Quyết định 654/QĐ-UBND năm 2025 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Số hiệu | 654/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 04/03/2025 |
Ngày có hiệu lực | 04/03/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Võ Văn Minh |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 654/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 04 tháng 3 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;
Thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 03/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông báo số 426/TB-UBND ngày 27/12/2024 của UBND tỉnh về việc Kết luận của đồng chí Võ Văn Minh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh lần thứ 80 - khóa X;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 448/TTr-SCT ngày 14/02/2025 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI
ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
654/QĐ-UBND ngày 04/3/2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương)
- Nhằm cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đảm bảo phù hợp Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và định hướng phát triển của ngành thương mại trong nước trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Phát triển thương mại tỉnh Bình Dương trên cơ sở phát huy vai trò, vị trí, tiềm năng của tỉnh trong khu vực vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Phục vụ hiệu quả nhu cầu tiêu dùng, lưu thông phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh; nhằm thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội; phát huy lợi thế so sánh và tiềm năng của tỉnh, đồng thời phải thích ứng với xu thế tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trên cơ sở chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả thành tựu, cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng số để nhanh chóng chuyển đổi số trong phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, chủ động tham gia sâu vào mạng lưới thương mại điện tử; khuyến khích phát triển các hình thức thương mại hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ mới, nền tảng số hóa. Định hướng thương mại điện tử là công cụ quan trọng để hiện đại hóa hoạt động thương mại của Tỉnh trong thời kỳ mới.
- Phát triển mạng lưới hạ tầng thương mại tỉnh Bình Dương theo hướng thông minh, hiện đại, văn minh, tăng trưởng xanh, bền vững, đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp, đô thị (khu đô thị mới, khu dân cư tập trung; khu nhà ở xã hội,...), giao thông (gắn với phát triển giao thông công cộng theo mô hình TOD), công nghệ thông tin, dịch vụ chất lượng cao; Phát triển hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn, đáp ứng mục tiêu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bình Dương.
- Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, phát triển, quản lý hạ tầng thương mại truyền thống (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini), hạ tầng thương mại điện tử phục vụ tiêu dùng. Phát triển các Trung tâm thương mại chuyên doanh phục vụ sản xuất công nghiệp (Trung tâm nguyên phụ liệu, Trung tâm chuyên doanh Outlet, Khu thương mại tự do - FTZ,...) và Trung tâm Hội nghị, hội chợ triển lãm cấp tỉnh, cấp vùng phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế. Chú trọng xây dựng uy tín doanh nghiệp Việt, phát triển hàng hóa Việt, thương hiệu Việt.
- Tăng cường công tác quản lý thị trường, đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích cho người tiêu dùng để phát triển thị trường ổn định và bền vững. Xây dựng nền thương mại văn minh hiện đại gắn với bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng và các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Khuyến khích phát triển hàng hóa đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.
a. Giai đoạn 2021 - 2025.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (GTGT) thương mại tăng bình quân 10% - 11%/năm. Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của thương mại trong nước đạt 8% GRDP Tỉnh và 32% GTGT khu vực dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và Doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2021 - 2025 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12% - 15%/năm. Trong đó, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm tỷ trọng khoảng 6% - 8%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 654/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 04 tháng 3 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;
Thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 03/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông báo số 426/TB-UBND ngày 27/12/2024 của UBND tỉnh về việc Kết luận của đồng chí Võ Văn Minh - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh lần thứ 80 - khóa X;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 448/TTr-SCT ngày 14/02/2025 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Sở Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC GIAI
ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
654/QĐ-UBND ngày 04/3/2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương)
- Nhằm cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở đảm bảo phù hợp Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và định hướng phát triển của ngành thương mại trong nước trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của Tỉnh.
- Phát triển thương mại tỉnh Bình Dương trên cơ sở phát huy vai trò, vị trí, tiềm năng của tỉnh trong khu vực vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Phục vụ hiệu quả nhu cầu tiêu dùng, lưu thông phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh; nhằm thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội; phát huy lợi thế so sánh và tiềm năng của tỉnh, đồng thời phải thích ứng với xu thế tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Trên cơ sở chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả thành tựu, cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng số để nhanh chóng chuyển đổi số trong phát triển hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ, chủ động tham gia sâu vào mạng lưới thương mại điện tử; khuyến khích phát triển các hình thức thương mại hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ mới, nền tảng số hóa. Định hướng thương mại điện tử là công cụ quan trọng để hiện đại hóa hoạt động thương mại của Tỉnh trong thời kỳ mới.
- Phát triển mạng lưới hạ tầng thương mại tỉnh Bình Dương theo hướng thông minh, hiện đại, văn minh, tăng trưởng xanh, bền vững, đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng công nghiệp, đô thị (khu đô thị mới, khu dân cư tập trung; khu nhà ở xã hội,...), giao thông (gắn với phát triển giao thông công cộng theo mô hình TOD), công nghệ thông tin, dịch vụ chất lượng cao; Phát triển hài hòa giữa khu vực đô thị và nông thôn, đáp ứng mục tiêu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bình Dương.
- Thu hút mạnh mẽ các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, phát triển, quản lý hạ tầng thương mại truyền thống (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini), hạ tầng thương mại điện tử phục vụ tiêu dùng. Phát triển các Trung tâm thương mại chuyên doanh phục vụ sản xuất công nghiệp (Trung tâm nguyên phụ liệu, Trung tâm chuyên doanh Outlet, Khu thương mại tự do - FTZ,...) và Trung tâm Hội nghị, hội chợ triển lãm cấp tỉnh, cấp vùng phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế. Chú trọng xây dựng uy tín doanh nghiệp Việt, phát triển hàng hóa Việt, thương hiệu Việt.
- Tăng cường công tác quản lý thị trường, đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích cho người tiêu dùng để phát triển thị trường ổn định và bền vững. Xây dựng nền thương mại văn minh hiện đại gắn với bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng và các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Khuyến khích phát triển hàng hóa đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.
a. Giai đoạn 2021 - 2025.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (GTGT) thương mại tăng bình quân 10% - 11%/năm. Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của thương mại trong nước đạt 8% GRDP Tỉnh và 32% GTGT khu vực dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và Doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2021 - 2025 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12% - 15%/năm. Trong đó, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm tỷ trọng khoảng 6% - 8%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
- Quy mô thị trường thương mại điện tử: phấn đấu 50% dân số có tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị hàng hóa giao dịch trên môi trường trực tuyến đạt 100 USD/người/năm; Phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, gắn thương mại điện tử với xuất nhập khẩu. Duy trì và phát huy hiệu quả sàn giao dịch thương mại điện tử của Tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 có 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể có hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch điện tử.
b. Giai đoạn 2026 - 2030.
- Tốc độ tăng trưởng GTGT Thương mại tăng bình quân là 10% - 12%/năm. Năm 2030, tỷ trọng đóng góp của thương mại đạt 10% GRDP Tỉnh và 34% GTGT khu vực dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và Doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2026-2030 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12% - 15%/năm. Trong đó, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm tỷ trọng khoảng 10% - 11% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
- Đến năm 2030, phấn đấu đạt trên 40% - 45% số doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại (bao gồm các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa, các doanh nghiệp chuyển đổi từ cơ sở kinh tế cá thể thương mại và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước.
c. Giai đoạn 2031 - 2050.
- Tốc độ tăng trưởng GTGT Thương mại tăng bình quân 10% - 12%/năm; đến năm 2050 đóng góp của thương mại đạt trên 10% GRDP tỉnh.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và Doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt tốc độ tăng bình quân ổn định 12% - 15%/năm.
- Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong giao dịch thương mại; đến năm 2050, doanh thu trao đổi qua thương mại điện tử chiếm khoảng 15% - 16% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
3. Mục tiêu phát triển hạ tầng thương mại.
a. Đến năm 2025.
- Chợ dân sinh: trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành 105 chợ. Trong đó: xây mới 14 chợ; nâng cấp cải tạo 16 chợ; giải tỏa, chuyển đổi công năng 04 chợ.
- Siêu thị: trên địa bàn tỉnh có 26 siêu thị. Trong đó: xây mới 10 siêu thị; Phát triển các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi tại các khu đô thị, khu dân cư.
- Trung tâm thương mại: trên địa bàn tỉnh có 14 trung tâm thương mại. Trong đó: xây mới 08 trung tâm thương mại.
- Trung tâm Hội chợ triển lãm: có 02 Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc tế tại phường Hòa Phú, thành phố thủ Dầu Một.
b. Giai đoạn 2026 - 2030.
- Chợ dân sinh: trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành 124 chợ (có 01 chợ đầu mối nông sản, 02 chợ đêm). Trong đó: xây mới 21 chợ; nâng cấp cải tạo 02 chợ; giải tỏa, chuyển đổi công năng 03 chợ.
- Siêu thị: trên địa bàn tỉnh có 46 siêu thị. Trong đó: xây mới 20 siêu thị. Phát triển các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi tại các khu đô thị, khu dân cư.
- Trung tâm thương mại: trên địa bàn tỉnh có 51 trung tâm thương mại, gồm: 26 TTTM tổng hợp, 11 TTTM chuyên doanh, kinh doanh nguyên phụ liệu và Outlets. Trong đó, xây mới 37 trung tâm thương mại.
- Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại: trên địa bàn tỉnh có 03 Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc tế. Trong đó xây mới 01 Trung tâm Hội chợ triển lãm.
- Hạ tầng thương mại điện tử: Đến năm 2030, tăng ít nhất 30% các mô hình mua sắm thông minh và giao dịch không tiền mặt; 100% Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp, Hợp tác xã quản lý chợ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chợ như: sử dụng các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt; thiết bị POS cầm tay thu phí, in phiếu thu cho tiểu thương kinh doanh tại chợ (thay cho biên lai viết tay); ứng dụng hệ thống quản lý chợ trên hệ thống phần mềm (quản lý hộ kinh doanh, mặt bằng, mặt hàng; quản lý công tác thu; phát hành hóa đơn, biên lai điện tử theo đúng pháp luật và quy định của ngành thuế....) 100% các chợ thực hiện chuyển đổi số, cụ thể: 100% các hộ kinh doanh tại chợ có cửa hàng số, các chợ áp dụng phương thức thanh toán hiện đại.
- Nâng cấp hạ tầng, công nghệ của Sàn Thương mại điện tử tỉnh hoạt động theo hình thức B2B, B2C và có chức năng thực hiện giao dịch xuyên biên giới.
- Nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép thành lập 01 Khu Thương mại hoạt động theo mô hình Khu thương mại tự do.
c. Tầm nhìn giai đoạn 2030 - 2050.
- Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại: Định hướng khuyến khích phát triển các TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini tại các đô thị, khu dân cư với số lượng và quy mô phù hợp với tốc độ phát triển của đô thị. Mỗi đơn vị hành chính cấp xã (hoặc 02 đơn vị hành chính cấp xã liền kề) sẽ hình thành 01 siêu thị theo mật độ dân số và nhu cầu tại địa phương. Hình thành mới 01 chợ đầu mối nông sản (ĐMNS) (dự kiến tại huyện Bắc Tân Uyên). Định hướng quy hoạch các chợ có đủ điều kiện sẽ chuyển đổi thành mô hình thương mại hiện đại (Siêu thị, TTTM,...) phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
- Nghiên cứu triển khai mô hình Khu Thương mại tự do (FTZ): Tiếp tục nghiên cứu thành lập thêm 01 khu thương mại hoạt động theo mô hình Khu thương mại tự do khi có đủ điều kiện theo quy định.
- Sàn giao dịch hàng hóa: Tùy điều kiện cụ thể và nhu cầu thực tế, nghiên cứu hình thành Sàn giao dịch hàng hóa ở các thị trường giao dịch; tập trung một số mặt hàng có lợi thế của tỉnh như: hàng hóa nông sản, hàng vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng,...
- Triển khai kịp thời, có hiệu quả các quy định, cơ chế, chính sách về phát triển thương mại trong nước. Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phát triển thương mại trong nước để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các quy định và điều kiện thực tế của tỉnh nhằm khuyến khích, thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia hoạt động thương mại.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về quản lý hàng hóa lưu thông trên thị trường: quy định về nhãn mác hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, truyền thông quảng cáo, thông tin thị trường,... Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nhằm thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục cắt giảm các điều kiện liên quan đến thương mại theo hướng giảm bớt thủ tục và thời gian thực hiện. Đẩy nhanh thực hiện chính quyền số, chuyển đổi số, nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các chủ thể hoạt động kinh doanh trên thị trường.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật thương mại, các cam kết của Việt Nam trong việc thực thi các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương đã ký kết. Tổ chức đánh giá, đúc kết kinh nghiệm triển khai nhằm đảm bảo doanh nghiệp và người dân được tiếp cận thông tin đầy đủ. Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại theo hướng tôn trọng quy tắc vận hành của thị trường. Tăng cường công tác đảm bảo trật tự và bình ổn thị trường, chủ động tổ chức thực thi chặt chẽ các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực chống bán phá giá, kiểm soát tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm lợi ích của người tiêu dùng. Xây dựng, nâng cao các biện pháp bảo vệ thị trường trong nước bao gồm các công cụ, giải pháp can thiệp và xử lý kịp thời các đột biến thị trường, bảo vệ sản phẩm và các nhà phân phối trong nước cũng như người tiêu dùng phù hợp với các cam kết quốc tế.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng thương mại - dịch vụ phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế. Tăng cường thực thi cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển hạ tầng đi đôi với thay đổi các phương thức, lựa chọn các công cụ và các phương thức xúc tiến thương mại thông minh, hiện đại, tiên tiến phù hợp điều kiện thực tế của tỉnh nhằm đảm bảo đúng đối tượng, đạt được các mục tiêu và hiệu quả cao. Tổ chức triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp đổi mới phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng tới năm 2030 theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 và Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường liên kết, hợp tác thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa với các tỉnh/ thành phố thuộc Vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết lập mô hình chuỗi cung ứng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ khâu sản xuất, đóng gói, vận chuyển, mua bán, phân phối hàng hóa để kết nối cung cầu, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với quy mô thị trường của từng địa bàn. Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mô hình điểm bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền trên địa bàn tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng vùng miền của tỉnh với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất của các làng nghề, các hộ nông dân, các hợp tác xã,... tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong nước. Hỗ trợ hoạt động khởi sáng tạo, thúc đẩy hình thành cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tham gia vào các kênh bán hàng trực tuyến có uy tín nhằm phát triển kênh tiêu thụ hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử. Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quảng bá các đặc sản vùng miền, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.
- Lồng ghép các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường vào các chương trình kích cầu tiêu dùng, kết nối cung cầu hàng hóa trong khu vực Đông Nam Bộ. Khuyến khích thương nhân phát triển hệ thống phân phối xanh, tiêu dùng xanh và kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực thương mại; đẩy mạnh liên kết bền vững giữa sản xuất - phân phối - tiêu dùng, tăng sự hiện hiện của sản phẩm được dán nhãn sinh thái, thân thiện môi trường tại các cơ sở phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ,...
3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại.
- Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại theo Phương án phát triển ngành thương mại đã được tích hợp Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 03/8/2024). Trong đó, tập trung thu hút đầu tư xây dựng các công trình, dự án thương mại trọng điểm đã được quy hoạch theo từng giai đoạn.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy định về: quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh; văn bản hướng dẫn hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh; hướng dẫn quản lý, sử dụng và khai thác hạ tầng thương mại đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tiếp tục triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ và xã hội hoá đầu tư xây dựng, khai thác chợ; nghiên cứu thực hiện mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm để đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh. Hình thành chợ đầu mối nông sản, điểm bán sản phẩm OCOP nhằm phát triển mạng lưới cơ sở thu mua nông sản và cơ sở cung ứng, phân phối nông sản. Phấn đấu xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các vị trí phù hợp với quy định theo Tiêu chí Điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do Bộ Công Thương ban hành.
- Đối với chợ dân sinh: thu hút các nguồn lực xã hội và nguồn ngân sách nhà nước tham gia đầu tư xây dựng phát triển hệ thống chợ dân sinh: xây mới, nâng cấp cải tạo, giải tỏa, chuyển đổi công năng chợ theo danh mục phát triển Chợ (Phụ lục đính kèm theo) phù hợp với Phương án phát triển thương mại của tỉnh. Đảm bảo phát triển hệ thống chợ dân sinh theo hướng văn minh thương mại, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông,... Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia về đầu tư phát triển và quản lý, khai thác, kinh doanh chợ đạt hiệu quả. Phát triển chợ theo hướng tăng về số lượng và quy mô; tăng số hộ kinh doanh cố định trên chợ, giảm số hộ kinh doanh không thường xuyên; giảm các điểm tập trung mua bán tự phát gây mất trật tự xã hội, mất an toàn giao thông. Hiện đại hóa cơ sở vật chất và các dịch vụ trên chợ theo hướng ứng dụng công nghệ, thanh toán không dùng tiền mặt, hóa đơn điện tử, hình thành chợ 4.0. Rà soát các chợ tạm phù hợp với quy hoạch, đáp ứng đủ điều kiện theo tiêu chuẩn thiết kế chợ và các quy định pháp luật khác có liên quan, được chuyển đổi thành chợ dân sinh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Mạng lưới siêu thị, TTTM: Phát triển siêu thị, trung tâm thương mại phù hợp với sự phát triển đô thị, các dự án TOD để đáp ứng yêu cầu về phát triển dịch vụ chất lượng cao. Nghiên cứu phát triển các loại hình trung tâm thương mại chuyên doanh: Sàn giao dịch hàng hóa; Outlet; chuyên doanh nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất công nghiệp; Trung tâm phân phối bán buôn; Trung tâm (chợ) đầu mối nông sản. Nghiên cứu triển khai mô hình Khu Thương mại tự do (FTZ) theo quy hoạch.
- Phát triển hạ tầng các Trung tâm Hội chợ triển lãm cấp vùng và quốc tế, tích hợp đầy đủ phân khu chức năng, nhất là các phân khu trưng bày (trong nhà, ngoài trời) và khu dịch vụ phụ trợ (hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện, truyền thông, kỹ thuật, phục vụ sinh hoạt, lưu giữ phương tiện giao thông...) đảm bảo đủ năng lực phục vụ các Chương trình xúc tiến thương mại hàng hóa trong nước và quốc tế.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng các Trung tâm logistics có vị trí đầu mối giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại. Phát triển dịch vụ logistics, nhất là hệ thống kho tổng hợp, chuyên dụng, kho lạnh phục vụ dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trong tỉnh và khu vực.
4. Phát triển thương mại điện tử.
- Tăng cường khai thác hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển thương mại điện tử theo Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014 của Thủ tướng của Chính phủ và Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/5/2020; Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 - 2030. Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các Chương trình Chuyển đổi số và các chương trình, kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Khuyến khích ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh kết nối vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; khuyến khích lắp đặt thiết bị, phần mềm ứng dụng hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch trực tuyến và giao dịch trực tiếp. Thúc đẩy tăng tỷ lệ áp dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch thương mại.
- Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung, hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới; tăng cường công tác phối hợp trong việc quản lý và giải quyết tranh chấp, xử lý các hành vi vi phạm trong TMĐT. Tăng cường thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động trên các sàn thương mại điện tử, website bán hàng điện tử, các hoạt động giao dịch thương mại thông qua các trang diễn đàn, mạng xã hội (facebook, zalo,...);
- Xây dựng nguồn nhân lực có tri thức, có trình độ chuyên môn đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về TMĐT. Xây dựng cơ chế, bộ máy phù hợp và triển khai hoạt động TMĐT và các hoạt động hỗ trợ TMĐT. Phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức về lợi ích và đào tạo kỹ năng ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Đẩy mạnh đào tạo chính quy về TMĐT.
- Nâng cấp hạ tầng, công nghệ Sàn TMĐT Bình Dương hoạt động theo hình thức B2B, B2C và có chức năng thực hiện giao dịch xuyên biên giới. Phấn đấu đến năm 2025, có 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể có hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch điện tử.
5. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành thương mại và dịch vụ; có khả năng làm chủ và tiếp nhận các công nghệ quản lý hoạt động kinh doanh mới.
- Tổ chức các chương trình tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực tổng hợp phân tích thông tin thị trường phục vụ công tác quản lý và phát triển thương mại, nâng cao nhận thức về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, văn minh thương mại, TMĐT cho đối tượng là cán bộ, công chức, cán bộ quản lý doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, Ban Quản lý chợ, Hợp tác xã thương mại, các hộ kinh doanh, người lao động trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích doanh nghiệp tự đào tạo hoặc phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh; chú trọng đào tạo kỹ năng quản lý, kỹ năng chuyên môn cho lao động trong ngành thương mại.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thuộc Bộ Công Thương và các Bộ ngành Trung ương khai thác có hiệu quả thông tin thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là những thông tin phân tích, dự báo thị trường để định hướng phát triển sản xuất, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ của tỉnh ứng phó với thiên tai, dịch bệnh và những biến động bất lợi đến thị trường cung cầu hàng hóa trong nước và nước ngoài.
- Phối hợp thu thập thông tin về các cơ sở sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, thân thiện môi trường trên địa bàn tỉnh để cung cấp thông tin cho các cơ sở phân phối hiện đại, quy mô lớn cũng như thông tin đến người tiêu dùng để thuận tiện kết nối, mua sắm hàng hóa; tổ chức các kênh thông tin quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường, cơ sở phân phối bền vững tới người tiêu dùng thông qua các hoạt động truyền thông (báo chí, truyền hình, website, hội nghị, hội thảo, cẩm nang,..)
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn triển khai thực hiện mô hình các cơ sở phân phối hàng hóa thân thiện với môi trường; an toàn thực phẩm; tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, nhằm hướng đến mục tiêu hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng văn minh thương mại xanh, sạch, đẹp, thân thiện môi trường.
7. Thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển thương mại.
- Vận động và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh thương mại đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ khoa học, công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh thương mại; sử dụng ứng dụng, tiện ích mới (trí tuệ nhân tạo, công nghệ mã vạch, mã QR, chip NFC, công nghệ blockchain...) để truy xuất nguồn hàng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tại các kênh phân phối như: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, sàn thương mại điện tử đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp phân phối, các cơ sở, hộ kinh doanh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý tiên tiến trong hoạt động kinh doanh; đặc biệt là tiếp cận và áp dụng các phần mềm, ứng dụng trong phương thức kinh doanh TMĐT trên máy tính, điện thoại di động...; từng bước đẩy mạnh và chuyển giao công nghệ cao vào các hoạt động kinh doanh trên thị trường; liên kết và phát triển mô hình khoa học công tư, từng bước thực hiện xã hội hóa, thị trường hóa sản phẩm khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thương mại.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại áp dụng các giải pháp công nghệ số để xây dựng nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, chuyển đổi số đối với các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực, thực thi hiệu quả hệ thống pháp luật, các đề án, chiến lược của Chính phủ, các Bộ ngành và của tỉnh Bình Dương có liên quan đến lĩnh vực thương mại và thị trường trong nước. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về phát triển hệ thống phân phối xanh và bền vững. Thực thi hiệu quả công cụ kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) đối với các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phù hợp với cam kết quốc tế và pháp luật Việt Nam.
- Theo dõi và điều hành thị trường, giá cả nhằm kiểm soát, ổn định tình hình cung cầu thị trường; chủ động thực hiện hiệu quả các giải pháp bình ổn thị trường cân đối cung cầu hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu vào các dịp Lễ, Tết, ứng phó kịp thời thiên tai, dịch bệnh.
- Tổ chức triển khai hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại để phân bổ các nguồn lực, thu hút đầu tư, tạo đà tăng trưởng, liên kết vùng; quản lý và khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện có; đồng thời, triển khai đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng thương mại mới theo quy hoạch.
- Tăng cường công tác phối hợp và thực thi giữa các cơ quan chức năng về chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, đặc biệt là hàng hóa giả chứng nhận chất lượng, xuất xứ, môi trường,...; kiểm tra, giám sát, bảo đảm các quy định về phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; hàng hóa xâm phạm quyền sở huy trí tuệ trong phạm vi chợ và trên môi trường mạng (thương mại điện tử).
- Phối hợp cùng các Bộ, ngành, đơn vị liên quan rà soát, kiến nghị hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động TMĐT và các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm, không lành mạnh trong TMĐT.
9. Nâng cao ý thức, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động thương mại.
- Thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường cũng như các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường trong các hoạt động Thương mại; Triển khai thực hiện các quy định về phân loại rác thải, hạn chế rác thải nhựa, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ. Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm hoạt động thương mại gây ô nhiễm môi trường, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
- Phát triển hạ tầng thương mại đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư, xây dựng, khai thác, vận hành và kết thúc dự án.
- Triển khai thực hiện giảm phát thải khí nhà kính; Tuyên truyền, tập huấn về thị trường các-bon trong nước theo quy định; xây dựng thị trường các-bon theo lộ trình.
- Tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Khuyến khích chuyển đổi, thay thế công nghệ, thiết bị lạc hậu bằng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong hoạt động lưu thông và phân phối hàng hóa dịch vụ; đồng thời, nâng cao năng lực quản lý môi trường cho đội ngũ cán bộ công chức, quản lý doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể ... nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, hướng đến “môi trường xanh” trong hoạt động thương mại.
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ: ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, chương trình, kế hoạch, dự án khác; các nguồn, tài trợ, viện trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân; các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Công Thương.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án, chương trình phát triển thương mại trong nước thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng các chính sách thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng thương mại theo quy hoạch của tỉnh trong từng giai đoạn. Phối hợp, tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách nhằm tăng cường liên kết trong chuỗi giá trị hàng hóa và dịch vụ thị trường trong nước.
- Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ của Kế hoạch; Tham mưu UBND tỉnh thực hiện báo cáo đánh giá kết quả thực hiện hàng năm (trước ngày 15/12 hàng năm) theo quy định; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền hoặc bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế.
2. Các Sở, ban, ngành.
- Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này chủ động xây dựng các giải pháp hoặc lồng ghép vào các đề án, chương trình, kế hoạch của ngành, lĩnh vực để chủ động tổ chức triển khai các nội dung, nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
- Định kỳ hàng năm trước ngày 15/11 báo cáo tình hình triển khai thực hiện gửi về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh theo quy định.
3. Sở Tài chính.
Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, dự toán do các đơn vị xây dựng, tham mưu dự toán kinh phí theo thẩm quyền.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh: tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các nhiệm vụ có liên quan nhằm phát huy sức mạnh để triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển thương mại, dịch vụ tổng hợp hiện đại, chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch này phù hợp với chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện nhiệm vụ phát triển hạ tầng thương mại theo Kế hoạch; chủ động cân đối nguồn ngân sách và nhu cầu tại địa phương xây dựng kế hoạch, phương án để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp, bảo trì, xử lý kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý theo phân cấp trên địa bàn. Bố trí quỹ đất hợp lý để xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của từng giai đoạn.
- Tổ chức quản lý và khai thác hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng thương mại theo phân cấp. Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo phân cấp; chủ động giải quyết các vấn đề liên quan đến vướng mắc, khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp tại các chợ trên địa bàn quản lý; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn; các vấn đề về đầu tư, xây dựng, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy tại chợ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công Thương nghiên cứu xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP; Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các chương trình đào tạo, các chương trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng văn minh thương mại cho các hộ kinh doanh ở khu vực nông thôn. Tiếp tục nghiên cứu triển khai mô hình Chợ an toàn thực phẩm; Chợ văn minh thương mại, Chợ 4.0,...
6. Các Hội, Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Phát huy hiệu quả vai trò của Hội, Hiệp hội ngành hàng là cầu nối liên kết cung cầu giữa các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại, dịch vụ trong chuỗi cung ứng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý của nhà nước trong việc thu hút đầu tư hạ tầng ngành thương mại. Tích cực phối hợp tham gia công tác điều hành thị trường, ổn định cung cầu hàng hóa trên thị trường. Chủ động triển khai thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin để xây dựng và phát triển hệ thống phân phối xanh và tiêu dùng xanh, tiêu dùng an toàn, liên kết bền vững giữa sản xuất - phân phối - tiêu dùng.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Bình Dương; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới, phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
1. Hiện trạng TTTM, Trung tâm Hội chợ triễn lãm
a. TTTM
TT |
Tên TTTM |
Địa chỉ |
Hạng |
Diện tích (m2) |
|
TP. Thủ Dầu Một |
|
|
|
1 |
TTTM Becamex Tower |
P. Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một |
I |
57.136 |
2 |
TTTM Sora gardens SC |
P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một |
III |
19.900 |
|
TP. Thuận An |
|
|
|
3 |
TTTM Minh Sáng Plaza |
P. Thuận Giao, TP.Thuận An |
III |
4.000 |
4 |
TTTM Aeon mall |
P. Thuận Giao, TP.Thuận An |
I |
100.000 |
|
TP. Dĩ An |
|
|
|
5 |
TTTM Vincom |
P. Dĩ An, TP. Dĩ An |
III |
100.000 |
6 |
TTTM GO! Dĩ An |
Phường Đông Hòa, TP. Dĩ An |
III |
23.532 |
|
Tổng |
|
|
304.568 |
b. Trung tâm Hội chợ triễn lãm
TT |
Tên TTHCTL |
Địa chỉ |
Hạng |
Diện tích (m2) |
1 |
Trung tâm triển lãm WTC thành phố mới Bình Dương (WTC Expo) |
P. Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một |
|
22.000 |
2 |
Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh Bình Dương (BCEC) |
P. Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một |
I |
16.357 |
2. Quy hoạch TTTM, Trung tâm Hội chợ triển lãm đến năm 2030
Đến năm 2025: giữ nguyên 06 TTTM tổng hợp hiện có, xây mới 08 TTTM (gồm: 07 TTTM tổng hợp và 01 trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu); tổng cộng trên địa bàn tỉnh có 14 TTTM (gồm 13 TTTM tổng hợp và 01 TTTM chuyên kinh doanh nguyên phụ liệu).
14
STT |
Tên TTTM |
Địa bàn |
Hạng |
Diện tích quy hoạch |
Ghi chú |
1 |
Khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới WTC Gateway |
phường Hoà Phú, Tp Thủ Dầu Một |
I |
Dự kiến dưới 10ha |
kết hợp ga Metro Trung tâm và tuyến buýt nhanh BRT tại Thành phố Mới Bình Dương. |
2 |
TTTM Go! (Thái Lan) |
Phường Thới Hòa, TP. Bến Cát |
I |
Dự kiến 8 ha |
|
3 |
TTTM tại phường Uyên Hưng |
TP. Tân Uyên |
I |
Dự kiến 10 - 20 ha |
|
4 |
TTTM phường Thái Hòa |
TP. Tân Uyên |
I |
Dự kiến 8 ha |
|
5 |
TTTM tại thị trấn Phước Vĩnh |
Huyện Phú Giáo |
I |
Dự kiến dưới 10ha |
|
6 |
Trung tâm kinh doanh nguyên phụ liệu tại KCN Kim Huy |
TP.Thủ Dầu Một |
I |
Dự kiến 19 ha |
TTTM chuyên doanh |
7 |
TTTM trên đất chuyển đổi KCN Bình Đường |
TP. Dĩ An |
II |
Dự kiến dưới 03 ha |
Dự án khu phức hợp TOD |
8 |
TTTM tòa nhà dự án Astra City |
TP. Thuận An |
I |
Dự kiến dưới 10 ha |
Đường quốc lộ 13; Khu vực KCN Việt Hương |
- Đến năm 2026-2030:
+ Xây mới 26 TTTM kết hợp theo mô hình TOD trên các trục và đường chính đô thị, tập trung vào hành lang đô thị, dịch vụ ven sông Sài Gòn, Sông Đồng Nai, đường Vành đai 3, Vành đai 4, tuyến Metro 1 (Suối Tiên - Bình Dương); tuyến buýt nhanh BRT.
+ Loại hình TTTM chuyên doanh: Phát triển 11 TTTM chuyên doanh;
+ Xây mới 01 Trung tâm Hội chợ triễn lãm.
+ Khu Thương mại tự do (FTZ): tại vị trí phù hợp.
Đến năm 2030, tổng cộng trên địa bàn tỉnh có 51 TTTM (gồm 39 TTTM, 12 TT chuyên doanh: kinh doanh nguyên phụ liệu, Outlets); 01 khu TMTD.
STT |
Tên TTTM |
Địa bàn |
Hạng |
Ghi chú |
|
TP. TDM |
|
|
|
1 |
TTTM và dân cư phường Phú Lợi |
Phường Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một |
III |
TOD |
2 |
TTTM Dịch vụ Bạch Đằng |
Phường Phú Cường, TP. TDM |
III |
TOD |
3 |
TTTM Đông Đô |
TP mới Bình Dương, TP. TDM |
I |
TOD |
4 |
TTTM phường Phú Hòa |
Phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một |
III |
TOD |
|
TP. Thuận An |
|
|
|
5 |
TTTM Contentment |
Phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An |
III |
TOD |
6 |
TTTM KDC Việt Sing |
Phường An Phú, TP. Thuận An |
III |
TOD |
7 |
TTTM Lái Thiêu 1 |
Đường Nguyễn Văn Tiết, khu phố Đông Nhì, phường Lái Thiêu (vị trí quy hoạch đối diện Trung tâm hành chính TP. Thuận An) |
III |
|
8 |
TTTM Emart Thuận An |
|
II |
|
9 |
TTTM The One World |
|
I |
|
10 |
TTTM Quốc tế |
|
I |
Chuyển đổi 1 phần sân Golf |
11 |
TTTM Phú Long |
Phường Lái Thiêu |
I |
|
|
TP. Dĩ An |
|
|
|
12 |
TTTM Bình Thắng |
Phường Bình Thắng, TP. Dĩ An |
III |
TOD |
13 |
TTTM Tân Bình |
Phường Tân Bình, TP. Dĩ An |
III |
TOD |
14 |
TTTM TOD Dĩ An |
Thành phố Dĩ An (Quốc lộ 1K) |
II |
Dự án TOD Đông Dĩ An |
15 |
TTTM Ga Sóng Thần |
Thành phố Dĩ An |
I |
|
16 |
TTTM Đông Hòa |
khu vực trục chính Đông Tây giao nhau Quốc lộ 1K |
III |
|
|
TP. Tân Uyên |
|
|
|
17 |
TTTM phường Uyên Hưng |
Phường Uyên Hưng, TP. Tân Uyên |
III |
TOD |
18 |
TTTM phường Tân Hiệp |
Phường Tân Hiệp, TP. Tân Uyên |
III |
TOD |
19 |
TTTM Tường Lâm |
Phường Khánh Bình, TP. Tân Uyên |
III |
TOD |
|
TP. Bến Cát |
|
|
|
20 |
TTTM Mỹ Phước II |
Phường Mỹ Phước, TP. Bến Cát |
III |
|
21 |
TTTM Thới Hòa |
Phường Thời Hòa, TP. Bến Cát |
III |
TOD |
22 |
TTTM Emart |
TP. Bến Cát |
II |
|
|
H. Dầu Tiếng |
|
|
|
23 |
TTTM Dầu Tiếng |
Thị trấn Dầu Tiếng, Huyện Dầu Tiếng |
III |
TOD |
|
H. Bàu Bàng |
|
|
|
24 |
TTTM Lai Uyên |
xã Lai Uyên |
III |
TOD |
|
H. Phú Giáo |
|
|
|
25 |
TTTM Phước Vĩnh |
huyện Phú Giáo |
II |
TOD |
|
H. Bắc Tân Uyên |
|
|
|
26 |
TTTM Tân Thành |
huyện Bắc Tân Uyên |
II |
TOD |
|
TTTM chuyên doanh, OUTLET |
|
|
|
1 |
TTTM Thủ Dầu Một |
TP. Thủ Dầu Một |
II |
TTTM chuyên doanh |
2 |
TTTM Thaco Trường Hải |
Ngã 4 Đất Thánh, TP. Thuận An |
I |
|
3 |
Trung tâm Outlet Mỹ Phước |
P. Mỹ Phước, TP. Bến Cát |
III |
|
4 |
Trung tâm Outlet Dĩ An |
Phường Bình Thắng, TP. Dĩ An |
III |
Dự án TOD Đông Dĩ An |
5 |
Trung tâm Outlet An Tây |
Phường An Tây, TP. Bến Cát |
II |
|
6 |
Trung tâm Nguyên phụ liệu Dầu Tiếng |
Huyện Dầu Tiếng |
III |
TTTM Chuyên doanh |
7 |
Trung tâm nguyên phụ liệu Bàu Bàng |
KCN Bàu Bàng |
II |
TTTM chuyên doanh |
8 |
Trung tâm thương mại chuyên doanh |
Huyện Bắc Tân Uyên |
II |
TTTM chuyên doanh |
9 |
Trung tâm nguyên vật liệu xây dựng |
Thành phố Dĩ An |
II |
TTTM chuyên doanh |
10 |
Trung tâm bán buôn nguyên, phụ liệu |
P. Bình An, TP. Dĩ An |
II |
TTTM chuyên doanh |
11 |
Trung tâm bán buôn nguyên, phụ liệu |
P. Bình Thắng, TP. Dĩ An |
II |
TTTM chuyên doanh |
|
Trung tâm Hội chợ triển lãm |
|
|
|
1 |
Trung tâm hội chợ triễn lãm |
Thành phố Thủ Dầu Một |
|
|
KHU THƯƠNG MẠI TỰ DO |
||||
1 |
Khu thương mại tự do (FTZ) |
tại vị trí phù hợp, đủ điều kiện |
I |
|
* Sau năm 2030:
- Giai đoạn sau năm 2030, phát triển các TTTM phù hợp với tốc độ và quy mô phát triển khu đô thị trên địa bàn tỉnh
- Nghiên cứu phát triển thêm 01 Khu thương mại tự do (FTZ) tại vị trí phù hợp, đủ điều kiện
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HOẠCH SIÊU THỊ
1. Hiện trạng số lượng siêu thị
TT |
Tên |
Địa chỉ |
Hạng |
Diện tích (m2) |
|
TP. Thủ Dầu Một |
|
|
|
1 |
ST. Co.op mart 1 |
P. Chánh Nghĩa- TP. Thủ Dầu Một |
I |
12.400 |
2 |
ST. Co.op mart 2 |
P. Phú Lợi - TP. Thủ Dầu Một |
I |
4.519 |
3 |
ST. GO! Bình Dương |
P. Hiệp Thành- TP. Thủ Dầu Một |
I |
6.400 |
4 |
ST. MM Mega Market |
P. Phú Thọ - TP. Thủ Dầu Một |
I |
5.696 |
5 |
ST. Bình Dương Center |
P. Phú Cường - TP. Thủ Dầu Một |
I |
7.000 |
6 |
ST. Aeon - Thành phố Mới |
P. Hòa Phú - TP. Thủ Dầu Một |
II |
4.868 |
7 |
ST. Kohnan Japan - tại TTTM Sora Garden SC |
P. Hòa Phú - TP. Thủ Dầu Một |
III |
975 |
8 |
ST. Muji Retail - tại TTTM Sora Garden SC |
P. Hòa Phú - TP. Thủ Dầu Một |
|
|
|
TP. Thuận An |
|
|
|
9 |
ST. AEON-Bình Dương CANARY Bình Dương |
P. Thuận Giao - TP. Thuận An |
I |
17.157 |
10 |
ST. Lotte |
P. Lái Thiêu - TP. Thủ Dầu Một |
I |
23.000 |
11 |
ST. Kohnan Japan - cửa hàng tại Bình Dương Canary |
P. Thuận Giao - TP. Thuận An |
III |
1.197 |
|
TP. Dĩ An |
|
|
|
12 |
ST. GO! Dĩ An |
P. Đông Hòa - TP. Dĩ An |
I |
4.631 |
13 |
ST. Winmart |
P. Dĩ An - TP. Dĩ An |
III |
2.100 |
14 |
ST. Winmart2 |
P. Dĩ An - TP. Dĩ An |
III |
1.266 |
|
TP. Tân Uyên |
|
|
|
15 |
ST. Go! |
P. Uyên Hưng - TP.Tân Uyên |
III |
2.100 |
|
TP. Bến Cát |
|
|
|
16 |
ST. Winmart Mỹ Phước |
P. Mỹ Phước - TP. Bến Cát |
III |
2.000 |
2. Quy hoạch siêu thị đến 2025, giai đoạn 2026-2030
- Đến năm 2025, giữ nguyên 16 siêu thị hiện có, xây mới 10 siêu thị trên địa bàn Tỉnh; đến năm 2025, trên địa bàn có tổng cộng 26 ST.
Trong giai đoạn 2026-2030, xây mới 20 siêu thị, đến năm 2030, trên địa bàn có tổng cộng 46 ST.
- Các cửa hàng tiện lợi định hướng phát triển ngay trong lòng các khu dân cư và các chung cư.
TT |
Tên siêu thị Xây mới |
Địa bàn |
Hạng |
Giai đoạn đầu tư |
|
Đến năm 2025 |
2026 - 2030 |
||||
|
TP. TDM |
|
|
|
|
1 |
ST. Hiệp An |
P. Hiệp An, TP. TDM |
III |
|
X |
2 |
ST. Tân An |
P. Tân An |
III |
|
X |
3 |
ST. Thế kỷ 21 |
P. Phú Cường |
II |
X |
|
|
TP. Thuận An |
|
|
|
|
4 |
ST. An Phú |
P. An Phú (vị trí quy hoạch tại khu đất chuyển đổi từ khu sản xuất tập trung Tập đoàn Gia Định) |
III |
X |
|
5 |
ST. Bình Hòa |
P. Bình Hòa |
III |
|
X |
6 |
ST. An Thạnh |
P. An Thạnh |
III |
|
X |
7 |
ST. Bình Chuẩn |
P. Bình Chuẩn |
III |
|
X |
8 |
ST. Lái Thiêu |
Đường Nguyễn Văn Tiết, khu phố Đông Nhì, phường Lái Thiêu (vị trí quy hoạch đối diện Trung tâm hành chính TP. Thuận An) |
I |
|
X |
|
TP. Dĩ An |
|
|
|
|
9 |
ST. Dĩ An |
P. Dĩ An, TP. Dĩ An |
III |
X |
|
10 |
ST. Dĩ An 2 |
P. Dĩ An, TP. Dĩ An (trên nền chợ Thống Nhất) |
|
|
X |
11 |
ST. An Bình |
P. An Bình |
III |
|
X |
12 |
ST. Bình An |
P. Bình An (trên đất chợ Nội Hóa cũ) |
III |
|
X |
13 |
ST. Tân Đông Hiệp |
P. Tân Đông Hiệp |
III |
|
X |
|
TP. Tân Uyên |
|
|
|
|
14 |
ST. Khánh Bình |
P. Khánh Bình (tại khu vực gần KCN Nam Tân Uyên) |
III |
X |
|
15 |
ST. Thái Hòa |
P. Thái Hòa |
III |
|
X |
16 |
ST. Hội Nghĩa |
P. Hội Nghĩa |
III |
|
X |
|
TP. Bến Cát |
|
|
|
|
17 |
ST. Hòa Lợi |
P. Hòa Lợi (trên đất chợ Hòa Lợi cũ) |
III |
|
X |
18 |
ST. Tân Định |
P. Tân Định |
III |
X |
|
19 |
ST. Mỹ Phước 4A |
P. Mỹ Phước |
III |
X |
|
|
H. Bàu Bàng |
|
|
|
|
20 |
ST. Long Nguyên |
Xã Long Nguyên |
III |
X |
|
21 |
ST. Lai Uyên |
Xã Lai Uyên |
III |
|
X |
22 |
ST. Hưng Hòa |
Xã Hưng Hòa |
III |
|
X |
|
H. Bắc Tân Uyên |
|
|
|
|
23 |
ST. Tân Bình |
Thị trấn Tân Bình |
III |
X |
|
24 |
ST. Bình Mỹ |
Xã Bình Mỹ |
III |
|
X |
25 |
ST. Tân Thành |
Thị trấn Tân Thành |
III |
X |
|
26 |
ST. Đất Cuốc |
Xã Đất Cuốc |
III |
|
X |
27 |
ST. Tân Lập |
Xã Tân Lập |
III |
|
X |
|
H. Dầu Tiếng |
|
|
|
|
28 |
ST. Dầu Tiếng |
TT Dầu Tiếng |
III |
X |
|
29 |
ST. Thanh Tuyền |
Xã Thanh Tuyền |
III |
|
X |
|
H. Phú Giáo |
|
|
|
|
30 |
ST. Tam Lập |
Xã Tam Lập |
III |
|
X |
31 |
ST. Phước Vĩnh |
Thị trấn Phước Vĩnh |
III |
|
X |
3. Quy hoạch siêu thị sau năm 2030
STT |
Tên siêu thị |
Địa bàn |
Hạng |
Ghi chú |
1 |
Đại siêu thị |
Thành phố mới Bình Dương, TP. Thủ Dầu Một |
I |
|
2 |
Siêu thị Co.op Mart An Bình |
Phường An Bình, TP. Dĩ An |
I |
|
3 |
Bổ sung quy hoạch: Siêu thị tại phường Dĩ An |
Phường Dĩ An, TP. Dĩ An |
III |
|
4 |
Siêu thị Bàu Bàng |
KCN Bàu Bàng, huyện Bàu Bàng |
III |
|
5 |
Siêu thị Tân Thành |
Huyện Bắc Tân Uyên |
III |
|
6 |
Siêu thị Cổng Xanh |
Huyện Bắc Tân Uyên |
II |
|
7 |
Siêu thị |
Huyện Dầu Tiếng |
III |
|
8 |
Siêu thị Phước Hòa |
Xã Phước Hòa, Huyện Phú Giáo |
III |
|
9 |
Siêu thị Tân Hiệp |
Xã Tân Hiệp, Huyện Phú Giáo |
III |
|
* Quy hoạch sau năm 2030, định hướng mỗi đơn vị hành chính cấp xã hoặc 02 đơn vị hành chính cấp xã liền kề sẽ hình thành 01 siêu thị tùy theo mật độ dân số.
1. Hiện trạng các chợ
Tổng cộng hiện có 95 chợ gồm: 2 chợ hạng I, 16 chợ hạng II và 77 chợ hạng III.
TT |
Huyện, thị, TP |
Số lượng (chợ) |
Hạng chợ |
||
Hạng 1 |
Hạng 2 |
Hạng 3 |
|||
1 |
TP. Thủ Dầu Một |
13 |
1 |
|
12 |
2 |
TP. Thuận An |
20 |
1 |
3 |
16 |
3 |
TP Dĩ An |
10 |
|
1 |
9 |
4 |
TP. Bến Cát |
07 |
|
1 |
6 |
5 |
TP.Tân Uyên |
12 |
|
4 |
8 |
6 |
H. Bắc Tân Uyên |
07 |
|
1 |
6 |
7 |
H. Bàu Bàng |
10 |
|
4 |
6 |
8 |
H. Phú Giáo |
06 |
|
1 |
5 |
9 |
H. Dầu Tiếng |
11 |
|
1 |
10 |
|
Tổng cộng |
95 |
2 |
16 |
77 |
2. Định hướng quy hoạch chợ đến năm 2030
Đến năm 2025:
- Giải tỏa 04 chợ gồm:
+ TP. Thủ Dầu Một: chợ Cây Dừa (chỉ thực hiện giải tỏa khi có ý kiến thống nhất của HĐND thành phố Thủ Dầu Một);
+ TP. Dĩ An: chợ Nội Hóa (hoạt động kém, xuống cấp);
+ TP. Tân Uyên: chợ Tân Ba (hoạt động không hiệu quả).
+ Huyện Phú Giáo: Chợ An Bình (Giải tỏa sau khi chợ An Bình mới được xây dựng hoàn chỉnh và đưa hoạt động)
- Nâng cấp cải tạo: 16 chợ
- Xây mới 14 chợ.
* Đến 2025, Bình Dương có 105 chợ (gồm 1 chợ chuyên doanh nông sản)
Giai đoạn 2026-2030:
- Giải tỏa 03 chợ:
+ Huyện Phú Giáo: Chợ Phước Vĩnh (Giải tỏa sau khi chợ Phước Vĩnh mới được xây dựng hoàn chỉnh và đưa hoạt động);
+ Huyện Bắc Tân Uyên: chợ Bà Miêu (Diện tích nhỏ, hoạt động không hiệu quả. Giải tỏa sau khi Chợ Bà Miêu mới được xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động), Chợ Tân Bình (Sau khi Chợ Tân Bình mới được xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động)
- Nâng cấp cải tạo: 02 chợ;
- Xây mới 21 chợ, trong đó: có 1 chợ Đầu mối nông sản và thực phẩm chế biến (Bàu Bàng); 02 chợ đêm: làng đại học (Dĩ An) và Chợ đêm huyện Phú Giáo.
* Đến năm 2030: Bình Dương có 124 chợ.
Phương án phát triển mạng lưới chợ tỉnh Bình Dương giai đoạn đến năm 2030
ST |
Tên chợ |
Địa điểm |
Tổng diện tích (m2) |
Hạng chợ |
Đề xuất |
Ghi chú |
|
Đến năm 2025 |
2026-2030 |
||||||
A |
DANH MỤC CHỢ NCCT |
||||||
|
TP. TDM |
|
|
|
|
|
|
1 |
Chợ TDM |
50, Nguyễn Thái Học, P. Phú Cường |
8,596 |
1 |
NCCT |
|
|
2 |
Chợ Phú Văn |
P. Phú Thọ |
1,000 |
3 |
NCCT |
|
|
3 |
Chợ Bến Thế |
P. Tân An |
1,000 |
3 |
NCCT |
|
|
4 |
Chợ Vinh Sơn |
P. Phú Hòa |
2,000 |
3 |
NCCT |
|
|
5 |
Chợ Bình Điềm |
P. Phú Hòa |
1,832 |
3 |
NCCT |
|
|
6 |
Chợ nông sản Phú Hòa (chợ Hàng bông) |
P. Phú Hòa |
8,000 |
3 |
NCCT |
|
|
|
TP.Thuận An |
|
|
|
|
|
|
7 |
Chợ Búng |
P. An Thạnh |
2,510 |
2 |
NCCT |
|
|
8 |
Chợ Thạnh Bình |
P. An Thạnh |
1,478 |
3 |
NCCT |
|
|
9 |
Chợ Lái Thiêu |
P. Lái Thiêu |
1,667 |
1 |
|
NCCT |
|
10 |
Chợ Đức Huy |
P. An Phú |
1,100 |
3 |
NCCT |
|
|
|
TP. Dĩ An |
|
|
|
|
|
|
11 |
Chợ Dĩ An |
P. Dĩ An |
7,468 |
2 |
NCCT |
|
Khu thương mại dịch vụ, phố đi bộ chợ Dĩ An |
12 |
Chợ An Bình |
P. An Bình |
750 |
3 |
NCCT |
|
Xây dựng trước 2010, xuống cấp |
13 |
Chợ Tân Quý |
P. Đông Hòa |
529 |
3 |
NCCT |
|
Hiện trạng xây tạm xuống cấp |
|
H. Bắc Tân Uyên |
|
|
|
|
|
|
14 |
Chợ Tân Bình |
Thị trấn Tân Bình |
600 |
3 |
NCCT |
|
|
|
H. Bàu Bàng |
|
|
|
|
|
|
15 |
Chợ Trừ Văn Thố |
Xã Trừ Văn Thố |
2,209 |
3 |
NCCT |
|
|
|
H. Phú Giáo |
|
|
|
|
|
|
16 |
Chợ Phước Vĩnh |
Thị trấn Phước Vĩnh |
3,700 |
2 |
NCCT |
|
Hạ tầng chợ xuống cấp |
17 |
Chợ Phước Hòa A |
Xã Phước Hòa |
|
|
NCCT |
|
Hạ tầng chợ xuống cấp |
18 |
Chợ Tân Long |
Xã Tân Long |
|
|
|
NCCT |
|
B |
DANH MỤC CHỢ GIẢI TỎA |
||||||
|
TP. Thủ Dầu Một |
|
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Cây Dừa |
P. Hiệp Thành |
179.5 |
3 |
Giải tỏa |
|
Diện tích quá nhỏ, không thu hút hộ kd |
|
TP. Dĩ An |
|
|
|
|
|
|
2 |
Chợ Nội Hóa |
P. Bình An |
1,000 |
3 |
Giải tỏa |
|
cơ sở vật chất, xuống cấp, hiện trạng chợ đã xuống cấp, quá tải; XD trước 2010; Quy mô nhỏ, xuống cấp, hệ thống thoát nước chưa đảm bảo, công tác sắp xếp ngành hàng khá chật hẹp, ảnh hưởng đến văn minh thương mại, không đảm bảo ASMT, PCCC |
|
H. Phú Giáo |
|
|
|
|
|
|
3 |
Chợ An Bình |
Xã An Bình |
1,345 |
3 |
Giải tỏa |
|
Giải tỏa sau khi chợ An Bình mới được xây dựng hoàn chỉnh và đưa hoạt động |
4 |
Chợ Phước Vĩnh |
Thị trấn Phước Vĩnh |
3,700 |
2 |
|
Giải tỏa |
Giải tỏa sau khi chợ Phước Vĩnh mới được xây dựng hoàn chỉnh và đưa hoạt động |
|
TP. Tân Uyên |
|
|
|
|
|
|
5 |
Chợ Tân Ba |
P. Thái Hòa |
|
|
Giải tỏa |
|
xuống cấp, hoạt động không hiệu quả |
|
H. Bắc Tân Uyên |
|
|
|
|
|
|
6 |
Chợ Bà Miêu |
Xã Thường Tân |
|
|
|
Giải tỏa |
Diện tích nhỏ, hoạt động không hiệu quả. Giải tỏa sau khi Chợ Bà Miêu mới được xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động |
7 |
Chợ Tân Bình |
Thị trấn Tân Bình |
|
|
|
Giải tỏa |
Sau khi Chợ Tân Bình mới được xây dựng hoàn thành đưa vào hoạt động |
C |
DANH MỤC CHỢ XÂY MỚI |
||||||
|
TP. Thủ Dầu Một |
|
|
|
|
|
|
1 |
Chợ Phú Hòa 2 |
P. Phú Hòa |
60,000 |
1 |
|
XM |
Vị trí mới cách vị trí cũ 1 km, đáp ứng đầy đủ nhu cầu một chợ chuyên doanh nông sản (6 ha) |
2 |
Chợ Thực phẩm tươi sống |
P. Chánh Nghĩa |
20.000 |
2 |
|
XM |
Vị trí xây mới thuộc Khu đô thị mới 13,6 ha ven sông Sài Gòn |
|
TP. Thuận An |
|
|
|
|
|
|
3 |
Chợ Lái Thiêu 2 |
P. Lái Thiêu |
28.000 |
2 |
|
XM |
Vị trí mới thuộc khu phố Long Thới, P. Lái Thiêu. Hiện vẫn gặp khó khăn trong phương án đền bù giải tỏa tại địa điểm mới, chưa tìm NĐT |
|
TP. Dĩ An |
|
|
|
|
|
|
4 |
Chợ đêm |
|
|
|
|
XM |
phục vụ khu vực Làng Đại học |
5 |
Chợ bán buôn nguyên phụ liệu |
|
|
|
|
XM |
|
|
TP. Bến Cát |
|
|
|
|
|
|
6 |
Chợ Toàn Yến |
P. An Điền |
|
3 |
XM |
|
|
7 |
Chợ Bến Lớn |
P. Tân Định |
|
3 |
XM |
|
|
8 |
Chợ Thùng Thơ |
P. An Tây |
|
3 |
XM |
|
|
9 |
Chợ An Tây |
P. An Tây |
|
3 |
XM |
|
|
10 |
Chợ Happy Home |
P. Mỹ Phước |
|
3 |
XM |
|
|
11 |
Chợ Hòa Lợi |
P. Hòa Lợi |
|
3 |
|
XM |
|
|
TP. Tân Uyên |
|
|
|
|
|
|
11 |
Chợ P. Uyên Hưng |
P. Uyên Hưng |
|
3 |
XM |
|
|
12 |
Chợ Tân Hiệp |
P. Tân Hiệp |
|
3 |
|
XM |
|
13 |
Chợ Thạnh Phước |
P. Thạnh Phước |
|
3 |
|
XM |
|
14 |
Chợ Khánh Bình |
P. Khánh Bình |
|
2 |
|
XM |
|
|
H. Bắc Tân Uyên |
|
|
|
|
|
|
15 |
Chợ Tân Lập |
|
|
3 |
XM |
|
|
16 |
Chợ Hiếu Liêm |
Xã Hiếu Liêm |
|
3 |
XM |
|
|
17 |
Chợ Bà Miêu |
Xã Thường Tân |
|
3 |
XM |
|
Tại vị trí được quy hoạch |
18 |
Chợ Thường Tân 2 |
Xã Thường Tân |
|
3 |
|
XM |
|
19 |
Chợ Tân Mỹ |
Xã Tân Mỹ |
|
3 |
|
XM |
|
20 |
Chợ Tân Bình |
Thị trấn Tân Bình |
|
3 |
|
XM |
Tại vị trí được quy hoạch |
|
H. Bàu Bàng |
|
|
|
|
|
|
21 |
Chợ Lai Hưng |
Xã Lai Hưng |
|
3 |
XM |
|
|
22 |
Chợ Đầu mối nông sản |
|
|
ĐMNS |
|
XM |
quy mô cấp Vùng, gắn với sự phát triển logistics |
|
H. Phú Giáo |
|
|
|
|
|
|
23 |
Chợ An Bình |
Xã An Bình |
|
3 |
XM |
|
Xây mới tại vị trí được quy hoạch |
24 |
Chợ Tam Lập |
Xã Tam Lập |
|
3 |
XM |
|
|
25 |
Chợ Phước Vĩnh |
Thị trấn Phước Vĩnh |
|
3 |
XM |
|
|
26 |
Chợ Phước Hòa |
Xã Phước Hòa |
|
3 |
XM |
|
Xây mới tại vị trí được quy hoạch |
27 |
Chợ An Linh |
Xã An Linh |
|
3 |
|
XM |
|
28 |
Chợ Phước Sang |
Xã Phước Sang |
|
3 |
|
XM |
|
29 |
Chợ Tân Hiệp |
Xã Tân Hiệp |
|
3 |
|
XM |
|
30 |
Chợ An Thái |
Xã An Thái |
|
3 |
|
XM |
|
31 |
Chợ An Long |
Xã An Long |
|
3 |
|
XM |
|
32 |
Chợ đêm Phú Giáo |
|
|
3 |
|
XM |
Xây mới tại vị trí được quy hoạch |
|
H. Dầu Tiếng |
|
|
|
|
|
|
23 |
Chợ Minh Thạnh |
Xã Minh Thạnh |
|
3 |
|
XM |
|
34 |
Chợ Định Thành |
Xã Định Thành |
|
3 |
|
XM |
|
3. Định hướng giai đoạn sau năm 2030
- Sau năm 2030 định hướng quy hoạch các chợ có đủ điều kiện sẽ chuyển đổi thành mô hình thương mại hiện đại, Siêu thị, Trung tâm thương mại phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương
- Phát triển mới 01 chợ đầu mối nông sản tại tại huyện Bắc Tân Uyên (quy mô 100- 150 ha)./.