Phạm Đức Long |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Công nghệ thông tin |
BỘ KHOA HỌC VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1567/QĐ-BKHCN |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ - MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỐI SỐ DOANH NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 55/2025/NĐ-CP ngày 02/3/2025 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, được sửa đổi, bổ sung, cập nhật tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí đánh giá - Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp (Phiên bản 1.0), bao gồm:
1. Bộ tiêu chí đánh giá - Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Bộ tiêu chí đánh giá - Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn.
(Chi tiết tại các Phụ lục Bộ tiêu chí đánh giá - Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 2158/QĐ-BTTTT ngày 07/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ - MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(Kèm
theo Quyết định số 1567/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 06 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ)
I. Cách tiếp cận
Bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
1. Trình độ chuyển đổi số được phản ánh qua việc vận dụng các nền tảng và công cụ số trong vận hành, quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh.
Danh mục các nền tảng và công cụ số (được sử dụng để đối chiếu với hiện trạng sử dụng tại một doanh nghiệp cụ thể) được lập theo tập quán của ngành mà SME đang hoạt động.
2. Mức độ và hiệu quả vận dụng một nền tảng và công cụ số cụ thể tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp. Việc đo lường mức độ và hiệu quả này là công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều chiều đánh giá, do đó được thực hiện bằng hai cách:
a) Đánh giá chủ quan của SME
BỘ KHOA HỌC VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1567/QĐ-BKHCN |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2025 |
BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ - MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỐI SỐ DOANH NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 55/2025/NĐ-CP ngày 02/3/2025 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 09/01/2025 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, được sửa đổi, bổ sung, cập nhật tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 01/4/2025 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí đánh giá - Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp (Phiên bản 1.0), bao gồm:
1. Bộ tiêu chí đánh giá - Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Bộ tiêu chí đánh giá - Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn.
(Chi tiết tại các Phụ lục Bộ tiêu chí đánh giá - Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 2158/QĐ-BTTTT ngày 07/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ - MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(Kèm
theo Quyết định số 1567/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 06 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ)
I. Cách tiếp cận
Bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) được xây dựng trên các nguyên tắc sau:
1. Trình độ chuyển đổi số được phản ánh qua việc vận dụng các nền tảng và công cụ số trong vận hành, quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh.
Danh mục các nền tảng và công cụ số (được sử dụng để đối chiếu với hiện trạng sử dụng tại một doanh nghiệp cụ thể) được lập theo tập quán của ngành mà SME đang hoạt động.
2. Mức độ và hiệu quả vận dụng một nền tảng và công cụ số cụ thể tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp. Việc đo lường mức độ và hiệu quả này là công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều chiều đánh giá, do đó được thực hiện bằng hai cách:
a) Đánh giá chủ quan của SME
b) Quan hệ phụ thuộc giữa nền tảng/công cụ số đang xét với các nền tảng/công cụ số khác
3. Mức độ chuyển đổi số của đối tượng đánh giá (SME) theo Bộ Tiêu chí này được đo bằng số lượng các nền tảng và công cụ số đang được đối tượng sử dụng, có tính đến sự phụ thuộc giữa các nền tảng/công cụ.
II. Phương pháp đánh giá
Việc thu thập thông tin để đánh giá được thực hiện bằng biểu mẫu điều tra (các câu hỏi chi tiết tại mục .
B. BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ) do đối tượng đánh giá tự điền.
Việc đánh giá được thực hiện bằng cách tính điểm các câu hỏi, có tính đến hệ số phụ thuộc giữa các nền tảng/công cụ số được sử dụng (II. Phương pháp tính điểm cho các câu hỏi),, và tính toán điểm xếp hạng bằng phương pháp đánh giá đa tiêu chí TOPSIS (C.2.Error! Reference source not found.).
Điểm số chung cuộc của đối tượng đánh giá có thể được tính toán trực tiếp bởi công cụ đánh giá. Dữ liệu tính điểm sẽ được lấy mẫu để tính toán kiểm chứng bằng chuyên gia khi cần thiết.
B. BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ
I. Danh mục Các ngành
1. Bán lẻ |
13. Ăn uống, nhà hàng |
II. Cấu trúc Bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi bao gồm Bộ câu hỏi chung và Bộ câu hỏi theo đặc thù từng ngành. Các câu hỏi được phân thành 7 nhóm sắp xếp theo thứ tự dưới đây trong các biểu khảo sát/đánh giá:
STT |
Nhóm câu hỏi |
Loại câu hỏi |
Số lượng câu hỏi |
1 |
Thông tin Doanh nghiệp |
Câu hỏi chung |
2 |
2 |
Mức độ thâm nhập của công nghệ |
Câu hỏi chung |
5 |
3 |
Nhận thức và Chiến lược Chuyển đổi số |
Câu hỏi chung |
4 |
4 |
Khó khăn Gặp phải và Nhu cầu Hỗ trợ |
Câu hỏi chung |
4 |
5 |
Kết quả và Định hướng |
Câu hỏi chung |
3 |
6 |
Câu hỏi mở |
Câu hỏi chung |
1 |
7 |
Ngành hẹp và Các ứng dụng đặc thù ngành đang sử dụng |
Câu hỏi theo đặc thù ngành |
1-2 |
Lưu ý: Nhóm 7 có thể được thể hiện ngay sau Nhóm 1 trong các biểu khảo sát/đánh giá khi triển khai.
III. Bộ câu hỏi chung cho các ngành
1. Thông tin Doanh nghiệp
Câu 1.1. Doanh nghiệp Anh/Chị hiện có bao nhiêu người?
(Chọn một)
. Dưới 10 người
. 10-49 người
. 50-199 người
. Từ 200 người trở lên
Đánh giá quy mô tổ chức để xác định năng lực triển khai chuyển đổi số
Câu 1.2. Doanh thu năm gần nhất của doanh nghiệp Anh/Chị khoảng bao nhiêu (tỷ VNĐ)?
(Chọn một)
. Dưới 2 tỷ VNĐ
. 2-dưới 5 tỷ VNĐ
. 5-10 tỷ
. Trên 10 tỷ
(Giá trị cụ thể theo nhu cầu khảo sát phân khúc ngành cụ thể)
Giúp xác định mức độ đầu tư tiềm năng vào chuyển đổi số
2. Mức độ thâm nhập của công nghệ số
Câu 2.1. Doanh nghiệp Anh/Chị có sử dụng giải pháp đám mây (cloud) để lưu trữ hoặc vận hành không? Của nhà cung cấp nào?
(Có thể chọn nhiều hơn một)
. Không sử dụng cloud
. VNPT
. Viettel
. FPT
. Microsoft
. Amazon
. Khác (ghi rõ): ............................................................................................................
Câu 2.2. Trình độ tự động hóa trong quy trình kinh doanh tại doanh nghiệp Anh/Chị hiện tại ở mức nào?
(Chọn một)
. Không có
. Thấp
. Trung bình
. Cao
. Hoàn toàn tự động hóa
Câu 2.3. Doanh nghiệp Anh/Chị có sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để hỗ trợ ra quyết định không?
(Chọn một)
. Không
. Có, thủ công (Excel, bảng thống kê)
. Có, hệ thống báo cáo, dashboard
. Có, sử dụng phân tích nâng cao (AI, ML)
Câu 2.4. Doanh nghiệp Anh/Chị có triển khai các biện pháp an toàn thông tin/cybersecurity không?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
. Không có
. Chỉ dùng phần mềm diệt virus cơ bản
. Có backup dữ liệu định kỳ
. Có chính sách bảo mật và phân quyền
. Có giải pháp bảo mật toàn diện (MFA, encryption, giám sát hệ thống)
Câu 2.5. Anh/Chị đang sử dụng các kênh giao tiếp nào với khách hàng? (Chọn nhiều đáp án phù hợp)
. Mạng xã hội (Facebook, Instagram...)
. Ứng dụng di động riêng
. Tích hợp chatbot hoặc chăm sóc tự động
. Website hỗ trợ đặt hàng/CSKH
Câu 2.6. Anh/Chị tự đánh giá sự thâm nhập của công nghệ số vào doanh nghiệp mình đang ở mức độ nào?
(Chọn một)
. Không có
. Thấp
. Trung bình
. Cao
. Hoàn toàn số hóa
3. Nhận thức và Chiến lược Chuyển đổi số
Câu 3.1. Anh/Chị hiểu về chuyển đổi số và lợi ích của nó đến mức nào?
(Chọn một)
. Không biết
. Biết sơ sơ
. Hiểu khái niệm cơ bản
. Hiểu khá rõ
. Hiểu rõ và chủ động áp dụng
Câu 3.2. Doanh nghiệp Anh/Chị có kế hoạch hay chiến lược cho chuyển đổi số không?
(Chọn một)
. Chưa có
. Đang cân nhắc
. Đã lên kế hoạch sơ bộ
. Đang triển khai
. Có chiến lược rõ ràng
Câu 3.3. Ai đang phụ trách chuyển đổi số tại doanh nghiệp Anh/Chị?
(Chọn một)
. Không có ai
. Chủ doanh nghiệp tự làm
. Có bộ phận IT phụ trách
. Có đội ngũ chuyên trách
Câu 3.4. Doanh nghiệp có ngân sách riêng cho chuyển đổi số không?
(Chọn một)
. Không có
. Có nhưng không rõ ràng
. Có ngân sách riêng theo từng quý/năm
. Có kế hoạch đầu tư rõ ràng, có kỳ vọng hoàn vốn đầu tư
Dùng để đánh giá mức độ cam kết tài chính, giúp xếp loại mức độ sẵn sàng
4. Khó khăn gặp phải và Nhu cầu hỗ trợ
Câu 4.1. Rào cản lớn nhất khi chuyển đổi số tại doanh nghiệp Anh/Chị là gì?
(Chọn nhiều mục)
. Thiếu ngân sách
. Thiếu kiến thức/kỹ năng
. Thiếu nhân lực
. Không thấy cần thiết
. Không có hỗ trợ từ bên ngoài
. Không tìm được đối tác phù hợp
. Khác (vui lòng ghi rõ):
Dùng để xác định yếu tố cần hỗ trợ/ưu tiên
Câu 4.2. Anh/Chị cần hỗ trợ gì để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
. Đào tạo kỹ năng
. Tư vấn giải pháp
. Hỗ trợ tài chính
. Cung cấp công cụ/phần mềm miễn phí
. Kết nối với chuyên gia/đối tác công nghệ
Xác định nhu cầu chính để xây dựng chính sách/giải pháp hỗ trợ phù hợp
Câu 4.3. Anh/Chị có sẵn sàng đầu tư vào công nghệ số trong 12 tháng tới không?
(Chọn một)
. Có
. Không
. Còn phân vân
"Có" thể hiện mức độ cam kết, là dấu hiệu chuyển sang giai đoạn đang phát triển hoặc cao hơn
Câu 4.4. Doanh nghiệp có từng nhận hỗ trợ từ các chương trình quốc gia hoặc hiệp hội (nếu có)?
(Chọn một)
. Không
. Có nghe nhưng chưa tham gia
. Đã từng nộp đăng ký
. Đang tham gia chương trình hỗ trợ (ví dụ: RDX, SMEdx...)
5. Kết quả và Định hướng
Câu 5.1. Mục tiêu chính khi chuyển đổi số của doanh nghiệp Anh/Chị là gì?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
. Tăng doanh thu
. Tối ưu chi phí
. Nâng cao hiệu quả nhân viên
. Tăng trải nghiệm khách hàng
. Mở rộng thị trường
. Đổi mới sản phẩm/dịch vụ
Câu 5.2. Anh/Chị đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp mình ở mức nào?
(Chọn một hoặc dùng thanh trượt)
. Rất thấp
. Thấp
. Trung bình
. Cao
. Rất cao
Câu 5.3. Những nỗ lực chuyển đổi số trước đây của Anh/Chị có hiệu quả không?
(Chọn một)
. Không thành công
. Rất ít hiệu quả
. Tạm ổn
. Tương đối thành công
. Rất thành công
6. Câu hỏi mở
Câu 6.1. Anh/Chị có muốn chia sẻ thêm kinh nghiệm, mong muốn, hoặc khó khăn trong quá trình chuyển đổi số không?
IV. Bộ câu hỏi theo đặc thù từng ngành
Dưới đây là Bộ câu hỏi theo đặc thù từng ngành, lần lượt cho 25 ngành đã chọn. Các câu hỏi này được xếp trong nhóm 6 và nhóm 7 của biểu điều tra.
1. Bán lẻ
Câu 7.1 Doanh nghiệp Anh/Chị hiện đang sử dụng công cụ số nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Máy POS
. Máy quét mã
. Máy in hóa đơn
. Thanh toán không dùng tiền mặt
. Website đặt hàng
. Quản lý tồn kho
. Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS)
. Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng (nhiều chi nhánh)
. Quản lý đổi - trả hàng, bảo hành điện tử
. Quản lý kho thời gian thực (real-time inventory)
. Kết nối nhà cung cấp (B2B procurement portal)
Quản trị điều hành
. Quản lý khách hàng (CRM)
. Phần mềm kế toán - tài chính kết nối POS
. Hệ thống quản lý nhân sự (HRM) cho cửa hàng bán lẻ
. Dashboard phân tích hoạt động kinh doanh theo thời gian thực
. Hệ thống chấm công - tính lương tại điểm bán
. Email doanh nghiệp và lưu trữ dữ liệu trên cloud
. Quản lý định mức, danh mục sản phẩm (PLU master management)
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Bán hàng đa kênh (omnichannel)
. Tự động hóa marketing
. Trợ lý ảo bán hàng
. Hệ thống loyalty đa nền tảng (ứng dụng thẻ thành viên, tích điểm, đổi quà)
. Remarketing đa kênh
. Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng
. Chatbot bán hàng, upsell tự động
. Đề xuất sản phẩm dựa theo lịch sử mua hàng (AI-based recommendation engine)
. Hệ thống phản hồi đánh giá khách hàng (review system)
2. Sắt thép
Câu 7.1 Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp Anh/Chị là gì?
(Chọn một)
. Thương mại sắt thép
. Gia công/cắt/mạ thép
. Sản xuất thép
. Vận tải/Logistics ngành thép
. Khác (vui lòng ghi rõ):
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị hiện đang sử dụng những công cụ số nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Quản lý kho bằng mã vạch
. Đặt hàng qua website hoặc ứng dụng
. Thanh toán không dùng tiền mặt
. Kết nối trạm cân, cân treo
. Sử dụng thiết bị handheld/mobile apps
. Tra cứu, xác thực nguồn gốc sản phẩm
. Tham gia thị trường kim loại toàn cầu (ví dụ: SMM, LME)
Quản trị điều hành
. Email doanh nghiệp
. Website
. Phần mềm kế toán
. CRM - Quản lý khách hàng
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Quảng cáo số
. Trợ lý ảo/chatbot
. Dự báo kinh doanh tự động
3. Du lịch - Lữ hành
Câu 7.1 Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp Anh/Chị là gì?
(Chọn một)
. Lữ hành quốc tế (inbound và outbound)
. Lữ hành nội địa
. Đại lý du lịch
. Dịch vụ du lịch phụ trợ
. Nền tảng du lịch số
. Khác (vui lòng ghi rõ):
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị hiện đang sử dụng những công cụ số nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Hệ thống booking đặt tour trực tuyến
. Ứng dụng OTA (Online Travel Agency)
. Phần mềm quản lý lịch trình tour
. Hệ thống quản lý vé điện tử
. Ứng dụng mobile app hỗ trợ khách tour
. Công cụ quản lý hướng dẫn viên
. Ứng dụng điều phối phương tiện vận chuyển tour
Quản trị điều hành
. Phần mềm quản lý doanh nghiệp du lịch tổng thể
. Hệ thống quản lý đặt dịch vụ
. CRM nội bộ dành riêng cho nhân viên
. Công cụ quản lý dự án, nhiệm vụ liên quan tour
. Hệ thống thanh toán điện tử
. Công cụ báo cáo doanh thu, chi phí, hiệu quả tour
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Hệ thống CRM chăm sóc khách hàng du lịch
. Email marketing tự động hóa
. Công cụ quảng cáo đa kênh
. Chatbot tư vấn tour tự động
. Hệ thống loyalty program (khách hàng thân thiết)
. Phân tích dữ liệu hành vi khách hàng
. Công cụ SEO tối ưu hóa website du lịch
. Công cụ phân tích giá và xu hướng thị trường du lịch
4. Ô tô - Xe máy
Câu 7.1 Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp Anh/Chị là gì?
(Chọn một)
. Bán xe ô tô
. Bán xe máy
. Dịch vụ bảo hành, sửa chữa
. Cho thuê xe
. Kinh doanh phụ tùng, linh kiện
. Sản xuất/lắp ráp xe
. Khác (ghi rõ):
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị đang sử dụng các công cụ số nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Quản lý bán hàng & dịch vụ cơ bản
. Hệ thống xử lý quy trình bán hàng
. Quản lý kho phụ tùng, sản phẩm, nhà cung cấp
. Quản lý dịch vụ bảo hành, sửa chữa
. Quản lý dịch vụ cho thuê xe
. Mobile app cho nhân viên tương tác công việc
. Cửa ra vào thông minh (smart gate, AR/VR)
Quản trị điều hành
. Email doanh nghiệp
. Phần mềm kế toán online
. Phần mềm CRM (quản lý khách hàng, nhà cung cấp)
. Phần mềm quản lý nhân sự (HRM)
. Tự động hóa công việc, quản lý OKR
. Giao KPI và giám sát KPI nhân viên
. Họp online/phòng họp không giấy
. Ứng dụng blockchain và data lake để bảo mật dữ liệu
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Botchat nhận dạng giọng nói hỗ trợ khách hàng
. Bán hàng đa kênh (online + offline)
. Marketing tự động
. Omnichannel loyalty (chăm sóc khách hàng đa nền tảng)
. Dự đoán thị trường tiêu thụ xe/phụ tùng
. Phân tích dữ liệu bằng AI
5. Sức khỏe, sắc đẹp
Câu 7.1 Doanh nghiệp Anh/Chị thuộc nhóm ngành nào dưới đây?
(Chọn một)
. Spa/ chăm sóc sắc đẹp
. Thẩm mỹ viện
. Phòng khám chuyên khoa/ da liễu
. Nha khoa
. Phân phối sản phẩm mỹ phẩm, thiết bị làm đẹp
. Khác (ghi rõ):
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị hiện đang sử dụng những công cụ số nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Hệ thống đặt lịch hẹn tự động
. Giải pháp thanh toán online
. Ứng dụng loyalty thông minh (thẻ thành viên điện tử)
. Ứng dụng điện thoại dành cho khách hàng
. Số hóa tổ chức sự kiện/ ưu đãi
. Tự động giao việc, quản lý OKR
. Phần mềm quản lý lịch làm việc của nhân viên (để điều phối chuyên viên spa/thẩm mỹ)
. Quản lý tồn kho mỹ phẩm, vật tư tiêu hao
Quản trị điều hành
. Email doanh nghiệp
. Phần mềm quản lý khách hàng (CRM)
. Bảo mật dữ liệu bằng blockchain/ data lake
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Tự động chăm sóc khách hàng qua chatbot/ email/ SMS/ marketing
. Wifi marketing
. Marketing tăng tương tác/ giữ chân khách hàng
. Trợ lý ảo chăm sóc khách hàng
. Phân tích dữ liệu khách hàng bằng AI
. Phân tích hiệu quả chiến dịch quảng cáo (Ad Analytics)
. Hệ thống gợi ý dịch vụ làm đẹp theo hành vi khách hàng (service recommendation engine)
6. Môi trường
Câu 7.1 Ngành nghề hoạt động chính của doanh nghiệp Anh/Chị là gì?
(Chọn một)
. Vệ sinh môi trường đô thị
. Xử lý chất thải rắn/sinh hoạt
. Tái chế, thu gom rác
. Kiểm định chất lượng môi trường
. Phun khử khuẩn, tiêu độc
. Xử lý nước thải, khí thải
. Khác (ghi rõ):
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị hiện đang sử dụng những công cụ số nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Phần mềm điều phối xe thu gom chất thải
. Hệ thống giám sát côn trùng gây hại
. Phần mềm kiểm định chất lượng môi trường
. Giám sát bằng camera kết nối phần mềm trung tâm
. Giải pháp tự động hóa thu gom, phân loại, tái chế rác
. Nhà vệ sinh công cộng thông minh
. Hệ thống phun khử khuẩn tự động
. Giải pháp robot/quét dọn tự động
. Thiết bị bay không người lái (drone) để giám sát
. Theo dõi hành trình chất thải bằng blockchain
Quản trị điều hành
. Email doanh nghiệp
. Hệ thống giao việc, quản lý công việc, OKR
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Ứng dụng web/mobile cho khách hàng đặt dịch vụ vệ sinh tự động
7. Vận tải hành khách
Câu 7.1 Doanh nghiệp Anh/Chị đang hoạt động chính trong lĩnh vực nào?
(Chọn một)
. Xe khách tuyến cố định
. Xe hợp đồng/ tour
. Xe buýt/ vận tải công cộng
. Vận chuyển hàng hóa kèm theo hành khách
. Khác (vui lòng ghi rõ):
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị đang sử dụng các công cụ số nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Phần mềm quản lý bán vé
. Phần mềm quản lý hàng hóa đi kèm
. Vé điện tử/ hợp đồng điện tử
. Ứng dụng đặt vé, đặt hàng hóa
. Ứng dụng dành cho tài xế
Quản trị điều hành
. Phần mềm quản lý nội bộ (quy trình, nhân sự, điều hành...)
. Tổng đài liên lạc tự động/ số hóa
. Tích hợp thanh toán online
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. SMS thương hiệu
. Email thương hiệu
. Zalo thương hiệu
. Website bán vé/ giới thiệu dịch vụ
. Ứng dụng dành cho khách hàng (app nhà xe)
8. Giáo dục Đào tạo
Câu 7.1 Doanh nghiệp/đơn vị Anh/Chị hoạt động chính trong lĩnh vực nào?
(Chọn một)
. Trung tâm đào tạo kỹ năng/ ngoại ngữ
. Trung tâm luyện thi, giáo dục phổ thông
. Đào tạo nội bộ doanh nghiệp
. Trường học, trường nghề tư nhân
. EdTech (nền tảng học tập trực tuyến)
. Khác:
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị hiện đang sử dụng các giải pháp/công nghệ nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Nền tảng học tập trực tuyến
. Phòng học ảo
. App học tập trên mobile
. Website học trực tuyến có đăng ký khóa học
. Tự động hóa chấm bài, kiểm tra, đánh giá
. Quản lý tiến độ học tập và kết quả học viên
. Thư viện nội dung số (videos, tài liệu, học liệu mở)
. Công cụ dạy học có tích hợp AI (gợi ý, cá nhân hóa nội dung học)
. Khảo thí trực tuyến
Quản trị điều hành
. Email doanh nghiệp
. Hệ thống quản lý học viên (CRM, ERP giáo dục)
. Hệ thống thanh toán học phí online
. Hệ thống giảng viên phản hồi tự động theo lịch
. Giải pháp quản lý đào tạo doanh nghiệp (LXP, OKR đào tạo, e-KPI)
. Quản lý trường học
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Tự động chăm sóc học viên qua chatbot, email, SMS
. Công cụ đo lường hiệu quả đào tạo theo thời gian thực
. Phân tích dữ liệu giáo dục
9. Lưu trú - Khách sạn
Câu 7.1 Doanh nghiệp Anh/Chị hoạt động chính trong lĩnh vực nào?
(Chọn một)
. Khách sạn từ 1-3 sao
. Khách sạn từ 4-5 sao
. Khu nghỉ dưỡng/ resort
. Nhà nghỉ/ homestay
. Hệ thống chuỗi khách sạn
. Khác (ghi rõ):
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị đang sử dụng các giải pháp công nghệ nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Hệ thống quản lý khách sạn trên nền tảng cloud (PMS online)
. Tự động check-in/check-out
. Quản lý bảo trì thiết bị, tòa nhà bằng IoT
. Phân tích dữ liệu năng lượng để tối ưu chi phí
. Robot vệ sinh, housekeeping điện tử
. Gắn tag RFID để theo dõi hành lý, tài sản
. Bảng điều khiển điện tử “Dọn phòng/ Không làm phiền”
. Quản lý lịch dọn phòng, nhân viên theo hệ thống
. Robot làm sạch sàn/ khu vực công cộng
. Đặt món trực tuyến, gọi món qua app
. Quản lý thực đơn, bếp, nguyên liệu
. Robot phục vụ đồ ăn
. Đặt bàn, theo dõi ăn sáng tự động
Quản trị điều hành
. Tự động lập ngân sách, dự báo tài chính
. Quản lý kho theo thời gian thực bằng IoT
. Báo cáo tài chính/ phân tích hiệu quả theo AI
. Chatbot hỗ trợ khách
. Phân tích hành vi video/camera tại sảnh
. Cá nhân hóa dịch vụ theo lịch sử lưu trú
. Quản lý danh tiếng (reputation management)
. Quản lý khách MICE - sự kiện
. Sử dụng thực tế ảo (VR/AR) để quảng bá
. Hệ thống quản lý doanh thu (RMS)
. Hệ thống phân phối toàn cầu (GDS)
. Hệ thống CRM cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng
. Theo dõi lịch sử chi tiêu, sở thích, hành vi khách
10. Bất động sản
Câu 7.1 Doanh nghiệp của Anh/Chị hoạt động chính trong lĩnh vực nào? (Chọn một)
. Phát triển bất động sản
. Môi giới, sàn giao dịch BĐS
. Cho thuê, quản lý tài sản
. Đầu tư BĐS thứ cấp
. Nền tảng công nghệ BĐS (PropTech)
. Khác:
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị đang sử dụng những công cụ số nào sau đây? (Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Tự động quản lý công việc, dự án, nhân viên kinh doanh (OKR, task)
. Phòng họp không giấy - lưu trữ hợp đồng điện tử
. Quản lý kênh phân phối, đội ngũ sale đa nền tảng
. Quản lý khách hàng CRM (tracking - chăm sóc - phân loại)
Quản trị điều hành
. Bảo mật và lưu trữ dữ liệu bằng blockchain/ Data Lake
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Tự động hóa hoạt động marketing
. Giải pháp wifi marketing tại dự án/sàn
. Tự động chăm sóc khách hàng sau bán
. Hệ thống tích điểm, ưu đãi hậu mãi
. Số hóa tổ chức sự kiện BĐS (ra mắt dự án, livestream, open house)
. Hệ thống phân tích hành vi và nhu cầu khách hàng (tracking, heatmap)
. App BĐS trên điện thoại (tìm kiếm - tư vấn - đặt lịch - đặt cọc)
. Giao dịch online, hợp đồng điện tử
. Tích hợp thanh toán online
. Tích hợp nền tảng bán hàng đa kênh (website, mạng xã hội, app, nền tảng thứ 3)
. Hợp tác/ bán chéo/ phân phối trên các sàn BĐS trực tuyến
. Phân tích hành vi, nhu cầu từ dữ liệu (data-driven insights)
. Ứng dụng AI trong phân tích và dự báo thị trường
11. Dược phẩm
Câu 7.1 Doanh nghiệp của Anh/Chị hoạt động chính trong lĩnh vực nào?
(Chọn một)
. Nhà thuốc/ chuỗi nhà thuốc bán lẻ
. Doanh nghiệp phân phối, bán sỉ dược phẩm
. Doanh nghiệp sản xuất dược phẩm/ TPCN
. Công ty thương mại, xuất nhập khẩu dược
. Khác (ghi rõ):
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị đang sử dụng các công cụ số nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Phần mềm bán hàng, quản lý đơn hàng
. Thanh toán online
. Tích hợp nền tảng bán hàng đa kênh (nhà thuốc, website, app)
. Tích hợp các bên giao vận/ vận chuyển dược phẩm (cold chain, last mile)
. Cửa hàng/nhà thuốc điện tử trên điện thoại
. Quản lý, dự báo tồn kho theo AI
. Hệ thống cảnh báo hạn dùng thuốc
Quản trị điều hành
. Tự động hóa quy trình nội bộ, giao việc, OKR
. CRM - Quản lý khách hàng tự động
. Tự động chăm sóc khách hàng bằng trợ lý ảo
. Hệ thống tích điểm, chương trình hậu mãi
. Marketing tự động (SMS, email, chatbot, push app...)
. Phân tích hành vi khách hàng, xu hướng mua hàng bằng AI
. Phân tích dữ liệu bán hàng theo thời gian thực
12. Dịch vụ kế toán
Câu 7.1 Doanh nghiệp Anh/Chị thuộc nhóm nào sau đây?
(Chọn một)
. Công ty dịch vụ kế toán/ thuế
. Văn phòng tư vấn tài chính - kế toán
. Freelancer kế toán
. Khác:
Câu 7.2 Đơn vị Anh/Chị đang sử dụng các công cụ số nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Phần mềm kế toán
. Giao dịch thuế, BHXH qua cổng điện tử
. Thanh toán điện tử (với nhà cung cấp, lương, thuế...)
. Tự động hóa nhập liệu hóa đơn - chứng từ
. Tự động kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn/ giao dịch
. Sử dụng tài liệu, văn bản, hợp đồng điện tử
. Kết nối với cơ sở dữ liệu thuế, hải quan, ngân hàng
. Cung cấp dịch vụ kế toán trên nền tảng số
. Công cụ đối chiếu dữ liệu kế toán - ngân hàng - thuế tự động
. Phân hệ kiểm toán nội bộ (nếu có nhiều khách hàng dịch vụ)
Quản trị điều hành
. Quản lý công việc, phân công nhiệm vụ kế toán
. Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng, tài liệu kế toán
. Trao đổi thông tin, tài liệu qua thiết bị di động
. Tham gia nền tảng kết nối kế toán dịch vụ
. Quản lý cửa hàng kế toán (trên app/dịch vụ điện tử nếu có)
. Hệ thống CRM dành riêng cho dịch vụ kế toán (theo dõi hợp đồng, lịch hẹn kê khai, hạn nộp báo cáo)
. Dashboard theo dõi hiệu suất xử lý hồ sơ từng khách hàng
. Cảnh báo deadline kê khai, nộp thuế theo từng đối tượng
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Website giới thiệu dịch vụ kế toán, đăng ký tư vấn
. Tự động gửi báo giá, hợp đồng mẫu, hồ sơ yêu cầu
. Chatbot hỗ trợ khách hàng SME đặt lịch tư vấn
. Email marketing nội dung “chuyển đổi hóa đơn giấy sang điện tử”, “kê khai thuế quý đúng hạn”
. Phân tích chi phí xử lý hồ sơ trung bình theo khách hàng/ngành để tối ưu năng suất
13. Thực phẩm và Đồ uống (F&B)
Câu 7.1 Mô hình kinh doanh hiện tại của Anh/Chị thuộc nhóm nào?
(Chọn một)
. Quán ăn nhỏ/ hộ kinh doanh cá thể
. Nhà hàng truyền thống
. Chuỗi nhà hàng/ quán ăn
. Quán cafe, trà sữa
. Mô hình bếp trên mây (cloud kitchen)
. Khác:
Câu 7.2 Doanh nghiệp của Anh/Chị hiện đang sử dụng các công nghệ nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Phần mềm bán hàng (POS)
. Thanh toán online (QR, ví điện tử, ngân hàng số)
. Mua hàng online (qua app, website, sàn)
. Đặt bàn tự động/ đặt món qua app
. Quản lý vận chuyển/ giao đồ ăn
. Tự động đặt món & thanh toán tại bàn
. Quản lý kho nguyên liệu
. Quản lý thiết bị bếp kết nối internet (IoT)
. Quản lý từ xa chất lượng vận hành bếp
. Bếp trên mây (cloud kitchen)
. Robot phục vụ/ lễ tân
. Quản lý chuỗi cửa hàng F&B
. Phân hệ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP checklist số)
. Đồng bộ giao hàng với các nền tảng
Quản trị điều hành
. Quản lý từ xa (qua mobile/web)
. Quản lý công việc, nhân viên theo quy trình (task/OKR)
. Hệ thống quản lý ca làm việc, lương thưởng linh hoạt theo ca
. Dashboard quản lý chi nhánh theo thời gian thực
. Hệ thống quản lý chi phí nguyên liệu và định - Mức món ăn
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Phân tích số liệu kinh doanh (doanh thu, tồn kho, lãi lỗ)
. Phân tích hành vi khách hàng
. Dự báo tình hình kinh doanh (AI hoặc phần mềm)
. Hệ thống dự đoán đặt bàn bằng AI
. Trợ lý ảo hoặc chatbot chăm sóc khách hàng
. Quản lý thẻ thành viên/ khách hàng thân thiết
. Tự động gửi ưu đãi theo tần suất ăn uống/lịch sử món ưa thích
. Công cụ đo lường chiến dịch marketing (coupon redemption tracking)
. Loyalty đa nền tảng (Zalo, app riêng, email)
14. Cao su
Câu 7.1 Doanh nghiệp Anh/Chị thuộc lĩnh vực nào?
(Chọn một)
. Sản xuất cao su thiên nhiên/ sơ chế
. Sản xuất sản phẩm từ cao su (găng tay, lốp xe, phụ tùng...)
. Nhựa kỹ thuật (có sử dụng cao su)
. Chế biến - xuất nhập khẩu cao su
. Khác:
Câu 7.2 Doanh nghiệp hiện đang sử dụng những công nghệ nào sau đây? Quản lý vận hành
. Phần mềm số hóa dữ liệu từ thiết bị kiểm tra chất lượng
. Hệ thống quản lý kho nguyên liệu, thành phẩm bằng mã vạch
. Ứng dụng phần mềm quản lý đơn hàng tự động
. Giải pháp giám sát quy trình sản xuất (SCADA - Hệ thống Điều khiển Giám sát và Thu thập Dữ liệu, MES - Hệ thống Thực thi Sản xuất...)
. Hệ thống quản lý toàn bộ quy trình sản xuất (ERP sản xuất)
. Triển khai loT để giám sát thiết bị theo thời gian thực
. Robot tự hành vận chuyển trong nhà máy
. Phân tích dữ liệu sản xuất để tối ưu năng suất
. Ứng dụng AI/machine learning để dự báo sự cố, trì trệ hệ thống
. Kết nối dữ liệu từ thiết bị vào hệ thống Data Lake
. Ứng dụng in 3D tạo mẫu thử sản phẩm mới (cho R&D)
. Ứng dụng công nghệ VR để đào tạo công nhân/sửa chữa máy
. Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm cao su
. Cảnh báo tiêu hao năng lượng bất thường (nhiệt, hơi, điện) trong vận hành nhà máy
Quản trị điều hành
. Quản lý công việc, giao việc, đo lường hiệu suất (OKR)
. Phòng họp không giấy
. Trao đổi nội bộ qua nền tảng số hóa
. Quản lý đơn vị sản xuất từ xa (qua app/web)
. Quản lý dữ liệu khách hàng, đối tác tập trung
. Hệ thống KPI sản xuất liên kết với dữ liệu vận hành
Phân hệ chấm công và tính lương theo ca trong nhà máy
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Giải pháp phân tích dữ liệu kinh doanh bằng AI
. Hỗ trợ khách hàng qua chatbot nhận diện giọng nói
. Tích hợp CRM trong hệ thống sản xuất để theo dõi đơn hàng theo khách hàng
. Phân tích xu hướng đặt hàng theo ngành (ô tô, y tế, xây dựng...)
15. Logistics
Câu 7.1 Mô hình hoạt động chính của doanh nghiệp Anh/Chị thuộc nhóm nào?
(Chọn một)
. Vận tải hàng hóa nội địa
. Vận tải quốc tế (freight forwarding)
. Dịch vụ kho bãi, lưu trữ
. 3PL/ 4PL (logistics tổng thể)
. Công nghệ/logistics số (platform, SaaS, API...)
. Khác:
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị hiện đang sử dụng các công nghệ nào sau đây?
Quản lý vận hành
. Hệ thống quản lý kho (WMS) cho SME
. Hệ thống quản lý vận tải (TMS)
. Phần mềm quản lý đơn hàng (OMS)
. Hệ thống vận hành logistics toàn diện (có tích hợp WMS-TMS-OMS)
. Hệ thống hoạch định phân phối nguồn lực (DRP)
. Auto-planning - Hệ thống tự động điều phối theo thuật toán
. Hệ thống quản lý phân phối (DMS)
. Tối ưu định tuyến, năng suất đội xe bằng thuật toán
. Báo cáo hiệu suất vận hành thời gian thực
. Quản lý hàng tồn kho theo thời gian thực giữa nhiều điểm giao nhận
. Theo dõi trạng thái lô hàng bằng GPS, RFID
. Cảnh báo chậm trễ giao hàng (ETA Alerts)
Quản trị điều hành
. Control Tower - Quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng trên 1 nền tảng
. Kết nối sàn giao vận (Transport Exchange, Warehouse Exchange, API carrier)
. Quản lý tài xế, xe, định - Mức nhiên liệu và bảo trì
. Hệ thống lập kế hoạch nhân sự logistics
. Nền tảng giao tiếp nội bộ và với khách hàng (CS portal)
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Phần mềm bán hàng đa kênh tích hợp logistics
. Ứng dụng công cụ phân tích dữ liệu (BI, AI)
. Dự báo nhu cầu vận chuyển, phân phối bằng AI
. Tối ưu kênh phân phối theo hành vi tiêu dùng
. Dashboard phân tích hiệu quả logistics theo từng ngành hàng
16. Nông nghiệp
Câu 7.1 Doanh nghiệp Anh/Chị thuộc lĩnh vực nào trong chuỗi nông nghiệp?
(Chọn một)
. Trồng trọt
. Chăn nuôi
. Thủy sản
. Sản xuất chế biến nông sản
. Hợp tác xã/HTX kiểu mới
. Nông nghiệp công nghệ cao
. Phân phối nông sản/ xuất khẩu
. Khác:
Câu 7.2 Doanh nghiệp đang ứng dụng các công nghệ số nào dưới đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Hệ thống tưới nước tự động/ điều khiển từ xa
. Giám sát nhiệt độ, độ ẩm bằng IoT
. Dự báo sâu bệnh, thời tiết bằng AI
. Phần mềm quản lý trang trại/ vùng trồng/ vật nuôi
. Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc
. Ứng dụng máy bay không người lái (drone) trong canh tác
. Phần mềm giám sát, quản lý sơ chế/ đóng gói/ chế biến nông sản
. Quản lý tồn kho, sản phẩm, khách hàng
. Kết nối máy in hóa đơn, mã vạch
. Xử lý đơn hàng, giao vận tự động
. Hệ thống cảnh báo dịch bệnh cây trồng vật nuôi theo vùng địa lý
. Điều phối logistics lạnh cho hàng nông sản sau thu hoạch
. Phần mềm truy xuất theo tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP, HACCP...)
Quản trị điều hành
. Quản lý công việc/ quy trình/ KPI nhân sự
. Họp không giấy, chia sẻ tài liệu qua nền tảng số
. Quản lý cửa hàng hoặc đại lý từ xa
. Ứng dụng công nghệ chuỗi khối/ blockchain để bảo mật dữ liệu
. Tự động tổng hợp báo cáo vùng trồng, sản lượng, hiệu quả theo vùng/giống cây
. Tích hợp dữ liệu từ thiết bị nông nghiệp vào hệ thống quản trị tập trung
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Phần mềm quản lý bán hàng
. Thanh toán không dùng tiền mặt
. Đặt hàng online qua website/app
. Tích hợp kênh bán hàng đa nền tảng
. Hệ thống phân tích dữ liệu AI (dự báo mùa vụ, thị trường, giá)
. Quản lý khách hàng tự động (CRM automation)
. Loyalty đa kênh (tích điểm, chăm sóc khách hàng nông sản)
. Công cụ phân tích xu hướng tiêu dùng theo khu vực & mùa vụ
. Giải pháp truy cập thị trường quốc tế (e-export platform)
17. Nhựa
Câu 7.1 Ngành nghề sản xuất chính của doanh nghiệp Anh/Chị là gì?
(Chọn một)
. Nhựa bao bì, đóng gói
. Nhựa công nghiệp, nhựa kỹ thuật
. Nhựa gia dụng, dân dụng
. Nhựa ép phun/ ép đùn
. Thổi màng/ thổi chai
. Chế tạo khuôn nhựa
. Khác:
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị đang sử dụng các công nghệ nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Số hóa dữ liệu từ thiết bị kiểm tra chất lượng
. Phần mềm quản lý kho nguyên liệu/ thành phẩm có tích hợp mã vạch
. Phần mềm quản lý đơn hàng - đặt hàng tự động
. Giải pháp quản lý toàn bộ quy trình sản xuất (SCADA - Hệ thống Điều khiển Giám sát và Thu thập Dữ liệu, MES - Hệ thống Thực thi Sản xuất...)
. Hệ thống Điều khiển Giám sát và Thu thập Dữ liệu SCADA theo dõi thiết bị thời gian thực
. Triển khai IoT giám sát hiệu suất thiết bị
. Robot tự hành, robot vận chuyển nguyên liệu/ bán thành phẩm
. Phân tích dữ liệu sản xuất theo thời gian thực
. Ứng dụng AI/machine learning dự báo hỏng hóc thiết bị, bảo trì định kỳ
. Đào tạo nhân sự kỹ thuật qua mô phỏng thực tế ảo (VR/AR)
. Truy xuất lô sản phẩm theo mã batch và dây chuyền sản xuất
. Kiểm soát tiêu hao năng lượng trong quá trình ép nhựa (thermal efficiency)
Quản trị điều hành
. Phần mềm quản lý công việc, KPI, OKR
. Phòng họp không giấy/ chia sẻ nội bộ online
. Sử dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) hoặc Data Lake để lưu trữ, bảo mật dữ liệu
. Hệ thống tích hợp cảnh báo vượt định - Mức lỗi sản phẩm
. Hệ thống quản lý đào tạo nội bộ (e-learning platform cho công nhân kỹ thuật)
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Phân tích dữ liệu thị trường - giá nguyên liệu - đơn hàng
. Chatbot hỗ trợ khách hàng, tư vấn kỹ thuật
. CRM kỹ thuật chuyên ngành nhựa: theo dõi yêu cầu theo vật liệu, độ dẻo, màu sắc, độ chịu nhiệt...
. Dự báo nhu cầu ngành hạ nguồn (bao bì, ô tô, điện tử...) để tối ưu sản xuất đầu vào
18. May mặc
Câu 7.1 Mô hình hoạt động chính của doanh nghiệp Anh/Chị là gì?
(Chọn một)
. Sản xuất may mặc (OEM/ODM)
. Gia công xuất khẩu (CMT)
. Thời trang thiết kế
. Bán lẻ chuỗi/ phân phối nội địa
. Thương mại điện tử
. Khác:
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị đang sử dụng những công nghệ nào sau đây? Quản lý vận hành
. Quản lý sản xuất (MES - Hệ thống Thực thi Sản xuất)
. Theo dõi đơn hàng theo thời gian thực
. Tự động hóa thiết bị (máy cắt vải, may, đóng gói...)
. Quản lý tồn kho - nguyên phụ liệu bằng mã vạch
. Phân tích dữ liệu năng suất chuyền/ tổ/ người
. Tích hợp dữ liệu đơn hàng với khách hàng/nhà cung ứng
. Quản lý chất lượng sản phẩm (QMS)
. Phần mềm bán hàng POS
. Quản lý kho và cửa hàng trên mobile app
. Kết nối thiết bị bán hàng, hóa đơn, mã vạch
. Thanh toán không dùng tiền mặt
. Bán hàng online qua website, sàn thương mại điện tử
. Quản lý đơn hàng đa kênh (omnichannel OMS)
. Tự động xử lý đơn và đẩy đơn cho giao vận
. Tích hợp hệ thống PDM (Product Data Management) để quản lý mẫu thiết kế
. Quản lý size - màu - mã hàng (SKU) theo mùa vụ
Quản trị điều hành
. Quản lý công việc, OKR và phòng họp không giấy
. Quản lý lịch sản xuất theo mùa (seasonal production calendar)
. Phân hệ quản lý đơn hàng xuất khẩu (kèm tài liệu, nhãn mác, tiêu chuẩn)
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Tích hợp hệ thống CRM chăm sóc khách hàng
. Tự động hóa marketing
. Quản lý chương trình tích điểm - khách hàng trung thành
. Ứng dụng AI phân tích hành vi mua sắm/ nhu cầu thiết kế
. Dự báo xu hướng thời trang - hàng tồn - doanh số theo mùa vụ
. Công cụ gợi ý sản phẩm theo hành vi cá nhân hoá (product recommender AI)
. Hệ thống tracking phản hồi khách hàng về mẫu mã, chất lượng
. Lưu trữ, bảo mật dữ liệu khách hàng bằng Cloud/ Blockchain/ Data Lake
19. Gas - Xăng dầu
Câu 7.1 Ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp Anh/Chị là gì?
(Chọn một)
. Bán lẻ gas dân dụng
. Phân phối khí công nghiệp
. Bán lẻ xăng dầu
. Vận hành trạm/ chuỗi cửa hàng xăng dầu
. Cung ứng dịch vụ đo lường/ kiểm định thiết bị
. Khác:
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị đang sử dụng các công nghệ nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Tự động hóa đo lường (cột bơm, bình gas...)
. Theo dõi tình trạng thiết bị khách hàng (IoT)
. Quản lý lộ trình giao hàng gas/ xăng bằng GPS
. Hệ thống cảnh báo rò rỉ, áp suất, nhiệt độ (SCADA - Hệ thống Điều khiển Giám sát và Thu thập Dữ liệu/IoT)
. Xác thực nguồn gốc sản phẩm (QR, Blockchain...)
. Tự động hóa báo cáo tồn kho, doanh thu, hiệu suất bán hàng
. Quản lý chuỗi cửa hàng/ trạm bán xăng gas
. Theo dõi & nhắc lịch đổi gas/ bảo trì thiết bị
. Kiểm soát và báo cáo định - Mức hao hụt nhiên liệu trong vận chuyển
. Phần mềm quản lý kiểm định thiết bị và an toàn phòng cháy chữa cháy
Quản trị điều hành
. Quản trị công việc, KPI theo nhân sự/chi nhánh
. Lưu trữ & chia sẻ dữ liệu trên nền tảng đám mây
. Dashboard theo dõi vận hành toàn bộ trạm xăng/gas theo thời gian thực
. Hệ thống báo cáo định kỳ gửi tự động cho quản lý, cơ quan quản lý thị trường
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Thanh toán không dùng tiền mặt
. Hệ thống bán hàng gas/xăng đa kênh (online, app, hotline...)
. Quản lý khách hàng thân thiết (Loyalty)
. Kết nối sàn thương mại điện tử/ app giao gas nhanh
. Ứng dụng phân tích dữ liệu khách hàng/ nhu cầu theo khu vực
. Hệ thống chăm sóc khách hàng định kỳ qua chatbot, Zalo OA
. Phân tích hành vi tiêu thụ theo mùa, theo khu vực dân cư hoặc công nghiệp
20. Thiết bị y tế
Câu 7.1 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Anh/Chị là gì?
(Chọn một)
. Nhập khẩu - phân phối thiết bị y tế
. Sản xuất thiết bị y tế
. Dịch vụ bảo trì - sửa chữa - hiệu chuẩn
. Bán lẻ trực tiếp đến phòng khám - bệnh viện - người tiêu dùng
. Khác:
Câu 7.2 Doanh nghiệp Anh/Chị hiện đang sử dụng các công cụ công nghệ số nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Quản lý đặt hàng từ khách hàng/ nhà phân phối qua website
. Mobile App cho đội ngũ kinh doanh (báo giá, đơn hàng, tồn kho...)
. Mobile App cho đội kỹ thuật (giao hàng, bảo trì, bảo hành, sửa chữa)
. Quản lý kho bằng mã vạch, QR code hoặc RFID
. Kết nối IoT với các thiết bị y tế (X-quang, CT, nội soi...) để thu thập dữ liệu
. Quản lý bảo trì thiết bị định kỳ (CMMS)
. Theo dõi thiết bị theo thời gian thực (vận hành, trạng thái, nhật ký lỗi...)
. Ứng dụng QR/AI/Blockchain xác thực nguồn gốc thiết bị - linh kiện
. Quản lý danh mục thiết bị y tế theo mã GMDN hoặc quy chuẩn Bộ Y tế
. Phân hệ theo dõi vòng đời thiết bị (lifecycle management)
Quản trị điều hành
. Tích hợp thanh toán online, ngân hàng, cổng trung gian
. Quản lý công việc/ OKR/ lịch giao dịch đội ngũ
. Phân hệ theo dõi hợp đồng mua sắm công/ đấu thầu thiết bị
. Tích hợp với hệ thống văn bản điện tử, lưu trữ tài liệu kỹ thuật
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Tích hợp nền tảng chăm sóc khách hàng & CRM
. Sử dụng chatbot/trợ lý ảo để chăm sóc khách hàng
. Tích hợp tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh
. Tự động hóa marketing: gửi tin nhắn, email, chiến dịch remarketing
. Hệ thống đánh giá - Mức độ hài lòng và phản hồi từ bệnh viện/khách hàng
. Gợi ý dịch vụ hậu mãi (gia hạn bảo hành, nhắc lịch bảo trì) bằng AI
21. Khoáng sản
Câu 7.1 Doanh nghiệp của Anh/Chị hoạt động trong phân khúc nào?
(Chọn một)
. Khai thác khoáng sản
. Chế biến khoáng sản
. Kinh doanh - phân phối khoáng sản
. Dịch vụ hỗ trợ khai khoáng (vận chuyển, kho bãi, thăm dò...)
. Khác:
Câu 7.2 Anh/Chị đang sử dụng những giải pháp công nghệ số nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Giải pháp thống kê, phân tích hiệu quả từng dây chuyền khai thác
. Phần mềm quản trị sản xuất theo dây chuyền
. Tính lương khoán tự động theo sản lượng, theo ca/ tổ
. Tính giá thành theo từng công đoạn khai thác
. Tự động lập kế hoạch kinh doanh (sale forecast) và cung ứng nguyên liệu (MRP)
. Kiểm soát đơn hàng realtime cho nhà phân phối (theo dõi tiến độ, cung đường)
. Nâng cấp nghiệp vụ đặt hàng qua web/app cho nhà phân phối
. Kết nối PLC - IoT tại cân đầu vào/ra của dây chuyền
. Quản lý tồn kho, chuyển kho, vận chuyển khoáng sản
. Tích hợp GIS để quản lý tọa độ mỏ, ranh giới khai thác
. Theo dõi tiêu hao năng lượng, vật tư khai thác
. Cảnh báo an toàn lao động và môi trường qua IoT
Quản trị điều hành
. Phần mềm tính thuế tài nguyên - môi trường
. Quản trị dữ liệu tài nguyên khai thác
. Chia sẻ tài nguyên: nhân sự, kho bãi, vận tải với bên thứ ba
. Ứng dụng hội họp không giấy, quản lý công việc, OKR
. Phân hệ pháp lý và tuân thủ khai thác (giấy phép, báo cáo định kỳ)
. Tích hợp với cơ quan quản lý tài nguyên tỉnh/thành phố (e-licensing)
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Trợ lý ảo - chatbot cho khách hàng và nội bộ
. Quảng cáo số - digital marketing
. Hệ thống CRM đơn hàng khối công nghiệp (vật liệu xây dựng, xi măng, luyện kim...)
. Dự báo nhu cầu thị trường theo ngành tiêu thụ khoáng sản (bất động sản, công nghiệp nặng...)
22. Thuỷ sản
Câu 7.1 Doanh nghiệp Anh/Chị đang hoạt động trong phân khúc nào?
(Chọn một)
. Nuôi trồng thủy sản
. Chế biến thủy sản
. Phân phối/ thương mại thủy sản
. Dịch vụ hậu cần thủy sản
. Khác:
Câu 7.2 Doanh nghiệp hiện đang sử dụng các giải pháp nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Phần mềm giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy trình
. Giải pháp phân tích dữ liệu trong quy trình sản xuất
. Quản lý truy xuất nguồn gốc thủy sản xuyên suốt quy trình
. SCADA - Hệ thống Điều khiển Giám sát và Thu thập Dữ liệu giám sát dữ liệu vận hành theo thời gian thực
. Hệ thống IoT theo dõi hiệu suất thiết bị sản xuất
. Machine Learning/ AI để dự báo bảo trì thiết bị
. Robot tự động hóa hỗ trợ sản xuất
. Quản lý kho thực phẩm/ nguyên liệu theo hạn dùng và FIFO/LIFO
. Quản lý và giám sát hành trình xe lạnh, xe giao hàng
. Đặt hàng tự động, cảnh báo tồn kho
. Tích hợp hệ thống HACCP điện tử (giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm)
. Giải pháp kiểm soát nhiệt độ dây chuyền chế biến và vận chuyển real-time
. Báo cáo tiêu hao nước, điện, hóa chất theo lô sản xuất
. Quản trị điều hành
. Công nghệ VR/AR mô phỏng - đào tạo công nhân
. Tích hợp thanh toán điện tử/ ngân hàng
. Quản lý công việc sản xuất và lịch bảo trì thiết bị theo ca/kíp
. Dashboard vận hành toàn chuỗi từ vùng nuôi đến chế biến
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Nền tảng bán hàng trực tuyến (website, TMĐT nội địa/quốc tế)
. Ứng dụng đặt hàng cho đại lý trong nước/ xuất khẩu
. Trợ lý ảo - chatbot chăm sóc khách hàng
. CRM phân loại khách hàng nội địa vs quốc tế (B2B - B2C)
. Dự báo thị trường theo mùa vụ và nhu cầu quốc tế
. Kết nối các sàn TMĐT chuyên ngành thực phẩm xuất khẩu
23. Bao bì
Câu 7.1 Ngành nghề kinh doanh chính của Anh/Chị là gì?
(Chọn một)
. Sản xuất bao bì giấy
. Sản xuất bao bì nhựa
. Sản xuất bao bì kim loại
. Sản xuất bao bì composite/ đa lớp
. Gia công/ in ấn bao bì
. Khác:
Câu 7.2 Doanh nghiệp hiện đang sử dụng những giải pháp nào sau đây?
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Quản lý yêu cầu mẫu sản phẩm & thông số khách hàng
. Tự động tạo mã sản phẩm, định - Mức nguyên liệu (BOM)
. Tự động tính định - Mức sử dụng nguyên liệu (giấy, nhựa...)
. Quản lý giá thành theo dòng chảy đa công đoạn
. Quản lý thay đổi kỹ thuật - ECN
. Quản trị sản xuất theo dòng chảy/ lệnh sản xuất
. Kết nối IoT thiết bị sản xuất - thống kê máy theo thời gian thực
. Sử dụng thiết bị cầm tay (handheld), mobile app cho thống kê sản xuất
. Hệ thống quản lý lỗi sản xuất và tái gia công (rework tracking)
. Quản lý chất lượng theo từng lô hàng (QMS - Quality Management System)
Quản trị điều hành
. Giao tiếp, nhận đơn hàng qua web app/ mobile app
. Tự động dự báo sản lượng, kế hoạch kinh doanh (sale forecast)
. Tính toán kế hoạch cung ứng nguyên liệu (MRP)
. Quản lý lịch sản xuất theo thời gian thực (production planning board)
. Tích hợp module tài chính - kế toán - tồn kho trong ERP ngành bao bì
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Tương tác khách hàng đa kênh
. Quản lý & xác thực sản phẩm qua web (QR code, mã hóa)
. Tham gia sàn thương mại điện tử quốc tế
. Sử dụng trợ lý ảo - AI trong CSKH hoặc marketing
. Quảng cáo số, chia sẻ dữ liệu hình ảnh - tài nguyên sản phẩm
. Thư viện mẫu thiết kế bao bì để tương tác với khách hàng trực tuyến
. Dashboard theo dõi - Mức độ tương tác - chuyển đổi khách hàng theo từng kênh
24. Giấy
Câu 7.1 Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là gì?
(Chọn một)
. Sản xuất giấy nguyên liệu
. Gia công, chế biến thành phẩm (giấy in, giấy bao bì, khăn giấy...)
. Tái chế giấy
. Phân phối/Thương mại giấy
. Khác (ghi rõ):
Câu 7.2 Các công cụ công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng:
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. Hệ thống giám sát thông số đo lường trong quá trình sản xuất
. Quản lý kho bằng QR code: tồn kho theo thời gian thực, hạn dùng, xuất nhập tự động
. Giám sát hành trình & an toàn xe chuyên chở (GPS, cảnh báo quá tải...)
. Hệ thống quản lý đơn đặt hàng tự động
. Hệ thống phân tích dữ liệu quy trình sản xuất
. IoT kết nối thiết bị để giám sát năng suất, tiêu hao, tình trạng vận hành
. SCADA - Hệ thống Điều khiển Giám sát và Thu thập Dữ liệu giám sát dây chuyền và thiết bị thời gian thực
. Robot tự động hỗ trợ quy trình vận hành, đóng gói, xếp hàng
. Hệ thống cảnh báo sớm tình trạng rách giấy hoặc tắt máy trong dây chuyền
. Truy xuất dữ liệu lô sản phẩm giấy theo thời gian sản xuất và khổ giấy
. Đồng bộ dữ liệu vận hành với hệ thống kiểm định chất lượng giấy (độ trắng, độ bền...)
Quản trị điều hành
. Dự báo bảo trì thiết bị
. Đào tạo công nhân qua mô phỏng VR (thực tế ảo)
. Quản lý kế hoạch bảo trì định kỳ và danh mục vật tư kỹ thuật
. Dashboard tổng hợp sản lượng, năng suất, tiêu hao năng lượng toàn nhà máy
. Chia sẻ tài liệu kỹ thuật, quy trình sản xuất nội bộ qua nền tảng số
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Website giới thiệu sản phẩm - mẫu mã giấy - báo giá tự động
. CRM để quản lý đơn hàng công nghiệp (in ấn, bao bì, văn phòng phẩm...)
. Hệ thống hỗ trợ dự báo nhu cầu từ khách hàng lớn theo quý, theo mùa
. Tự động gửi hợp đồng, chứng từ giao hàng qua nền tảng điện tử
25. Xây dựng
Câu 7.1 Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp?
(Chọn một)
. Xây dựng dân dụng
. Xây dựng công nghiệp
. Hạ tầng kỹ thuật/Giao thông
. Thi công MEP
. Tư vấn thiết kế/giám sát
. Quản lý dự án
. Nhà thầu phụ
. Khác:
Câu 7.2 Các giải pháp công nghệ hiện đang được áp dụng trong doanh nghiệp:
(Chọn nhiều đáp án phù hợp)
Quản lý vận hành
. CDE - môi trường dữ liệu dùng chung (Common Data Environment)
. Hệ thống quản lý tài liệu, hồ sơ, bản vẽ online
. Phần mềm lập kế hoạch thi công (online/offline)
. Ứng dụng mô hình BIM (2D/3D) trong thiết kế, thi công, vận hành
. BIM Hub - kết nối dữ liệu với các đối tác
. Hệ thống quản lý điều hành dự án
. Hệ thống quản lý công trường, nhật ký thi công số
. Hệ thống quản lý an toàn lao động
. Quản lý nhà cung ứng, thầu phụ
. Quản lý chuỗi cung ứng (vật tư, kho, vận chuyển)
. Hệ thống camera công trường kết nối AI giám sát vi phạm an toàn
. IoT cho thiết bị thi công: máy cẩu, trạm trộn, giám sát xe vận chuyển vật liệu
Quản trị điều hành
. Hệ thống quản lý hợp đồng, đấu thầu
. Công cụ lập dự toán theo đơn giá Nhà nước hoặc nội bộ
. Tự động hóa quy trình nội bộ
. Báo cáo nghiệp vụ theo thời gian thực
. Ứng dụng Blockchain trong lưu chuyển hồ sơ nội bộ
. Quản lý dòng tiền, thanh toán, nghiệm thu theo tiến độ
. Tích hợp với hệ thống pháp lý - thẩm định - cấp phép xây dựng điện tử
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích
. Phân tích dữ liệu lớn, AI dự báo tiến độ, chi phí, rủi ro
. Dashboard phân tích năng lực trúng thầu, năng suất từng tổ đội
. Công cụ đánh giá ROI từng dự án, so sánh giữa thực tế và kế hoạch
C. PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM
I. Nguồn dữ liệu tính điểm
1. Bộ câu hỏi chung cho các ngành
2. Bộ câu hỏi theo đặc thù từng ngành
3. Bảng quan hệ phụ thuộc giữa các giải pháp chuyên ngành
II. Phương pháp tính điểm cho các câu hỏi
1. Bộ câu hỏi chung
1.1 Các nhóm câu hỏi tính điểm
19 câu hỏi chung được chia thành các nhóm sau:
STT |
Nhóm |
Số lượng câu hỏi |
1 |
Thông tin doanh nghiệp |
2 |
2 |
- Mức độ thâm nhập của công nghệ số |
5 |
3 |
Nhận thức và Chiến lược Chuyển đổi số |
4 |
4 |
Khó khăn Gặp phải và Nhu cầu Hỗ trợ |
4 |
5 |
Kết quả và Định hướng |
3 |
6 |
Câu hỏi mở |
1 |
Nhóm câu hỏi có ý nghĩa đánh giá trình độ chuyển đổi số:
Nhóm 2. - Mức độ thâm nhập của công nghệ số
Nhóm 3. Nhận thức và Chiến lược Chuyển đổi số
1.2. Cách tính điểm
Các câu hỏi có thể có trọng số khác nhau nếu cần thiết
Trong các lựa chọn trả lời, - Mức độ thấp nhất tính 0 điểm, mỗi - Mức độ cao hơn tính thêm một điểm
Điểm chung được tính bằng phương pháp đánh giá đa tiêu chí TOPSIS.
Trong ví dụ ở Error! Reference source not found., điểm chung được tính theo phương pháp trên nhưng chia làm 2 thành phần: Điểm Thâm nhập và điểm Nhận thức.
2. Bộ câu hỏi theo đặc thù
2.1. Các nhóm câu hỏi tính điểm
Bộ câu hỏi theo đặc thù ngành chỉ có 2 câu hỏi: Một câu về phân ngành hẹp, một câu về các giải pháp số hiện đang được doanh nghiệp sử dụng.
Câu hỏi duy nhất được dùng để tính điểm là câu hỏi về các giải pháp số đang được sử dụng.
2.2. Cách tính điểm
Do quan hệ phụ thuộc giữa các giải pháp, các giải pháp không phụ thuộc được tính 1 điểm, có phụ thuộc tính/ điểm
Do số lượng giải pháp từng ngành khác nhau, số điểm tối đa của từng ngành đối với câu hỏi này là khác nhau. Do đó điểm số cuối cùng được tính theo tỷ lệ giữa số điểm đạt được trên số điểm tối đa.
3. Điểm chung cuộc của doanh nghiệp
3.1. Thành phần cấu thành điểm số
Điểm chung cuộc được tính từ hai thành phần: Điểm số đối với Bộ câu hỏi chung, và Điểm số đối với Bộ câu hỏi theo đặc thù.
3.2. Cách tính điểm
Sử dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí TOPSIS. Điểm số xác định được là điểm thô.
Điểm số chung cuộc là điểm chuẩn hoá, được quy đổi từ điểm thô sang thang điểm 0-100.
4. Xếp hạng doanh nghiệp
4.1. Mục đích xếp hạng
Phục vụ các chương trình hỗ trợ SME chuyển đổi số: phân bổ hỗ trợ đơn giản, nhanh gọn, thực chất.
Phục vụ mục đích tuyên truyền: ngắn gọn, súc tích, hình ảnh.
4.2. Xếp hạng 5 cấp
Doanh nghiệp được xếp theo 5 cấp độ từ thấp đến cao:
Cấp độ |
Tên gọi |
Điểm số |
Diễn giải |
1 |
Khởi động |
0-10 |
Chưa áp dụng công nghệ số trong hoạt động cốt lõi, nhận thức chuyển đổi số còn hạn chế |
2 |
Xuất phát |
10-30 |
Bắt đầu thay thế quy trình thủ công, số hoá dữ liệu, sử dụng công cụ vận hành để tăng hiệu quả công việc |
3 |
Tăng tốc |
30-70 |
Các hệ thống số được tích hợp ở - Mức cơ bản, quy trình được tự động hoá một phần |
4 |
Tối ưu |
70-90 |
Sử dụng dữ liệu để ra quyết định, tối ưu hoạt động và mô hình kinh doanh |
5 |
Tinh anh |
90-100 |
Mô hình số toàn diện, tổ chức linh hoạt, có năng lực đổi mới liên tục |
BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ - MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP LỚN
(Kèm
theo Quyết định số 1567/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 6
năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Bộ chỉ số
Bộ chỉ số đánh giá - Mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp lớn là bộ các tiêu chí đánh giá nâng cao để các doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thông qua tư vấn viên thuộc Mạng lưới tư vấn viên được công nhận thực hiện đánh giá. Dữ liệu tính điểm sẽ được lấy mẫu để tính toán kiểm chứng bằng chuyên gia khi cần thiết. Các tiêu chí được xây dựng ở - Mức độ nâng cao, bám sát vào các hoạt động của doanh nghiệp lớn, có tính hệ thống để đánh giá - Mức độ chuyển đổi số.
Cấu trúc Bộ chỉ số đánh giá - Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được chia thành 06 trụ cột (Dimension) gồm:
(1) Khách hàng: gồm 04 nhóm tiêu chí, 25 tiêu chí thành phần;
(2) Chiến lược: gồm 06 nhóm tiêu chí, 24 tiêu chí thành phần;
(3) Công nghệ: gồm 05 nhóm tiêu chí, 29 tiêu chí thành phần;
(4) Vận hành: gồm 04 nhóm tiêu chí, 22 tiêu chí thành phần;
(5) Văn hóa: gồm 03 nhóm tiêu chí, 22 tiêu chí thành phần;
(6) Dữ liệu: gồm 03 nhóm tiêu chí, 18 tiêu chí thành phần.
2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng cho các doanh nghiệp lớn. Khuyến khích các doanh nghiệp quy mô vừa muốn hướng đến các hoạt động chuyển đổi một cách toàn diện, chuyên nghiệp có thể sử dụng Bộ chỉ số đánh giá - Mức độ chuyển đối số doanh nghiệp lớn để đánh giá nhằm tăng năng lực cạnh tranh cũng như phát triển bền vững.
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có thể tham khảo sử dụng Bộ chỉ số DBI để đánh giá xác định - Mức độ chuyển đổi số của mình. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức căn cứ vào đặc thù của mình để điều chỉnh hệ số đánh giá cho phù hợp.
3. Thang đo xếp hạng
Dựa vào tổng điểm đánh giá, các - Mức độ chuyển đổi số được phiên ra các - Mức (Level) như sau:
- Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi số, hoặc có thực hiện ở - Mức độ sự vụ, chưa có quy trình, định hướng, hoặc đã có định hướng nhưng tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp nhỏ hơn 25%.
- Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột của chuyển đổi số. Tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 25% đến dưới 50%. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng;
- Mức 3 - Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 50% đến dưới 75%. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số - Mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số.
- Mức 4 - Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước. Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 75% đến dưới 100%. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số - Mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số, với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số.
- Mức 5 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt - Mức độ hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số, tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp là 100%. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.
4. Nguyên tắc và cách tính điểm chuyển đổi số
a) Nguyên tắc tính điểm đánh giá - Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp
- Mỗi bộ phận, đơn vị chức năng sẽ lựa chọn các tiêu chí đánh giá phù hợp với chức năng nhiệm vụ của bộ phận, đơn vị chức năng đó. Nếu bộ phận, đơn vị chức năng không có chức năng nhiệm vụ liên quan đến tiêu chí nào thì bỏ qua không đánh giá tiêu chí đó (không tính vào điểm bình quân).
- Tính điểm đánh giá - Mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc từ dưới lên theo thứ tự: từ điểm tiêu chí đến điểm nhóm tiêu chí rồi đến điểm trụ cột; từ đó tính điểm của bộ phận, đơn vị chức năng; tính điểm tổng thể doanh nghiệp. Phương pháp trung bình cộng được áp dụng dựa trên điểm chấm của các tiêu chí để xác định điểm của nhóm tiêu chí, điểm các trụ cột, điểm các bộ phận, đơn vị chức năng và điểm tổng thể của doanh nghiệp. Cụ thể cách tính điểm như bảng dưới đây:
- Mức độ |
Thang điểm cho từng tiêu chí (tính theo tỷ lệ % hoàn thành các nhiệm vụ theo từng tiêu chí) |
Thang điểm của từng trụ cột (tính theo điểm % bình quân của các tiêu chí thành phần trong trụ cột) |
Thang điểm cho bộ phận, đơn vị chức năng (tính theo điểm % bình quân các tiêu chí thành phần trong bộ phận, đơn vị chức năng) |
Thang điểm tổng thể cho doanh nghiệp (tính theo điểm % bình quân của các bộ phận, đơn vị chức năng) |
Mô tả - Mức độ |
1 |
[0 - < 25%] |
[0 - < 25%] |
[0 - < 25%] |
[0 - < 25%] |
Khởi động |
2 |
[25% - < 50%] |
[25% - < 50%] |
[25% - < 50%] |
[25% - < 50%] |
Bắt đầu |
3 |
[50% - < 75%] |
[50% - < 75%] |
[50% - < 75%] |
[50% - < 75%] |
Hình thành |
4 |
[75%-< 100%] |
[75%-< 100%] |
[75% - < 100%] |
[75% - < 100%] |
Nâng cao |
5 |
100% |
100% |
100% |
100% |
Dẫn dắt |
b) Nguyên tắc tính điểm đối với loại hình nhóm công ty (tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con)
- Đối với loại hình nhóm công ty như tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác đánh giá dựa trên nguyên tắc:
+ Đánh giá và tính điểm của từng công ty con, công ty thành viên trước làm cơ sở để đánh giá và tính điểm tổng hợp của nhóm công ty tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ.
+ Điểm tổng hợp của nhóm công ty tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ được tính theo công thức bình quân gia quyền, với trọng số chính là tỷ lệ sở hữu của tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ đối với mỗi công ty con, công ty thành viên.
Trong đó: xi là điểm chuyển đổi số của công ty con, công ty thành viên thứ i; Wi là trọng số bình quân gia quyền, chính là tỷ lệ sở hữu của Tổng công ty, công ty mẹ đối với công ty con, công ty thành viên thứ i tương ứng.
B. CHI TIẾT BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHO DOANH NGHIỆP LỚN
Trụ cột Khách hàng đánh giá - Mức độ trưởng thành về quản trị trải nghiệm khách hàng làm căn cứ xây dựng, xác định chiến lược, tầm nhìn về trải nghiệm cũng như các hành động nhằm thúc đẩy gia tăng trải nghiệm, gắn kết với khách hàng trên toàn bộ hành trình số hoặc hợp nhất hành trình O2O (Online to Offline) trong toàn bộ vòng đời của khách hàng.
Trụ cột Khách hàng gồm 04 nhóm tiêu chí, được chia thành 25 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:
1.1. Nhóm tiêu chí Góc nhìn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ
Doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm tốt cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Nhóm tiêu chí Góc nhìn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ bao gồm 09 tiêu chí thành phần:
1.1.1. Cá nhân hóa trải nghiệm
Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng dựa trên bối cảnh và thông tin chi tiết thu thập về khách hàng.
- Mức 1: Có ít hoặc chưa có cá nhân hóa trong trải nghiệm khách hàng.
- Mức 2: Một số khía cạnh trong trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên thông tin về khách hàng thu thập được ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Một số khía cạnh trong trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên thông tin về khách hàng thu thập được và triển khai ở một số cụm các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Tất cả các khía cạnh trong trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên thông tin về khách hàng thu thập được và triển khai trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Tất cả các khía cạnh trong trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên thông tin về khách hàng thu thập được, triển khai trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
1.1.2. Tiếp thị mục tiêu
Nội dung tiếp thị đúng khách hàng mục tiêu và phù hợp với bối cảnh.
- Mức 1: Có một số nội dung tiếp thị được nhắm mục tiêu.
- Mức 2: Hầu hết nội dung tiếp thị được nhắm mục tiêu.
- Mức 3: Hầu hết nội dung tiếp thị được nhắm mục tiêu và có liên quan đến bối cảnh của khách hàng.
- Mức 4: Tất cả nội dung tiếp thị trong doanh nghiệp được nhắm mục tiêu và có liên quan đến bối cảnh của khách hàng.
- Mức 5: Tất cả nội dung tiếp thị từ cả doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đều được nhắm mục tiêu và có liên quan đến bối cảnh của khách hàng.
1.1.3. Tự tùy chỉnh
Cung cấp các công cụ số để khách hàng dễ dàng tùy chỉnh các sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng.
- Mức 1: Có rất ít công cụ sẵn có để cho phép khách hàng tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ.
- Mức 2: Một số công cụ có sẵn để cho phép khách hàng tùy chỉnh một số sản phẩm và dịch vụ.
- Mức 3: Một loạt các công cụ có sẵn để cho phép khách hàng tùy chỉnh tương đối đầy đủ cho một số sản phẩm và dịch vụ.
- Mức 4: Một loạt các công cụ được doanh nghiệp cung cấp cho phép khách hàng tùy chỉnh hoàn toàn cho các sản phẩm và dịch vụ của chính họ cùng một lúc.
- Mức 5: Một loạt các công cụ được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp cho phép khách hàng tùy chỉnh đầy đủ cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ cùng một lúc.
1.1.4. Dễ sử dụng
Doanh nghiệp giúp khách hàng cảm thấy thuận lợi, dễ dàng tương tác khi được đáp ứng nhu cầu cá nhân.
- Mức 1: Có rất ít hoạt động tương tác với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy dễ dàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.
- Mức 2: Một số tương tác với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy dễ dàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.
- Mức 3: Hầu hết các tương tác với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy dễ dàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.
- Mức 4: Tất cả các tương tác với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy dễ dàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.
- Mức 5: Tất cả các tương tác với doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy dễ dàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.
1.1.5. - Mức độ hứng thú của khách hàng
Doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm thú vị để khách hàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.
- Mức 1: Có rất ít hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy thú vị.
- Mức 2: Một số hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy thú vị.
- Mức 3: Hầu hết hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy thú vị.
- Mức 4: Tất cả hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy thú vị.
- Mức 5: Tất cả hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy thú vị.
1.1.6. Tương tác số
Tương tác của khách hàng có thể thực hiện liên thông tự động trên các kênh số.
- Mức 1: Có rất ít tương tác có thể được thực hiện trên các kênh số.
- Mức 2: Một số tương tác của khách hàng với doanh nghiệp có thể được thực hiện trên các kênh số.
- Mức 3: Hầu hết các tương tác của khách hàng với doanh nghiệp có thể được thực hiện trên các kênh số.
- Mức 4: Tất cả các tương tác của khách hàng với doanh nghiệp có thể được thực hiện trên các kênh số.
- Mức 5: Tất cả các tương tác của khách hàng với doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có thể được thực hiện trên các kênh số.
1.1.7. Chủ động chăm sóc
Các nhu cầu và vấn đề của khách hàng có thể được chủ động dự đoán và giải quyết.
- Mức 1: Có rất ít nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng được doanh nghiệp dự đoán trước.
- Mức 2: Một số nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng được doanh nghiệp dự đoán trước.
- Mức 3: Hầu hết các nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng đều được doanh nghiệp dự đoán trước.
- Mức 4: Tất cả các nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng đều được doanh nghiệp dự đoán trước.
- Mức 5: Tất cả các nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng đều được doanh nghiệp hoặc các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp dự đoán trước.
1.1.8. Gắn kết xã hội
Tạo gắn kết xã hội với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau để khuyến khích sự trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp.
- Mức 1: Sự gắn kết xã hội chưa được xem xét.
- Mức 2: Ít nhất một đơn vị bộ phận, đơn vị chức năng có hoạt động thúc đẩy sự gắn kết xã hội với và giữa các khách hàng để khuyến khích sự trung thành.
- Mức 3: Hầu hết các đơn vị bộ phận, đơn vị chức năng có hoạt động thúc đẩy sự gắn kết xã hội với và giữa các khách hàng để khuyến khích sự trung thành.
- Mức 4: Toàn bộ các đơn vị bộ phận, đơn vị chức năng có hoạt động thúc đẩy sự gắn kết xã hội với và giữa các khách hàng để khuyến khích sự trung thành.
- Mức 5: Toàn bộ các đơn vị bộ phận, đơn vị chức năng của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái có hoạt động thúc đẩy sự gắn kết xã hội với và giữa các khách hàng để khuyến khích sự trung thành.
1.1.9. Thúc đẩy - Mức độ trung thành
Xây dựng một cách có hệ thống các chương trình khuyến khích sự trung thành của khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp .
- Mức 1: Các chương trình thúc đẩy sự trung thành chưa được doanh nghiệp tích cực xem xét.
- Mức 2: Doanh nghiệp khuyến khích toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng có liên quan đến khách hàng triển khai các hành động để thúc đẩy sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.
- Mức 3: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có hành động thực tế thúc đẩy
sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.
- Mức 4: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng liên quan đến khách hàng có hành động thực tế thúc đẩy sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.
- Mức 5: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng liên quan đến khách hàng và hệ sinh thái có hành động thực tế thúc đẩy sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.
1.2. Nhóm tiêu chí Quản lý trải nghiệm khách hàng
Doanh nghiệp bộ máy và hệ thống quản trị trong nội bộ để mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.
Nhóm tiêu chí Quản lý trải nghiệm khách hàng bao gồm 08 tiêu chí thành phần:
1.2.1. Tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng
Tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng rõ ràng và được hiểu rõ trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có bất kỳ tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã bắt đầu xác định tầm nhìn về trải nghiệm của khách hàng.
- Mức 3: Doanh nghiệp có một tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng được xác định rõ ràng, được một số bộ phận, đơn vị chức năng áp dụng.
- Mức 4: Doanh nghiệp có tầm nhìn chung về trải nghiệm khách hàng được xác định rõ ràng và dễ hiểu.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có tầm nhìn chung về trải nghiệm khách hàng được xác định rõ ràng và dễ hiểu.
1.2.2. Thiết kế theo định hướng của trải nghiệm khách hàng
Trải nghiệm khách hàng được xem xét trong quá trình thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.
- Mức 1: Trải nghiệm khách hàng chưa được xem xét một cách có chủ ý.
- Mức 2: Trải nghiệm khách hàng được xem xét bởi ít nhất một bộ phận, đơn vị chức năng của doanh nghiệp trong việc thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.
- Mức 3: Trải nghiệm khách hàng được xem xét bởi hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng của doanh nghiệp trong việc thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.
- Mức 4: Trải nghiệm khách hàng được doanh nghiệp xem xét đầy đủ trong thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.
- Mức 5: Trải nghiệm của khách hàng được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp xem xét đầy đủ trong quá trình thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.
1.2.3. Có ngân sách đầu tư để đạt các mục tiêu trải nghiệm khách hàng
Có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn trải nghiệm của khách hàng.
- Mức 2: Ít nhất một đơn vị bộ phận, đơn vị chức năng trong doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn trải nghiệm khách hàng của mình.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng trong doanh nghiệp đều lên kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng của họ.
- Mức 4: Toàn bộ bộ phận, đơn vị chức năng có liên quan đến khách hàng có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm của khách hàng.
- Mức 5: Toàn bộ bộ phận, đơn vị chức năng có liên quan đến khách hàng và hệ sinh thái có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm của khách hàng.
1.2.4. Phạm vi danh mục sản phẩm và dịch vụ
Việc phát triển danh mục sản phẩm và dịch vụ phản ánh kỳ vọng về trải nghiệm khách hàng.
- Mức 1: Trải nghiệm khách hàng chưa được xem xét trong phát triển danh mục sản phẩm và dịch vụ.
- Mức 2: Trải nghiệm khách hàng là một phần của danh mục sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi ít nhất một bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Trải nghiệm khách hàng là một phần không thể thiếu trong danh mục sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Trải nghiệm khách hàng là một phần không thể thiếu trong danh mục sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
- Mức 5: Trải nghiệm của khách hàng là một phần không thể thiếu trong danh mục sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp.
1.2.5. Quá trình đăng ký sử dụng sản phẩm và dịch vụ
Trải nghiệm khách hàng được đưa vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mới.
- Mức 1: Trải nghiệm của khách hàng chưa được đưa vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mới.
- Mức 2: Có ít nhất một bộ phận, đơn vị chức năng đưa trải nghiệm khách hàng vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng mới.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đưa trải nghiệm khách hàng vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng mới.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đưa trải nghiệm khách hàng vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng mới.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và hệ sinh thái của doanh nghiệp đưa trải nghiệm khách hàng được đưa vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng mới.
1.2.6. Đa kênh hợp nhất
Khách hàng dễ dàng bắt đầu hành trình trải nghiệm của mình trên một kênh/thiết bị và tiếp tục trên một kênh/thiết bị khác.
- Mức 1: Khách hàng chưa thể bắt đầu hành trình trên một kênh/thiết bị và tiếp tục ở một kênh/thiết bị khác.
- Mức 2: Doanh nghiệp quản lý được bối cảnh của một số cấu phần trong hành trình khách hàng liên thông trên hầu hết các kênh và thiết bị.
- Mức 3: Doanh nghiệp quản lý được bối cảnh của hầu hết các hành trình khách hàng liên thông trên hầu hết các kênh và thiết bị.
- Mức 4: Doanh nghiệp quản lý được bối cảnh của toàn bộ các hành trình khách hàng liên thông trên tất cả các kênh và thiết bị.
- Mức 5: Doanh nghiệp và hệ sinh thái quản lý được bối cảnh của toàn bộ các hành trình khách hàng liên thông trên tất cả các kênh và thiết bị.
1.2.7. Đo lường trải nghiệm khách hàng
Hiệu suất hành trình khách hàng được đo lường.
- Mức 1: Hiệu suất hành trình khách hàng chưa được đo lường.
- Mức 2: Doanh nghiệp đo lường được hiệu quả của ít nhất một hành trình khách hàng và một số giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng. (Lưu ý: không phải khách hàng nào cũng đi đầy đủ toàn bộ hành trình, có một số khách hàng chỉ tham gia một vài giai đoạn trong hành trình khách hàng rồi kết thúc.)
- Mức 3: Doanh nghiệp đo lường được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và một số giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.
- Mức 4: Doanh nghiệp đo lường được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và các giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.
- Mức 5: Doanh nghiệp và hệ sinh thái đo lường được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và các giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.
1.2.8. Quản lý hành trình khách hàng
Các chỉ số đánh giá trải nghiệm trên toàn bộ hành trình khách hàng được quản lý.
- Mức 1: Hiệu suất của hành trình của khách hàng chưa được quản lý.
- Mức 2: Doanh nghiệp quản lý được hiệu quả của ít nhất một hành trình khách hàng và một số giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng. (Lưu ý: không phải khách hàng nào cũng đi đầy đủ toàn bộ hành trình, có một số khách hàng chỉ tham gia một vài giai đoạn trong hành trình khách hàng rồi kết thúc.)
- Mức 3: Doanh nghiệp quản lý được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và một số giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.
- Mức 4: Doanh nghiệp quản lý được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và các giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.
- Mức 5: Doanh nghiệp và hệ sinh thái quản lý được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và các giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.
1.3. Nhóm tiêu chí Thấu hiểu khách hàng
Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dữ liệu để thấu hiểu khách hàng.
Nhóm tiêu chí Thấu hiểu khách hàng bao gồm 03 tiêu chí thành phần:
1.3.1. Góc nhìn 360 độ về khách hàng
Có góc nhìn toàn diện (360 độ) về khách hàng.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có góc nhìn 360 độ về khách hàng.
- Mức 2: Doanh nghiệp duy trì góc nhìn 360 độ của một số khách hàng.
- Mức 3: Doanh nghiệp duy trì góc nhìn 360 độ của hầu hết khách hàng.
- Mức 4: Doanh nghiệp luôn duy trì góc nhìn 360 độ về tất cả khách hàng.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình luôn duy trì góc nhìn 360 độ về tất cả khách hàng.
1.3.2. Nguồn khai thác dữ liệu tin cậy duy nhất
Có nguồn dữ liệu tin cậy duy nhất cho toàn bộ thông tin về khách hàng.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có một nguồn tin cậy duy nhất cho bất kỳ thông tin nào của khách hàng.
- Mức 2: Có một nguồn tin cậy duy nhất cho một số yếu tố của thông tin khách hàng trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 3: Có một nguồn tin cậy duy nhất cho hầu hết các yếu tố thông tin khách hàng trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 4: Có một nguồn tin cậy duy nhất cho toàn bộ thông tin khách hàng trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Có một nguồn tin cậy duy nhất cho toàn bộ thông tin khách hàng trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
1.3.3. Nhu cầu của khách hàng
Những kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng được tích cực xem xét.
- Mức 1: Kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng chưa được tích cực xem xét.
- Mức 2: Kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng tích cực xem xét ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng được tích cực xem xét trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Tất cả các kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng đều được tích cực xem xét trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Tất cả các kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng đều được tích cực xem xét trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
1.4. Nhóm tiêu chí Niềm tin của khách hàng
Doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm cho khách hàng phù hợp đúng với cam kết thương hiệu (Cam kết thương hiệu).
Nhóm tiêu chí Niềm tin của khách hàng bao gồm 05 tiêu chí thành phần:
1.4.1. Cam kết thương hiệu
Kỳ vọng của khách hàng gắn với uy tín thương hiệu đã định được đáp ứng.
- Mức 1: Cam kết về thương hiệu hiếm khi phù hợp với kỳ vọng của khách hàng.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng (có liên quan đến cam kết thương hiệu) trong doanh nghiệp đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng phù hợp với cam kết thương hiệu của doanh nghiệp.
- Mức 3: Hầu hết bộ phận, đơn vị chức năng (có liên quan đến cam kết thương hiệu) trong doanh nghiệp đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng phù hợp với cam kết thương hiệu của doanh nghiệp.
- Mức 4: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng (có liên quan đến cam kết thương hiệu) trong doanh nghiệp đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng phù hợp với cam kết thương hiệu của doanh nghiệp.
- Mức 5: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng (có liên quan đến cam kết thương hiệu) trong doanh nghiệp và hệ sinh thái doanh nghiệp đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng phù hợp với cam kết thương hiệu của doanh nghiệp.
1.4.2. Xử lý phản ánh khách hàng
Khiếu nại được xử lý, phản hồi và rút kinh nghiệm một cách hiệu quả.
- Mức 1: Khiếu nại nhận được hiếm khi được trả lời hoặc rút kinh nghiệm một cách thích hợp.
- Mức 2: Một số khiếu nại nhận được được phản hồi một cách thích hợp và có những cải tiến liên quan.
- Mức 3: Hầu hết các khiếu nại nhận được đều được phản hồi một cách thích hợp và dẫn tới các cải tiến liên quan.
- Mức 4: Toàn bộ các khiếu nại nhận được đều được phản hồi một cách thích hợp và có sự cải tiến liên tục trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Toàn bộ các khiếu nại nhận được đều được phản hồi một cách thích hợp và có sự cải tiến liên tục trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
1.4.3. Quyền riêng tư
Khách hàng tin tưởng doanh nghiệp đảm bảo quyền riêng tư của họ.
- Mức 1: Khách hàng chưa tin tưởng doanh nghiệp sẽ đảm bảo quyền riêng tư của họ.
- Mức 2: Một số khách hàng tin tưởng doanh nghiệp sẽ thiết kế đảm bảo quyền riêng tư của họ.
- Mức 3: Hầu hết khách hàng tin tưởng doanh nghiệp sẽ thiết kế đảm bảo quyền riêng tư của họ.
- Mức 4: Toàn bộ khách hàng tin tưởng doanh nghiệp sẽ thiết kế đảm bảo quyền riêng tư của họ.
- Mức 5: Toàn bộ khách hàng tin tưởng doanh nghiệp và hệ sinh thái của doanh nghiệp sẽ thiết kế đảm bảo quyền riêng tư của họ.
1.4.4. Kiểm soát thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân
Người dùng biết và có thể kiểm soát các thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ được sử dụng.
- Mức 1: Người dùng chưa thể kiểm soát cách thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ được sử dụng.
- Mức 2: Người dùng có thể kiểm soát cách doanh nghiệp sử dụng một số thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ.
- Mức 3: Người dùng có thể kiểm soát cách doanh nghiệp sử dụng hầu hết thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ.
- Mức 4: Người dùng nhận thức được và có thể dễ dàng kiểm soát cách doanh nghiệp sử dụng tất cả thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ.
- Mức 5: Người dùng biết và có thể dễ dàng kiểm soát cách doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái sử dụng tất cả thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ.
1.4.5. Thúc đẩy niềm tin khách hàng
Thúc đẩy niềm tin của khách hàng, nghĩa là doanh nghiệp chủ động thực hiện các hành động để thúc đẩy, gia tăng và tối đa hóa niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp.
- Mức 1: Niềm tin của khách hàng chưa được đưa vào xem xét trong định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng tiến hành kinh doanh theo cách thúc đẩy tạo niềm tin cho khách hàng.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng tiến hành kinh doanh theo cách thúc đẩy vào sự tin tưởng của khách hàng.
- Mức 4: Hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi doanh nghiệp theo cách tối đa hóa niềm tin của khách hàng.
- Mức 5: Hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp theo cách tối đa hóa niềm tin của khách hàng.
Trụ cột Chiến lược đề cập đến xây dựng và quản trị các hoạt động thúc đẩy cho Chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các hệ sinh thái chiến lược, quản lý đổi mới danh mục sản phẩm dịch vụ, xây dựng và định vị đồng bộ với chiến lược tiếp thị thương hiệu số.
Trụ cột Chiến lược số bao gồm 06 nhóm tiêu chí, được chia thành 24 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:
2.1. Nhóm tiêu chí Quản lý marketing và thương hiệu
Doanh nghiệp phát triển và duy trì thông điệp thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh.
Nhóm tiêu chí Quản lý marketing và thương hiệu bao gồm 04 tiêu chí thành phần:
2.1.1. Chiến lược thương hiệu
Doanh nghiệp có chiến lược thương hiệu số với các hướng dẫn thương hiệu được áp dụng trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 1: Chiến lược thương hiệu số chưa tồn tại hoặc chỉ tồn tại theo sự vụ.
- Mức 2: Chiến lược thương hiệu số với nguyên tắc thương hiệu được áp dụng và hiểu tại một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Một chiến lược thương hiệu số với nguyên tắc thương hiệu được hiểu và áp dụng bởi hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Một chiến lược thương hiệu số với nguyên tắc thương hiệu được áp dụng và được hiểu trong toàn bộ doanh nghiệp.
- Mức 5: Một chiến lược thương hiệu số thống nhất với các nguyên tắc thương hiệu được áp dụng và được hiểu trong toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
2.1.2. Quản trị thương hiệu
Thực hiện quản trị thương hiệu số để đảm bảo tính tuân thủ chiến lược thương hiệu.
- Mức 1: Quản trị thương hiệu kỹ thuật số chưa tồn tại hoặc là tồn tại theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng tuân thủ theo các quy tắc được thiết lập trong cấu trúc quản trị.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng tuân thủ các quy tắc được thiết lập trong cấu trúc quản trị.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc được thiết lập trong cơ cấu quản trị.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc được thiết lập trong cơ cấu quản trị.
2.1.3. Chỉ số đo lường thương hiệu
Có quy trình đo lường và đánh giá các chỉ số thương hiệu số.
- Mức 1: Chỉ số phản ánh hoạt động của thương hiệu số được đo lường theo sự vụ.
- Mức 2: Có một quy trình được thực hiện ở một số bộ phận, đơn vị chức năng để đo lường chỉ số phản ánh hoạt động của thương hiệu số.
- Mức 3: Có một quy trình được áp dụng trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng để đo lường chỉ số phản ánh hoạt động của thương hiệu số.
- Mức 4: Có một quy trình hiệu quả trong toàn bộ doanh nghiệp để đo lường chỉ số phản ánh hoạt động của thương hiệu số.
- Mức 5: Có một quy trình hiệu quả được áp dụng trong toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp để đo lường chỉ số phản ánh hoạt động của thương hiệu số.
2.1.4. Chiến lược tiếp thị
Chiến lược tiếp thị số hỗ trợ chiến lược tổng thể.
- Mức 1: Chiến lược tiếp thị số chưa phù hợp với chiến lược tổng thể.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có chiến lược tiếp thị số phù hợp với chiến lược tổng thể.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có chiến lược tiếp thị số phù hợp với chiến lược tổng thể.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có chiến lược tiếp thị số phù hợp với chiến lược tổng thể.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp thống nhất về chiến lược tiếp thị số phù hợp với chiến lược hệ sinh thái tổng thể.
2.2. Nhóm tiêu chí Quản lý hệ sinh thái
Doanh nghiệp có khả năng tận dụng các hệ sinh thái để tạo ra giá trị kinh doanh.
Nhóm tiêu chí Quản lý hệ sinh thái bao gồm 03 tiêu chí thành phần:
2.2.1. Hệ sinh thái kinh doanh
Có chiến lược rõ ràng để khai thác giá trị kinh doanh trong việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của doanh nghiệp trong hệ sinh thái.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa nhận thức được giá trị kinh doanh của việc tham gia hệ sinh thái.
- Mức 2: Doanh nghiệp thể hiện sự hiểu biết một phần về giá trị của việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của doanh nghiệp trong đó.
- Mức 3: Doanh nghiệp thể hiện sự hiểu biết đầy đủ về giá trị của việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của doanh nghiệp trong đó.
- Mức 4: Doanh nghiệp thể hiện sự hiểu biết đầy đủ về giá trị và đã bắt đầu xác định chiến lược tham gia hệ sinh thái và vai trò của doanh nghiệp trong đó.
- Mức 5: Doanh nghiệp thể hiện sự hiểu biết đầy đủ về giá trị của việc tham gia hệ sinh thái và đã xác định chiến lược hệ sinh thái và vai trò của doanh nghiệp trong đó.
2.2.2. Thiết kế hệ sinh thái
Doanh nghiệp thiết kế hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa bắt đầu thiết kế hệ sinh thái.
- Mức 2: Doanh nghiệp đã bắt đầu thiết kế các hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình.
- Mức 3: Doanh nghiệp đã thiết kế các hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình nhằm gia tăng các dòng giá trị hiện có.
- Mức 4: Doanh nghiệp đã thiết kế các hệ sinh thái bền vững và mở rộng chiến lược của mình để tập trung vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động, mở ra các luồng giá trị mới.
- Mức 5: Doanh nghiệp đã thiết kế các hệ sinh thái bền vững và mở rộng chiến lược của mình bằng cách triển khai các năng lực liên ngành cho phép tạo ra các luồng giá trị mới.
2.2.3. Lựa chọn đối tác
Doanh nghiệp lựa chọn các đối tác hệ sinh thái để hỗ trợ chiến lược của mình.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa chọn đối tác như một phần của hệ sinh thái.
- Mức 2: Doanh nghiệp đã chọn các đối tác hệ sinh thái để hỗ trợ chiến lược của mình.
- Mức 3: Doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ đối tác hệ sinh thái đang hỗ trợ chiến lược của mình.
- Mức 4: Doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ đối tác hệ sinh thái tối ưu nâng cao chiến lược của mình ngoài ngành truyền thống (ngành lĩnh vực đang hoạt động của doanh nghiệp).
- Mức 5: Doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ đối tác hệ sinh thái tối ưu và triển khai các năng lực liên ngành, tạo điều kiện cho các luồng giá trị mới.
2.3. Nhóm tiêu chí Bảo trợ tài chính
Doanh nghiệp có ngân sách cho chiến lược chuyển đổi số.
Nhóm tiêu chí Bảo trợ tài chính bao gồm 03 tiêu chí thành phần:
2.3.1. Ngân sách cho chuyển đổi số
Doanh nghiệp có kinh phí cho các dự án chuyển đổi số.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có ngân sách cho chuyển đổi số.
- Mức 2: Ngân sách sẵn có và linh hoạt để chuyển đổi số ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Ngân sách sẵn có và linh hoạt để chuyển đổi số trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Ngân sách luôn sẵn sàng và linh hoạt để chuyển đổi số trên toàn bộ doanh nghiệp.
- Mức 5: Ngân sách luôn sẵn sàng và linh hoạt để chuyển đổi số trên toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
2.3.2. Đo lường hiệu quả đầu tư
Doanh nghiệp thiết lập các KPI (hỗ trợ chiến lược chuyển đổi số) để đánh giá các quyết định đầu tư.
- Mức 1: KPI đánh giá các quyết định đầu tư chỉ được thiết lập theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có sẵn KPIs để đánh giá các quyết định đầu tư.
- Mức 3: Hầu hết bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng KPIs để đánh giá các quyết định đầu tư.
- Mức 4: KPI để đánh giá các quyết định đầu tư được sử dụng trên toàn bộ doanh nghiệp.
- Mức 5: KPI để đánh giá các quyết định đầu tư được sử dụng trên toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
2.3.3. Đầu tư cải tiến liên tục
Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện dựa trên kết quả hoạt động.
- Mức 1: Quyết định đầu tư chưa được cải thiện dựa trên kết quả trong quá khứ.
- Mức 2: Quyết định đầu tư được cải thiện tại một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của nó.
2.4. Nhóm tiêu chí Hiểu biết về thị trường
Thu thập thông tin thị trường làm đầu vào cho chiến lược.
Nhóm tiêu chí Hiểu biết về thị trường bao gồm 03 tiêu chí thành phần:
2.4.1. Đánh giá xu hướng ngành
Doanh nghiệp đánh giá xu hướng ngành để thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 1: Đánh giá xu hướng ngành chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đánh giá xu hướng ngành để thúc đẩy chiến lược số của họ.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đánh giá xu hướng ngành để thúc đẩy chiến lược số của họ.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đánh giá xu hướng ngành để thúc đẩy chiến lược số của mình.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đánh giá xu hướng ngành để thúc đẩy chiến lược số của họ.
2.4.2. Đánh giá nhu cầu của khách hàng
Doanh nghiệp phân tích các nhu cầu khách hàng để định hướng chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 1: Phân tích nhu cầu của khách hàng chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng phân tích nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy chiến lược số của họ.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng phân tích nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy chiến lược số của họ.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp phân tích và dự đoán nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy chiến lược số của mình.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình phân tích và dự đoán nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy chiến lược số của họ.
2.4.3. Đánh giá mạng lưới giá trị
Doanh nghiệp phân tích mạng lưới giá trị (value fabric) để định hướng chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 1: Đánh giá kết cấu giá trị chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng phân tích mạng lưới giá trị để thúc đẩy chiến lược số của họ.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng phân tích mạng lưới giá trị để thúc đẩy chiến lược số của họ.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp phân tích và dự đoán mạng lưới giá trị để thúc đẩy chiến lược số của mình.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp phân tích và dự đoán mạng lưới giá trị để thúc đẩy chiến lược số của họ.
2.5.N hóm tiêu chí Quản lý danh mục sản phẩm, dịch vụ số
Doanh nghiệp duy trì một danh mục cân đối các sản phẩm và dịch vụ số.
Nhóm tiêu chí Quản lý danh mục sản phẩm, dịch vụ số bao gồm 03 tiêu chí thành phần:
2.5.1. Cân đối danh mục sản phẩm và dịch vụ
Doanh nghiệp có danh mục sản phẩm và dịch vụ số cân đối phù hợp với chiến lược của mình.
- Mức 1: Cân bằng danh mục đầu tư chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có danh mục sản phẩm và dịch vụ số phù hợp một phần với chiến lược của doanh nghiệp.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có danh mục sản phẩm và dịch vụ số cân bằng, phù hợp nhất với chiến lược của doanh nghiệp.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có một danh mục sản phẩm và dịch vụ số cân bằng phù hợp nhất với chiến lược của mình.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một danh mục sản phẩm và dịch vụ số cân bằng, phù hợp nhất với chiến lược chung của mình.
2.5.2. Lộ trình danh mục sản phẩm và dịch vụ
Doanh nghiệp có lộ trình triển khai các sản phẩm, dịch vụ số trong danh mục.
- Mức 1: Lộ trình danh mục đầu tư chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có lộ trình danh mục sản phẩm và dịch vụ số phù hợp một phần với chiến lược của doanh nghiệp.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có lộ trình danh mục sản phẩm và dịch vụ số phù hợp nhất với chiến lược của doanh nghiệp.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có lộ trình danh mục sản phẩm và dịch vụ số phù hợp nhất với chiến lược của mình.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một lộ trình danh mục các sản phẩm và dịch vụ số phù hợp nhất với chiến lược chung của mình.
2.5.3. Đổi mới danh mục sản phẩm và dịch vụ
Doanh nghiệp có quy trình đổi mới sáng tạo danh mục sản phẩm, dịch vụ số.
- Mức 1: Đổi mới danh mục đầu tư chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có quy trình đổi mới danh mục sản phẩm và dịch vụ phù hợp một phần với chiến lược của doanh nghiệp.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có quy trình đổi mới danh mục sản phẩm và dịch vụ phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có một quy trình đổi mới danh mục sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất với chiến lược của mình.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một quy trình đổi mới danh mục sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất với chiến lược chung của mình.
2.6. Nhóm tiêu chí Quản lý chiến lược
Doanh nghiệp xây dựng, ban hành chiến lược chuyển đổi số rõ ràng, đầy đủ và áp dụng trong toàn doanh nghiệp
Nhóm tiêu chí Quản lý chiến lược bao gồm 08 tiêu chí thành phần:
2.6.1. Chiến lược phù hợp với tầm nhìn
Chiến lược doanh nghiệp bao gồm tầm nhìn rõ ràng.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có tầm nhìn rõ ràng.
- Mức 2: Doanh nghiệp có một tầm nhìn và đang bắt đầu phát triển một chiến lược phù hợp.
- Mức 3: Doanh nghiệp có một chiến lược rõ ràng hầu hết phù hợp với tầm nhìn.
- Mức 4: Doanh nghiệp có một chiến lược rõ ràng hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một chiến lược rõ ràng hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn.
2.6.2. Đồng bộ giữa các nhóm kinh doanh/nghiệp vụ và kỹ thuật
Các nhóm kinh doanh và công nghệ cùng tham gia xây dựng chiến lược doanh nghiệp.
- Mức 1: Hoạt động phối hợp xây dựng chiến lược doanh nghiệp giữa bộ phận (kinh doanh, kỹ thuật, khách hàng...) thuật chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Chiến lược doanh nghiệp đang bắt đầu được đồng phát triển giữa các nhóm kinh doanh/ nghiệp vụ và công nghệ.
- Mức 3: Chiến lược doanh nghiệp được đồng phát triển giữa các nhóm kinh doanh/nghiệp vụ và công nghệ trên các bộ phận, đơn vị chức năng cốt lõi.
- Mức 4: Chiến lược doanh nghiệp liên tục được tối ưu hóa giữa các nhóm nhóm kinh doanh/ nghiệp vụ và công nghệ trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Chiến lược doanh nghiệp liên tục được tối ưu hóa giữa các nhóm kinh doanh/ nghiệp vụ và công nghệ trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
2.6.3. Đo lường các chỉ số
Doanh nghiệp thực hiện đo lường các mục tiêu chiến lược.
- Mức 1: Đo lường hiệu quả cho các mục tiêu chiến lược chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp đo lường kết quả các mục tiêu chiến lược.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng thực hiện toàn diện các biện pháp để đo lường kết quả các mục tiêu chiến lược.
- Mức 4: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng thực hiện toàn diện các biện pháp phù hợp để đo lường kết quả các mục tiêu chiến lược.
- Mức 5: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng và đối tác trong hệ sinh thái thực hiện toàn diện các biện pháp phù hợp để đo lường kết quả các mục tiêu chiến lược.
2.6.4. Quản lý rủi ro
Doanh nghiệp có chiến lược quản lý rủi ro.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có chiến lược quản lý rủi ro rõ ràng.
- Mức 2: Một chiến lược quản lý rủi ro đang bắt đầu được phát triển ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Một chiến lược quản lý rủi ro được áp dụng trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Một chiến lược quản lý rủi ro được thông qua bởi doanh nghiệp.
- Mức 5: Một chiến lược quản lý rủi ro chung được thông qua bởi doanh nghiệp và các đối tác hệ sinh thái của doanh nghiệp.
2.6.5. Lộ trình chuyển đổi
Doanh nghiệp có lộ trình chuyển đổi số.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có lộ trình chuyển đổi rõ ràng.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đang thực hiện lộ trình chuyển đổi
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đang thực hiện một lộ trình chuyển đổi nhất quán.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đang thực hiện một lộ trình chuyển đổi nhất quán.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đang thực hiện một lộ trình chuyển đổi nhất quán.
2.6.6. Áp dụng chiến lược chuyển đổi số
Ban lãnh đạo tích cực truyền thông chiến lược chuyển đổi số để thúc đẩy sự đồng thuận.
- Mức 1: Truyền thông về chiến lược chuyển đổi số chưa được hiểu rõ.
- Mức 2: Chiến lược số được áp dụng ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Chiến lược số được áp dụng đầy đủ trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Chiến lược số được áp dụng đầy đủ trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Chiến lược số được chấp nhận hoàn toàn trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
2.6.7. Quản trị chuyển đổi
Doanh nghiệp có thực hiện quản trị thực thi chuyển đổi số.
- Mức 1: Quản trị chuyển đổi chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã áp dụng mô hình quản trị chuyển đổi số chung.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã áp dụng một mô hình quản trị chuyển đổi số chung.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đã áp dụng một mô hình quản trị chuyển đổi số phổ biến và mạnh mẽ.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đã áp dụng mô hình quản trị chuyển đổi số nhất quán và mạnh mẽ.
2.6.8. Nhận diện và áp dụng các bài học thành công
Doanh nghiệp chủ động nhận diện và khuyến khích áp dụng các thông lệ tốt nhất (best practices).
- Mức 1: Việc áp dụng thông lệ tốt nhất chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng xác định và khuyến khích áp dụng các thông lệ tốt nhất (best practices).
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng tích cực xác định và khuyến khích áp dụng các thông lệ tốt nhất.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp tích cực xác định và khuyến khích áp dụng các thông lệ tốt nhất.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp tích cực xác định và khuyến khích áp dụng các thông lệ tốt nhất.
Trụ cột Công nghệ đánh giá - Mức độ trưởng thành trong việc quản trị, khai thác, áp dụng các nền tảng, công nghệ và công cụ mới vào hoạt động một cách an toàn trên cả môi trường số và môi trường vật lý.
Trụ cột Công nghệ bao gồm 05 nhóm tiêu chí, được chia thành 29 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:
3.1. Nhóm tiêu chí Quản trị công nghệ
Doanh nghiệp quản trị tốt việc ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm và cung cấp dịch vụ của mình.
Nhóm tiêu chí Quản trị công nghệ bao gồm 05 tiêu chí thành phần:
3.1.1. Khung quản trị công nghệ
Doanh nghiệp có khung quản trị công nghệ chính thức để giám sát việc triển khai công nghệ.
- Mức 1: Một khung quản trị công nghệ chưa được áp dụng chính thức.
- Mức 2: Một khung quản trị công nghệ đang được áp dụng ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Một khung quản trị công nghệ đang được áp dụng trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Một khung quản trị công nghệ đang được áp dụng trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Một khung quản trị công nghệ đang được áp dụng trên toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
3.1.2. Tiêu chuẩn ngành
Doanh nghiệp sử dụng các tiêu chuẩn ngành.
- Mức 1: Việc sử dụng các tiêu chuẩn ngành được thực hiện theo sự vụ và chưa tính đến lợi ích kinh doanh.
- Mức 2: Các tiêu chuẩn ngành có liên quan được sử dụng một phần để tối đa hóa lợi ích kinh doanh.
- Mức 3: Các tiêu chuẩn ngành có liên quan được tận dụng tối đa để tối đa hóa lợi ích kinh doanh.
- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng đầy đủ và đóng góp vào các tiêu chuẩn ngành có liên quan.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp tận dụng triệt để và đóng góp vào các tiêu chuẩn ngành có liên quan .
3.1.3. Quản lý môi trường
Doanh nghiệp quan tâm tới sự tác động của công nghệ tới môi trường.
- Mức 1: Doanh nghiệp ít hoặc chưa xem xét đến tác động môi trường của các hoạt động công nghệ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng xem xét tác động đến môi trường từ các hoạt động công nghệ của họ.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng quản lý tác động đến môi trường của các hoạt động công nghệ của họ.
- Mức 4: Doanh nghiệp chủ động quản lý tác động đến môi trường của các hoạt động công nghệ của mình.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình chủ động quản lý tác động đối với môi trường của các hoạt động công nghệ của họ.
3.1.4. Quản lý năng lượng
Doanh nghiệp quan tâm đến sự tác động kinh tế của việc tiêu thụ năng lượng trong doanh nghiệp.
- Mức 1: Việc xem xét quản lý năng lượng được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng quản lý tác động kinh tế của tiêu thụ năng lượng.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng quản lý tác động kinh tế của việc tiêu thụ năng lượng.
- Mức 4: Doanh nghiệp chủ động quản lý tác động kinh tế của việc tiêu thụ năng lượng.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác hệ sinh thái của doanh nghiệp chủ động quản lý tác động kinh tế của việc tiêu thụ năng lượng.
3.1.5. Công nghệ mới
Doanh nghiệp quan tâm, bổ sung áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động của doanh nghiệp.
- Mức 1: Doanh nghiệp ít hoặc chưa quan tâm đến các công nghệ mới.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã tích cực áp dụng các công nghệ mới cho hoạt động kinh doanh của họ.
- Mức 3: Doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các công nghệ mới cho hoạt động kinh doanh.
- Mức 4: Doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm (scan) các công nghệ mới và hoạt động kinh doanh của họ.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm các công nghệ mới và hoạt động kinh doanh của họ.
3.2. Nhóm tiêu chí Kiến trúc công nghệ và ứng dụng
Kiến trúc công nghệ cho phép các ứng dụng hoạt động và tích hợp các ứng dụng này vào các nền tảng công nghệ và dịch vụ.
Nhóm tiêu chí Kiến trúc công nghệ và ứng dụng bao gồm 07 tiêu chí thành phần:
3.2.1. Chiến lược/lộ trình công nghệ
Lộ trình công nghệ gắn kết với chiến lược tổng thể.
- Mức 1: Lộ trình công nghệ chưa phù hợp với chiến lược kinh doanh.
- Mức 2: Lộ trình công nghệ phù hợp một phần với chiến lược kinh doanh.
- Mức 3: Lộ trình công nghệ phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mức 4: Lộ trình công nghệ liên tục được tối ưu hóa để phù hợp và thúc đẩy chiến lược kinh doanh trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Lộ trình công nghệ liên tục được tối ưu hóa để phù hợp và thúc đẩy chiến lược kinh doanh trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
3.2.2. Kiến trúc Microservices & kiến trúc theo hướng dịch vụ (SOA - Service-Oriented Architecture)
Thiết kế kiến trúc tiếp cận theo hướng dịch vụ.
- Mức 1: Kiến trúc hướng dịch vụ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Microservices đã được triển khai trong một số ứng dụng.
- Mức 3: Microservices được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng và lập trình hướng sự kiện đang được triển khai.
- Mức 4: Microservices và lập trình hướng sự kiện được áp dụng đầy đủ trong bối cảnh ứng dụng của doanh nghiệp.
- Mức 5: Microservices và lập trình hướng sự kiện được áp dụng đầy đủ trong bối cảnh ứng dụng của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
3.2.3. Mã nguồn mở
Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp mã nguồn mở.
- Mức 1: Việc sử dụng nguồn mở chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Các giải pháp mã nguồn mở có liên quan được sử dụng một phần để tối đa hóa lợi ích kinh doanh.
- Mức 3: Các giải pháp mã nguồn mở có liên quan được sử dụng đầy đủ để tối đa hóa lợi ích kinh doanh.
- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng đầy đủ và đóng góp cho các giải pháp mã nguồn mở có liên quan.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng đầy đủ và đóng góp cho các giải pháp mã nguồn mở có liên quan.
3.2.4. Khả năng cấu hình ứng dụng
Các ứng dụng được cấu hình phù hợp để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh.
- Mức 1: Các ứng dụng chủ yếu được tùy chỉnh.
- Mức 2: Một số ứng dụng được cấu hình linh hoạt, đáng tin cậy và nhanh chóng bởi doanh nghiệp.
- Mức 3: Hầu hết các ứng dụng được cấu hình linh hoạt, đáng tin cậy và nhanh chóng bởi doanh nghiệp.
- Mức 4: Tất cả các ứng dụng được cấu hình linh hoạt, đáng tin cậy và nhanh chóng bởi doanh nghiệp.
- Mức 5: Tất cả các ứng dụng đều được cấu hình linh hoạt, đáng tin cậy và nhanh chóng bởi doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
3.2.5. Nâng cao năng lực sử dụng điện toán đám mây (Cloud)
Doanh nghiệp đổi mới để nâng cao năng lực sử dụng điện toán đám mây (ví dụ: sử dụng đám mây riêng, đám mây công cộng, đám mây lai).
- Mức 1: Việc áp dụng các năng lực sử dụng điện toán đám mây chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã bắt đầu xác định một cách tiếp cận chung để phát triển năng lực sử dụng điện toán đám mây của họ.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã bắt đầu xác định một cách tiếp cận chung để phát triển năng lực sử dụng điện toán đám mây của họ.
- Mức 4: Doanh nghiệp có một cách tiếp cận chung được cân nhắc kỹ lưỡng để phát triển năng lực sử dụng điện toán đám mây của mình nhằm tối đa hóa giá trị kinh doanh.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một cách tiếp cận chung được cân nhắc kỹ lưỡng để phát triển năng lực sử dụng điện toán đám mây của họ nhằm tối đa hóa giá trị kinh doanh.
3.2.6. Áp dụng API
Doanh nghiệp sử dụng API mở (Open API) để tích hợp.
- Mức 1: Việc sử dụng API chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã bắt đầu hỗ trợ API.
- Mức 3: Doanh nghiệp bắt buộc sử dụng API cho tất cả các ứng dụng mới và đang bắt đầu áp dụng các thông số kỹ thuật mở.
- Mức 4: Doanh nghiệp bắt buộc sử dụng API dựa trên thông số kỹ thuật mở cho tất cả các ứng dụng và đã đạt được sự áp dụng rộng rãi.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp bắt buộc sử dụng API dựa trên các thông số kỹ thuật mở cho tất cả các ứng dụng và đã đạt được sự áp dụng rộng rãi.
3.2.7. Kiến trúc công nghệ
Kiến trúc công nghệ được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng một cách linh hoạt.
- Mức 1: Kiến trúc công nghệ hỗ trợ các ứng dụng được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Kiến trúc công nghệ hỗ trợ triển khai kịp thời một số ứng dụng.
- Mức 3: Kiến trúc công nghệ hỗ trợ triển khai kịp thời hầu hết các ứng dụng.
- Mức 4: Kiến trúc công nghệ hỗ trợ liền mạch việc triển khai kịp thời các ứng dụng trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Kiến trúc công nghệ hỗ trợ liền mạch việc triển khai kịp thời các ứng dụng trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
3.3. Nhóm tiêu chí An toàn thông tin mạng
Doanh nghiệp lập kế hoạch và chủ động giải quyết các mối đe dọa, lỗ hổng bảo mật và các yêu cầu tuân thủ an toàn thông tin mạng và bảo vệ tài sản.
Nhóm tiêu chí An toàn thông tin mạng bao gồm 04 tiêu chí thành phần:
3.3.1. Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
An toàn thông tin mạng được thực hiện trong thiết kế và triển khai các thành phần của hệ thống thông tin.
- Mức 1: Phê duyệt 80% Hồ sơ đề xuất cấp độ cho các hệ thống thông tin.
- Mức 2: Phê duyệt 100% Hồ sơ đề xuất cấp độ cho các hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cho 50% các HTTT.
- Mức 3: 100% hệ thống thông tin được phê duyệt và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ .
- Mức 4: - Mức độ 3 và định kỳ 100% các HTTT được kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của pháp luật.
- Mức 5: - Mức độ 4 và triển khai giám sát cho 100% các HTTT được giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp.
3.3.2. Phát hiện và giảm thiểu xâm nhập
Giám sát các thành phần của hệ thống nhằm phát hiện và giảm thiểu tác động của các hoạt động xâm nhập và vi phạm chính sách an toàn thông tin mạng.
- Mức 1: Việc phát hiện xâm nhập chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu xâm nhập trong một số thành phần của các hệ thống.
- Mức 3: Doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu xâm nhập trong hầu hết các thành phần của các hệ thống.
- Mức 4: Doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu xâm nhập trong thời gian gần thực.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu xâm nhập trong thời gian gần thực.
3.3.3. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng
Bảo vệ hệ thống thông tin của doanh nghiệp khỏi bị tổn hại trước các cuộc xâm hại an toàn thông tin mạng.
- Mức 1: Bảo vệ hệ thống thông tin được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng hiệu quả.
- Mức 3: Doanh nghiệp có năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng hiệu quả.
- Mức 4: Doanh nghiệp có năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng hiệu quả và liên tục được cải thiện.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng hiệu quả và liên tục được cải thiện.
3.3.4. Bảo mật vật lý
Áp dụng công nghệ đảm bảo an ninh (vật lý) cho doanh nghiệp.
- Mức 1: Việc sử dụng các thành phần công nghệ để bảo mật vật lý được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số yếu tố công nghệ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu bảo mật vật lý của doanh nghiệp.
- Mức 3: Các yếu tố công nghệ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu bảo mật vật lý của doanh nghiệp.
- Mức 4: Các yếu tố công nghệ được sử dụng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu bảo mật vật lý của doanh nghiệp.
- Mức 5: Các yếu tố công nghệ được sử dụng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu bảo mật vật lý của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
3.4. Nhóm tiêu chí Ứng dụng và nền tảng
Sử dụng các nền tảng công nghệ và công cụ để phát triển và quản lý các ứng dụng và quy trình một cách hiệu quả.
Nhóm tiêu chí Ứng dụng và nền tảng bao gồm 04 tiêu chí thành phần:
3.4.1. Trí tuệ nhân tạo
Doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Mức 1: Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Trí tuệ nhân tạo được một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 3: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong toàn doanh nghiệp để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 4: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi và ngày càng nhiều trong toàn doanh nghiệp để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 5: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi và ngày càng nhiều trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp để mang lại giá trị kinh tế.
3.4.2. Nền tảng dữ liệu lớn
Doanh nghiệp sử dụng năng lực của nền tảng dữ liệu lớn để hỗ trợ phân tích dữ liệu.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có nền tảng dữ liệu lớn.
- Mức 2: Doanh nghiệp đã có kế hoạch triển khai nền tảng dữ liệu lớn.
- Mức 3: Một nền tảng dữ liệu lớn đã được thiết lập và đi vào hoạt động.
- Mức 4: Một nền tảng dữ liệu lớn đang được sử dụng để thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu trong toàn doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 5: Một nền tảng dữ liệu lớn đang được sử dụng để thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị kinh tế.
3.4.3. Công cụ phát triển ứng dụng
Doanh nghiệp có công cụ phát triển ứng dụng.
- Mức 1: Việc sử dụng các công cụ phát triển ứng dụng được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Doanh nghiệp có sẵn một bộ công cụ phát triển ứng dụng để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 3: Doanh nghiệp có sẵn một bộ công cụ phát triển ứng dụng hoàn chỉnh để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 4: Doanh nghiệp có các công cụ phát triển ứng dụng tốt nhất trong cùng phân khúc và liên tục được nâng cao để mang lại giá trị kinh doanh.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có sẵn các công cụ phát triển ứng dụng tốt nhất và liên tục được nâng cao để mang lại giá trị kinh doanh.
3.4.4. Danh mục công cụ
Doanh nghiệp có bộ công cụ sẵn sàng phục vụ tự động hóa các tác vụ.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có hành động cụ thể để lập danh mục các công cụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã bắt đầu lập danh mục và tài liệu hóa các công cụ họ sử dụng.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng duy trì một danh mục và tài liệu hóa về các công cụ họ sử dụng.
- Mức 4: Có một danh mục toàn doanh nghiệp về các công cụ được sử dụng cùng với tài liệu toàn diện.
- Mức 5: Có một danh mục các công cụ được sử dụng trên toàn bộ doanh nghiệp và hệ sinh thái của doanh nghiệp cùng với tài liệu toàn diện.
3.5. Nhóm tiêu chí Kết nối và tính toán
Doanh nghiệp có các kết nối mạng và năng lực tính toán cần thiết để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh số.
Nhóm tiêu chí Kết nối và tính toán bao gồm 09 tiêu chí thành phần:
3.5.1. Ảo hóa (ví dụ: SDN/NFV)
Doanh nghiệp có áp dụng ảo hóa (virtualization).
- Mức 1: Ảo hóa chưa được sử dụng.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng ảo hóa để mang lại giá trị kinh tế (giảm chi phí, tăng năng suất lao động, ...).
- Mức 3: Nhiều bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng ảo hóa để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả ảo hóa ở bất cứ nơi nào nó mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả ảo hóa ở bất cứ nơi nào nó mang lại giá trị kinh tế.
3.5.2. Kết nối không dây
Doanh nghiệp sử dụng các công nghệ kết nối không dây.
- Mức 1: Việc sử dụng kết nối không dây được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng kết nối không dây để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 3: Nhiều bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng kết nối không dây để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả kết nối không dây phù hợp ở bất cứ nơi nào giá trị kinh tế được mang lại.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả kết nối không dây thích hợp ở bất cứ nơi nào giá trị kinh tế được mang lại.
3.5.3. Giao thức Internet
Doanh nghiệp sử dụng kết nối theo giao thức Internet (IP).
- Mức 1: Việc sử dụng IP được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: IP được một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng một cách có chủ ý trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 3: IP được sử dụng bởi hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 4: IP được sử dụng rộng rãi trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: IP được sử dụng rộng rãi trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
3.5.4. Internet vạn vật
Doanh nghiệp sử dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) để hỗ trợ nhu cầu nghiệp vụ.
- Mức 1: loT chưa được sử dụng.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng IoT để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 3: Hầu hết bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng IoT để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả IoT ở bất cứ nơi nào nó mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả IoT ở bất cứ nơi nào nó mang lại giá trị kinh tế.
3.5.5. Quản lý hạ tầng
Quản lý cơ sở hạ tầng để đáp ứng đầy đủ chiến lược doanh nghiệp.
- Mức 1: Quản lý hạ tầng chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số khía cạnh của Quản lý hạ tầng đang đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Mức 3: Hầu hết các khía cạnh của Quản lý hạ tầng đang đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
- Mức 4: Quản lý (các) hạ tầng được tích hợp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và liên tục được cải thiện.
- Mức 5: Quản lý (các) hạ tầng được tích hợp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp và liên tục được cải thiện.
3.5.6. Điều phối nguồn lực
Điều phối các nguồn lực và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
- Mức 1: Điều phối nguồn lực được xử lý chưa hiệu quả.
- Mức 2: Điều phối nguồn lực đang đáp ứng một phần các - Mức dịch vụ bắt buộc do doanh nghiệp cung cấp.
- Mức 3: Điều phối nguồn lực đang đáp ứng các - Mức dịch vụ bắt buộc do doanh nghiệp cung cấp.
- Mức 4: Điều phối nguồn lực đang vượt trội - Mức dịch vụ cần thiết do doanh nghiệp cung cấp.
- Mức 5: Điều phối đang vượt trội - Mức dịch vụ cần thiết do doanh nghiệp và các đối tác hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp.
3.5.7. Điện toán đám mây
Doanh nghiệp triển khai dịch vụ của mình thông qua nền tảng điện toán đám mây.
- Mức 1: Hạ tầng điện toán đám mây chưa được sử dụng.
- Mức 2: Hạ tầng điện toán đám mây được một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 3: Hạ tầng điện toán đám mây được hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hạ tầng điện toán đám mây ở toàn bộ những nơi mà nó giúp mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hạ tầng điện toán đám mây ở toàn bộ những nơi mà nó giúp mang lại giá trị kinh tế.
3.5.8. Điện toán biên
Áp dụng các nguyên tắc thiết kế điện toán biên hỗ trợ nhu cầu nghiệp vụ của doanh nghiệp.
- Mức 1: Điện toán biên chưa được sử dụng.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng điện toán biên để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 3: Nhiều bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng điện toán biên để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả điện toán biên ở bất cứ nơi nào nó mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả điện toán biên ở bất cứ nơi nào nó mang lại giá trị kinh tế.
3.5.9. Tự động hóa
Tự động hóa các quy trình.
- Mức 1: Tự động hóa chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã áp dụng tự động hóa để mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 3: Hầu hết các quy trình đều được tự động hóa và mang lại giá trị kinh tế.
- Mức 4: Tự động hóa Zero-Touch đã sẵn sàng và mang lại giá trị kinh tế trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Tự động hóa Zero-Touch đã sẵn sàng và mang lại giá trị kinh tế cho toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Trụ cột Vận hành đánh giá - Mức độ sẵn sàng, linh hoạt trong vận hành của doanh nghiệp, áp dụng các phương pháp đổi mới trong hoạt động xây dựng, phát triển, vận hành cải tiến dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, kỳ vọng của các bên một cách hiệu quả.
Trụ cột Vận hành bao gồm 04 nhóm tiêu chí, được chia thành 29 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:
4.1. Nhóm tiêu chí Quản trị vận hành
Doanh nghiệp có cơ chế quản trị vận hành hiệu quả.
Nhóm tiêu chí Quản trị vận hành bao gồm 04 tiêu chí thành phần:
4.1.1. Mô hình doanh nghiệp
Mô hình vận hành của doanh nghiệp phù hợp với chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 1: Mô hình vận hành chưa hỗ trợ chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 2: Mô hình vận hành đang được xây dựng để phù hợp với chiến lược số.
- Mức 3: Mô hình vận hành của doanh nghiệp phù hợp với chiến lược số.
- Mức 4: Mô hình vận hành của doanh nghiệp thể hiện đầy đủ chiến lược số và nó liên tục được cải thiện.
- Mức 5: Mô hình hoạt động của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp thể hiện đầy đủ chiến lược số và nó liên tục được cải thiện.
4.1.2. Quản lý rủi ro hoạt động
Quản lý rủi ro vận hành được áp dụng trong các hoạt động hàng ngày.
- Mức 1: Quản lý rủi ro hoạt động chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Quản lý rủi ro hoạt động được áp dụng ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Quản lý rủi ro hoạt động được áp dụng trên hầu hết các bộ phận chức năng.
- Mức 4: Quản trị rủi ro hoạt động được áp dụng đầy đủ trong hoạt động của doanh nghiệp.
- Mức 5: Quản lý rủi ro hoạt động được áp dụng đầy đủ trong hoạt động của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
4.1.3. Sự tuân thủ
Hoạt động vận hành tuân thủ các yêu cầu pháp lý, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn đang có hiệu lực.
- Mức 1: Việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy định cũng như áp dụng các tiêu chuẩn chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy định cũng như áp dụng các tiêu chuẩn trong hoạt động của mình.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy định cũng như áp dụng các tiêu chuẩn trong hoạt động của mình.
- Mức 4: Toàn bộ bộ phận, đơn vị chức năng tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý và quy định cũng như áp dụng các tiêu chuẩn trong hoạt động của mình.
- Mức 5: Toàn bộ bộ phận, đơn vị chức năng và đối tác trong hệ sinh thái tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý và quy định cũng như áp dụng các tiêu chuẩn trong hoạt động của mình.
4.1.4. Hoạt động bảo đảm vận hành an toàn trong quản lý tài sản doanh nghiệp
Các hoạt động an ninh bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.
- Mức 1: Hoạt động bảo vệ tài sản của doanh nghiệp chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Doanh nghiệp đang bảo vệ một phần tài sản của mình.
- Mức 3: Hoạt động bảo đảm vận hành bảo vệ tài sản doanh nghiệp được thực hiện trong toàn bộ doanh nghiệp.
- Mức 4: Hoạt động bảo đảm vận hành bảo vệ toàn diện tài sản doanh nghiệp trong thời gian thực trên toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Hoạt động bảo đảm vận hành bảo vệ hoàn toàn tài sản doanh nghiệp trong thời gian thực trên toàn doanh nghiệp và được thống nhất với các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
4.2. Nhóm tiêu chí Thiết kế và đổi mới sáng tạo dịch vụ
Doanh nghiệp có thể thiết kế và phát triển một cách hiệu quả các dịch vụ đổi mới sáng tạo mang lại giá trị cho doanh nghiệp
Nhóm tiêu chí Thiết kế và đổi mới sáng tạo dịch vụ bao gồm 06 tiêu chí thành phần:
4.2.1. Đáp ứng yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ
Các yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ được hiểu đầy đủ và phản ánh trong thiết kế kiến trúc, sản phẩm và dịch vụ.
- Mức 1: Các yêu cầu nghiệp vụ được chuyển thành Kiến trúc và thiết kế dịch vụ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Các yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ được hiểu bởi một số bộ phận, đơn vị chức năng và được chuyển thành Kiến trúc và thiết kế dịch vụ.
- Mức 3: Các yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ được hiểu bởi hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng và được chuyển thành Kiến trúc và thiết kế dịch vụ.
- Mức 4: Các yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ được doanh nghiệp hiểu đầy đủ và chuyển thành Kiến trúc và thiết kế dịch vụ.
- Mức 5: Các yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp hiểu đầy đủ và chuyển thành Kiến trúc và thiết kế dịch vụ.
4.2.2. Tư duy Thiết kế (Design Thinking)
Doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận Tư duy Thiết kế để thấu hiểu nhu cầu và thách thức của các bên liên quan.
- Mức 1: Tư duy Thiết kế chưa được sử dụng.
- Mức 2: Tư duy Thiết kế được áp dụng bởi một số bộ phận, đơn vị chức năng để hiểu nhu cầu và thách thức của các bên liên quan.
- Mức 3: Tư duy Thiết kế được hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng áp dụng để hiểu nhu cầu và thách thức của các bên liên quan.
- Mức 4: Tư duy Thiết kế được doanh nghiệp áp dụng đầy đủ để hiểu nhu cầu và thách thức của các bên liên quan.
- Mức 5: Tư duy Thiết kế được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp áp dụng đầy đủ để hiểu nhu cầu và thách thức của các bên liên quan.
4.2.3. Phát triển linh hoạt
Doanh nghiệp áp dụng Agile methods (phương thức phát triển phần mềm linh hoạt) trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm.
- Mức 1: Agile methods chưa được sử dụng.
- Mức 2: Agile methods được một số bộ phận, đơn vị chức năng áp dụng trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm.
- Mức 3: Agile methods được hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng áp dụng trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm.
- Mức 4: Agile methods được toàn bộ doanh nghiệp áp dụng trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm.
- Mức 5: Agile methods được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp áp dụng đầy đủ trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm.
4.2.4. Tối ưu hóa quy trình
Tối ưu hóa quy trình vận hành.
- Mức 1: Tối ưu hóa quy trình được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có tối ưu hóa quy trình hoạt động.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng có tối ưu hóa quy trình hoạt động.
- Mức 4: Các quy trình vận hành được doanh nghiệp tối ưu hóa hoàn toàn bất cứ khi nào có thể.
- Mức 5: Các quy trình vận hành được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp tối ưu hóa hoàn toàn bất cứ khi nào có thể.
4.2.5. Đổi mới liên tục sản phẩm và dịch vụ
Doanh nghiệp liên tục đổi mới sáng tạo để cải thiện các dịch vụ hiện có và đưa ra những dịch vụ mới.
- Mức 1: Đổi mới sáng tạo được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đổi mới để cải thiện các dịch vụ hiện có và giới thiệu những dịch vụ mới.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đổi mới để cải thiện các dịch vụ hiện có và giới thiệu những dịch vụ mới.
- Mức 4: Doanh nghiệp liên tục đổi mới để cải thiện các dịch vụ hiện có và giới thiệu những dịch vụ mới.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình liên tục đổi mới để cải thiện các dịch vụ hiện có và giới thiệu các dịch vụ mới.
4.2.6. Hợp tác với đối tác
Quy trình thuận lợi, hiệu quả khi hợp tác các đối tác.
- Mức 1: Hợp tác đối tác được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có quy trình Hợp tác đối tác hiệu quả.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có quy trình Hợp tác đối tác hiệu quả.
- Mức 4: Doanh nghiệp có một quy trình hiệu quả để Hợp tác các đối tác.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình có một quy trình hiệu quả để Hợp tác các đối tác.
4.3. Nhóm tiêu chí Chuyển tiếp/Triển khai dịch vụ
Doanh nghiệp có năng lực cung cấp, triển khai và ngừng các dịch vụ một cách nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả.
Nhóm tiêu chí Chuyển tiếp/Triển khai dịch vụ bao gồm 04 tiêu chí thành phần:
4.3.1. Quản lý thay đổi hoạt động
Quy định trách nhiệm quản lý thay đổi trong vận hành.
- Mức 1: Quản lý thay đổi được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã thống nhất và xác định trách nhiệm quản lý thay đổi.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã thống nhất và xác định trách nhiệm quản lý thay đổi.
- Mức 4: Doanh nghiệp đã xác định rõ ràng trách nhiệm quản lý thay đổi.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đã thống nhất và xác định rõ trách nhiệm đối với việc quản lý thay đổi.
4.3.2. Quản lý phát hành
Doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận thống nhất đối với việc quản lý các phiên bản phát hành.
- Mức 1: Quản lý phát hành được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Cách tiếp cận Quản lý phát hành được một số bộ phận bộ phận, đơn vị chức năng đồng ý và áp dụng.
- Mức 3: Cách tiếp cận Quản lý phát hành được hầu hết các bộ phận bộ phận, đơn vị chức năng đồng ý và áp dụng.
- Mức 4: Cách tiếp cận Quản lý phát hành linh hoạt, được thống nhất và áp dụng trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Cách tiếp cận Quản lý phát hành linh hoạt, được thống nhất và áp dụng trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
4.3.3. DevSecOps
Doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc DevSecOps (Quy trình Phát triển - Vận hành phần mềm).
- Mức 1: DevSecOps chưa được sử dụng.
- Mức 2: Các nguyên tắc DevSecOps đang bắt đầu được xác định.
- Mức 3: Các nguyên tắc DevSecOps được xác định và bắt đầu được giới thiệu.
- Mức 4: Các nguyên tắc DevSecOps được doanh nghiệp áp dụng triệt để.
- Mức 5: Các nguyên tắc DevSecOps được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp áp dụng đầy đủ.
4.3.4. CI/CD
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp và quy trình CI/CD trong phát triển phần mềm (Tích hợp liên tục/Chuyển giao liên tục).
- Mức 1: CI/CD chưa được sử dụng.
- Mức 2: Quy trình công việc CI/CD đang bắt đầu được xác định.
- Mức 3: Quy trình công việc CI/CD được ghi lại đang bắt đầu được giới thiệu.
- Mức 4: Doanh nghiệp vận hành quy trình công việc CI/CD được ưu tiên và ghi chép đầy đủ.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp vận hành quy trình làm việc CI/CD được ưu tiên và ghi chép đầy đủ.
4.4. Nhóm tiêu chí Vận hành dịch vụ
Doanh nghiệp có năng lực vận hành các dịch vụ của mình một cách hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo tính sẵn sàng, chất lượng và - Mức độ phản hồi cao trước các yêu cầu thay đổi.
Nhóm tiêu chí Vận hành dịch vụ bao gồm 08 tiêu chí thành phần:
4.4.1. Đảm bảo dịch vụ
Doanh nghiệp đảm bảo chất lượng hoạt động của các dịch vụ theo các - Mức cam kết.
- Mức 1: Đảm bảo dịch vụ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Đảm bảo dịch vụ được ban hành nhưng thỉnh thoảng các dịch vụ mới đạt được - Mức hiệu suất đã thỏa thuận.
- Mức 3: Đảm bảo dịch vụ được áp dụng và các dịch vụ đang hoạt động ở - Mức hiệu suất đã thỏa thuận.
- Mức 4: Đảm bảo dịch vụ được áp dụng và các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp đang hoạt động ở - Mức hiệu suất đã thỏa thuận và liên tục cải thiện.
- Mức 5: Đảm bảo dịch vụ được áp dụng và các dịch vụ do doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp đang hoạt động ở - Mức hiệu suất đã thỏa thuận và liên tục cải thiện.
4.4.2. SRE
Doanh nghiệp áp dụng mô hình quản lý độ tin cậy của dịch vụ (SRE: Site Reliability Engineering).
- Mức 1: SRE chưa được sử dụng.
- Mức 2: SRE được thực hiện một phần bởi doanh nghiệp.
- Mức 3: SRE được thực hiện bởi doanh nghiệp.
- Mức 4: SRE được doanh nghiệp triển khai hiệu quả để cung cấp các hoạt động dịch vụ không có lỗi.
- Mức 5: SRE được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp triển khai hiệu quả để cung cấp các hoạt động dịch vụ không có lỗi.
4.4.3. Hoạt động chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng hoạt động linh hoạt và có thể đáp ứng kịp thời đối với các thay đổi.
- Mức 1: Hoạt động chuỗi cung ứng chưa linh hoạt và chưa kịp thời.
- Mức 2: Hoạt động chuỗi cung ứng có tính linh hoạt hạn chế.
- Mức 3: Hoạt động chuỗi cung ứng linh hoạt.
- Mức 4: Hoạt động chuỗi cung ứng linh hoạt và có thể phản ứng kịp thời với những thay đổi.
- Mức 5: Hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp rất linh hoạt và có thể phản ứng kịp thời với những thay đổi.
4.4.4. Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ của khách hàng
Khách hàng hài lòng với việc cung ứng các đơn đặt hàng đúng thời gian.
- Mức 1: Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ đang bắt đầu để đảm bảo rằng các sản phẩm hoàn chỉnh và theo yêu cầu của khách hàng.
- Mức 3: Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ đảm bảo các sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp là hoàn chỉnh và thường theo yêu cầu.
- Mức 4: Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ đảm bảo các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp luôn đầy đủ và có sẵn theo yêu cầu.
- Mức 5: Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ đảm bảo các sản phẩm do doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp luôn đầy đủ và sẵn sàng theo yêu cầu.
4.4.5. Giám sát hoạt động
Việc giám sát vận hành cung cấp góc nhìn tổng thể về hiệu năng các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
- Mức 1: Giám sát hoạt động được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Giám sát hoạt động cung cấp cái nhìn một phần về hiệu suất dịch vụ để quản lý các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
- Mức 3: Giám sát hoạt động cung cấp một cái nhìn toàn diện về hiệu suất dịch vụ để quản lý các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
- Mức 4: Giám sát hoạt động cung cấp một cái nhìn tổng thể theo thời gian thực về hiệu suất dịch vụ để quản lý và cải thiện các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
- Mức 5: Giám sát hoạt động cung cấp một cái nhìn tổng thể theo thời gian thực về hiệu suất dịch vụ để quản lý và cải thiện các dịch vụ do doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp.
4.4.6. Hoạt động quản lý doanh thu
Doanh nghiệp áp dụng các công nghệ số để đảm bảo doanh thu.
- Mức 1: Các công nghệ số chưa được doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo doanh thu.
- Mức 2: Các công nghệ số được doanh nghiệp sử dụng một phần để đảm bảo doanh thu.
- Mức 3: Các công nghệ số được doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo doanh thu.
- Mức 4: Các công nghệ số được doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để đảm bảo doanh thu theo thời gian thực.
- Mức 5: Các công nghệ số được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để đảm bảo doanh thu theo thời gian thực.
4.4.7. Hoạt động quản lý gian lận
Doanh nghiệp áp dụng các công nghệ số để ngăn chặn gian lận.
- Mức 1: Các công nghệ số chưa được doanh nghiệp sử dụng để ngăn chặn rủi ro.
- Mức 2: Các công nghệ số được doanh nghiệp sử dụng một phần để ngăn chặn gian lận.
- Mức 3: Các công nghệ số được doanh nghiệp sử dụng để ngăn chặn gian lận.
- Mức 4: Các công nghệ số được doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để ngăn chặn gian lận trong thời gian thực.
- Mức 5: Các công nghệ số được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để ngăn chặn gian lận trong thời gian thực.
4.4.8. Vận hành hệ thống
Nâng cấp, cải tiến các hệ thống vận hành đang có để tích hợp vào các hoạt động vận hành tổng thể.
- Mức 1: Nâng cấp, cải tiến hệ thống sẵn có chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Các hệ thống cũ được nâng cấp và tích hợp một phần vào các hoạt động tổng thể.
- Mức 3: Các hệ thống cũ được nâng cấp và tích hợp vào các hoạt động tổng thể.
- Mức 4: Các hệ thống cũ được nâng cấp và tích hợp đầy đủ và liền mạch vào các hoạt động tổng thể.
- Mức 5: Các hệ thống cũ của doanh nghiệp và đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp được nâng cấp và tích hợp đầy đủ và liền mạch vào các hoạt động tổng thể.
Trụ cột Văn hóa đánh giá - Mức độ trưởng thành về văn hóa số trong doanh nghiệp, là tiền đề thúc đẩy thay đổi văn hóa hành vi từ lãnh đạo xuống đến cấp nhân viên thực thi. Trụ cột này giúp doanh nghiệp xây dựng các chương trình và hành động thúc đẩy chuyển đổi lực lượng lao động số và văn hóa số, là một trong những trụ cột quan trọng nhất hỗ trợ cho chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp phát triển bền vững và thành công.
Trụ cột Văn hóa bao gồm 03 nhóm tiêu chí, được chia thành 22 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:
5.1. Nhóm tiêu chí Giá trị doanh nghiệp
Thiết lập các giá trị của doanh nghiệp để thúc đẩy trải nghiệm cho người lao động.
Nhóm tiêu chí Giá trị doanh nghiệp bao gồm 06 tiêu chí thành phần:
5.1.1. Hành vi lãnh đạo
Hành vi của lãnh đạo phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp và bối cảnh hiện tại.
- Mức 1: Hành vi của lãnh đạo được thực hiện theo sự vụ, chưa có sự liên kết rõ ràng với chiến lược và hoàn cảnh của doanh nghiệp.
- Mức 2: Hành vi lãnh đạo trong một số bộ phận, đơn vị chức năng phù hợp với chiến lược và bối cảnh của doanh nghiệp.
- Mức 3: Hành vi lãnh đạo trong hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng phù hợp với chiến lược và bối cảnh của doanh nghiệp.
- Mức 4: Hành vi lãnh đạo trong toàn doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với chiến lược và bối cảnh của doanh nghiệp.
- Mức 5: Hành vi lãnh đạo trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái hoàn toàn phù hợp với chiến lược và bối cảnh chung của họ.
5.1.2. Tác động của nhân viên
Người lao động hiểu rõ tác động của họ đối với doanh nghiệp.
- Mức 1: Nhân viên chưa hiểu tác động của họ đối với doanh nghiệp.
- Mức 2: Nhân viên trong một số bộ phận, đơn vị chức năng hiểu tác động của họ ở cấp độ bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Nhân viên trong hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng hiểu tác động của họ ở cấp độ bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Tất cả nhân viên của doanh nghiệp hiểu đầy đủ tác động của họ đối với doanh nghiệp.
- Mức 5: Tất cả nhân viên của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp hiểu đầy đủ về tác động và đóng góp của họ đối với hoạt động kinh doanh chung của họ.
5.1.3. Giá trị được chia sẻ
Người lao động hiểu rõ và đồng thuận (bằng hành động) với chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 1: Nhân viên chưa biết chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 2: Nhân viên trong một số bộ phận, đơn vị chức năng ủng hộ chiến lược số của doanh nghiệp.
- Mức 3: Nhân viên ở hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng tin tưởng vào chiến lược số của doanh nghiệp.
- Mức 4: Tất cả nhân viên hoàn toàn tin tưởng vào chiến lược số của doanh nghiệp.
- Mức 5: Tất cả nhân viên hoàn toàn đồng ý với chiến lược số được chia sẻ của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
5.1.4. Thất bại có kiểm soát
Doanh nghiệp có văn hóa “được phép thất bại trong giới hạn” (có cơ chế hạn chế tác động của thất bại tới hoạt động của doanh nghiệp).
- Mức 1: Văn hóa chưa khuyến khích sự minh bạch và sự thất bại.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có văn hóa cho phép “thất bại trong một giới hạn nhất định” với các cơ chế được áp dụng để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng có văn hóa cho phép “thất bại trong một giới hạn nhất định” với các cơ chế được áp dụng để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có văn hóa cho phép “thất bại trong một giới hạn nhất định” với các cơ chế được áp dụng để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có văn hóa cho phép “thất bại trong 1 giới hạn nhất định” với các cơ chế được áp dụng để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng.
5.1.5. Cộng tác ảo
Doanh nghiệp có năng lực làm việc cộng tác trên môi trường số.
- Mức 1: Cộng tác ảo được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có khả năng cho phép cộng tác ảo.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có khả năng cộng tác ảo.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có khả năng toàn diện cộng tác ảo trong và giữa các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có khả năng toàn diện cộng tác ảo trong và giữa các bộ phận, đơn vị chức năng.
5.1.6. Sự hoà nhập
Doanh nghiệp có sự bình đẳng trong hòa nhập và tiếp cận các cơ hội.
- Mức 1: Các hoạt động thúc đẩy sự hòa nhập trong doanh nghiệp chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng thúc đẩy toàn diện sự hòa nhập.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng thúc đẩy toàn diện sự hòa nhập.
- Mức 4: doanh nghiệp hoàn toàn chấp nhận sự hòa nhập.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác hệ sinh thái của doanh nghiệp hoàn toàn chấp nhận sự hòa nhập.
5.2. Nhóm tiêu chí Quản lý tài năng
Doanh nghiệp có đủ năng lực, kiến thức và công cụ để xây dựng và phát triển lực lượng lao động hiệu quả.
Nhóm tiêu chí Quản lý tài năng bao gồm 08 tiêu chí thành phần:
5.2.1. Chính sách đãi ngộ
Chính sách đãi ngộ tổng thể khuyến khích việc thực thi chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 1: Chính sách đãi ngộ được áp dụng một cách cứng nhắc và chưa thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 2: Chính sách đãi ngộ hoàn toàn phù hợp với và được hiển thị để thúc đẩy chiến lược số của một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Chính sách đãi ngộ hoàn toàn phù hợp và được hiển thị để thúc đẩy chiến lược số của hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Chính sách đãi ngộ hoàn toàn phù hợp và được thể hiện để thúc đẩy chiến lược số của doanh nghiệp.
- Mức 5: Chính sách đãi ngộ hoàn toàn phù hợp và được thể hiện để thúc đẩy chiến lược số của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
5.2.2. Năng lực cơ bản
Doanh nghiệp hiểu rõ năng lực lực lượng lao động.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có một hồ sơ cấu trúc về năng lực của lực lượng lao động.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng chưa có một hồ sơ cấu trúc về năng lực của lực lượng lao động của họ.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã có một hồ sơ cấu trúc về năng lực của lực lượng lao động của họ.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có một hồ sơ cấu trúc chính xác về năng lực của lực lượng lao động của mình.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có hồ sơ cấu trúc chính xác về năng lực của lực lượng lao động được chia sẻ.
5.2.3. Lập kế hoạch phát triển lực lượng lao động
Quy hoạch lực lượng lao động bằng cách xác định các kỹ năng cần thiết để thực thi chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 1: Các kỹ năng cần thiết để triển khai chiến lược chuyển đổi số được xác định được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận có sẵn quy trình xác định các kỹ năng cần thiết để thực hiện chiến lược số.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có quy trình hiệu quả để xác định các kỹ năng cần thiết để thực hiện chiến lược số.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có sẵn một quy trình hiệu quả để xác định các kỹ năng cần thiết để thực hiện chiến lược số.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một quy trình hiệu quả để xác định các kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện chiến lược số.
5.2.4. Thu hút nhân tài
Doanh nghiệp đạt được các kỹ năng lao động cần thiết để thực thi chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 1: Các kỹ năng cần thiết để doanh nghiệp triển khai chiến lược chuyển đổi số.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có sẵn quy trình để đạt các kỹ năng cần thiết để thực hiện chiến lược số.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có quy trình hiệu quả để đạt các kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện chiến lược số, bao gồm cả việc sử dụng các nguồn lực nhân tài phi truyền thống.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có quy trình hiệu quả để đạt các kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện chiến lược số, bao gồm cả việc sử dụng các nguồn lực nhân tài phi truyền thống.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một quy trình hiệu quả để có được các kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện chiến lược số, bao gồm cả việc sử dụng các nguồn lực nhân tài phi truyền thống.
5.2.5. Nhóm tài năng bên ngoài
Nuôi dưỡng nguồn nhân tài bên ngoài doanh nghiệp.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa nuôi dưỡng nguồn tài năng bên ngoài.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã thiết lập một nhóm tài năng từ những nhân viên tiềm năng.
- Mức 3: Hầu hết bộ phận, đơn vị chức năng đã thiết lập một nhóm tài năng từ những nhân viên tiềm năng.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp được coi là một nhà tuyển dụng hấp dẫn với đội ngũ nhân tài tiềm năng đã được thiết lập.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp được coi là những nhà tuyển dụng hấp dẫn với đội ngũ nhân tài tiềm năng lâu đời.
5.2.6. Phát triển tài năng
Phát triển tài năng là hoạt động liên tục mang lại cơ hội bình đẳng cho mọi người lao động.
- Mức 1: Việc phát triển tài năng chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có quy trình phát triển nhân tài.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có quy trình phát triển nhân tài hiệu quả.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có quy trình phát triển nhân tài hiệu quả.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một quy trình hiệu quả để phát triển tài năng.
5.2.7. Học tập trên môi trường số
Học tập trên môi trường số mang lại giá trị kinh doanh.
- Mức 1: Học tập trên môi trường số chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Học tập trên môi trường số đang mang lại giá trị kinh doanh ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Học tập trên môi trường số đang mang lại giá trị kinh doanh trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Học tập trên môi trường số đang mang lại giá trị kinh doanh rõ ràng trong doanh nghiệp.
- Mức 5: Học tập trên môi trường số đang mang lại giá trị kinh doanh rõ ràng trong và trên toàn doanh nghiệp cũng như các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
5.2.8. Sự gắn kết của người lao động
Doanh nghiệp đo lường và tìm cách cải thiện sự gắn kết của người lao động với doanh nghiệp.
- Mức 1: Sự gắn kết của người lao động chưa được đo lường.
- Mức 2: Doanh nghiệp đang bắt đầu đánh giá sự gắn kết của người lao động.
- Mức 3: Doanh nghiệp thường xuyên đánh giá sự gắn kết của người lao động.
- Mức 4: Doanh nghiệp thường xuyên đánh giá sự gắn kết của người lao động và tạo ra các kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy cải tiến sự gắn kết.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp thường xuyên đánh giá - Mức độ gắn kết của người lao động và lập kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy cải tiến sự gắn kết.
5.3. Nhóm tiêu chí Hỗ trợ môi trường làm việc
Môi trường làm việc, công cụ làm việc và các hoạt động thực tế được thúc đẩy để tăng năng suất lao động và đổi mới sáng tạo.
Nhóm tiêu chí Hỗ trợ môi trường làm việc bao gồm 08 tiêu chí thành phần:
5.3.1. Môi trường thúc đẩy năng suất
Môi trường làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất lao động.
- Mức 1: Môi trường làm việc chưa chú trọng xem xét thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã tạo ra môi trường làm việc thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã tạo ra môi trường làm việc thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đã tạo ra những môi trường làm việc thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đã cùng nhau tạo ra những môi trường làm việc thúc đẩy năng suất một cách tăng.
5.3.2. Môi trường thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Môi trường làm việc hỗ trợ cho cho việc đổi mới sáng tạo.
- Mức 1: Nơi làm việc chưa chú trọng xem xét thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã tạo ra môi trường làm việc thúc đẩy đổi mới một cách hiệu quả.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã tạo ra môi trường làm việc thúc đẩy sự đổi mới một cách hiệu quả.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đã tạo ra những môi trường làm việc thúc đẩy sự đổi mới một cách hiệu quả.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đã cùng nhau tạo ra những môi trường làm việc thúc đẩy sự đổi mới một cách hiệu quả.
5.3.3. Công cụ thúc đẩy tăng năng suất
Doanh nghiệp có sẵn các công cụ hỗ trợ nâng cao năng suất lao động.
- Mức 1: Công cụ chưa có sẵn để thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy năng suất một cách tăng.
5.3.4. Công cụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Doanh nghiệp có sẵn các công cụ hỗ trợ đổi mới sáng tạo.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có công cụ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy đổi mới một cách hiệu quả.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy đổi mới một cách hiệu quả.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy đổi mới một cách hiệu quả
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy đổi mới một cách hiệu quả.
5.3.5. Chính sách thúc đẩy tăng năng suất
Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ nâng cao năng suất lao động.
- Mức 1: Chính sách làm việc chưa thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có các chính sách làm việc giúp thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều duy trì các chính sách làm việc nhằm thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp duy trì các chính sách làm việc thúc đẩy tăng năng suất.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình cùng nhau duy trì các chính sách làm việc nhằm thúc đẩy năng suất một cách tăng.
5.3.6. Chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ đổi mới sáng tạo.
- Mức 1: Chính sách làm việc chưa thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có các chính sách làm việc giúp thúc đẩy đổi mới một cách hiệu quả.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng duy trì các chính sách làm việc nhằm thúc đẩy đổi mới một cách hiệu quả.
- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp duy trì các chính sách làm việc thúc đẩy hiệu quả sự đổi mới.
- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình cùng nhau duy trì các chính sách đang hoạt động nhằm thúc đẩy đổi mới một cách hiệu quả.
5.3.7. Nắm bắt tri thức
Tri thức được nắm bắt hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 1: Nắm bắt tri thức được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng nắm bắt tri thức hiệu quả.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng nắm bắt tri thức một cách hiệu quả.
- Mức 4: Doanh nghiệp nắm bắt hiệu quả tri thức trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp nắm bắt tri thức một cách hiệu quả trên toàn hệ sinh thái.
5.3.8. Chia sẻ tri thức
Tri thức được chia sẻ một cách hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 1: Chia sẻ tri thức được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng chia sẻ tri thức một cách hiệu quả.
- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng chia sẻ tri thức một cách hiệu quả.
- Mức 4: Doanh nghiệp chia sẻ tri thức một cách hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp chia sẻ tri thức một cách hiệu quả trên toàn hệ sinh thái.
Trụ cột Dữ liệu đánh giá - Mức độ trưởng thành về năng lực xây dựng, quản trị và khai thác các giá trị từ Dữ liệu, là căn cứ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động và triển khai trong thực tế để khai thác dữ liệu một cách an toàn, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và sự cho phép của người dùng.
Trụ cột Dữ liệu bao gồm 03 nhóm tiêu chí, được chia thành 18 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:
6.1. Nhóm tiêu chí Quản trị dữ liệu
Doanh nghiệp có hệ thống quản trị dữ liệu hiệu quả.
Nhóm tiêu chí Quản trị dữ liệu bao gồm 07 tiêu chí thành phần:
6.1.1. Quản lý siêu dữ liệu
Xác định và sử dụng dữ liệu đặc tả (metadata) để tối đa hóa giá trị kinh doanh của tài sản thông tin bằng cách cung cấp một góc nhìn thống nhất, toàn diện về bối cảnh kinh doanh, gán nhãn dữ liệu (tagging), mối quan hệ, chất lượng dữ liệu và việc sử dụng dữ liệu.
- Mức 1: Có ít siêu dữ liệu được thực hiện theo sự vụ hoặc chưa xác định.
- Mức 2: Siêu dữ liệu bắt đầu chuẩn hóa phân loại trong một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Siêu dữ liệu được định nghĩa sử dụng phân loại theo chức năng.
- Mức 4: Siêu dữ liệu liên tục được tối ưu hóa trong doanh nghiệp.
- Mức 5: Siêu dữ liệu liên tục được tối ưu hóa trong doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.1.2. Quản lý dữ liệu
Giao người chịu trách nhiệm về tài sản dữ liệu (data stewardship) và cung cấp dữ liệu chất lượng cao cho người dùng đủ thẩm quyền .
- Mức 1: Việc quản lý dữ liệu chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Bắt đầu có nhân sự quản lý dữ liệu và chịu trách nhiệm đối với một số tài sản dữ liệu của doanh nghiệp.
- Mức 3: Có nhân sự quản lý dữ liệu và chịu trách nhiệm đối với hầu hết các tài sản dữ liệu của doanh nghiệp.
- Mức 4: Có nhân sự quản lý dữ liệu và chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tất cả tài sản dữ liệu của doanh nghiệp.
- Mức 5: Có nhân sự quản lý dữ liệu và chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tất cả tài sản dữ liệu của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.1.3. Quản lý dữ liệu chủ
Xác định và sử dụng Quản lý dữ liệu chủ (Master Data Management) để đảm bảo những dữ liệu trọng yếu đối với doanh nghiệp luôn có sẵn và nhất quán.
- Mức 1: Quản lý dữ liệu chủ chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Quản lý dữ liệu chủ đang bắt đầu được áp dụng trong một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Quản lý dữ liệu chủ được xác định trong các khu vực chức năng.
- Mức 4: Quản lý dữ liệu chủ được tối ưu hóa nhất quán trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Quản lý dữ liệu chủ được tối ưu hóa nhất quán cho các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.1.4. Quản lý bảo mật dữ liệu
Bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập, sử dụng, thay đổi, tiết lộ và phá hủy trái phép.
- Mức 1: Quản lý bảo mật dữ liệu chỉ được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Quản lý bảo mật dữ liệu đang bắt đầu được xác định ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Quản lý bảo mật dữ liệu được tích hợp với yêu cầu quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư và được sử dụng trong một số khu vực chức năng.
- Mức 4: Quản lý bảo mật dữ liệu được tích hợp với yêu cầu quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư và được sử dụng trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Quản lý bảo mật dữ liệu được tích hợp với yêu cầu quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, đồng thời được sử dụng giữa các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.1.5. Quản lý chính sách dữ liệu
Doanh nghiệp có chính sách dữ liệu rõ ràng với các quy định và quy trình về quyền sở hữu.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có chính sách dữ liệu chính thức.
- Mức 2: Doanh nghiệp bắt đầu xây dựng chính sách dữ liệu.
- Mức 3: Chính sách dữ liệu theo bộ phận, đơn vị chức năng được áp dụng.
- Mức 4: Chính sách dữ liệu chung được sử dụng trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Chính sách dữ liệu chung được sử dụng trên các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.1.6. Chiến lược dữ liệu
Chiến lược dữ liệu thiết lập tầm nhìn và mục tiêu tổng quát dài hạn với các mục tiêu cụ thể đo lường được.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có chiến lược dữ liệu.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có một chiến lược dữ liệu riêng.
- Mức 3: Mỗi bộ phận, đơn vị chức năng có một chiến lược dữ liệu xác định được sử dụng với kết quả kinh doanh có thể đo lường được.
- Mức 4: Doanh nghiệp có một chiến lược dữ liệu chung được xác định rõ ràng được doanh nghiệp sử dụng với kết quả kinh doanh có thể đo lường được.
- Mức 5: Doanh nghiệp có một chiến lược dữ liệu chung được xác định rõ ràng được sử dụng bởi doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp với kết quả kinh doanh có thể đo lường được.
6.1.7. Tổ chức và vai trò
Xác định các vai trò trong doanh nghiệp phân công trách nhiệm quản lý dữ liệu.
- Mức 1: Chưa xác định được vai trò cụ thể trong doanh nghiệp để quản lý dữ liệu.
- Mức 2: Một số vai trò quản lý dữ liệu đã được xác định.
- Mức 3: Các vai trò quản lý dữ liệu đã được thực hiện.
- Mức 4: Vai trò quản lý dữ liệu toàn diện được thực hiện trên toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Các vai trò quản lý dữ liệu toàn diện được triển khai trên toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.1.8. Quản lý quyền riêng tư dữ liệu
Quản lý tính riêng tư dữ liệu (Data Privacy Management) đảm bảo rằng dữ liệu người dùng được xử lý và chia sẻ theo phân quyền đúng với mong muốn của người dùng, đồng thời tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy định của cơ quan quản lý.
- Mức 1: Quản lý quyền riêng tư dữ liệu được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Quản lý quyền riêng tư dữ liệu đang bắt đầu được xác định ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Quản lý quyền riêng tư dữ liệu phù hợp với các yêu cầu quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư và được sử dụng hiệu quả trong một số lĩnh vực chức năng.
- Mức 4: Quản lý quyền riêng tư dữ liệu phù hợp với các yêu cầu quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư và được sử dụng hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Quản lý quyền riêng tư dữ liệu phù hợp với các yêu cầu quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, đồng thời được sử dụng hiệu quả trong toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.2. Nhóm tiêu chí Kỹ thuật dữ liệu
Doanh nghiệp có các hệ thống và quy trình hiệu quả để thu thập, truyền đưa, lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Nhóm tiêu chí Kỹ thuật dữ liệu bao gồm 07 tiêu chí thành phần:
6.2.1. Mô hình hoá dữ liệu
Dữ liệu được doanh nghiệp và chuyển đổi thành “các cấu trúc” hỗ trợ doanh nghiệp hiểu thấu (insights) và ra quyết định.
- Mức 1: Dữ liệu sử dụng bởi doanh nghiệp chưa được xác định và phân loại.
- Mức 2: Dữ liệu sử dụng bởi một số bộ phận, đơn vị chức năng được xác định và phân loại thành nhiều mô hình dữ liệu.
- Mức 3: Dữ liệu sử dụng trong hầu hết bộ phận, đơn vị chức năng được xác định và phân loại thành nhiều mô hình dữ liệu.
- Mức 4: Dữ liệu toàn doanh nghiệp sử dụng được xác định và phân loại thành một mô hình dữ liệu chung.
- Mức 5: Dữ liệu sử dụng bởi doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp được xác định và phân loại thành một mô hình dữ liệu chung.
6.2.2. Lưu trữ dữ liệu
Doanh nghiệp có khả năng lưu trữ, lưu trữ lâu dài (archive) và xóa dữ liệu của mình.
- Mức 1: Lưu trữ, bảo tồn và xóa dữ liệu được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Một số thao tác xóa và lưu trữ dữ liệu được kiểm soát ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Việc xóa và lưu trữ dữ liệu được kiểm soát trong các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Việc xóa và lưu trữ dữ liệu được kiểm soát tối ưu trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Lưu trữ, xóa và lưu trữ được kiểm soát tối ưu trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.2.3. Khả năng truy cập dữ liệu
Doanh nghiệp đảm bảo dữ liệu cần thiết luôn truy cập được.
- Mức 1: Khả năng truy cập dữ liệu bị hạn chế.
- Mức 2: Dữ liệu có thể được truy cập bởi một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Dữ liệu cần thiết luôn có thể được truy cập bởi các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Dữ liệu cần thiết luôn có thể được truy cập bởi người dùng được doanh nghiệp cấp quyền.
- Mức 5: Dữ liệu cần thiết luôn có thể được truy cập bởi người dùng được phê duyệt cho doanh nghiệp và đối tác của hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.2.4. Quản lý vòng đời dữ liệu
Doanh nghiệp quản lý luồng dữ liệu từ khâu tạo, sử dụng, chia sẻ và xóa.
- Mức 1: Quản lý vòng đời dữ liệu được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Quản lý vòng đời dữ liệu được áp dụng ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Quản lý vòng đời dữ liệu được áp dụng nhất quán trong các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Quản lý vòng đời dữ liệu được áp dụng nhất quán trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Quản lý vòng đời dữ liệu được áp dụng nhất quán trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.2.5. Thu thập dữ liệu
Doanh nghiệp thu thập những dữ liệu cần thiết cho doanh nghiệp .
- Mức 1: Dữ liệu được thu thập được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Việc thu thập dữ liệu được thực hiện nhất quán ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Thu thập dữ liệu được tối ưu hóa trong các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Thu thập dữ liệu được tối ưu hóa trên toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Việc thu thập dữ liệu được tối ưu hóa trên toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái.
6.2.6. Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu
Doanh nghiệp đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.
- Mức 1: Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu được thực hiện theo sự vụ.
- Mức 2: Tính toàn vẹn dữ liệu được đảm bảo ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Tính toàn vẹn dữ liệu được đảm bảo trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Tính toàn vẹn dữ liệu được đảm bảo trên toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Tính toàn vẹn của dữ liệu được đảm bảo trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái.
6.2.7. Trực quan hóa dữ liệu
Doanh nghiệp trình bày dữ liệu theo cách phù hợp với mục đích.
- Mức 1: Dữ liệu được trình bày theo sự vụ.
- Mức 2: Dữ liệu được trình bày ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Dữ liệu được trình bày theo cách tối ưu trong các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Dữ liệu được trình bày theo cách tối ưu trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Dữ liệu được trình bày theo cách tối ưu trong doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái.
6.3. Nhóm tiêu chí Hiện thực hóa giá trị từ dữ liệu
Doanh nghiệp có thể hiện thực hóa giá trị kinh doanh từ các tài sản dữ liệu của mình.
Nhóm tiêu chí Hiện thực hóa giá trị từ dữ liệu bao gồm 03 tiêu chí thành phần:
6.3.1. Ra quyết định dựa trên dữ liệu
Các quyết định của doanh nghiệp được dựa trên dữ liệu.
- Mức 1: Các quyết định của doanh nghiệp hiếm khi dựa trên dữ liệu.
- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng của doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.
- Mức 3: Hầu hết các quyết định của doanh nghiệp được đưa ra dựa trên dữ liệu cấp bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Các quyết định của doanh nghiệp được đưa ra dựa trên dữ liệu từ khắp doanh nghiệp.
- Mức 5: Các quyết định của doanh nghiệp được đưa ra dựa trên dữ liệu từ khắp doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.3.2. Năng lực khoa học dữ liệu
Doanh nghiệp có năng lực trích xuất tri thức và sự thấu hiểu từ dữ liệu nhờ các quy trình, thuật toán, mô phỏng và hệ thống.
- Mức 1: Khả năng khoa học dữ liệu chưa tồn tại.
- Mức 2: Khả năng khoa học dữ liệu tồn tại với một số bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 3: Khả năng khoa học dữ liệu tồn tại trên các bộ phận, đơn vị chức năng.
- Mức 4: Khả năng Khoa học dữ liệu hiệu quả được tối ưu hóa trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Các năng lực Khoa học dữ liệu hiệu quả được tối ưu hóa trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.
6.3.3. Khai thác giá trị kinh tế từ dữ liệu
Doanh nghiệp tạo ra các lợi ích kinh tế từ dữ liệu và có thể đo lường được.
- Mức 1: Doanh nghiệp chưa tạo ra giá trị đo lường được từ dữ liệu.
- Mức 2: Doanh nghiệp tạo ra một số giá trị đo lường được từ dữ liệu.
- Mức 3: Doanh nghiệp tạo ra giá trị đáng kể có thể đo lường từ dữ liệu trong các bộ phận, đơn vị chức năng cụ thể.
- Mức 4: Doanh nghiệp tạo ra giá trị đáng kể có thể đo lường từ dữ liệu và được tối ưu hóa trong toàn doanh nghiệp.
- Mức 5: Doanh nghiệp tạo ra giá trị đáng kể có thể đo lường được từ dữ liệu và được tối ưu hóa trên toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái.
BẢNG QUAN HỆ PHỤ THUỘC CÁC GIẢI PHÁP THEO TỪNG NGÀNH PHỤC VỤ
VIỆC ĐÁNH GIÁ - MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(Kèm theo Quyết định số 1567/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm
2025 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Quản lý vận hành |
Thư viện nội dung số (videos, tài liệu, học liệu mở) |
LMS cần nội dung số làm học liệu giảng dạy. |
2 |
Phòng học ảo (Zoom, MS Teams, Google Meet...) |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Phòng học ảo được tích hợp để tổ chức lớp học trên LMS. |
3 |
App học tập trên mobile |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
App mobile là cổng truy cập tiện lợi cho lMs. |
4 |
Website học trực tuyến có đăng ký khóa học |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Website là giao diện để đăng ký và truy cập các khóa học trong LMS. |
5 |
Tự động hóa chấm bài, kiểm tra, đánh giá |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Chấm bài tự động thực hiện trên nền tảng LMS. |
6 |
Quản lý tiến độ học tập và kết quả học viên |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Tiến độ học tập được ghi nhận từ hoạt động học trên LMS. |
7 |
Thư viện nội dung số (videos, tài liệu, học liệu mở) |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Công cụ dạy học có tích hợp AI (gợi ý, cá nhân hóa nội dung học) |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
AI dạy học tích hợp vào LMS để cá nhân hóa nội dung học. |
9 |
Khảo thí trực tuyến |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Khảo thí trên nền kiến thức quản lý bởi LMS/LCMS |
10 |
Email doanh nghiệp |
Quản trị điều hành |
|
|
11 |
Hệ thống quản lý học viên (CRM, ERP giáo dục) |
Quản trị điều hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
CRM/ERP lấy dữ liệu hoạt động học tập từ LMS để quản lý học viên. |
12 |
Hệ thống thanh toán học phí online |
Quản trị điều hành |
Website học trực tuyến có đăng ký khóa học |
Thanh toán học phí thường thực hiện sau khi học viên đăng ký khóa học qua website. |
13 |
Hệ thống giảng viên phản hồi tự động theo lịch |
Quản trị điều hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Phản hồi giảng viên được thiết lập tự động theo lịch học trên LMS. |
14 |
Giải pháp quản lý đào tạo doanh nghiệp (LXP, OKR đào tạo, e-KPI) |
Quản trị điều hành |
Hệ thống quản lý học viên (CRM, ERP giáo dục) |
LXP và OKR cần dữ liệu từ hệ thống CRM/ERP để đo lường mục tiêu đào tạo. |
15 |
Quản lý trường học |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Tự động chăm sóc học viên qua chatbot, email, SMS |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống quản lý học viên (CRM, ERP giáo dục) |
Tự động chăm sóc học viên cần dữ liệu từ CRM để gửi thông tin phù hợp. |
17 |
Công cụ đo lường hiệu quả đào tạo theo thời gian thực |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Đo lường hiệu quả đào tạo theo thời gian thực dựa trên hành vi học tập trong LMS. |
18 |
Phân tích dữ liệu giáo dục |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Các công cụ nhóm Quản lý vận hành và Quản trị điều hành |
|
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Quản lý kho bằng mã vạch |
Quản lý vận hành |
Sử dụng thiết bị handheld/mobile apps |
Thiết bị handheld được dùng để quét mã vạch trong kho. |
2 |
Đặt hàng qua website hoặc ứng dụng |
Quản lý vận hành |
Website |
Đặt hàng online cần có website hoặc ứng dụng làm nền tảng. |
3 |
Thanh toán không dùng tiền mặt |
Quản lý vận hành |
Đặt hàng qua website hoặc ứng dụng |
Thanh toán được thực hiện sau khi khách hàng đặt hàng online. |
4 |
Kết nối trạm cân, cân treo |
Quản lý vận hành |
Quản lý kho bằng mã vạch |
Dữ liệu cân phải đồng bộ với quản lý kho để cập nhật tồn kho chính xác. |
5 |
Sử dụng thiết bị handheld/mobile apps |
Quản lý vận hành |
|
|
6 |
Tra cứu, xác thực nguồn gốc sản phẩm |
Quản lý vận hành |
Quản lý kho bằng mã vạch |
Thông tin nguồn gốc sản phẩm được gắn với mã vạch trong kho. |
7 |
Tham gia thị trường kim loại toàn cầu (ví dụ: SMM, LME) |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Email doanh nghiệp |
Quản trị điều hành |
|
|
9 |
Website |
Quản trị điều hành |
|
|
10 |
Phần mềm kế toán |
Quản trị điều hành |
Đặt hàng qua website hoặc ứng dụng |
Phần mềm kế toán cần dữ liệu giao dịch từ hệ thống đặt hàng để ghi sổ. |
11 |
CRM - Quản lý khách hàng |
Quản trị điều hành |
Đặt hàng qua website hoặc ứng dụng |
CRM thu thập thông tin khách hàng từ hoạt động mua hàng online. |
12 |
Quảng cáo số |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Website |
Quảng cáo số thường dẫn về website để tăng lượt tiếp cận và chuyển đổi. |
13 |
Trợ lý ảo/chatbot |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Website |
Chatbot thường được triển khai trên nền tảng website hoặc app để hỗ trợ khách. |
14 |
Dự báo kinh doanh tự động |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
CRM - Quản lý khách hàng |
Dự báo kinh doanh cần dữ liệu hành vi và lịch sử từ CRM để phân tích xu hướng. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Hệ thống booking đặt tour trực tuyến |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Ứng dụng OTA (Online Travel Agency) |
Quản lý vận hành |
Hệ thống booking đặt tour trực tuyến |
Ứng dụng OTA thường kết nối với hệ thống booking để hiển thị tour và cập nhật chỗ trống. |
3 |
Phần mềm quản lý lịch trình tour |
Quản lý vận hành |
Hệ thống booking đặt tour trực tuyến |
Quản lý lịch trình cần thông tin từ đơn đặt tour để tổ chức thời gian hợp lý. |
4 |
Hệ thống quản lý vé điện tử |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản lý lịch trình tour |
Vé điện tử phải tương ứng với hành trình và thời điểm tour đã được lập kế hoạch. |
5 |
Ứng dụng mobile app hỗ trợ khách tour |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản lý lịch trình tour |
Mobile app hỗ trợ khách cần cung cấp lịch trình tour theo thời gian thực. |
6 |
Công cụ quản lý hướng dẫn viên |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản lý lịch trình tour |
Phân công hướng dẫn viên dựa trên lịch trình từng tour cụ thể. |
7 |
Ứng dụng điều phối phương tiện vận chuyển tour |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản lý lịch trình tour |
Điều phối phương tiện phụ thuộc vào thời gian, điểm đến trong lịch trình. |
8 |
Phần mềm quản lý doanh nghiệp du lịch tổng thể |
Quản trị điều hành |
|
|
9 |
Hệ thống quản lý đặt dịch vụ |
Quản trị điều hành |
Phần mềm quản lý doanh nghiệp du lịch tổng thể |
Quản lý đặt dịch vụ là một phần của hệ thống tổng thể. |
10 |
CRM nội bộ dành riêng cho nhân viên |
Quản trị điều hành |
Phần mềm quản lý doanh nghiệp du lịch tổng thể |
CRM nội bộ quản lý tương tác giữa nhân viên trong hệ sinh thái phần mềm tổng thể. |
11 |
Công cụ quản lý dự án, nhiệm vụ liên quan tour |
Quản trị điều hành |
Phần mềm quản lý doanh nghiệp du lịch tổng thể |
Công cụ quản lý dự án giúp điều phối các nhiệm vụ liên quan tour theo chiến lược tổng thể. |
12 |
Hệ thống thanh toán điện tử |
Quản trị điều hành |
Hệ thống booking đặt tour trực tuyến |
Thanh toán cần liên kết với hệ thống booking để thực hiện giao dịch đặt tour. |
13 |
Công cụ báo cáo doanh thu, chi phí, hiệu quả tour |
Quản trị điều hành |
Hệ thống thanh toán điện tử |
Báo cáo doanh thu, chi phí cần dữ liệu từ các giao dịch thanh toán. |
14 |
Hệ thống CRM chăm sóc khách hàng du lịch |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống booking đặt tour trực tuyến |
CRM khách hàng lấy dữ liệu từ đơn đặt tour để theo dõi hành vi và nhu cầu. |
15 |
Email marketing tự động hóa |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống CRM chăm sóc khách hàng du lịch |
Email marketing lấy danh sách và hành vi khách từ CRM để cá nhân hóa nội dung. |
16 |
Công cụ quảng cáo đa kênh |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống CRM chăm sóc khách hàng du lịch |
Quảng cáo đa kênh dựa vào phân tích hành vi từ CRM. |
17 |
Chatbot tư vấn tour tự động |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống booking đặt tour trực tuyến |
Chatbot cần truy xuất thông tin tour và tình trạng còn chỗ để tư vấn. |
18 |
Hệ thống loyalty program (khách hàng thân thiết) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống CRM chăm sóc khách hàng du lịch |
Chương trình khách hàng thân thiết dựa trên lịch sử và hành vi mua tour. |
19 |
Phân tích dữ liệu hành vi khách hàng |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống CRM chăm sóc khách hàng du lịch |
Phân tích hành vi khách dựa vào dữ liệu tương tác trong CRM. |
20 |
Công cụ SEO tối ưu hóa website du lịch |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
21 |
Công cụ phân tích giá và xu hướng thị trường du lịch |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Quản lý bán hàng & dịch vụ cơ bản |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Hệ thống xử lý quy trình bán hàng |
Quản lý vận hành |
Quản lý bán hàng & dịch vụ cơ bản |
Hệ thống xử lý quy trình cần tích hợp nghiệp vụ bán hàng cơ bản. |
3 |
Quản lý kho phụ tùng, sản phẩm, nhà cung cấp |
Quản lý vận hành |
Hệ thống xử lý quy trình bán hàng |
Quản lý kho cần đồng bộ theo quy trình bán hàng để cập nhật tồn kho. |
4 |
Quản lý dịch vụ bảo hành, sửa chữa |
Quản lý vận hành |
Quản lý kho phụ tùng, sản phẩm, nhà cung cấp |
Dịch vụ bảo hành, sửa chữa cần phụ tùng từ kho để xử lý yêu cầu khách hàng. |
5 |
Quản lý dịch vụ cho thuê xe |
Quản lý vận hành |
Hệ thống xử lý quy trình bán hàng |
Dịch vụ cho thuê xe là một phần mở rộng của quy trình bán hàng. |
6 |
Mobile app cho nhân viên tương tác công việc |
Quản lý vận hành |
Hệ thống xử lý quy trình bán hàng |
Mobile app giúp nhân viên tương tác với quy trình bán hàng và bảo hành. |
7 |
Cửa ra vào thông minh (smart gate, AR/VR) |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Email doanh nghiệp |
Quản trị điều hành |
|
|
9 |
Phần mềm kế toán online |
Quản trị điều hành |
Quản lý bán hàng & dịch vụ cơ bản |
Kế toán cần dữ liệu bán hàng để ghi nhận doanh thu, chi phí. |
10 |
Phần mềm CRM (quản lý khách hàng, nhà cung cấp) |
Quản trị điều hành |
Quản lý bán hàng & dịch vụ cơ bản |
CRM tổng hợp thông tin khách và giao dịch từ hệ thống bán hàng. |
11 |
Phần mềm quản lý nhân sự (HRM) |
Quản trị điều hành |
|
|
12 |
Tự động hóa công việc, quản lý OKR |
Quản trị điều hành |
Phần mềm quản lý nhân sự (HRM) |
Tự động hóa công việc và quản lý OKR dựa trên dữ liệu nhân sự và phân công nhiệm vụ. |
13 |
Giao KPI và giám sát KPI nhân viên |
Quản trị điều hành |
Tự động hóa công việc, quản lý OKR |
Giao và giám sát KPI là một bước trong quản trị OKR. |
14 |
Họp online/phòng họp không giấy |
Quản trị điều hành |
|
|
15 |
Ứng dụng blockchain và data lake để bảo mật dữ liệu |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Botchat nhận dạng giọng nói hỗ trợ khách hàng |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm CRM (quản lý khách hàng, nhà cung cấp) |
Botchat cần dữ liệu khách hàng để phản hồi phù hợp. |
17 |
Bán hàng đa kênh (online + offline) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống xử lý quy trình bán hàng |
Bán hàng đa kênh cần tích hợp quy trình xử lý bán hàng cho cả online và offline. |
18 |
Marketing tự động |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm CRM (quản lý khách hàng, nhà cung cấp) |
Marketing tự động cần thông tin hành vi khách hàng từ CRM. |
19 |
Omnichannel loyalty (chăm sóc khách hàng đa nền tảng) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm CRM (quản lý khách hàng, nhà cung cấp) |
Chăm sóc khách hàng đa nền tảng yêu cầu dữ liệu từ CRM để cá nhân hóa dịch vụ. |
20 |
Dự đoán thị trường tiêu thụ xe/phụ tùng |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phân tích dữ liệu bằng AI |
Dự đoán thị trường sử dụng phân tích dữ liệu để xác định xu hướng tiêu thụ. |
21 |
Phân tích dữ liệu bằng AI |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm CRM (quản lý khách hàng, nhà cung cấp) |
AI phân tích dữ liệu từ hành vi và lịch sử mua hàng khách hàng trong CRM. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Hệ thống đặt lịch hẹn tự động |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản lý khách hàng (CRM) |
Lịch hẹn cần thông tin khách hàng để tự động phân bổ thời gian. |
2 |
Giải pháp thanh toán online |
Quản lý vận hành |
Hệ thống đặt lịch hẹn tự động |
Thanh toán thực hiện sau khi khách hàng đặt lịch dịch vụ. |
3 |
Ứng dụng loyalty thông minh (thẻ thành viên điện tử) |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản lý khách hàng (CRM) |
Loyalty cần theo dõi lịch sử mua hàng để tích điểm và ưu đãi. |
4 |
Ứng dụng điện thoại dành cho khách hàng |
Quản lý vận hành |
Hệ thống đặt lịch hẹn tự động |
App cung cấp chức năng đặt lịch, xem lịch và tích điểm cho khách hàng. |
5 |
Số hóa tổ chức sự kiện/ ưu đãi |
Quản lý vận hành |
Ứng dụng điện thoại dành cho khách hàng |
Khách hàng theo dõi sự kiện/ưu đãi qua ứng dụng. |
6 |
Tự động giao việc, quản lý OKR |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản lý lịch làm việc của nhân viên |
Giao việc và OKR cần lịch nhân sự để phân bổ hợp lý. |
7 |
Phần mềm quản lý lịch làm việc của nhân viên |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Quản lý tồn kho mỹ phẩm, vật tư tiêu hao |
Quản lý vận hành |
|
|
9 |
Email doanh nghiệp |
Quản trị điều hành |
|
|
10 |
Phần mềm quản lý khách hàng (CRM) |
Quản trị điều hành |
|
|
11 |
Bảo mật dữ liệu bằng blockchain/ data lake |
Quản trị điều hành |
Phần mềm quản lý khách hàng (CRM) |
Blockchain lưu trữ và bảo mật dữ liệu khách hàng từ CRM. |
12 |
Tự động chăm sóc khách hàng qua chatbot/ email/ SMS/ marketing |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm quản lý khách hàng (CRM) |
Tự động chăm sóc cần dữ liệu khách từ CRM để phân nhóm và cá nhân hóa. |
13 |
Wifi marketing |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
|
|
14 |
Marketing tăng tương tác/ giữ chân khách hàng |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Tự động chăm sóc khách hàng qua chatbot/ email/ SMS/ marketing |
Tăng tương tác là mục tiêu nâng cao của tự động chăm sóc. |
15 |
Trợ lý ảo chăm sóc khách hàng |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm quản lý khách hàng (CRM) |
Trợ lý ảo cần dữ liệu lịch sử để chăm sóc khách hàng phù hợp. |
16 |
Phân tích dữ liệu khách hàng bằng AI |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm quản lý khách hàng (CRM) |
AI phân tích hành vi khách dựa trên dữ liệu CRM. |
17 |
Phân tích hiệu quả chiến dịch quảng cáo (Ad Analytics) |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Marketing tăng tương tác/ giữ chân khách hàng |
Đo lường hiệu quả quảng cáo cần gắn với các chiến dịch đã triển khai. |
18 |
Hệ thống gợi ý dịch vụ làm đẹp theo hành vi khách hàng |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Phân tích dữ liệu khách hàng bằng AI |
Công cụ đề xuất dịch vụ cần phân tích hành vi để cá nhân hóa. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Phần mềm điều phối xe thu gom chất thải |
Quản lý vận hành |
Ứng dụng web/mobile cho khách hàng đặt dịch vụ vệ sinh tự động |
Phần mềm điều phối xe cần biết lịch đặt dịch vụ từ khách hàng. |
2 |
Hệ thống giám sát côn trùng gây hại |
Quản lý vận hành |
|
|
3 |
Phần mềm kiểm định chất lượng môi trường |
Quản lý vận hành |
|
|
4 |
Giám sát bằng camera kết nối phần mềm trung tâm |
Quản lý vận hành |
Thiết bị bay không người lái (drone) để giám sát |
Camera có thể được tích hợp trên drone để mở rộng tầm giám sát. |
5 |
Giải pháp tự động hóa thu gom, phân loại, tái chế rác |
Quản lý vận hành |
Phần mềm điều phối xe thu gom chất thải |
Tự động hóa thu gom cần phối hợp với điều phối xe để hoạt động hiệu quả. |
6 |
Nhà vệ sinh công cộng thông minh |
Quản lý vận hành |
|
|
7 |
Hệ thống phun khử khuẩn tự động |
Quản lý vận hành |
Giám sát bằng camera kết nối phần mềm trung tâm |
Khử khuẩn tự động thường dựa vào phân tích từ giám sát hình ảnh. |
8 |
Giải pháp robot/quét dọn tự động |
Quản lý vận hành |
Giải pháp tự động hóa thu gom, phân loại, tái chế rác |
Robot quét dọn là một phần trong giải pháp tự động hóa toàn diện. |
9 |
Thiết bị bay không người lái (drone) để giám sát |
Quản lý vận hành |
|
|
10 |
Theo dõi hành trình chất thải bằng blockchain |
Quản lý vận hành |
Phần mềm điều phối xe thu gom chất thải |
Blockchain theo dõi hành trình chất thải cần dữ liệu từ hệ thống điều phối. |
11 |
Email doanh nghiệp |
Quản trị điều hành |
|
|
12 |
Hệ thống giao việc, quản lý công việc, OKR |
Quản trị điều hành |
Email doanh nghiệp |
Hệ thống giao việc cần liên lạc thông báo qua email đến nhân viên. |
13 |
Ứng dụng web/mobile cho khách hàng đặt dịch vụ vệ sinh tự động |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
|
|
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Phần mềm quản lý bán vé |
Quản lý vận hành |
Ứng dụng đặt vé, đặt hàng hóa |
Dữ liệu đặt vé từ ứng dụng là đầu vào cho phần mềm bán vé. |
2 |
Phần mềm quản lý hàng hóa đi kèm |
Quản lý vận hành |
Ứng dụng đặt vé, đặt hàng hóa |
Dữ liệu đặt hàng hóa được đồng bộ với phần mềm quản lý hàng. |
3 |
Vé điện tử/ hợp đồng điện tử |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản lý bán vé |
Vé điện tử sinh ra từ hệ thống bán vé. |
4 |
Ứng dụng đặt vé, đặt hàng hóa |
Quản lý vận hành |
Website bán vé/ giới thiệu dịch vụ |
Ứng dụng đặt vé liên kết với website để đồng bộ thông tin và khuyến mãi. |
5 |
Ứng dụng dành cho tài xế |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản lý bán vé |
Tài xế cần dữ liệu từ hệ thống bán vé để điều phối chở khách. |
6 |
Phần mềm quản lý nội bộ (quy trình, nhân sự, điều hành...) |
Quản trị điều hành |
|
|
7 |
Tổng đài liên lạc tự động/ số hóa |
Quản trị điều hành |
Phần mềm quản lý nội bộ (quy trình, nhân sự, điều hành...) |
Tổng đài cần tích hợp dữ liệu vận hành và lịch trình nội bộ. |
8 |
Tích hợp thanh toán online |
Quản trị điều hành |
Phần mềm quản lý bán vé |
Thanh toán online cần kết nối với hệ thống bán vé để xử lý giao dịch. |
9 |
SMS thương hiệu |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm quản lý bán vé |
SMS gửi thông tin vé và lịch trình cho khách dựa trên dữ liệu từ hệ thống bán vé. |
10 |
Email thương hiệu |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm quản lý bán vé |
Email thương hiệu dùng để gửi xác nhận và ưu đãi dựa trên dữ liệu đặt vé. |
11 |
Zalo thương hiệu |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm quản lý bán vé |
Zalo thương hiệu hỗ trợ tư vấn và gửi thông tin vé. |
12 |
Website bán vé/ giới thiệu dịch vụ |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm quản lý bán vé |
Website cần hiển thị dịch vụ, giá vé, lịch trình từ hệ thống bán vé. |
13 |
Ứng dụng dành cho khách hàng (app nhà xe) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm quản lý bán vé |
App khách hàng cung cấp tính năng đặt vé dựa trên hệ thống trung tâm. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Quản lý vận hành |
Thư viện nội dung số (videos, tài liệu, học liệu mở) |
LMS cần nội dung số làm học liệu giảng dạy. |
2 |
Phòng học ảo (Zoom, MS Teams, Google Meet...) |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Phòng học ảo được tích hợp để tổ chức lớp học trên LMS. |
3 |
App học tập trên mobile |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
App mobile là cổng truy cập tiện lợi cho LMS. |
4 |
Website học trực tuyến có đăng ký khóa học |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Website là giao diện để đăng ký và truy cập các khóa học trong LMS. |
5 |
Tự động hóa chấm bài, kiểm tra, đánh giá |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Chấm bài tự động thực hiện trên nền tảng LMS. |
6 |
Quản lý tiến độ học tập và kết quả học viên |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Tiến độ học tập được ghi nhận từ hoạt động học trên LMS. |
7 |
Thư viện nội dung số (videos, tài liệu, học liệu mở) |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Công cụ dạy học có tích hợp AI (gợi ý, cá nhân hóa nội dung học) |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
AI dạy học tích hợp vào LMS để cá nhân hóa nội dung học. |
9 |
Khảo thí trực tuyến |
Quản lý vận hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Khảo thí trên nền kiến thức quản lý bởi LMS/LCMS |
10 |
Email doanh nghiệp |
Quản trị điều hành |
|
|
11 |
Hệ thống quản lý học viên (CRM, ERP giáo dục) |
Quản trị điều hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
CRM/ERP lấy dữ liệu hoạt động học tập từ LMS để quản lý học viên. |
12 |
Hệ thống thanh toán học phí online |
Quản trị điều hành |
Website học trực tuyến có đăng ký khóa học |
Thanh toán học phí thường thực hiện sau khi học viên đăng ký khóa học qua website. |
13 |
Hệ thống giảng viên phản hồi tự động theo lịch |
Quản trị điều hành |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Phản hồi giảng viên được thiết lập tự động theo lịch học trên LMS. |
14 |
Giải pháp quản lý đào tạo doanh nghiệp (LXP, OKR đào tạo, e-KPI) |
Quản trị điều hành |
Hệ thống quản lý học viên (CRM, ERP giáo dục) |
LXP và OKR cần dữ liệu từ hệ thống CRM/ERP để đo lường mục tiêu đào tạo. |
15 |
Quản lý trường học |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Tự động chăm sóc học viên qua chatbot, email, SMS |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống quản lý học viên (CRM, ERP giáo dục) |
Tự động chăm sóc học viên cần dữ liệu từ CRM để gửi thông tin phù hợp. |
17 |
Công cụ đo lường hiệu quả đào tạo theo thời gian thực |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Nền tảng học tập trực tuyến (LMS: Moodle, Google Classroom...) |
Đo lường hiệu quả đào tạo theo thời gian thực dựa trên hành vi học tập trong LMS. |
18 |
Phân tích dữ liệu giáo dục |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Các công cụ nhóm Quản lý vận hành và Quản trị điều hành |
|
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Hệ thống quản lý khách sạn trên nền tảng cloud (PMS online) |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Tự động check-in/check-out |
Quản lý vận hành |
Hệ thống quản lý khách sạn trên nền tảng cloud (PMS online) |
Tự động check-in/check-out hoạt động dựa vào dữ liệu đặt phòng trong PMS. |
3 |
Quản lý bảo trì thiết bị, tòa nhà bằng loT |
Quản lý vận hành |
|
|
4 |
Phân tích dữ liệu năng lượng để tối ưu chi phí |
Quản lý vận hành |
Quản lý bảo trì thiết bị, tòa nhà bằng IoT |
Dữ liệu năng lượng thu thập từ thiết bị IoT để phân tích tối ưu chi phí. |
5 |
Robot vệ sinh, housekeeping điện tử |
Quản lý vận hành |
Quản lý lịch dọn phòng, nhân viên theo hệ thống |
Robot vệ sinh thực hiện theo lịch dọn phòng đã được hệ thống phân công. |
6 |
Gắn tag RFID để theo dõi hành lý, tài sản |
Quản lý vận hành |
|
|
7 |
Bảng điều khiển điện tử “Dọn phòng/ Không làm phiền” |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Quản lý lịch dọn phòng, nhân viên theo hệ thống |
Quản lý vận hành |
Bảng điều khiển điện tử “Dọn phòng/ Không làm phiền” |
Hệ thống cần tín hiệu từ khách để điều phối nhân viên hoặc robot. |
9 |
Robot làm sạch sàn/ khu vực công cộng |
Quản lý vận hành |
|
|
10 |
Đặt món trực tuyến, gọi món qua app |
Quản lý vận hành |
Ứng dụng dành cho khách |
Khách sử dụng app để gọi món, đặt đồ ăn. |
11 |
Quản lý thực đơn, bếp, nguyên liệu |
Quản lý vận hành |
Quản lý kho theo thời gian thực bằng IoT |
Dữ liệu nguyên liệu được cập nhật từ kho theo thời gian thực để phục vụ bếp. |
12 |
Robot phục vụ đồ ăn |
Quản lý vận hành |
Đặt món trực tuyến, gọi món qua app |
Robot phục vụ cần nhận yêu cầu từ hệ thống gọi món để vận hành. |
13 |
Đặt bàn, theo dõi ăn sáng tự động |
Quản lý vận hành |
Hệ thống quản lý khách sạn trên nền tảng cloud (PMS online) |
Đặt bàn, ăn sáng gắn với thông tin lưu trú khách trên hệ thống PMS. |
14 |
Tự động lập ngân sách, dự báo tài chính |
Quản trị điều hành |
|
|
15 |
Quản lý kho theo thời gian thực bằng IoT |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Báo cáo tài chính/ phân tích hiệu quả theo AI |
Quản trị điều hành |
Tự động lập ngân sách, dự báo tài chính |
Phân tích tài chính cần dữ liệu ngân sách và doanh thu dự kiến. |
17 |
Chatbot hỗ trợ khách |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
18 |
Phân tích hành vi video/camera tại sảnh |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Camera giám sát tại sảnh |
Phân tích hành vi cần nguồn dữ liệu hình ảnh từ thiết bị camera. |
19 |
Cá nhân hóa dịch vụ theo lịch sử lưu trú |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống CRM cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng |
Cá nhân hóa dịch vụ dựa vào thông tin lưu trữ trong CRM. |
20 |
Quản lý danh tiếng (reputation management) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống CRM cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng |
Quản lý danh tiếng cần đánh giá hành vi, lịch sử khách từ CRM. |
21 |
Quản lý khách MICE - sự kiện |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
22 |
Sử dụng thực tế ảo (VR/AR) để quảng bá |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
23 |
Hệ thống quản lý doanh thu (RMS) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống phân phối toàn cầu (GDS) |
RMS nhận dữ liệu phân phối từ GDS để tối ưu doanh thu. |
24 |
Hệ thống phân phối toàn cầu (GDS) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
25 |
Hệ thống CRM cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Theo dõi lịch sử chi tiêu, sở thích, hành vi khách |
CRM cần dữ liệu chi tiêu và hành vi để cá nhân hóa trải nghiệm. |
26 |
Theo dõi lịch sử chi tiêu, sở thích, hành vi khách |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Tự động quản lý công việc, dự án, nhân viên kinh doanh (OKR, task) |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Phòng họp không giấy - lưu trữ hợp đồng điện tử |
Quản lý vận hành |
|
|
3 |
Quản lý kênh phân phối, đội ngũ sale đa nền tảng |
Quản lý vận hành |
|
|
4 |
Quản lý khách hàng CRM (tracking - chăm sóc - phân loại) |
Quản lý vận hành |
|
|
5 |
Phân tích hành vi, nhu cầu từ dữ liệu (data-driven insights) |
Quản trị điều hành |
Quản lý khách hàng CRM (tracking - chăm sóc - phân loại) |
Cần dữ liệu từ CRM để phân tích |
6 |
Ứng dụng AI trong phân tích và dự báo thị trường |
Quản trị điều hành |
Phân tích hành vi, nhu cầu từ dữ liệu (data- driven insights) |
AI cần dữ liệu đầu vào để dự báo |
7 |
Bảo mật và lưu trữ dữ liệu bằng blockchain/ Data Lake |
Quản trị điều hành |
|
|
8 |
Tự động hóa marketing (email, SMS, Zalo, chatbot...) |
Marketing |
Quản lý khách hàng CRM (tracking - chăm sóc - phân loại) |
Marketing dựa trên dữ liệu khách |
9 |
Giải pháp wifi marketing tại dự án/sàn |
Marketing |
|
|
10 |
Tự động chăm sóc khách hàng sau bán (chatbot, email, loyalty...) |
Marketing |
Quản lý khách hàng CRM (tracking - chăm sóc - phân loại) |
CSKH cần dữ liệu hành vi và lịch sử mua |
11 |
Hệ thống tích điểm, ưu đãi hậu mãi |
Marketing |
Quản lý khách hàng CRM (tracking - chăm sóc - phân loại) |
Chương trình hậu mãi cần dựa trên thông tin khách |
12 |
Số hóa tổ chức sự kiện BĐS (ra mắt dự án, livestream, open house) |
Marketing |
|
|
13 |
Hệ thống phân tích hành vi và nhu cầu khách hàng (tracking, heatmap) |
Marketing |
|
|
14 |
App BĐS trên điện thoại (tìm kiếm - tư vấn - đặt lịch - đặt cọc) |
Marketing |
|
|
15 |
Giao dịch online, hợp đồng điện tử |
Marketing |
|
|
16 |
Tích hợp thanh toán online |
Marketing |
Giao dịch online, hợp đồng điện tử |
Thanh toán là phần tiếp theo trong quy trình giao dịch |
17 |
Tích hợp nền tảng bán hàng đa kênh (website, mạng xã hội, app...) |
Marketing |
|
|
18 |
Hợp tác/ bán chéo/ phân phối trên các sàn BĐS trực tuyến |
Marketing |
|
|
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Phần mềm bán hàng, quản lý đơn hàng |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Thanh toán online (VNPay, Momo, ngân hàng...) |
Quản lý vận hành |
Phần mềm bán hàng, quản lý đơn hàng |
Thanh toán diễn ra sau khi tạo đơn hàng trong hệ thống bán hàng. |
3 |
Tích hợp nền tảng bán hàng đa kênh (nhà thuốc, website, app) |
Quản lý vận hành |
Phần mềm bán hàng, quản lý đơn hàng |
Bán hàng đa kênh cần đồng bộ hóa dữ liệu đơn hàng. |
4 |
Tích hợp các bên giao vận/ vận chuyển dược phẩm (cold chain, last mile) |
Quản lý vận hành |
Phần mềm bán hàng, quản lý đơn hàng |
Thông tin giao vận lấy từ hệ thống đơn hàng để điều phối vận chuyển. |
5 |
Cửa hàng/nhà thuốc điện tử trên điện thoại |
Quản lý vận hành |
Tích hợp nền tảng bán hàng đa kênh (nhà thuốc, website, app) |
Cửa hàng điện tử là một kênh cụ thể trong mô hình đa kênh. |
6 |
Quản lý, dự báo tồn kho theo Ai |
Quản lý vận hành |
Phần mềm bán hàng, quản lý đơn hàng |
Dự báo tồn kho cần dữ liệu bán hàng để xác định - Mức tồn phù hợp. |
7 |
Hệ thống cảnh báo hạn dùng thuốc |
Quản lý vận hành |
Quản lý, dự báo tồn kho theo AI |
Cảnh báo hạn dùng thuốc cần thông tin lô hàng và tồn kho. |
8 |
Tự động hóa quy trình nội bộ, giao việc, OKR |
Quản trị điều hành |
|
|
9 |
CRM - Quản lý khách hàng tự động |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
10 |
Tự động chăm sóc khách hàng bằng trợ lý ảo |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
CRM - Quản lý khách hàng tự động |
Trợ lý ảo chăm sóc khách dựa vào hồ sơ và lịch sử CRM. |
11 |
Hệ thống tích điểm, chương trình hậu mãi |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
CRM - Quản lý khách hàng tự động |
Chương trình tích điểm gắn với hồ sơ khách hàng trong CRM. |
12 |
Marketing tự động (SMS, email, chatbot, push app...) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
CRM - Quản lý khách hàng tự động |
Marketing tự động dùng dữ liệu khách hàng để gửi nội dung phù hợp. |
13 |
Phân tích hành vi khách hàng, xu hướng mua hàng bằng AI |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
CRM - Quản lý khách hàng tự động |
AI phân tích hành vi dựa trên dữ liệu CRM. |
14 |
Phân tích dữ liệu bán hàng theo thời gian thực |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm bán hàng, quản lý đơn hàng |
Dữ liệu bán hàng theo thời gian thực lấy từ hệ thống đơn hàng. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Phần mềm kế toán (MISA, Fast, Bravo,...) |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Giao dịch thuế, BHXH qua cổng điện tử |
Quản lý vận hành |
|
|
3 |
Thanh toán điện tử (với nhà cung cấp, lương, thuế...) |
Quản lý vận hành |
Phần mềm kế toán (MISA, Fast, Bravo,...) |
Thanh toán cần dữ liệu nghiệp vụ từ phần mềm kế toán. |
4 |
Tự động hóa nhập liệu hóa đơn - chứng từ |
Quản lý vận hành |
Phần mềm kế toán (MISA, Fast, Bravo,...) |
Nhập liệu chứng từ vào phần mềm kế toán để ghi nhận. |
5 |
Tự động kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn/ giao dịch |
Quản lý vận hành |
Tự động hóa nhập liệu hóa đơn - chứng từ |
Kiểm tra hợp lệ cần dữ liệu số hóa từ hóa đơn đã nhập. |
6 |
Sử dụng tài liệu, văn bản, hợp đồng điện tử |
Quản lý vận hành |
|
|
7 |
Kết nối với cơ sở dữ liệu thuế, hải quan, ngân hàng |
Quản lý vận hành |
Phần mềm kế toán (MISA, Fast, Bravo,...) |
Kết nối dữ liệu bên ngoài để đối chiếu với số liệu kế toán nội bộ. |
8 |
Cung cấp dịch vụ kế toán trên nền tảng số |
Quản lý vận hành |
|
|
9 |
Công cụ đối chiếu dữ liệu kế toán - ngân hàng - thuế tự động |
Quản lý vận hành |
Kết nối với cơ sở dữ liệu thuế, hải quan, ngân hàng |
Đối chiếu cần kết nối dữ liệu để thực hiện so sánh tự động. |
10 |
Phân hệ kiểm toán nội bộ (nếu có nhiều khách hàng dịch vụ) |
Quản lý vận hành |
Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng, tài liệu kế toán |
Kiểm toán nội bộ dựa vào toàn bộ dữ liệu đã tập trung. |
11 |
Quản lý công việc, phân công nhiệm vụ kế toán |
Quản trị điều hành |
|
|
12 |
Quản lý tập trung dữ liệu khách hàng, tài liệu kế toán |
Quản trị điều hành |
Quản lý công việc, phân công nhiệm vụ kế toán |
Dữ liệu khách hàng được sử dụng để phân công công việc phù hợp. |
13 |
Trao đổi thông tin, tài liệu qua thiết bị di động |
Quản trị điều hành |
|
|
14 |
Tham gia nền tảng kết nối kế toán dịch vụ (VD: MISA ASP, AMIS. .) |
Quản trị điều hành |
|
|
15 |
Quản lý cửa hàng kế toán (trên app/dịch vụ điện tử nếu có) |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Hệ thống CRM dành riêng cho dịch vụ kế toán |
Quản trị điều hành |
|
|
17 |
Dashboard theo dõi hiệu suất xử lý hồ sơ từng khách hàng |
Quản trị điều hành |
Hệ thống CRM dành riêng cho dịch vụ kế toán |
Dashboard hiệu suất dựa vào dữ liệu xử lý hợp đồng, lịch hẹn từ CRM. |
18 |
Cảnh báo deadline kê khai, nộp thuế theo từng đối tượng |
Quản trị điều hành |
Hệ thống CRM dành riêng cho dịch vụ kế toán |
Cảnh báo deadline lấy lịch khai báo từ CRM để nhắc nhở đúng hạn. |
19 |
Website giới thiệu dịch vụ kế toán, đăng ký tư vấn |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
20 |
Tự động gửi báo giá, hợp đồng mẫu, hồ sơ yêu cầu |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Website giới thiệu dịch vụ kế toán, đăng ký tư vấn |
Khách hàng đăng ký từ website sẽ nhận báo giá tự động qua hệ thống. |
21 |
Chatbot hỗ trợ khách hàng SME đặt lịch tư vấn |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Website giới thiệu dịch vụ kế toán, đăng ký tư vấn |
Chatbot đặt lịch là tiện ích tích hợp trên nền tảng website. |
22 |
Email marketing nội dung chuyển đổi hóa đơn giấy sang điện tử |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống CRM dành riêng cho dịch vụ kế toán |
Email marketing cần phân loại khách hàng và chiến dịch từ CRM. |
23 |
Phân tích chi phí xử lý hồ sơ trung bình theo khách hàng/ngành |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm kế toán (MISA, Fast, Bravo,...) |
Chi phí xử lý hồ sơ được tính toán dựa trên thời gian và dữ liệu phần mềm kế toán. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Máy/phần mềm POS |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Thanh toán online (QR, ví điện tử, ngân hàng số) |
Quản lý vận hành |
Máy/phần mềm POS |
Thanh toán cần thực hiện dựa trên hóa đơn từ POS. |
3 |
Mua hàng online (qua app, website, sàn) |
Quản lý vận hành |
|
|
4 |
Đặt bàn tự động/ đặt món qua app |
Quản lý vận hành |
Mua hàng online (qua app, website, sàn) |
Đặt bàn/đặt món là một phần của quá trình đặt hàng online. |
5 |
Quản lý vận chuyển/ giao đồ ăn |
Quản lý vận hành |
|
|
6 |
Tự động đặt món & thanh toán tại bàn |
Quản lý vận hành |
Máy/phần mềm POS |
Đặt món và thanh toán tại bàn cần kết nối với POS để xử lý đơn. |
7 |
Quản lý kho nguyên liệu |
Quản lý vận hành |
Máy/phần mềm POS |
Quản lý kho cần cập nhật xuất kho theo đơn bán hàng từ POS. |
8 |
Quản lý thiết bị bếp kết nối internet (IoT) |
Quản lý vận hành |
|
|
9 |
Quản lý từ xa chất lượng vận hành bếp |
Quản lý vận hành |
Quản lý thiết bị bếp kết nối internet (IoT) |
Chất lượng bếp được giám sát từ các thiết bị IoT. |
10 |
Bếp trên mây (cloud kitchen) |
Quản lý vận hành |
Quản lý từ xa chất lượng vận hành bếp |
Cloud kitchen cần vận hành ổn định và giám sát từ xa hiệu quả. |
11 |
Robot phục vụ/ lễ tân |
Quản lý vận hành |
Tự động đặt món & thanh toán tại bàn |
Robot phục vụ cần dữ liệu đơn món từ hệ thống gọi món. |
12 |
Quản lý chuỗi cửa hàng F&B |
Quản lý vận hành |
|
|
13 |
Phân hệ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (HACCP checklist số) |
Quản lý vận hành |
|
|
14 |
Đồng bộ giao hàng với các nền tảng (GrabFood, Shopee Food, Baemin...) |
Quản lý vận hành |
Quản lý vận chuyển/ giao đồ ăn |
Đồng bộ giao hàng là bước tích hợp sau quản lý giao vận nội bộ. |
15 |
Quản lý từ xa (qua mobile/web) |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Quản lý công việc, nhân viên theo quy trình (task/OKR) |
Quản trị điều hành |
|
|
17 |
Hệ thống quản lý ca làm việc, lương thưởng linh hoạt theo ca |
Quản trị điều hành |
Quản lý công việc, nhân viên theo quy trình (task/OKR) |
Quản lý ca làm việc kế thừa phân công công việc. |
18 |
Dashboard quản lý chi nhánh theo thời gian thực |
Quản trị điều hành |
Quản lý chuỗi cửa hàng F&B |
Dashboard tổng hợp dữ liệu theo chi nhánh từ hệ thống chuỗi. |
19 |
Hệ thống quản lý chi phí nguyên liệu và định - Mức món ăn |
Quản trị điều hành |
Quản lý kho nguyên liệu |
Định - Mức món ăn phụ thuộc dữ liệu tồn kho và nguyên liệu. |
20 |
Phân tích số liệu kinh doanh (doanh thu, tồn kho, lãi lỗ) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Máy/phần mềm POS |
Phân tích kinh doanh dựa vào dữ liệu doanh thu, tồn kho từ POS. |
21 |
Phân tích hành vi khách hàng |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Quản lý thẻ thành viên/ khách hàng thân thiết |
Phân tích hành vi cần lịch sử tương tác khách hàng từ hệ thống loyalty. |
22 |
Dự báo tình hình kinh doanh (AI hoặc phần mềm) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phân tích số liệu kinh doanh (doanh thu, tồn kho, lãi lỗ) |
Dự báo cần dữ liệu nền từ phân tích kinh doanh hiện tại. |
23 |
Hệ thống dự đoán đặt bàn bằng AI |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Đặt bàn tự động/ đặt món qua app |
Dự đoán đặt bàn sử dụng dữ liệu lịch sử đặt món/bàn. |
24 |
Trợ lý ảo hoặc chatbot chăm sóc khách hàng |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Quản lý thẻ thành viên/ khách hàng thân thiết |
Chatbot cần thông tin khách hàng để cá nhân hóa hỗ trợ. |
25 |
Quản lý thẻ thành viên/ khách hàng thân thiết |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
26 |
Tự động gửi ưu đãi theo tần suất ăn uống/lịch sử món ưa thích |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phân tích hành vi khách hàng |
Ưu đãi dựa trên lịch sử và thói quen ăn uống đã phân tích. |
27 |
Công cụ đo lường chiến dịch marketing (coupon redemption tracking) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Tự động gửi ưu đãi theo tần suất ăn uống/lịch sử món ưa thích |
Hiệu quả chiến dịch được đo bằng - Mức độ tương tác với ưu đãi. |
28 |
Loyalty đa nền tảng (Zalo, app riêng, email) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Quản lý thẻ thành viên/ khách hàng thân thiết |
Loyalty đa nền tảng là cách triển khai chương trình thẻ thành viên trên nhiều kênh. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Phần mềm số hóa dữ liệu từ thiết bị kiểm tra chất lượng |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Hệ thống quản lý kho nguyên liệu, thành phẩm bằng mã vạch |
Quản lý vận hành |
|
|
3 |
Ứng dụng phần mềm quản lý đơn hàng tự động |
Quản lý vận hành |
|
|
4 |
Giải pháp giám sát quy trình sản xuất (scADa, MEs'..) |
Quản lý vận hành |
Triển khai loT để giám sát thiết bị theo thời gian thực |
SCADA/MES thu thập dữ liệu thiết bị từ hệ thống IoT. |
5 |
Hệ thống quản lý toàn bộ quy trình sản xuất (ERP sản xuất) |
Quản lý vận hành |
Giải pháp giám sát quy trình sản xuất (SCADA, MES...) |
ERP sản xuất tích hợp dữ liệu từ các hệ thống giám sát. |
6 |
Triển khai IoT để giám sát thiết bị theo thời gian thực |
Quản lý vận hành |
Hệ thống quản lý toàn bộ quy trình sản xuất (ERP sản xuất) |
Triển khai IoT cần đồng bộ với quản lý tổng thể để giám sát hiệu quả. |
7 |
Robot tự hành vận chuyển trong nhà máy |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Phân tích dữ liệu sản xuất để tối ưu năng suất |
Quản lý vận hành |
Kết nối dữ liệu từ thiết bị vào hệ thống Data Lake |
Phân tích cần dữ liệu đầu vào tập trung từ thiết bị qua Data Lake. |
9 |
Ứng dụng AI/machine learning để dự báo sự cố, trì trệ hệ thống |
Quản lý vận hành |
Phân tích dữ liệu sản xuất để tối ưu năng suất |
AI dự báo sự cố dựa trên dữ liệu phân tích sản xuất. |
10 |
Kết nối dữ liệu từ thiết bị vào hệ thống Data Lake |
Quản lý vận hành |
Triển khai IoT để giám sát thiết bị theo thời gian thực |
Dữ liệu thiết bị được đẩy vào Data Lake từ IoT. |
11 |
Ứng dụng in 3D tạo mẫu thử sản phẩm mới (cho R&D) |
Quản lý vận hành |
|
|
12 |
Ứng dụng công nghệ VR để đào tạo công nhân/sửa chữa máy |
Quản lý vận hành |
|
|
13 |
Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm cao su |
Quản lý vận hành |
Hệ thống quản lý kho nguyên liệu, thành phẩm bằng mã vạch |
Truy xuất nguồn gốc cần thông tin từ kho để xác định lô hàng. |
14 |
Cảnh báo tiêu hao năng lượng bất thường (nhiệt, hơi, điện) |
Quản lý vận hành |
Triển khai IoT để giám sát thiết bị theo thời gian thực |
Tiêu hao năng lượng được đo từ thiết bị IoT trong nhà máy. |
15 |
Quản lý công việc, giao việc, đo lường hiệu suất (OKR) |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Phòng họp không giấy |
Quản trị điều hành |
|
|
17 |
Trao đổi nội bộ qua nền tảng số hóa |
Quản trị điều hành |
|
|
18 |
Quản lý đơn vị sản xuất từ xa (qua app/web) |
Quản trị điều hành |
|
|
19 |
Quản lý dữ liệu khách hàng, đối tác tập trung |
Quản trị điều hành |
|
|
20 |
Hệ thống KPI sản xuất liên kết với dữ liệu vận hành |
Quản trị điều hành |
|
|
21 |
Phân hệ chấm công và tính lương theo ca trong nhà máy |
Quản trị điều hành |
|
|
22 |
Giải pháp phân tích dữ liệu kinh doanh bằng AI |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Quản lý dữ liệu khách hàng, đối tác tập trung |
AI phân tích kinh doanh dựa trên dữ liệu khách hàng và giao dịch. |
23 |
Hỗ trợ khách hàng qua chatbot nhận diện giọng nói |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
24 |
Tích hợp CRM trong hệ thống sản xuất để theo dõi đơn hàng theo khách hàng |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Ứng dụng phần mềm quản lý đơn hàng tự động |
CRM cần theo dõi đơn hàng theo khách hàng để tích hợp chính xác. |
25 |
Phân tích xu hướng đặt hàng theo ngành |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phân tích dữ liệu kinh doanh bằng AI |
Xu hướng ngành được rút ra từ dữ liệu kinh doanh đã được AI phân tích. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Hệ thống quản lý kho (WMS) cho SME |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Hệ thống quản lý vận tải (TMS) |
Quản lý vận hành |
|
|
3 |
Phần mềm quản lý đơn hàng (OMS) |
Quản lý vận hành |
|
|
4 |
Hệ thống vận hành logistics toàn diện (có tích hợp WMS-TMS- OMS) |
Quản lý vận hành |
Hệ thống quản lý kho (WMS) cho SME, Hệ thống quản lý vận tải (TMS), Phần mềm quản lý đơn hàng (OMS) |
Logistics toàn diện là tích hợp của WMS, TMS và OMS. |
5 |
Hệ thống hoạch định phân phối nguồn lực (DRP) |
Quản lý vận hành |
|
|
6 |
Auto-planning - Hệ thống tự động điều phối theo thuật toán |
Quản lý vận hành |
Hệ thống hoạch định phân phối nguồn lực (DRP) |
Tự động điều phối dựa trên kế hoạch phân phối từ DRP. |
7 |
Hệ thống quản lý phân phối (DMS) |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Tối ưu định tuyến, năng suất đội xe bằng thuật toán |
Quản lý vận hành |
Auto-planning - Hệ thống tự động điều phối theo thuật toán |
Tối ưu định tuyến là một đầu ra cụ thể từ hệ thống điều phối tự động. |
9 |
Báo cáo hiệu suất vận hành thời gian thực |
Quản lý vận hành |
Hệ thống quản lý vận tải (TMS), Hệ thống quản lý kho (WmS) |
Báo cáo hiệu suất lấy dữ liệu từ WMS và TMS thời gian thực. |
10 |
Quản lý hàng tồn kho theo thời gian thực giữa nhiều điểm giao nhận |
Quản lý vận hành |
Hệ thống quản lý kho (WMS) cho SME |
Tồn kho giữa nhiều điểm giao nhận được theo dõi từ hệ thống kho WMS. |
11 |
Theo dõi trạng thái lô hàng bằng GPS, RFID |
Quản lý vận hành |
|
|
12 |
Cảnh báo chậm trễ giao hàng (ETA Alerts) |
Quản lý vận hành |
Theo dõi trạng thái lô hàng bằng GPS, RFID |
Cảnh báo giao hàng ETA dựa trên dữ liệu vị trí thực tế của lô hàng. |
13 |
Control Tower - Quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng trên 1 nền tảng |
Quản trị điều hành |
Hệ thống vận hành logistics toàn diện (có tích hợp WMS-TMS-OMS) |
Control Tower tổng hợp toàn bộ dữ liệu chuỗi cung ứng từ hệ thống logistics tích hợp. |
14 |
Kết nối sàn giao vận (Transport Exchange, Warehouse Exchange, API carrier) |
Quản trị điều hành |
|
|
15 |
Quản lý tài xế, xe, định - Mức nhiên liệu và bảo trì |
Quản trị điều hành |
Hệ thống lập kế hoạch nhân sự logistics |
Quản lý tài xế và ca làm việc dựa vào kế hoạch nhân sự sẵn có. |
16 |
Hệ thống lập kế hoạch nhân sự logistics |
Quản trị điều hành |
|
|
17 |
Nền tảng giao tiếp nội bộ và với khách hàng (CS portal) |
Quản trị điều hành |
|
|
18 |
Phần mềm bán hàng đa kênh tích hợp logistics |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm quản lý đơn hàng (OMS) |
Bán hàng đa kênh cần tích hợp dữ liệu đơn hàng từ OMS. |
19 |
Ứng dụng công cụ phân tích dữ liệu(BI, Ai) |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống vận hành logistics toàn diện (có tích hợp WMS-TMS-OmS) |
BI/AI cần dữ liệu toàn diện để phân tích. |
20 |
Dự báo nhu cầu vận chuyển, phân phối bằng AI |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Ứng dụng công cụ phân tích dữ liệu (BI, AI) |
Dự báo nhu cầu là một ứng dụng của phân tích dữ liệu. |
21 |
Tối ưu kênh phân phối theo hành vi tiêu dùng |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Phần mềm bán hàng đa kênh tích hợp logistics |
Tối ưu kênh phân phối dựa trên dữ liệu hành vi từ hệ thống bán hàng. |
22 |
Dashboard phân tích hiệu quả logistics theo từng ngành hàng |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống vận hành logistics toàn diện (có tích hợp WMS-TMS-OMS) |
Phân tích hiệu quả theo ngành cần dữ liệu từ toàn bộ hệ thống logistics. |
16. Nông nghiệp và Chế biến nông sản
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Hệ thống tưới nước tự động/ điều khiển từ xa |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Giám sát nhiệt độ, độ ẩm bằng loT |
Quản lý vận hành |
|
|
3 |
Dự báo sâu bệnh, thời tiết bằng AI |
Quản lý vận hành |
Giám sát nhiệt độ, độ ẩm bằng loT |
AI cần dữ liệu môi trường để dự báo sâu bệnh và thời tiết. |
4 |
Phần mềm quản lý trang trại/ vùng trồng/ vật nuôi |
Quản lý vận hành |
|
|
5 |
Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản lý trang trại/ vùng trồng/ vật nuôi |
Truy xuất nguồn gốc cần dữ liệu vùng trồng/vật nuôi. |
6 |
Ứng dụng máy bay không người lái (drone) trong canh tác |
Quản lý vận hành |
|
|
7 |
Phần mềm giám sát, quản lý sơ chế/ đóng gói/ chế biến nông sản |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Quản lý tồn kho, sản phẩm, khách hàng |
Quản lý vận hành |
|
|
9 |
Kết nối máy in hóa đơn, mã vạch |
Quản lý vận hành |
|
|
10 |
Xử lý đơn hàng, giao vận tự động |
Quản lý vận hành |
Quản lý tồn kho, sản phẩm, khách hàng |
Xử lý đơn hàng cần biết thông tin tồn kho và khách hàng. |
11 |
Hệ thống cảnh báo dịch bệnh cây trồng vật nuôi theo vùng địa lý |
Quản lý vận hành |
|
|
12 |
Điều phối logistics lạnh cho hàng nông sản sau thu hoạch |
Quản lý vận hành |
|
|
13 |
Phần mềm truy xuất theo tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP, HACCP...) |
Quản lý vận hành |
Hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc |
Truy xuất theo tiêu chuẩn cần dữ liệu nguồn gốc nông sản. |
14 |
Quản lý công việc/ quy trình/ KPI nhân sự |
Quản trị điều hành |
|
|
15 |
Họp không giấy, chia sẻ tài liệu qua nền tảng số |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Quản lý cửa hàng hoặc đại lý từ xa |
Quản trị điều hành |
|
|
17 |
Ứng dụng công nghệ chuỗi khối/ blockchain để bảo mật dữ liệu |
Quản trị điều hành |
|
|
18 |
Tự động tổng hợp báo cáo vùng trồng, sản lượng, hiệu quả theo vùng/giống cây |
Quản trị điều hành |
Tích hợp dữ liệu từ thiết bị nông nghiệp vào hệ thống quản trị tập trung |
Tự động báo cáo cần dữ liệu từ thiết bị đầu vào. |
19 |
Tích hợp dữ liệu từ thiết bị nông nghiệp vào hệ thống quản trị tập trung |
Quản trị điều hành |
|
|
20 |
Phần mềm quản lý bán hàng |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Xử lý đơn hàng, giao vận tự động |
Phần mềm bán hàng cần quản lý quá trình xử lý đơn. |
21 |
Thanh toán không dùng tiền mặt |
Marketing/Bán hàng/Phân tích |
Phần mềm quản lý bán hàng |
Thanh toán diễn ra sau khi bán hàng được ghi nhận. |
22 |
Đặt hàng online qua website/app |
Marketing/Bán hàng/Phân tích |
|
|
23 |
Tích hợp kênh bán hàng đa nền tảng (Zalo, Shopee, TikTok...) |
Marketing/Bán hàng/Phân tích |
Đặt hàng online qua website/app |
Kênh đa nền tảng kế thừa dữ liệu đặt hàng từ app/website. |
24 |
Hệ thống phân tích dữ liệu AI (dự báo mùa vụ, thị trường, giá) |
Marketing/Bán hàng/Phân tích |
Phần mềm quản lý bán hàng |
AI phân tích cần dữ liệu bán hàng để dự báo thị trường. |
25 |
Quản lý khách hàng tự động (CRM automation) |
Marketing/Bán hàng/Phân tích |
Phần mềm quản lý bán hàng |
CRM tự động lấy dữ liệu giao dịch để theo dõi khách hàng. |
26 |
Loyalty đa kênh (tích điểm, chăm sóc khách hàng nông sản) |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Quản lý khách hàng tự động (CRM automation) |
Loyalty cần dữ liệu hành vi từ hệ thống CRM. |
27 |
Công cụ phân tích xu hướng tiêu dùng theo khu vực & mùa vụ |
Marketing/Bán hàng/Phân tích |
Phần mềm quản lý bán hàng |
Xu hướng tiêu dùng được phân tích từ dữ liệu giao dịch. |
28 |
Giải pháp truy cập thị trường quốc tế (e-export platform) |
Marketing/Bán hàng/Phân tích |
Hệ thống phân tích dữ liệu AI (dự báo mùa vụ, thị trường, giá) |
Truy cập thị trường quốc tế dựa trên phân tích thị trường nội địa. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Số hóa dữ liệu từ thiết bị kiểm tra chất lượng |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Phần mềm quản lý kho nguyên liệu/ thành phẩm có tích hợp mã vạch |
Quản lý vận hành |
|
|
3 |
Phần mềm quản lý đơn hàng - đặt hàng tự động |
Quản lý vận hành |
|
|
4 |
Giải pháp quản lý toàn bộ quy trình sản xuất (ERP, MES) |
Quản lý vận hành |
Hệ thống SCADA theo dõi thiết bị thời gian thực |
ERP/MES tích hợp dữ liệu từ hệ thống SCADA giám sát thiết bị. |
5 |
Hệ thống SCADA theo dõi thiết bị thời gian thực |
Quản lý vận hành |
Triển khai IoT giám sát hiệu suất thiết bị |
SCADA cần cảm biến loT để theo dõi thiết bị theo thời gian thực. |
6 |
Triển khai loT giám sát hiệu suất thiết bị |
Quản lý vận hành |
|
|
7 |
Robot tự hành, robot vận chuyển nguyên liệu/ bán thành phẩm |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Phân tích dữ liệu sản xuất theo thời gian thực |
Quản lý vận hành |
Giải pháp quản lý toàn bộ quy trình sản xuất (ErP, MeS) |
Phân tích dữ liệu sản xuất cần nguồn từ hệ thống ERP/MES. |
9 |
Ứng dụng AI/machine learning dự báo hỏng hóc thiết bị, bảo trì định kỳ |
Quản lý vận hành |
Phân tích dữ liệu sản xuất theo thời gian thực |
AI dự báo hỏng hóc cần dữ liệu phân tích liên tục từ dây chuyền sản xuất. |
10 |
Đào tạo nhân sự kỹ thuật qua mô phỏng thực tế ảo (VR/AR) |
Quản lý vận hành |
|
|
11 |
Truy xuất lô sản phẩm theo mã batch và dây chuyền sản xuất |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản lý đơn hàng - đặt hàng tự động |
Truy xuất lô sản phẩm liên kết với thông tin đơn hàng và dây chuyền sản xuất. |
12 |
Kiểm soát tiêu hao năng lượng trong quá trình ép nhựa (thermal efficiency) |
Quản lý vận hành |
Triển khai loT giám sát hiệu suất thiết bị |
Đo lường tiêu hao năng lượng cần cảm biến loT gắn trên thiết bị ép nhựa. |
13 |
Phần mềm quản lý công việc, KPI, OKR |
Quản trị điều hành |
|
|
14 |
Phòng họp không giấy/ chia sẻ nội bộ online |
Quản trị điều hành |
|
|
15 |
Sử dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) hoặc Data Lake để lưu trữ, bảo mật dữ liệu |
Quản trị điều hành |
Số hóa dữ liệu từ thiết bị kiểm tra chất lượng |
Blockchain/Data Lake cần dữ liệu từ thiết bị để lưu trữ và truy xuất an toàn. |
16 |
Hệ thống tích hợp cảnh báo vượt định - Mức lỗi sản phẩm |
Quản trị điều hành |
Số hóa dữ liệu từ thiết bị kiểm tra chất lượng |
Cảnh báo lỗi sản phẩm dựa vào dữ liệu từ thiết bị kiểm tra chất lượng. |
17 |
Hệ thống quản lý đào tạo nội bộ (elearning platform cho công nhân kỹ thuật) |
Quản trị điều hành |
Đào tạo nhân sự kỹ thuật qua mô phỏng thực tế ảo (vr/aR) |
Hệ thống e-learning tích hợp nội dung thực tế ảo để đào tạo kỹ thuật viên. |
18 |
Phân tích dữ liệu thị trường - giá nguyên liệu - đơn hàng |
Marketing/ Bán hàng/Phân tích |
Phần mềm quản lý đơn hàng - đặt hàng tự động |
Phân tích thị trường, đơn hàng cần dữ liệu thực tế từ phần mềm đơn hàng. |
19 |
Chatbot hỗ trợ khách hàng, tư vấn kỹ thuật |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
|
|
20 |
CRM kỹ thuật chuyên ngành nhựa |
Marketing/Bán hàng/Phân tích |
Chatbot hỗ trợ khách hàng, tư vấn kỹ thuật |
CRM kỹ thuật tương tác với chatbot để thu thập và quản lý yêu cầu khách hàng. |
21 |
Dự báo nhu cầu ngành hạ nguồn |
Marketing/Bán hàng/Phân tích |
Phân tích dữ liệu thị trường - giá nguyên liệu - đơn hàng |
Dự báo nhu cầu ngành hạ nguồn sử dụng dữ liệu phân tích thị trường. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Quản lý sản xuất (MES) |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Theo dõi đơn hàng theo thời gian thực |
Quản lý vận hành |
Quản lý sản xuất (MES) |
MES cung cấp dữ liệu đơn hàng theo thời gian |
3 |
Tự động hóa thiết bị (máy cắt vải, may, đóng gói...) |
Quản lý vận hành |
|
|
4 |
Quản lý tồn kho - nguyên phụ liệu bằng mã vạch |
Quản lý vận hành |
|
|
5 |
Phân tích dữ liệu năng suất chuyền/ tổ/ người |
Quản lý vận hành |
Quản lý sản xuất (MES) |
Cần dữ liệu từ MES để phân tích năng suất |
6 |
Tích hợp dữ liệu đơn hàng với khách hàng/nhà cung ứng |
Quản lý vận hành |
|
|
7 |
Quản lý chất lượng sản phẩm (QMS) |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Phần mềm bán hàng POS |
Quản trị điều hành |
|
|
9 |
Quản lý kho và cửa hàng trên mobile app |
Quản trị điều hành |
Phần mềm bán hàng POS |
Quản lý tồn kho gắn với hệ thống bán hàng |
10 |
Kết nối thiết bị bán hàng, hóa đơn, mã vạch |
Quản trị điều hành |
Phần mềm bán hàng POS |
Tích hợp phần cứng bán hàng cần nền POS |
11 |
Thanh toán không dùng tiền mặt |
Quản trị điều hành |
Phần mềm bán hàng POS |
Thanh toán cần gắn với hệ thống bán hàng |
12 |
Bán hàng online qua website, sàn thương mại điện tử |
Quản trị điều hành |
|
|
13 |
Quảnl ý đơn hàng đa kênh (omnichannel OMS) |
Quản trị điều hành |
Phần mềm bán hàng POS |
POS là trung tâm điều phối đơn hàng đa kênh |
14 |
Tự động xử lý đơn và đẩy đơn cho giao vận |
Quản trị điều hành |
Quản lý đơn hàng đa kênh (omnichannel OMS) |
Cần có hệ thống đơn hàng để tự động xử lý |
15 |
Tự động hóa marketing (email, chatbot, remarketing...) |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Quản lý chương trình tích điểm - khách hàng trung thành |
Quản trị điều hành |
|
|
17 |
Quản lý công việc, OKR và phòng họp không giấy |
Quản trị điều hành |
|
|
18 |
Tích hợp hệ thống CRM chăm sóc khách hàng |
Marketing |
|
|
19 |
Ứng dụng AI phân tích hành vi mua sắm/ nhu cầu thiết kế |
Marketing |
Tích hợp hệ thống CRM chăm sóc khách hàng |
AI phân tích dựa trên dữ liệu CRM |
20 |
Dự báo xu hướng thời trang - hàng tồn - doanh số theo mùa vụ |
Marketing |
|
|
21 |
Lưu trữ, bảo mật dữ liệu khách hàng bằng Cloud/ Blockchain/ Data Lake |
Marketing |
|
|
22 |
Công cụ gợi ý sản phẩm theo hành vi cá nhân hoá (product recommender AI) |
|
Ứng dụng AI phân tích hành vi mua sắm/ nhu cầu thiết kế |
Có nhu cầu mới có gợi ý sản phẩm |
23 |
Hệ thống tracking phản hồi khách hàng về mẫu mã, chất lượng |
|
Tích hợp hệ thống CRM chăm sóc khách hàng |
Có CRM mới track được phản hồi |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Tự động hóa đo lường (cột bơm, bình gas...) |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Theo dõi tình trạng thiết bị khách hàng (IoT) |
Quản lý vận hành |
|
|
3 |
Quản lý lộ trình giao hàng gas/ xăng bằng GPS |
Quản lý vận hành |
|
|
4 |
Hệ thống cảnh báo rò rỉ, áp suất, nhiệt độ (SCADA/IoT) |
Quản lý vận hành |
Theo dõi tình trạng thiết bị khách hàng (IoT) |
Cảnh báo rò rỉ cần dữ liệu cảm biến từ IoT giám sát thiết bị. |
5 |
Xác thực nguồn gốc sản phẩm (QR, Blockchain...) |
Quản lý vận hành |
|
|
6 |
Tự động hóa báo cáo tồn kho, doanh thu, hiệu suất bán hàng |
Quản lý vận hành |
Tự động hóa đo lường (cột bơm, bình gas...) |
Báo cáo tồn kho và doanh thu cần dữ liệu từ thiết bị đo lường. |
7 |
Quản lý chuỗi cửa hàng/ trạm bán xăng gas |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Theo dõi & nhắc lịch đổi gas/ bảo trì thiết bị |
Quản lý vận hành |
Theo dõi tình trạng thiết bị khách hàng (IoT) |
Lịch bảo trì thiết bị dựa vào tình trạng thiết bị được giám sát bằng IoT. |
9 |
Kiểm soát và báo cáo định - Mức hao hụt nhiên liệu trong vận chuyển |
Quản lý vận hành |
Quản lý lộ trình giao hàng gas/ xăng bằng GPS |
Tính hao hụt nhiên liệu cần dữ liệu lộ trình vận chuyển thực tế. |
10 |
Phần mềm quản lý kiểm định thiết bị và an toàn phòng cháy chữa cháy |
Quản lý vận hành |
|
|
11 |
Quản trị công việc, KPI theo nhân sự/chi nhánh |
Quản trị điều hành |
|
|
12 |
Lưu trữ & chia sẻ dữ liệu trên nền tảng đám mây |
Quản trị điều hành |
|
|
13 |
Dashboard theo dõi vận hành toàn bộ trạm xăng/gas theo thời gian thực |
Quản trị điều hành |
Quản lý chuỗi cửa hàng/ trạm bán xăng gas |
Dashboard cần tổng hợp dữ liệu từ toàn bộ chuỗi trạm/cửa hàng. |
14 |
Hệ thống báo cáo định kỳ gửi tự động cho quản lý, cơ quan quản lý thị trường |
Quản trị điều hành |
Tự động hóa báo cáo tồn kho, doanh thu, hiệu suất bán hàng |
Báo cáo định kỳ dựa vào dữ liệu báo cáo tự động từ hệ thống bán hàng. |
15 |
Thanh toán không dùng tiền mặt |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống bán hàng gas/xăng đa kênh (online, app, hotline...) |
Thanh toán không tiền mặt thực hiện sau khi khách mua hàng qua đa kênh. |
16 |
Hệ thống bán hàng gas/xăng đa kênh (online, app, hotline...) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Quản lý chuỗi cửa hàng/ trạm bán xăng gas |
Đa kênh bán hàng cần đồng bộ dữ liệu hàng tồn và đơn hàng từ hệ thống cửa hàng. |
17 |
Quản lý khách hàng thân thiết (Loyalty) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống bán hàng gas/xăng đa kênh (online, app, hotline...) |
Chương trình khách hàng thân thiết được tích lũy qua các kênh bán hàng. |
18 |
Kết nối sàn thương mại điện tử/ app giao gas nhanh |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống bán hàng gas/xăng đa kênh (online, app, hotline...) |
Kết nối sàn thương mại là một trong các kênh triển khai bán hàng. |
19 |
Ứng dụng phân tích dữ liệu khách hàng/ nhu cầu theo khu vực |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống chăm sóc khách hàng định kỳ qua chatbot, Zalo OA |
Dữ liệu khách hàng được thu thập qua tương tác định kỳ phục vụ phân tích nhu cầu. |
20 |
Hệ thống chăm sóc khách hàng định kỳ qua chatbot, Zalo OA |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
21 |
Phân tích hành vi tiêu thụ theo mùa, theo khu vực dân cư hoặc công nghiệp |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Ứng dụng phân tích dữ liệu khách hàng/ nhu cầu theo khu vực |
Dự đoán hành vi tiêu thụ cần dữ liệu phân tích nhu cầu theo khu vực. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Quản lý đặt hàng từ khách hàng/ nhà phân phối qua website |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Mobile App cho đội ngũ kinh doanh (báo giá, đơn hàng, tồn kho...) |
Quản lý vận hành |
Quản lý đặt hàng từ khách hàng/ nhà phân phối qua website |
Mobile App kinh doanh cần cập nhật đơn hàng được đặt từ website. |
3 |
Mobile App cho đội kỹ thuật (giao hàng, bảo trì, bảo hành, sửa chữa) |
Quản lý vận hành |
Quản lý bảo trì thiết bị định kỳ (CmmS) |
App kỹ thuật lấy thông tin bảo trì từ hệ thống CMMS. |
4 |
Quản lý kho bằng mã vạch, QR code hoặc RFID |
Quản lý vận hành |
|
|
5 |
Kết nối IoT với các thiết bị y tế (X- quang, CT, nội soi...) để thu thập dữ liệu |
Quản lý vận hành |
|
|
6 |
Quản lý bảo trì thiết bị định kỳ (CMMS) |
Quản lý vận hành |
Theo dõi thiết bị theo thời gian thực (vận hành, trạng thái, nhật ký lỗi...) |
CMMS dựa vào nhật ký lỗi và trạng thái thiết bị để lập kế hoạch bảo trì. |
7 |
Theo dõi thiết bị theo thời gian thực (vận hành, trạng thái, nhật ký lỗi...) |
Quản lý vận hành |
Kết nối IoT với các thiết bị y tế (X- quang, CT, nội soi...) để thu thập dữ liệu |
Theo dõi thời gian thực cần dữ liệu từ thiết bị IoT. |
8 |
Ứng dụng QR/AI/Blockchain xác thực nguồn gốc thiết bị - linh kiện |
Quản lý vận hành |
Quản lý danh mục thiết bị y tế theo mã GMDN hoặc quy chuẩn Bộ Y tế |
Xác thực nguồn gốc dựa vào danh mục thiết bị chuẩn hóa. |
9 |
Quản lý danh mục thiết bị y tế theo mã GMDN hoặc quy chuẩn Bộ Y tế |
Quản lý vận hành |
|
|
10 |
Phân hệ theo dõi vòng đời thiết bị (lifecycle management) |
Quản lý vận hành |
Theo dõi thiết bị theo thời gian thực (vận hành, trạng thái, nhật ký lỗi...) |
Quản lý vòng đời thiết bị dựa trên trạng thái hoạt động thực tế. |
11 |
Tích hợp thanh toán online, ngân hàng, cổng trung gian |
Quản trị điều hành |
Quản lý đặt hàng từ khách hàng/ nhà phân phối qua website |
Thanh toán thực hiện sau khi có đơn hàng từ website. |
12 |
Quản lý công việc/ OKR/ lịch giao dịch đội ngũ |
Quản trị điều hành |
|
|
13 |
Phân hệ theo dõi hợp đồng mua sắm công/ đấu thầu thiết bị |
Quản trị điều hành |
|
|
14 |
Tích hợp với hệ thống văn bản điện tử, lưu trữ tài liệu kỹ thuật |
Quản trị điều hành |
|
|
15 |
Tích hợp nền tảng chăm sóc khách hàng & CRM |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
16 |
Sử dụng chatbot/trợ lý ảo để chăm sóc khách hàng |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Tích hợp nền tảng chăm sóc khách hàng & CRM |
Chatbot cần dữ liệu khách hàng từ hệ thống CRM để tư vấn chính xác. |
17 |
Tích hợp tổng đài chăm sóc khách hàng đa kênh |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
18 |
Tự động hóa marketing: gửi tin nhắn, email, chiến dịch remarketing |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Tích hợp nền tảng chăm sóc khách hàng & CRM |
Marketing tự động sử dụng dữ liệu khách hàng từ CRM để gửi nội dung phù hợp. |
19 |
Hệ thống đánh giá - Mức độ hài lòng và phản hồi từ bệnh viện/khách hàng |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
20 |
Gợi ý dịch vụ hậu mãi (gia hạn bảo hành, nhắc lịch bảo trì) bằng AI |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Quản lý bảo trì thiết bị định kỳ (CmmS) |
Gợi ý dịch vụ hậu mãi dựa vào lịch sử bảo trì từ hệ thống CMMS. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Giải pháp thống kê, phân tích hiệu quả từng dây chuyền khai thác |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản trị sản xuất theo dây chuyền |
Phân tích hiệu quả dây chuyền cần dữ liệu sản xuất từ hệ thống quản trị. |
2 |
Phần mềm quản trị sản xuất theo dây chuyền |
Quản lý vận hành |
|
|
3 |
Tính lương khoán tự động theo sản lượng, theo ca/ tổ |
Quản lý vận hành |
Giải pháp thống kê, phân tích hiệu quả từng dây chuyền khai thác |
Tính lương khoán dựa vào số liệu sản lượng và hiệu quả dây chuyền. |
4 |
Tính giá thành theo từng công đoạn khai thác |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản trị sản xuất theo dây chuyền |
Tính giá thành từng công đoạn cần thông tin chi tiết từ hệ thống sản xuất. |
5 |
Tự động lập kế hoạch kinh doanh (sale forecast) và cung ứng nguyên liệu (MRP) |
Quản lý vận hành |
Tính giá thành theo từng công đoạn khai thác |
Kế hoạch MRP cần dữ liệu chi phí từng công đoạn để lập kế hoạch cung ứng. |
6 |
Kiểm soát đơn hàng realtime cho nhà phân phối (theo dõi tiến độ, cung đường) |
Quản lý vận hành |
Nâng cấp nghiệp vụ đặt hàng qua web/app cho nhà phân phối |
Đơn hàng realtime được tạo từ nền tảng đặt hàng của nhà phân phối. |
7 |
Nâng cấp nghiệp vụ đặt hàng qua web/app cho nhà phân phối |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Kết nối PLC - loT tại cân đầu vào/ra của dây chuyền |
Quản lý vận hành |
|
|
9 |
Quản lý tồn kho, chuyển kho, vận chuyển khoáng sản |
Quản lý vận hành |
Kết nối PLC - IoT tại cân đầu vào/ra của dây chuyền |
Tồn kho và vận chuyển được cập nhật tự động từ hệ thống cân. |
10 |
Tích hợp GIS để quản lý tọa độ mỏ, ranh giới khai thác |
Quản lý vận hành |
|
|
11 |
Theo dõi tiêu hao năng lượng, vật tư khai thác |
Quản lý vận hành |
Phần mềm quản trị sản xuất theo dây chuyền |
Theo dõi tiêu hao vật tư gắn liền với từng công đoạn sản xuất khai thác. |
12 |
Cảnh báo an toàn lao động và môi trường qua IoT |
Quản lý vận hành |
Kết nối PLC - loT tại cân đầu vào/ra của dây chuyền |
Cảnh báo an toàn dựa trên dữ liệu cảm biến loT từ dây chuyền và thiết bị. |
13 |
Phần mềm tính thuế tài nguyên - môi trường |
Quản trị điều hành |
Quản trị dữ liệu tài nguyên khai thác |
Tính thuế dựa vào dữ liệu khối lượng tài nguyên khai thác được cập nhật. |
14 |
Quản trị dữ liệu tài nguyên khai thác |
Quản trị điều hành |
|
|
15 |
Chia sẻ tài nguyên: nhân sự, kho bãi, vận tải với bên thứ ba |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Ứng dụng hội họp không giấy, quản lý công việc, OKR |
Quản trị điều hành |
|
|
17 |
Phân hệ pháp lý và tuân thủ khai thác (giấy phép, báo cáo định kỳ) |
Quản trị điều hành |
Quản trị dữ liệu tài nguyên khai thác |
Phân hệ tuân thủ cần truy cập dữ liệu mỏ, sản lượng để lập báo cáo định kỳ. |
18 |
Tích hợp với cơ quan quản lý tài nguyên tỉnh/thành phố (e-licensing) |
Quản trị điều hành |
Phân hệ pháp lý và tuân thủ khai thác (giấy phép, báo cáo định kỳ) |
Tích hợp e-licensing cần đồng bộ dữ liệu pháp lý nội bộ để đối soát. |
19 |
Trợ lý ảo - chatbot cho khách hàng và nội bộ |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
20 |
Quảng cáo số - digital marketing |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
21 |
Hệ thống CRM đơn hàng khối công nghiệp |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Trợ lý ảo - chatbot cho khách hàng và nội bộ |
CRM cần ghi nhận các yêu cầu khách hàng được tương tác qua chatbot. |
22 |
Dự báo nhu cầu thị trường theo ngành tiêu thụ khoáng sản |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống CRM đơn hàng khối công nghiệp |
Dự báo nhu cầu thị trường cần dữ liệu lịch sử đơn hàng và ngành tiêu thụ. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Phần mềm giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy trình |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Giải pháp phân tích dữ liệu trong quy trình sản xuất |
Quản lý vận hành |
Phần mềm giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy trình |
Phân tích dữ liệu sản xuất cần dữ liệu từ hệ thống giám sát chất lượng. |
3 |
Quản lý truy xuất nguồn gốc thủy sản xuyên suốt quy trình |
Quản lý vận hành |
Tích hợp hệ thống HACCP điện tử (giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm) |
Truy xuất nguồn gốc cần dữ liệu kiểm soát an toàn thực phẩm. |
4 |
SCADA giám sát dữ liệu vận hành theo thời gian thực |
Quản lý vận hành |
Hệ thống IoT theo dõi hiệu suất thiết bị sản xuất |
SCADA thu thập dữ liệu thời gian thực từ thiết bị IoT. |
5 |
Hệ thống IoT theo dõi hiệu suất thiết bị sản xuất |
Quản lý vận hành |
|
|
6 |
Machine Learning/ AI để dự báo bảo trì thiết bị |
Quản lý vận hành |
Hệ thống IoT theo dõi hiệu suất thiết bị sản xuất |
AI cần dữ liệu cảm biến để dự báo bảo trì thiết bị. |
7 |
Robot tự động hóa hỗ trợ sản xuất |
Quản lý vận hành |
|
|
8 |
Quản lý kho thực phẩm/ nguyên liệu theo hạn dùng và FIFO/LIFO |
Quản lý vận hành |
|
|
9 |
Quản lý và giám sát hành trình xe lạnh, xe giao hàng |
Quản lý vận hành |
|
|
10 |
Đặt hàng tự động, cảnh báo tồn kho |
Quản lý vận hành |
Quản lý kho thực phẩm/ nguyên liệu theo hạn dùng và FIFO/LIFO |
Cảnh báo tồn kho phụ thuộc vào dữ liệu từ hệ thống kho. |
11 |
Tích hợp hệ thống HACCP điện tử (giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm) |
Quản lý vận hành |
|
|
12 |
Giải pháp kiểm soát nhiệt độ dây chuyền chế biến và vận chuyển real-time |
Quản lý vận hành |
Quản lý và giám sát hành trình xe lạnh, xe giao hàng |
Kiểm soát nhiệt độ cần dữ liệu hành trình vận chuyển lạnh. |
13 |
Báo cáo tiêu hao nước, điện, hóa chất theo lô sản xuất |
Quản lý vận hành |
SCADA giám sát dữ liệu vận hành theo thời gian thực |
Báo cáo tiêu hao cần dữ liệu thời gian thực từ thiết bị SCADA. |
14 |
Công nghệ VR/AR mô phỏng - đào tạo công nhân |
Quản trị điều hành |
|
|
15 |
Tích hợp thanh toán điện tử/ ngân hàng |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Quản lý công việc sản xuất và lịch bảo trì thiết bị theo ca/kíp |
Quản trị điều hành |
|
|
17 |
Dashboard vận hành toàn chuỗi từ vùng nuôi đến chế biến |
Quản trị điều hành |
Giải pháp phân tích dữ liệu trong quy trình sản xuất |
Dashboard tổng hợp dữ liệu chuỗi từ các phân tích quy trình. |
18 |
Nền tảng bán hàng trực tuyến (website, TMĐT nội địa/quốc tế) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
19 |
Ứng dụng đặt hàng cho đại lý trong nước/ xuất khẩu |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
CRM phân loại khách hàng nội địa vs quốc tế (B2B - B2C) |
Ứng dụng đặt hàng phục vụ nhóm khách hàng đã phân loại trong CRM. |
20 |
Trợ lý ảo - chatbot chăm sóc khách hàng |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
CRM phân loại khách hàng nội địa vs quốc tế (B2B - B2C) |
Trợ lý ảo cần dữ liệu khách hàng để hỗ trợ đúng đối tượng. |
21 |
CRM phân loại khách hàng nội địa vs quốc tế (B2B - B2C) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Nền tảng bán hàng trực tuyến (website, TMĐT nội địa/quốc tế) |
CRM ghi nhận và phân loại khách hàng từ dữ liệu bán hàng. |
22 |
Dự báo thị trường theo mùa vụ và nhu cầu quốc tế (Nhật, EU, Mỹ...) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
CRM phân loại khách hàng nội địa vs quốc tế (B2B - B2C) |
Dự báo thị trường cần dữ liệu nhu cầu từ các nhóm khách hàng. |
23 |
Kết nối các sàn TMĐT chuyên ngành thực phẩm xuất khẩu |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Ứng dụng đặt hàng cho đại lý trong nước/ xuất khẩu |
Kết nối TMĐT cần tích hợp với các ứng dụng đặt hàng hiện có. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Quản lý yêu cầu mẫu sản phẩm & thông số khách hàng |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Tự động tạo mã sản phẩm, định - Mức nguyên liệu (BOM) |
Quản lý vận hành |
Quản lý yêu cầu mẫu sản phẩm & thông số khách hàng |
Tạo mã và BOM cần dữ liệu yêu cầu sản phẩm của khách hàng. |
3 |
Tự động tính định - Mức sử dụng nguyên liệu (giấy, nhựa...) |
Quản lý vận hành |
Tự động tạo mã sản phẩm, định - Mức nguyên liệu (BOM) |
Tính định - Mức nguyên liệu phụ thuộc vào BOM sản phẩm. |
4 |
Quản lý giá thành theo dòng chảy đa công đoạn |
Quản lý vận hành |
Tự động tính định - Mức sử dụng nguyên liệu (giấy, nhựa.) |
Giá thành cần dữ liệu chi phí nguyên liệu thực tế từng công đoạn. |
5 |
Quản lý thay đổi kỹ thuật - ECN |
Quản lý vận hành |
Quản lý yêu cầu mẫu sản phẩm & thông số khách hàng |
Thay đổi kỹ thuật thường xuất phát từ yêu cầu sản phẩm đã lưu. |
6 |
Quản trị sản xuất theo dòng chảy/ lệnh sản xuất |
Quản lý vận hành |
Tự động tạo mã sản phẩm, định - Mức nguyên liệu (BOM) |
Lệnh sản xuất cần định danh mã sản phẩm và định - Mức nguyên liệu. |
7 |
Kết nối loT thiết bị sản xuất - thống kê máy theo thời gian thực |
Quản lý vận hành |
Quản trị sản xuất theo dòng chảy/ lệnh sản xuất |
Kết nối loT phục vụ giám sát thiết bị theo từng lệnh sản xuất. |
8 |
Sử dụng thiết bị cầm tay (handheld), mobile app cho thống kê sản xuất |
Quản lý vận hành |
|
|
9 |
Hệ thống quản lý lỗi sản xuất và tái gia công (rework tracking) |
Quản lý vận hành |
Kết nối loT thiết bị sản xuất - thống kê máy theo thời gian thực |
Theo dõi lỗi và rework dựa trên dữ liệu vận hành máy móc thực tế. |
10 |
Quản lý chất lượng theo từng lô hàng (QMS - Quality Management System) |
Quản lý vận hành |
Hệ thống quản lý lỗi sản xuất và tái gia công (rework tracking) |
QMS cần ghi nhận nguyên nhân lỗi từ hệ thống rework để đảm bảo chất lượng. |
11 |
Giao tiếp, nhận đơn hàng qua web app/ mobile app |
Quản trị điều hành |
|
|
12 |
Tự động dự báo sản lượng, kế hoạch kinh doanh (sale forecast) |
Quản trị điều hành |
|
|
13 |
Tính toán kế hoạch cung ứng nguyên liệu (MRP) |
Quản trị điều hành |
Tự động dự báo sản lượng, kế hoạch kinh doanh (sale forecast) |
Kế hoạch cung ứng nguyên liệu dựa trên sản lượng dự báo. |
14 |
Quản lý lịch sản xuất theo thời gian thực (production planning board) |
Quản trị điều hành |
Quản trị sản xuất theo dòng chảy/ lệnh sản xuất |
Lịch sản xuất cần gắn với từng lệnh và chuỗi công đoạn sản xuất. |
15 |
Tích hợp module tài chính - kế toán - tồn kho trong ERP ngành bao bì |
Quản trị điều hành |
Quản lý giá thành theo dòng chảy đa công đoạn |
ERP tài chính cần dữ liệu giá thành để quản lý chi phí toàn hệ thống. |
16 |
Tương tác khách hàng đa kênh (zalo/web/app/email) |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
|
|
17 |
Quản lý & xác thực sản phẩm qua web (QR code, mã hóa) |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
|
|
18 |
Tham gia sàn thương mại điện tử quốc tế (Alibaba, GlobalSources...) |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
|
|
19 |
Sử dụng trợ lý ảo - AI trong CSKH hoặc marketing |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Tương tác khách hàng đa kênh (zalo/web/app/email) |
Trợ lý ảo cần dữ liệu tương tác đa kênh để hỗ trợ khách hàng chính xác. |
20 |
Quảng cáo số, chia sẻ dữ liệu hình ảnh - tài nguyên sản phẩm |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
|
|
21 |
Thư viện mẫu thiết kế bao bì để tương tác với khách hàng trực tuyến |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Quản lý yêu cầu mẫu sản phẩm & thông số khách hàng |
Thư viện mẫu cần liên kết mẫu thiết kế với yêu cầu khách hàng. |
22 |
Dashboard theo dõi - Mức độ tương tác - chuyển đổi khách hàng theo từng kênh |
Marketing/Bán hàng/ Phân tích |
Tương tác khách hàng đa kênh (zalo/web/app/email) |
Dashboard cần tổng hợp dữ liệu từ nhiều kênh để theo dõi tương tác. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
Hệ thống giám sát thông số đo lường trong quá trình sản xuất |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Quản lý kho bằng QR code: tồn kho theo thời gian thực, hạn dùng, xuất nhập tự động |
Quản lý vận hành |
|
|
3 |
Giám sát hành trình & an toàn xe chuyên chở (GPS, cảnh báo quá tải...) |
Quản lý vận hành |
|
|
4 |
Hệ thống quản lý đơn đặt hàng tự động |
Quản lý vận hành |
|
|
5 |
Hệ thống phân tích dữ liệu quy trình sản xuất |
Quản lý vận hành |
Hệ thống giám sát thông số đo lường trong quá trình sản xuất |
Phân tích quy trình cần dữ liệu từ giám sát thông số đo lường. |
6 |
IoT kết nối thiết bị để giám sát năng suất, tiêu hao, tình trạng vận hành |
Quản lý vận hành |
|
|
7 |
SCADA - giám sát dây chuyền và thiết bị thời gian thực |
Quản lý vận hành |
IoT kết nối thiết bị để giám sát năng suất, tiêu hao, tình trạng vận hành |
SCADA lấy dữ liệu thời gian thực từ hệ thống IoT. |
8 |
Robot tự động hỗ trợ quy trình vận hành, đóng gói, xếp hàng |
Quản lý vận hành |
|
|
9 |
Hệ thống cảnh báo sớm tình trạng rách giấy hoặc tắc máy trong dây chuyền |
Quản lý vận hành |
SCADA - giám sát dây chuyền và thiết bị thời gian thực |
Cảnh báo sự cố cần dữ liệu thời gian thực từ hệ thống SCADA. |
10 |
Truy xuất dữ liệu lô sản phẩm giấy theo thời gian sản xuất và khổ giấy |
Quản lý vận hành |
|
|
11 |
Đồng bộ dữ liệu vận hành với hệ thống kiểm định chất lượng giấy (độ trắng, độ bền...) |
Quản lý vận hành |
Truy xuất dữ liệu lô sản phẩm giấy theo thời gian sản xuất và khổ giấy |
Đồng bộ kiểm định cần truy xuất chính xác từng lô sản phẩm. |
12 |
Dự báo bảo trì thiết bị |
Quản trị điều hành |
loT kết nối thiết bị để giám sát năng suất, tiêu hao, tình trạng vận hành |
Dự báo bảo trì dựa vào dữ liệu vận hành từ thiết bị IoT. |
13 |
Đào tạo công nhân qua mô phỏng VR (thực tế ảo) |
Quản trị điều hành |
|
|
14 |
Quản lý kế hoạch bảo trì định kỳ và danh mục vật tư kỹ thuật |
Quản trị điều hành |
Dự báo bảo trì thiết bị |
Kế hoạch bảo trì cần thông tin dự báo để chuẩn bị vật tư kỹ thuật. |
15 |
Dashboard tổng hợp sản lượng, năng suất, tiêu hao năng lượng toàn nhà máy |
Quản trị điều hành |
Hệ thống phân tích dữ liệu quy trình sản xuất |
Dashboard tổng hợp cần dữ liệu từ hệ thống phân tích quy trình. |
16 |
Chia sẻ tài liệu kỹ thuật, quy trình sản xuất nội bộ qua nền tảng số |
Quản trị điều hành |
|
|
17 |
Website giới thiệu sản phẩm - mẫu mã giấy - báo giá tự động |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
18 |
CRM để quản lý đơn hàng công nghiệp (in ấn, bao bì, văn phòng phẩm...) |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
19 |
Hệ thống hỗ trợ dự báo nhu cầu từ khách hàng lớn theo quý, theo mùa |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
CRM để quản lý đơn hàng công nghiệp (in ấn, bao bì, văn phòng phẩm...) |
Dự báo nhu cầu thị trường dựa trên dữ liệu đơn hàng từ CRM. |
20 |
Tự động gửi hợp đồng, chứng từ giao hàng qua nền tảng điện tử |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Hệ thống quản lý đơn đặt hàng tự động |
Tự động gửi hợp đồng cần dữ liệu từ hệ thống đặt hàng. |
STT |
Giải pháp số |
Nhóm giải pháp |
Phụ thuộc vào |
Lý do phụ thuộc |
1 |
CDE - môi trường dữ liệu dùng chung (Common Data Environment) |
Quản lý vận hành |
|
|
2 |
Hệ thống quản lý tài liệu, hồ sơ, bản vẽ online |
Quản lý vận hành |
CDE - môi trường dữ liệu dùng chung (Common Data Environment) |
Tài liệu, bản vẽ được chia sẻ và đồng bộ thông qua môi trường CDE. |
3 |
Phần mềm lập kế hoạch thi công (online/offline) |
Quản lý vận hành |
|
|
4 |
Ứng dụng mô hình BIM (2D/3D) trong thiết kế, thi công, vận hành |
Quản lý vận hành |
Phần mềm lập kế hoạch thi công (online/offline) |
BIM mô hình hóa thiết kế và tiến độ cần kế hoạch thi công chuẩn bị trước. |
5 |
BIM Hub - kết nối dữ liệu với các đối tác |
Quản lý vận hành |
Ứng dụng mô hình BIM (2D/3D) trong thiết kế, thi công, vận hành |
BIM Hub là hạ tầng dữ liệu trung gian cho BIM kết nối các đối tác. |
6 |
Hệ thống quản lý điều hành dự án |
Quản lý vận hành |
|
|
7 |
Hệ thống quản lý công trường, nhật ký thi công số |
Quản lý vận hành |
Hệ thống quản lý điều hành dự án |
Nhật ký thi công phản ánh dữ liệu vận hành từ quản lý dự án. |
8 |
Hệ thống quản lý an toàn lao động |
Quản lý vận hành |
|
|
9 |
Quản lý nhà cung ứng, thầu phụ |
Quản lý vận hành |
|
|
10 |
Quản lý chuỗi cung ứng (vật tư, kho, vận chuyển) |
Quản lý vận hành |
Quản lý nhà cung ứng, thầu phụ |
Chuỗi cung ứng vật tư phụ thuộc vào thông tin và tiến độ từ nhà thầu phụ. |
11 |
Hệ thống camera công trường kết nối AI giám sát vi phạm an toàn |
Quản lý vận hành |
Hệ thống quản lý an toàn lao động |
AI giám sát công trường sử dụng dữ liệu từ hệ thống an toàn để phát hiện vi phạm. |
12 |
loT cho thiết bị thi công: máy cẩu, trạm trộn, giám sát xe vận chuyển vật liệu |
Quản lý vận hành |
Quản lý chuỗi cung ứng (vật tư, kho, vận chuyển) |
Giám sát thiết bị thi công liên quan đến vận hành và luân chuyển vật liệu. |
13 |
Hệ thống quản lý hợp đồng, đấu thầu |
Quản trị điều hành |
|
|
14 |
Công cụ lập dự toán theo đơn giá Nhà nước hoặc nội bộ |
Quản trị điều hành |
|
|
15 |
Tự động hóa quy trình nội bộ |
Quản trị điều hành |
|
|
16 |
Báo cáo nghiệp vụ theo thời gian thực (theo RPA) |
Quản trị điều hành |
Tự động hóa quy trình nội bộ |
RPA cần kịch bản quy trình nội bộ để tự động hóa tác vụ nghiệp vụ. |
17 |
Ứng dụng Blockchain trong lưu chuyển hồ sơ nội bộ |
Quản trị điều hành |
Hệ thống quản lý tài liệu, hồ sơ, bản vẽ online |
Blockchain lưu chuyển tài liệu cần tích hợp từ hệ thống hồ sơ số. |
18 |
Quản lý dòng tiền, thanh toán, nghiệm thu theo tiến độ |
Quản trị điều hành |
Hệ thống quản lý hợp đồng, đấu thầu |
Dòng tiền, nghiệm thu phụ thuộc vào hợp đồng và tiến độ đã ký kết. |
19 |
Tích hợp với hệ thống pháp lý - thẩm định - cấp phép xây dựng điện tử |
Quản trị điều hành |
|
|
20 |
Phân tích dữ liệu lớn, AI dự báo tiến độ, chi phí, rủi ro |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Dashboard phân tích năng lực trúng thầu, năng suất từng tổ đội |
Dự báo AI cần dữ liệu thực tế từ dashboard phân tích để đưa ra mô hình dự đoán. |
21 |
Dashboard phân tích năng lực trúng thầu, năng suất từng tổ đội |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
|
|
22 |
Công cụ đánh giá ROI từng dự án, so sánh giữa thực tế và kế hoạch |
Marketing/ Bán hàng/ Phân tích |
Phân tích dữ liệu lớn, AI dự báo tiến độ, chi phí, rủi ro |
Tính ROI dựa vào kết quả so sánh giữa thực tế và dự báo từ hệ thống AI. |