Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2025 phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng gắn với nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu | 529/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 26/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 26/06/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Nguyễn Hữu Tháp |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 529/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 26 tháng 6 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/03/2022 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển lâm nghiệp bền vững đến 2025 và định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Tờ trình số 294/TTr-SNNMT ngày 23 tháng 6 năm 2025 (kèm theo hồ sơ) .
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng gắn với nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum định hướng đến 2045 (kèm theo quyết định này) với các nội dung chính sau:
Quan điểm chung là Phát triển rừng sản xuất theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 sớm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có sự liên kết giữa phát triển rừng với chế biến và thương mại lâm sản. Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa và tổ chức liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị lâm sản hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.
- Đẩy mạnh phát triển rừng trồng gỗ lớn, sử dụng hợp lý, có hiệu quả diện tích đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất; sớm hình thành vùng kinh doanh rừng gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu ổn định, lâu dài gắn với phát triển công nghiệp chế biến tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
1. Mục tiêu chung:
Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045:
- Hình thành được vùng nguyên liệu gỗ, tre nứa tập trung với quy mô khoảng 118.000 ha, đáp ứng nguyên liệu các cho nhà máy chế biến gỗ công suất 100.000 m3/năm và tiêu dùng nội tỉnh.
- Đưa năng suất rừng gỗ lớn trồng mới đạt trên 20 m3/ha/năm (Mức trung bình của cả nước). Phấn đấu rừng trồng mới khi đưa vào khai thác đạt trữ lượng trên 200 m3/ha/10 năm. Đưa tỷ lệ gỗ lớn (gỗ xẻ có đường kính ≥ 20 cm) vào chế biến tinh sâu từ 25-35% sản lượng khai thác hiện nay lên 50% vào năm 2030.
- Thu hút nhà máy chế biến gỗ công suất 100.000 m3/năm.
- Trên 50% cơ sở chế biến gỗ, lâm sản đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến và 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng nội tỉnh được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững vào năm 2030.
- Rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, đến năm 2030 đạt trên 50.000 ha.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 529/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 26 tháng 6 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/03/2022 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển lâm nghiệp bền vững đến 2025 và định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Tờ trình số 294/TTr-SNNMT ngày 23 tháng 6 năm 2025 (kèm theo hồ sơ) .
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng gắn với nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum định hướng đến 2045 (kèm theo quyết định này) với các nội dung chính sau:
Quan điểm chung là Phát triển rừng sản xuất theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 sớm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có sự liên kết giữa phát triển rừng với chế biến và thương mại lâm sản. Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa và tổ chức liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị lâm sản hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.
- Đẩy mạnh phát triển rừng trồng gỗ lớn, sử dụng hợp lý, có hiệu quả diện tích đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất; sớm hình thành vùng kinh doanh rừng gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu ổn định, lâu dài gắn với phát triển công nghiệp chế biến tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
1. Mục tiêu chung:
Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045:
- Hình thành được vùng nguyên liệu gỗ, tre nứa tập trung với quy mô khoảng 118.000 ha, đáp ứng nguyên liệu các cho nhà máy chế biến gỗ công suất 100.000 m3/năm và tiêu dùng nội tỉnh.
- Đưa năng suất rừng gỗ lớn trồng mới đạt trên 20 m3/ha/năm (Mức trung bình của cả nước). Phấn đấu rừng trồng mới khi đưa vào khai thác đạt trữ lượng trên 200 m3/ha/10 năm. Đưa tỷ lệ gỗ lớn (gỗ xẻ có đường kính ≥ 20 cm) vào chế biến tinh sâu từ 25-35% sản lượng khai thác hiện nay lên 50% vào năm 2030.
- Thu hút nhà máy chế biến gỗ công suất 100.000 m3/năm.
- Trên 50% cơ sở chế biến gỗ, lâm sản đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến và 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng nội tỉnh được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững vào năm 2030.
- Rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, đến năm 2030 đạt trên 50.000 ha.
- Góp phần nâng tỷ lệ che phủ của rừng, tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa nguồn nước và khí hậu; nâng cao giá trị kinh tế của rừng, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập nhằm nâng cao đời sống con người dân trong vùng dự án và bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự cho vùng biên giới.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU (Đề án với 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chính) cụ thể như sau:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Đề án
2. Nhóm giải pháp về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp
3. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh ứng dụng giống, quy trình kỹ thuật và máy móc, thiết bị tiến bộ vào trồng rừng nguyên liệu
4. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại và tạo thương hiệu cho sản phẩm; Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho chủ thể trồng rừng nguyên liệu:
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách: đất đai, tài chính, tín dụng và đầu tư
6. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác phát triển rừng, đặc biệt là rừng sản xuất.
8. Thực hiện cơ chế, chính sách lâm nghiệp
9. Phát triển kinh tế lâm nghiệp
10. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp
11. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên
(Chi tiết có phụ lục kèm theo)
IV. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Đề án là 7.903.541,1 triệu đồng, trong đó Ngân sách Nhà nước Trung ương hỗ trợ là 252.473,7 triệu đồng chiếm 3,2% thông qua chính sách tại Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; Ngân sách địa phương hỗ trợ là 26.840 triệu đồng chiếm 0,3% thực hiện các chương trình đào tạo, dự án ưu tiên của tỉnh; Vốn của doanh nghiệp, vốn vay, huy động nguồn lực xã hội là 7.624.227,5 triệu đồng chiếm 96,5%.
1. Sở Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Đề án. Định kỳ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sơ kết, tổng kết việc thực hiện đề án theo quy định.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, tổng hợp nhu cầu kinh phí hằng năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân phân bổ thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định.
2. Thủ trưởng các sở, ban ngành, địa phương; các đơn vị chủ rừng căn cứ chức năng nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án; định kỳ 6 tháng và hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Công Thương; Thủ trưởng các địa phương; các đơn vị chủ rừng và các tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ ÁN
(Kèm
theo Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2025 của Ủy ban nhân dân
tỉnh)
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Đề án
- Các cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội phát huy vai trò trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển rừng sản xuất.
- Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống gần rừng thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh.
2. Nhóm giải pháp về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp
- Đảm bảo đủ diện tích quỹ đất để phát triển rừng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và kế hoạch của tỉnh.
- Xây dựng các cụm công nghiệp, các nhà máy chế biến phù hợp với các định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn tỉnh nói chung và các địa phương nói riêng.
- Phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến gỗ phải phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển vùng. Tổ chức, cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến gỗ nhằm cân đối giữa nguồn lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ đồng thời phát triển công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn sau năm 2025.
- Ưu tiên bố trí các doanh nghiệp chế biến vào hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí mặt bằng và có cơ chế hỗ trợ đưa các doanh nghiệp chế biến gỗ vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp các cấp. Trong đó, tập trung nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền cấp xã; thành lập các Hợp tác xã lâm nghiệp để tập hợp các hộ gia đình có diện tích trồng rừng tham gia vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng và trồng rừng gỗ lớn.
- Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng gỗ lớn, đầu tư cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại; tạo môi trường liên kết chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Tập trung hướng dẫn, kêu gọi các doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy trên địa bàn và hỗ trợ các chủ rừng, liên kết để thực hiện “chứng chỉ rừng trồng FSC”.
- Ứng dụng giống tiến bộ
Áp dụng trồng các giống cây lâm nghiệp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đồng thời khuyến cáo trồng những loài cây lâm nghiệp lấy nguyên liệu gỗ phù hợp với điều kiện lập địa tại địa phương, đảm bảo đạt năng suất, chất lượng, ổn định. Thực hiện đúng theo Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
Tiếp tục tập trung nghiên cứu phát triển về công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất của giống cây lâm nghiệp đang trồng phổ biến đồng thời không ngừng nghiên cứu tìm và tạo giống cây mới có hiệu quả cao phục vụ cho lâm nghiệp tại địa phương.
Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào khâu chọn, tạo giống mới, trồng và chăm sóc rừng để tạo nguồn nguyên liệu. Xây dựng các Vườn ươm cây giống áp dụng công nghệ cao từ việc chọn tạo giống và nhân giống như công nghệ tế bào, công nghệ sử dụng vật liệu mới ở vườn ươm, công nghệ tưới phun.
Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chuyển nhượng bản quyền công nghệ, giống, thiết bị tiên tiến sản xuất, chế biến gỗ mà trong nước chưa sản xuất được.
- Ứng dụng quy trình kỹ thuật
Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc và phát triển các loài cây lâm nghiệp cho năng suất cao đồng thời không ngừng cải tiến để phù hợp với thực tiễn sản xuất.
Áp dụng các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng ở mức độ cao, chú trọng đầu tư các khâu quan trọng như: Làm đất, bón phân, tăng số lần chăm sóc rừng trồng, thực hiện tốt các nội dung biện pháp nuôi dưỡng rừng.
Hỗ trợ tập huấn về công nghệ thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, PEFC, CoC, ISO,... cho doanh nghiệp chế biến và người trồng rừng.
- Ứng dụng máy móc, thiết bị
Tập trung đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, thiết bị hiện đại vào khâu chọn, tạo giống, trồng rừng, khai thác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới, nâng cao thương hiệu Việt.
Không ngừng đổi mới áp dụng các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác phát triển trồng rừng nguyên liệu. Việc sử dụng máy móc tiến bộ cần được tiến hành và áp dụng phù hợp với thực tiễn sản xuất của tỉnh trong các khâu, các bước quan từ tạo giống, làm đất, trồng, chăm sóc nhằm đảm bảo tối ưu hoá hiệu quả và năng suất.
4. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại và tạo thương hiệu cho sản phẩm
- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho chủ thể trồng rừng nguyên liệu.
Cung cấp các thông tin cần thiết, chính xác, đầy đủ về thị trường tiêu thụ gỗ nguyên liệu đối với các chủ thể trồng rừng để họ nắm bắt và chủ động việc mua bán sản phẩm từ rừng trồng.
Tạo cơ chế, chính sách, đầu tư và hỗ trợ cho các chủ thể trồng rừng chủ động tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm sản tại địa phương, trong tỉnh và các khu vực lân cận.
Hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình trồng rừng xen canh cây ngắn ngày tạo sinh kế bền vững, giúp người dân có thu nhập ổn định trong thời gian trồng rừng gỗ lớn. Hỗ trợ kinh phí cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đối với rừng trồng gỗ lớn, để nâng cao giá trị gia tăng và tiếp cận được với thị trường thế giới.
- Liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa trồng rừng và chế biến kinh doanh lâm sản.
Xây dựng chuỗi giá trị rừng từ trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu, trong đó tập trung phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với doanh nghiệp thu mua chế biến để nâng cao giá trị, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm nhằm tiến đến quy trình khép kín phục vụ cho phát triển ngành gỗ bền vững.
Xúc tiến các nhà đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy trên cơ sở các diện tích đã được đưa vào Đề án để thực hiện việc liên doanh, liên kết trong trồng rừng, thu mua lâm sản. Đẩy mạnh việc thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp để thực hiện việc liên doanh, liên kết các hộ gia đình, cá nhân phát triển vùng nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện quản lý rừng bền vững.
Khuyến khích các chủ rừng là tổ chức xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng trồng, chủ động liên liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư của các nhà máy chế biến gỗ.
Xây dựng môi quan hệ liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân trồng rừng với người sản xuất, chế biến và kinh doanh thành một chuỗi khép kín, thống nhất các tiêu chuẩn của ngành, quan tâm vấn đề lợi ích từng công đoạn và thương hiệu đầu ra của sản phẩm để đảm bảo hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh để tạo ra quy mô sản lượng lớn... đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
a) Chính sách về đất đai
Tiếp tục việc thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để thực hiện việc trồng rừng sản xuất.
Tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính cấp đất, giải phóng mặt bằng trong đầu tư.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng và đưa vào hoạt động các khu, cụm, điểm công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất thu hút các dự án chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
b) Chính sách tài chính và tín dụng
Huy động các thành phần kinh tế trong nước theo cơ chế liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp cùng góp vốn để phát triển rừng, hình thành vùng nguyên liệu cho chế biến gỗ; phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng; khuyến khích phát triển nông lâm kết hợp, trang trại lâm nghiệp theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan, tổ chức tín dụng của tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và vay vốn trung và dài hạn được hỗ trợ lãi. Tiếp cận các cơ chế chính sách mới (Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) và vay vốn với lãi suất ưu đãi theo Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; các chi nhánh ngân hàng thương mại tích cực triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản theo Công văn số 5631/NHNN-TD ngày 14/7/2023 và 2756/NHNN-TD ngày 15/4/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản triển khai chương trình tín dụng chính sách có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
c) Chính sách đầu tư
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các thành phần kinh tế trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Hỗ trợ kinh phí chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.
Hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình trồng rừng xen canh cây ngắn ngày tạo sinh kế bền vững, giúp người dân có thu nhập ổn định trong thời gian trồng rừng gỗ lớn. Hỗ trợ kinh phí cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đối với rừng trồng gỗ lớn, để nâng cao giá trị gia tăng và tiếp cận được với thị trường thế giới.
Đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng các loài giống cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tập quán và trình độ canh tác của người dân. Hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác về lâm nghiệp để tích tụ đất đai và liên kết sản xuất. Hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp, vườn ươm giống chất lượng cao tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung.
Xây dựng và triển khai định giá rừng, định giá đất gắn với rừng, thúc đẩy việc đăng ký đất, đăng ký tài sản trên đất (rừng) và giá trị rừng làm căn cứ cho việc thế chấp và bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, hạn chế rủi ro để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh gỗ lớn.
Ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường phục vụ cho hoạt động chế biến gỗ theo Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, xử lý kinh phí khuyến công.
Đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng các loài giống cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tập quán và trình độ canh tác của người dân. Hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác về lâm nghiệp để tích tụ đất đai và liên kết sản xuất. Hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp, vườn ươm giống chất lượng cao tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung.
6. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Thường xuyên tập huấn kỹ thuật trong công tác phát triển rừng trồng nguyên liệu đối với các chủ rừng là các tổ chức và các hộ gia đình…nhằm nâng cao kiến thức trong trồng rừng qua đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đào tạo kiến thức và kỹ năng, tay nghề phù hợp với sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ, nâng cao trình độ vận hành máy móc, thiết bị của công nhân, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành sản xuất, kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của đội ngũ quản lý cấp sơ - trung và kỹ năng quản lý, điều hành của cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ để nâng cao tay nghề cho công nhân và cán bộ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; chú trọng đào tạo cán bộ nghiên cứu và lao động kỹ thuật trình độ chuyên môn cao.
Thu hút nghệ nhân giỏi ở trong tỉnh và các địa phương trong nước tham gia truyền nghề, đào tạo nghề lồng ghép với nguồn vốn đào tạo nghề của chương trình nông thôn mới.
Lồng ghép hỗ trợ tăng cường đào tạo tay nghề công nhân chế biến gỗ. Thường xuyên tổ chức tham quan trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường, công nghệ mới.
Huy động và gắn kết các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ phát triển rừng, trồng rừng nguyên liệu, trồng rừng gỗ lớn. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, chính sách nông nghiệp của tỉnh... để hỗ trợ, thúc đẩy trồng rừng sản xuất.
Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật của mình. Ngoài ra, cần đổi mới chương trình và linh hoạt trong tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn. Thành lập các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề chế biến gỗ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các khu vực chế biến lâm sản tập trung của tỉnh. Tổ chức các hội thi tay nghề hàng năm.
Tiếp tục rà soát diện tích 3 loại rừng cho phù hợp với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; rà soát lại hiện trạng rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp cho đúng với thực trạng trên địa bàn toàn tỉnh theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xác định rõ lâm phần quản lý, xây dựng phương án thay thế chủ thể quản lý lâm phần cho phù hợp. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng theo quy định trước năm 2030; tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung giải quyết dứt điểm diện tích đất chồng lấn, lấn chiếm nằm trong lâm phần của các đơn vị chủ rừng trước năm 2025, không để phát sinh diện tích lấn chiếm mới; Xử lý cấp quyền sử dụng đất để người dân ở và sản xuất đối với diện tích đất chồng lấn, lấn chiếm; tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, trong đó có tạo việc làm phi nông nghiệp cho người đồng bào dân tộc thiểu số như như đan lát, sản xuất đồ gỗ, buôn bán lâm sản ngoài gỗ, cơ khí nhỏ, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống... để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng làm nương rẫy.
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ, kiên quyết đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật. Rà soát, xử lý dứt điểm các loại phương tiện dùng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị trường. Trồng thử nghiệm, xác định được danh mục các loài cây trồng rừng mới phù hợp trên địa bàn tỉnh phục vụ cho trồng rừng sản xuất. Quản lý chặt chẽ nguồn giống trong trồng rừng, giám sát chặt chẽ từ khi trồng đến khi thu hoạch để đảm bảo trồng rừng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn trồng rừng.
8. Thực hiện cơ chế, chính sách lâm nghiệp
- Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành theo quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản liên quan. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách mới như: Chính sách thúc đẩy xã hội hóa lâm nghiệp, phát triển lâm nghiệp cộng đồng, chính sách cung ứng tín chỉ các bon. Thí điểm thực hiện chính sách bảo hiểm trong lâm nghiệp đặc biệt là bảo hiểm rừng trồng.
- Rà soát các chính sách hỗ trợ phát triển rừng của Trung ương và địa phương, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp theo thẩm quyền trên cơ hài hòa với Luật Đất đai, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường và các điều ước quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững; trọng tâm là chính sách đất đai và chính sách vốn để tạo điều kiện để doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng đất có hiệu quả và tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi để phát triển lâm nghiệp, chính sách thu hút đầu tư phát triển rừng trồng và sản xuất chế biến gỗ, các hoạt động hỗ trợ người dân tham gia phát triển kinh tế lâm nghiệp .
- Thực hiện tốt chính sách phát triển rừng gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và làm giàu từ rừng cho người dân, cộng đồng dân cư; khuyến khích người dân trồng rừng, nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ cho người dân sống được bằng nghề rừng và vươn lên làm giàu từ nghề rừng.
9. Phát triển kinh tế lâm nghiệp
- Tập trung đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là thu hút đầu tư các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng và thu hút trồng rừng và sản xuất lâm sản theo hướng hiện đại, phát triển dược liệu dưới tán rừng, du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu, lựa chọn, tập trung phát triển mạnh mẽ các mô hình kinh tế lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng dân cư và hợp tác xã kiểu mới phù hợp. Phát triển các hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế, kinh tế hợp tác, kinh tế chia sẻ trong lâm nghiệp. Phát triển các mô hình nông-lâm kết hợp gắn với sinh kế của người dân sống gần rừng. Khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất trồng cây nông nghiệp hàng năm trên đất lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây lâm nghiệp.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đồng bộ, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và dịch vụ logistics. Phát triển hệ thống đường lâm nghiệp gắn kết vùng nguyên liệu quy mô, tập trung với nhà máy chế biến; giảm chi phí vận chuyển, tăng giá trị sản phẩm gỗ. Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng logistics, kho bãi phục vụ phát triển sản xuất, bảo quản và chế biến lâm sản.
- Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về lâm nghiệp; tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức lâm nghiệp quốc tế, khu vực và song phương về triển khai các chương trình, dự án, hoạt động tăng cường năng lực, chuyển giao, hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp. Phát triển thị trường lâm sản, chủ động tham gia chuỗi cung lâm sản toàn cầu.
10. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp
- Bố trí, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho ngành lâm nghiệp thông qua chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
- Đa dạng nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện đề án, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo quy định. Tăng cường vận động, tạo cơ chế huy động các nguồn đầu tư, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào lĩnh vực lâm nghiệp.
11. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên
Xác định các dự án, hạng mục ưu tiên đầu tư về phát triển rừng nguyên liệu gắn với phát triển công nghệ chế biến để định hướng kêu gọi thu hút đầu tư thời gian tới để có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả bao gồm:
Phát triển vùng nguyên liệu ổn định để kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, diện tích phát triển trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2021-2030 là 22.810 ha cần gắn với các nhà máy hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến gỗ đã có chủ trương đầu tư. Tiếp tục kêu gọi, xúc tiến đầu tư các nhà máy chế biến gỗ tinh sâu, công suất lớn để thúc đẩy nhanh việc liên doanh, liên kết, quản lý rừng bền vững.
Xúc tiến, kêu gọi các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư việc xây dựng các mô hình liên doanh, liên kết; xây dựng phương án quản lý rừng trồng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trồng.
Xây dựng hệ thống đường ranh cản lửa kết hợp vận chuyển cây giống, phân bón và thi công trồng rừng: 180 km; Thiết lập hệ thống vườn ươm ứng dụng công nghệ cao (10 vườn). Việc xây dựng các hạng mục hạ tầng lâm sinh được lồng ghép trong các chương trình, dự án: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; Nông thôn mới; các dự án lâm nghiệp; các dự án giao thông nông thôn...
Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quy hoạch hệ thống rừng giống, vườn ươm đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng FSC, CoC, PEFC và xây dựng thương hiệu gỗ và sản phẩm từ gỗ của tỉnh Kon Tum.
Tập trung thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững: Quy hoạch diện tích đất trồng rừng mang tính tập trung, tránh trường hợp đầu tư phân tán; thủ tục cấp đất trồng rừng thông thoáng, có quy hoạch vùng cụ thể; thực hiện chăm sóc, bảo vệ theo hướng bền vững để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết về chứng chỉ rừng (FSC) để phát triển và khai thác rừng trồng gỗ lớn.
Giải quyết tốt về giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng gỗ tốt; tiến hành các biện pháp thâm canh theo đúng quy trình. Ưu đãi tín dụng đối với các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng gắn với hoạt động sản xuất, chế biến gỗ. Tiến tới đạt rừng chứng chỉ FSC với quy mô, diện tích 50.000 ha đến năm 2040.
Chương trình phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ: cần có chủ trương chính sách kịp thời để ưu đãi phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh như chế tạo phụ kiện, đinh vít, sản xuất bao bì, hóa chất... nhằm giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ nhằm phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Đồng thời, từng bước xây dựng và hình thành cơ sở tập trung cho hoạt động nhập khẩu, xẻ sấy gỗ theo quy cách tiêu chuẩn phù hợp để đáp ứng cho cả thị trường đồ gỗ trong tỉnh và cả nước.
Tập trung đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào khâu chọn, tạo giống, trồng rừng, khai thác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới, nâng cao thương hiệu Việt. Đồng thời, triển khai các hoạt động nghiên cứu công nghệ (thiết kế sản phẩm) và đào tạo nghề cho ngành chế biến lâm sản. Có chính sách để ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện.
Lồng ghép các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Chương trình Khuyến công, Chương trình Xúc tiến thương mại, Chương trình khuyến nông, Khuyến lâm, Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp... của tỉnh để hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ. Đặc biệt, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp trong đầu tư đổi mới, ứng dụng máy móc, thiết bị mới vào sản xuất và chuyển giao công nghệ trong chế biến gỗ; nghiên cứu ứng dụng khoa học về giống; tìm kiếm, mở rộng và xúc tiến thị trường xuất khẩu sản phẩm.
Triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2025 - 2030 đồng bộ với quy hoạch lâm nghiệp để có cơ sở triển khai thực hiện việc đầu tư trồng rừng gỗ nguyên liệu.
Xây dựng và triển khai thực hiện các Dự án trồng rừng sản xuất nhằm đẩy mạnh công tác trồng rừng, trồng cây phân tán trên toàn bộ diện tích đất chưa có rừng đã quy hoạch phát triển lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng đầu tư trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ gỗ nguyên liệu giấy, chế biến gỗ nhỏ và ván nhân tạo.
Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng bằng giải pháp chuyển hóa rừng trồng hiện có và thâm canh trồng rừng gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi đối với cây mọc nhanh, sau 25 năm tuổi đối với cây bản địa và cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm). Thúc đẩy việc trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo yêu cầu của thị trường quốc tế, kiểm soát công tác trồng rừng từ khâu tạo giống đến khai thác gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng.
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu; kêu gọi các tổ chức có tiềm lực kinh tế đầu tư trong lĩnh vực trồng rừng; triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
KON TUM THÁNG 6/2025 |
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Văn bản Trung ương
2. Văn bản của địa phương
3. Các tài liệu sử dụng để xây dựng Đề án
PHẦN 2. BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
1. Bối cảnh quốc tế
2. Bối cảnh quốc gia
3. Bối cảnh tỉnh Kon Tum
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý, hành chính
1.2. Địa hình
1.3. Khí hậu, thuỷ văn
1.4. Địa chất thổ nhưỡng
1.5. Tài nguyên rừng
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1. Kinh tế
2.2. Xã hội
3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội đến phát triển lâm nghiệp
3.1. Thuận lợi
3.2. Khó khăn
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG, CHẾ BIẾN LÂM SẢN GIAI ĐOẠN 2020-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
1. Tổ chức quản lý rừng
1.1. Quy hoạch rừng theo chức năng sử dụng
1.2. Tổ chức hệ thống quản lý rừng
2. Phát triển rừng
2.1. Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng
2.2. Trồng rừng sản xuất
2.3. Khoanh nuôi phục hồi rừng
3. Khai thác, sử dụng rừng.
4. Tổ chức mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản.
5. Tổng thu của ngành lâm nghiệp và kết quả huy động tối đa nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững 2021-2025:
6. Đánh giá hoạt động sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2020-2025.
6.1. Kết quả đạt được
6.2. Tồn tại, hạn chế
6.3. Nguyên nhân tồn tại, yếu kém
PHẦN 3. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG
II. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045
3. Các dự báo
3.1. Nhu cầu thị trường về các sản phẩm lâm sản đã qua chế biến
3.2. Nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở chế biến trong tỉnh Kon Tum
3.3. Khoa học, công nghệ đối với trồng rừng nguyên liệu
3.4. Khoa học, công nghệ đối với chế biến và kinh doanh lâm sản
3.5. Môi trường kinh doanh tỉnh Kon Tum
3.6. Biến đổi khí hậu
4. Định hướng phát triển rừng trồng nguyên liệu và công nghiệp chế biến
4.1. Định hướng phát triển rừng trồng nguyên liệu
4.2. Định hướng phát triển công nghệ chế biến lâm sản
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Đề án
2. Nhóm giải pháp về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp
3. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh ứng dụng giống, quy trình kỹ thuật và máy móc, thiết bị tiến bộ vào trồng rừng nguyên liệu
4. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại và tạo thương hiệu cho sản phẩm
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
5.1. Chính sách về đất đai
5.2. Chính sách tài chính và tín dụng
5.3. Chính sách đầu tư
6. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước; phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị-xã hội trong công tác phát triển rừng, đặc biệt là rừng sản xuất
8. Thực hiện cơ chế, chính sách lâm nghiệp
9. Phát triển kinh tế lâm nghiệp
10. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp
11. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên
IV. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Khái toán kinh phí thực hiện đề án
2. Phân nguồn đầu tư
3. Hiệu quả kinh tế
3.1. Về kinh tế
3.2. Về xã hội
3.3. Về môi trường
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Môi trường
2. Sở Công Thương
3. Sở Tài chính
4. Sở Khoa học và Công nghệ
5. Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố (sau này là UBND cấp xã)
6. Ngân hàng Nhà nước tỉnh, các tổ chức tín dụng, Chi cục thuế khu vực
PHẦN 4. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Kon Tum xác định: Phát huy lợi thế rừng và đất rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và làm giàu từ rừng cho người dân, cộng đồng dân cư; gắn việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích người dân nhận khoán và trồng rừng. Rà soát đất lâm nghiệp còn trống thu hồi diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm và các dự án không hiệu quả để trồng lại rừng; lựa chọn cơ cấu cây trồng có năng suất, chất lượng, chu kỳ kinh doanh ngắn; các loại cây gỗ quí hiếm; đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu theo quy hoạch gắn với thu hút nhà máy chế biến lâm sản, phấn đấu đến năm 2025 trồng thêm được 15.000 ha rừng... Như vậy phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp đã được Đảng bộ tỉnh quan tâm, đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành lâm nghiệp trong thời gian đến.
Kon Tum có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp thời kỳ 2021-2030 là 640.985 ha phân theo chức năng 03 loại rừng như sau: Diện tích đất rừng đặc dụng 95.015 ha; đất rừng phòng hộ 160.625 ha; diện tích đất rừng sản xuất 385.345 ha. Diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng theo kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2024 hơn 101.737 ha, độ che phủ của rừng 63,69%, tổng trữ lượng gỗ 83,316 triệu m3 đây được xem là thế mạnh của ngành lâm nghiệp[1].
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 12 Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lâm sản (trong đó có 9 công ty đang hoạt động và 3 công ty đang tạm ngưng hoạt động), 13 cơ sở sản xuất kinh doanh và chế biến gỗ (trong đó 08 cơ sở đã ngừng hoạt động) và hơn 200 cơ sở chế biến mộc dân dụng khác. Nhìn chung, các sản phẩm chế biến từ gỗ còn chưa phong phú, đa dạng, phần lớn sản phẩm gỗ chỉ phục vụ tiêu dùng nội địa, chưa chú trọng sản xuất, chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Trong thời gian qua tỉnh Kon Tum đã có nhiều chủ trương, giải pháp phát triển lâm nghiệp góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo, làm cho diện mạo nông thôn của tỉnh khởi sắc hơn; đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng ngành lâm nghiệp của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, đóng góp vào tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh còn hạn chế. Nguồn lực đầu tư cho ngành lâm nghiệp còn ít. Việc tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng chưa hiệu quả.
Thực tế tỉnh Kon Tum vẫn còn là tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu, nhu cầu về vốn đầu tư lớn nhưng khả năng đáp ứng có hạn. Quy mô kinh tế còn nhỏ, công nghệ sản xuất có năng lực cạnh tranh thấp. Quá trình đầu tư cho công tác trồng rừng, chế biến chưa được bài bản. Nên diện tích trồng và vùng trồng phục vụ cho chế biến, đặc biệt là chế biến sâu còn ít.
Trong bối cảnh tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp; tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Quảng Ngãi thành tỉnh Quảng Ngãi, khi đó nguồn lực đầu tư được tăng cường, dư địa được mở rộng, chính sách được thông thoáng, kết nối giao thông là logictis được phát triển theo hướng đồng bộ. Từ đó tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho môi trường kinh doanh rừng và chế biến trong thời gian tới.
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện tại và yêu cầu phát triển trong tương lai việc xây dựng Đề án phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng gắn với nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum định hướng đến năm 2045 là hoạt động hết sức cần thiết, góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển rừng trồng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành lâm nghiệp của tỉnh, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Luật Lâm nghiệp năm 2017;
- Luật Đất đai năm 2024;
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
- Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số 91/2024/NĐ-CP, ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;
- Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp;
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ, về sắp xếp đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông lâm nghiệp;
- Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp;
- Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 05/8/2021 của Chính phủ về Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2030;
- Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”;
- Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng;
- Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/03/2022 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030;
- Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 24/8/2024 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt “Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013 của Bộ NN và PTNT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;
- Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCLN ngày 21/4/2014 của Bộ NN và PTNT về phê duyệt Đề án: “Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”;
- Quyết định số 919/QĐ-BNN-TCLN ngày 5/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến;
- Quyết định số 957/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/5/2014 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về việc Kế hoạch hành động phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ;
- Quyết định số 6448/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 của Bộ Công thương phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại vùng Tây Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
- Quyết định số 23/QĐ-BNN-TCLN ngày 04/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp;
- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về biện pháp lâm sinh;
- Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;
- Thông tư số 22/2021/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp;
- Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp;
- Các văn bản liên quan khác.
- Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30/9/2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI;
- Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 02/12/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2021;
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển lâm nghiệp bền vững đến 2025 và định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
- Nghị quyết số 56/2020/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025;
- Các văn bản liên quan khác.
3. Các tài liệu sử dụng để xây dựng Đề án
- Kết quả kiểm kê rừng năm 2014 tỉnh Kon Tum;
- Kết quả rà soát cập nhật diễn biến rừng năm 2024 tỉnh Kon Tum;
- Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2024;
- Báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Kon Tum năm 2024,
- Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI; Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII
- Các tài liệu liên quan khác.
4. Một số vấn đề đặt ra cần phải giải quyết đối với đề án
Đề án cụ thể hóa chủ trương theo Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30/9/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI.
Đề án xây dựng nhằm định hướng phát triển rừng gắn với chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo hướng bền vững, tạo sinh kế cho người dân và ngăn chặn tiến đến chấm dứt tình trạng suy thoái rừng cả về số lượng và chất lượng rừng, từng bước nâng cao diện tích và chất lượng rừng hướng đến cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC.
Đề án phải có tính khả thi, sát với thực tế, chỉ ra được trữ lượng nguyên liệu gỗ hiện có, tiềm năng trong tương lai trên cơ sở đó đề xuất nhà máy chế biến với công suất phù hợp. Xác định được vùng trồng, loài cây năng suất sản lượng để Nhà đầu tư vào có đất để trồng.
PHẦN 2. BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang là hai xu thế lớn, chi phối sâu sắc tiến trình phát triển của nhân loại. Sự đan xen của các quá trình hội nhập đưa thế giới đến một “cấu trúc ma trận” các hiệp định tự do thương mại (FTA) trên nhiều tuyến và nhiều cấp độ, trong đó phải kể đến các FTA thế hệ mới. Xu thế đổi mới công nghệ diễn ra nhanh, đặt ra nguy cơ lớn về tụt hậu song cũng là điều kiện cho các nước đi sau thực hiện các bước phát triển rút ngắn qua việc tận dụng những thành quả phát triển của nhân loại. Tuy không có ưu thế về công nghệ, vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh nghiệm quản lý và điều hành nền kinh tế, v.v.. như các nước phát triển, nhưng nhờ hội nhập và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các nước đang phát triển có thể huy động và phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực, tiếp nhận kiến thức, công nghệ và kinh nghiệm quốc tế, để thực hiện “đi tắt, đón đầu”.
Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, tiếp tục phát triển năng động có vị trí địa kinh tế - chính trị ngày càng quan trọng. Đây cũng là địa bàn cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các cường quốc, thể hiện qua những sáng kiến và kế hoạch lớn như Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, Vành Đai con đường, v.v.... Tiểu vùng Mêkông tiếp tục là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế nhờ quá trình mở cửa, cải cách, chuyển đổi sang cơ chế thị trường và tăng cường hợp tác xuyên biên giới; song các vấn đề về ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn nước ngọt và nước biển dâng đang là thách thức không nhỏ đối với mục tiêu phát triển bền vững của các nước trong tiểu vùng.
Các quốc gia Đông Nam Á với 11 quốc gia thành viên sẽ trở thành khu vực thương mại tự do (AFTA) nhằm mở rộng hợp tác phát triển kinh tế, bảo vệ hoà bình và sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời mở rộng hợp tác thương mại với các nước có tiềm năng lớn ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…dẫn đến nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm tăng cao trong đó có sản phẩm lâm nghiệp.
Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chung trong khu vực và quốc tế; toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, hội nhập kinh tế là tất yếu.
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam từ một nước chậm phát triển, khó khăn, nghèo nàn về kinh tế, hạn chế về hợp tác quốc tế… đã vươn lên trở thành nước có nền kinh tế trung bình, hội nhập sâu rộng và vị thế không ngừng được khẳng định trên trường quốc tế. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao, đa dạng, phong phú về chất lượng và số lượng. Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo về kinh tế trở thành quốc gia thu nhập trung bình. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số.
Năm 2024, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. GDP thực tăng ước khoảng 6,5% trong năm 2020, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2023, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Cả nước đang nỗ lực bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phấn đấu trở thành quốc gia hùng mạnh, tự lực tự cường phát triển nhanh bền vững. Ngành lâm nghiệp cũng không đứng ngoài cuộc, cần có những quyết sách đúng đắn để đưa ngành lâm nghiệp phát triển bền vững.
Sau 15 năm thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp và các Chương trình, Đề án, tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển ngày càng tốt hơn; năm 2024 tổng diện tích rừng cả nước đạt trên 14,6 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng 43%, cơ cấu 3 loại rừng đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học và an ninh môi trường. Trồng rừng tập trung phát triển ổn định, diện tích rừng trồng đến năm 2024 đạt hơn 4,3 triệu ha, phần lớn là RSX; sản lượng gỗ từ rừng trồng liên tục tăng, năm 2024 ước đạt 20,5 triệu m3, đáp ứng trên 70% nhu cầu nguyên liệu gỗ cho CBLS phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2020-2024 bình quân 4,87%/năm và tiếp tục tăng trưởng ổn định; Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và LSNG năm 2024 ước đạt 17 tỷ USD, duy trì tăng trưởng ở mức cao, đặc biệt ở những thị trường truyền thống. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ở vị trí thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á.
- Cả hệ thống chính trị tỉnh Kon Tum đang tích cực thực hiện Kết luận của Trung ương Đảng về sắp xếp tinh gọn bộ máy, thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp và sáp nhập tỉnh để tạo không gian phát triển mới, cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc hướng tới Quốc gia hùng mạnh.
- Nghị quyết số 202/2025/QH15 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, theo đó tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Quảng Ngãi lấy tên tỉnh Quảng Ngãi.
- Nền kinh tế tỉnh Kon Tum vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng có nhiều tiến bộ và đạt nhiều thành quả đáng khích lệ. Đảng Nhà nước có nhiều chính sách đặc thù với miền núi vùng cao. Quan hệ hợp tác phát triển giữa Kon Tum với các tỉnh thành phố trong khu vực và cả nước đang trở thành một xu thế tất yếu.
- Tỉnh Kon Tum vẫn còn là tỉnh khó khăn, kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế, nhu cầu về vốn đầu tư lớn nhưng khả năng đáp ứng có hạn. Quy mô kinh tế còn nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực cạnh tranh thấp. Tình hình lạm phát và giá cả các mặt hàng tiêu dùng, vật tư thiết yếu có xu hướng gia tăng.
- Quy mô và tiềm lực kinh tế của tỉnh tăng lên đáng kể, đến cuối năm 2024 tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 40.946 tỷ đồng, tăng 71,3% so với năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm thuộc nhóm khá cao của cả nước và nhiều năm liền đứng nhất khu vực Tây Nguyên[2]; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 8,15%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, dự kiến đến cuối năm 2025, tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 19,36%; công nghiệp-xây dựng chiếm 33,03%; dịch vụ chiếm 40,32%. GRDP bình quân đầu người tăng từ 43,01 triệu đồng năm 2020 lên 70,81 triệu đồng vào cuối năm 2025, tăng 64,6%. Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn đến năm 2025 đạt 5.000 tỷ đồng.
- Kon Tum là tỉnh nông nghiệp, có nhiều thuận lợi về điều kiện về khí hậu, đất đai, nguồn nước dồi dào.
- Chính quyền tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu sử dụng rừng sản xuất là một trong các giải pháp để phát triển kinh tế và giảm nghèo đói ở khu vực nông thôn.
- Tỉnh Kon Tum đang thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, đẩy mạnh công tác trồng rừng và hướng tới sử dụng gỗ rừng trồng là chính.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.
1.1. Vị trí địa lý, hành chính
Tỉnh Kon Tum nằm ở cực bắc Tây Nguyên, có đường biên giới chung với hai nước Lào và Căm Pu Chia. Tọa độ địa lý từ 13°55’30” đến 15°25’30” vĩ độ Bắc, từ 107°20’15” đến 108°33’00” kinh độ Đông.
Giới cận hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (chiều dài ranh giới 203 km), phía Đông giáp Quảng Ngãi (chiều dài ranh giới 74 km), phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có đường biên giới trên bộ dài khoảng 292,913 km, giáp với Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 154,222 km và Vương quốc Campuchia 138,691 km).
Về hành chính, tỉnh Kon Tum có 9 huyện, 01 thành phố với 102 xã, phường, thị trấn. Vị trí địa lý nằm ở ngã ba Đông Dương và là nơi hội tụ của các tuyến quốc lộ 40, 40B, 14 - Đường Hồ Chí Minh, 14C, 24, Đông Trường Sơn, đây là điều kiện để tỉnh Kon Tum trở thành khu vực quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế và thương mại quốc tế nối từ Mianma - Đông bắc Thái Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, một trong các tuyến hành lang kinh tế và thương mại Đông - Tây ngắn nhất thông qua cửa khẩu Bờ Y.
Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum
1.2. Địa hình
Địa hình của Kon Tum có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, rất dốc ở phía Bắc và thấp dần ở phía nam. Địa hình đa dạng, gò đồi núi cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Phía bắc có đỉnh Ngọc Linh cao nhất khu vực, với độ cao 2.596 m. Độ cao trung bình ở phía bắc 800 - 1.200 m, ở phía nam chỉ có 500 - 530 m. Có thể phân chia thành 4 kiểu địa hình chính:
Kiểu địa hình núi cao: Kiểu địa hình này chiếm 0,7% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 250- 300. Độ cao bình quân 1.500 m. Tỷ lệ che phủ rừng lớn, tập trung diện tích rừng có trữ lượng cao, có nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm.
Kiểu địa hình núi trung bình: Kiểu địa hình này chiếm 61,6% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Hà. Địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 200- 250. Độ cao bình quân 1.200 m. Tỷ lệ che phủ rừng cao, là nơi tập trung diện tích rừng có trữ lượng cao.
Kiểu địa hình núi thấp: Kiểu địa hình này chiếm 20,4% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Tô và phía nam các huyện Đăk Hà, Kon Plông. Đây là vùng chuyển tiếp giữa kiểu địa hình núi trung bình và vùng thung lũng, độ dốc bình quân từ 150- 200, độ cao trung bình từ 600 - 800 m. Độ che phủ của rừng không cao, rừng tự nhiên còn ít, rừng trồng manh mún.
Kiểu địa hình thung lũng và máng trũng: Kiểu địa hình này chiếm 17,3% diện tích tự nhiên, phân bố ở thành phố Kon Tum, Huyện Đăk Glei, Ngọc Hồi và Sa Thầy, nằm dọc theo các triền sông Pô Kô, Đăk Pơ Xi và Đăk Bla. Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 400 – 600 m, độ dốc trung bình từ 50 - 100.
Hình 2. Mô hình không gian ba chiều địa hình tỉnh Kon Tum
1.3. Khí hậu, thuỷ văn
1.3.1. Khí hậu
Tỉnh Kon Tum có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao nguyên, một năm có hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5-10 hàng năm, lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 6-9 hàng năm (chiếm trên 80% lượng mưa trong năm). Độ ẩm không khí cao >80%, nhất là những ngày mưa liên tục độ ẩm không khí đạt tới độ bão hoà.
- Mùa khô từ tháng 11-4 năm sau. Vào mùa khô độ ẩm không khí, độ ẩm vật liệu cháy thấp, khí hậu khô hanh và gió nên vào mùa này nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.
* Nhiệt độ: Do ảnh hưởng của vĩ độ địa lý nên nhiệt độ ở đây tương đối cao, nhiệt độ bình quân năm 24,9°C, nhiệt độ cao nhất 27,4°C (tháng 5), nhiệt độ thấp nhất 21,8°C (tháng 12). Số ngày có nhiệt độ lớn hơn 20°C khoảng 220 ngày, tổng nhiệt lượng trong năm từ 7.700-8.700°C.
* Mưa: Mưa tập trung theo mùa, lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 mm, lượng mưa tháng cao nhất 379,6 mm, lượng mưa tháng thấp nhất 1-2 mm. Hàng năm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4-6 và kết thúc vào tháng 10-11, mưa tập trung vào tháng 7-8.
* Gió: Có hai loại gió chính thịnh hành:
- Gió Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10, tần suất cao nhất 32% (tháng 5), tần suất thấp nhất 13% (tháng 9).
- Gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tần suất cao nhất 24% (tháng 3, 4), tần suất thấp nhất 7% (tháng 11).
Hình 3. Biểu đồ phân bố lượng mưa và nhiệt độ bình quân theo tháng
1.3.2. Thuỷ văn
1.3.2.1. Nguồn nước mặt
Kon Tum có nguồn nước mặt khá dồi dào, được dự trữ từ 4 hệ thống sông lớn và các hồ chứa nước.
- Hệ thống sông Sê San có lưu vực chiếm phần lớn diện tích của tỉnh, do chảy qua nhiều bậc thềm địa hình nên độ dốc dòng chảy lớn, nhiều thác ghềnh, do vậy hệ thống sông này có tiềm năng tiềm năng thuỷ điện lớn. Tổng lượng dòng chảy của sông từ 10-11 tỷ m3 nước.
- Phía Đông bắc là đầu nguồn sông Trà Khúc, phía Bắc là đầu nguồn sông Thu Bồn và sông Vu Gia. Các sông này đều chảy về các tỉnh Duyên Hải và đổ ra biển Đông, diện tích lưu vực của 3 con sông này chỉ chiếm 1/4 diện tích của toàn tỉnh.
- Ngoài nguồn nước mặt từ các hệ thống sông suối, Kon Tum còn có nguồn nước mặt khá dồi dào được chứa từ các hệ thống hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện như hồ thuỷ điện Plei Krông, các hồ thuỷ lợi: Đăk Hniêng, Mùa xuân (Đăk Uy).
1.3.2.2. Nguồn nước ngầm
Tài nguyên nước ngầm ở Kon Tum chủ yếu tồn tại dưới 2 dạng là tầng chứa nước lỗ hổng và tầng chứa nước khe nứt. Kon Tum có tiềm năng nguồn nước ngầm tương đối lớn và trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m. Ngoài ra, huyện Đăk Tô, Kon Plông còn có 9 điểm có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải khát và chữa bệnh. Với trữ lượng nước ngầm như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.
Hiện nay, tại một số vùng trọng điểm như thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi, Kon Plông, Sa Thầy đã tiến hành điều tra chi tiết để đánh giá trữ lượng, chất lượng và thành lập bản đồ địa chất thủy văn để khoanh vùng khu vực khai thác nước ngầm cung cấp nước sinh hoạt và các mục tiêu kinh tế trên địa bàn.
Toàn tỉnh đã phát hiện khai thác 15 điểm nước khoáng nóng tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ huyện Đăk Tô; Đăk Ring, Ngọc Tem, xã Hiếu - huyện Kon Plông. Đây là nguồn nước có dược tính cao, phục vụ dân sinh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
1.4. Địa chất thổ nhưỡng
1.4.1. Địa chất
Kon Tum nằm trong địa khối cổ phía Nam hay gọi là địa khối cổ Kon Tum. Nền địa chất được cấu tạo từ 4 nhóm đá mẹ chủ yếu: nhóm đá magma axít; nhóm đá sét - biến chất; nhóm đá magma kiềm; nhóm nền địa chất bồi, dốc tụ. Kon Tum nằm trên khối puli Kon Tum, do đó rất đa dạng trong cấu trúc địa chất và khoáng sản. Có 21 phân vị địa tầng và 19 magma phức hợp đã được nghiên cứu và thành lập bởi các nhà địa chất cho nhiều loại khoáng sản các loại như: sắt, crom, vàng, vật liệu chịu lửa, đá quý và đá bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm, nguyên liệu sản xuất xây dựng vật liệu,... đã được phát hiện.
1.4.2. Thổ nhưỡng
Đất đai tỉnh Kon Tum có 5 nhóm đất gồm 16 đơn vị đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm khoảng 96% tổng diện tích, phân bố theo các nhóm đất sau:
- Nhóm đất phù sa: gồm 4 đơn vị đất (đất phù sa được bồi chua Pbc, đất phù sa không được bồi chua Pc, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf, đất phù sa ngòi suối Py) với tổng diện tích 16.663 ha chiếm tỷ lệ 1,73%.
- Nhóm đất xám bạc màu: gồm 2 đơn vị đất (đất xám trên phù sa cổ X và đất xám trên đá Macma axit Xa) với tổng diện tích là 5.066 ha chiếm 0,53%.
- Nhóm đất đỏ vàng: gồm 6 đơn vị đất (đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Fk, đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính Fu, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs, đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa, đất vàng nhạt trên đá cát Fq, đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp) với tổng diện tích 579.788 ha chiếm 60,3%.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: gồm 3 đơn vị đất (đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính Hk, đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha) với tổng diện tích 343.288 ha chiếm 35,7%.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: gồm 1 đơn vị đất là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D, với tổng diện tích 1.679 ha chiếm 0,17%.
1.5. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Kon Tum rất giàu tiềm năng cung cấp gỗ, lâm sản, có giá trị phòng hộ môi trường to lớn và tính đa dạng sinh học cao.
- Khả năng cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ: Trên cơ sở chỉ tiêu trữ lượng của các loại rừng ở địa bàn tỉnh Kon Tum[3], qua tính toán xác định tổng trữ lượng gỗ 83,316 triệu m3 và 1,15 tỷ cây tre nứa đây được xem là tiềm năng và thế mạnh số một của ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum. Trữ lượng các loại lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng cao, có giá trị kinh tế như: Sâm Ngọc Linh, Hồng đẵng sâm, Sa nhân, Nhựa thông, Song mây, Mã tiền, Vạng đắng, Ngũ gia bì, Hà thủ ô, Cây cu ly, Dây máu chó… trong đó đặc biệt là sâm Ngọc Linh, một loại dược liệu đặc hữu với giá trị đẳng cấp thế giới đang là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư. Tính toán trên quan điểm khai thác rừng bền vững thì hàng năm có thể khai thác được từ 30.000 - 35.000 m3 gỗ tròn từ rừng tự nhiên. Với 61.890,46 ha rừng trồng (kể cả cao su trên đất lâm nghiệp) hiện có của tỉnh, diện tích rừng trồng sản xuất có thể khai thác cung cấp gỗ nguyên liệu trong thời gian đến khoảng 30.000 ha.
- Giá trị phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch: Tỉnh Kon Tum là điểm khởi nguồn sinh thuỷ của các con sông lớn chảy xuống vùng Duyên hải miền Trung, các tỉnh hạ Lào và Campuchia, trên đó có nhiều công trình thuỷ lợi và thuỷ điện lớn như công trình thuỷ điện Yaly, Sê san 3, Sê san 3A, Sê san 4, Pleikrông, công trình thuỷ lợi Thạch nham. Do có trên 75% diện tích đất phân bố trên những vùng có độ dốc lớn hơn 15°, nằm trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (từ 1.800 mm đến 2.000 mm), phân bố không đều với 80% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa cho nên vấn đề chống xói mòn đất và điều tiết nguồn nước, bảo vệ các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước là đặc biệt quan trọng. Chính hệ thống rừng của tỉnh Kon Tum là nơi nuôi dưỡng nguồn nước cho các dòng sông, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sống cho người dân trong vùng và tạo nên nhiều vùng sinh thái cảnh quan của tỉnh hết sức phong phú, đa dạng.
- Về giá trị đa dạng sinh học: Rừng Kon Tum có tính đa dạng sinh học cao, là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật, thực vật có giá trị. Theo thống kê chưa đầy đủ, rừng Kon Tum có khoảng 1.610 loài thực vật thuộc 734 chi của 175 họ thực vật trong đó có nhiều loài thực vật quý như Sâm Ngọc linh, Pơ mu, Trầm hương, Vàng đắng, Trắc, Cẩm lai, Gõ đỏ, … và các loài khác. Về hệ động vật, có trên 100 loài thú, 350 loài chim và nhiều loài động vật khác, trong đó có thể kể đến một số loài quý hiếm như Hổ, Bò rừng, Gấu, Trĩ, Sao, … và các loài khác.
Trong điều kiện môi trường biến đổi khí hậu, diện tích rừng bị thu hẹp (do khai thác quá mức, cháy rừng,…) sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như giảm/mất chức năng của hệ sinh thái (điều hòa nước, chống xói mòn, làm sạch môi trường, tuần hoàn vật chất và năng lượng,…) và giá trị tài nguyên thiên nhiên, cuối cùng làm phát sinh thêm nhiều sự cố môi trường làm suy giảm hệ thống kinh tế, gây sức ép lớn đến sự phát triển lâm nghiệp, môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh Kon Tum, tuy nhiên qua diễn biến diện tích rừng sau các sự cố môi trường, tác động của con người trong giai đoạn 2016-2020 thì chất lượng rừng trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định nhờ chính sách phát triển lâm nghiệp ban hành kịp thời, quản lý chặt chẽ công tác trồng rừng và bảo vệ rừng.
* Tài nguyên thực vật rừng
- Hệ thực vật rừng: Sự đa dạng về địa hình, đất đai và khí hậu đã tạo nên môi trường thuận lợi cho sự dung nạp của nhiều hệ thực vật có thành phần rất đa dạng và phong phú:
+ Hệ thực vật Bắc Việt Nam - Nam Trung Hoa chủ yếu là cây lá kim của ngành phụ hạt trần như: Thông 3 lá, thông 2 lá, pơ mu. Ngoài ra còn có các loại cây lá rộng của hộ giẻ (Fagaccae), họ thích (Aeeraccac), họ đỗ quyên (ericaccac), họ hồi (IIIciacac) phân bố trên địa hình núi trung bình và núi cao.
+ Hệ thực vật Inđônêxia: Đại diện là họ Bàng (Combretaceac), họ tử vi (Lithraccac), họ gạo (Bombacacee) phân bố trên kiểu địa hình núi thấp và cao.
+ Hệ thực vật tại chỗ tiêu biểu là chi dầu (Dipterocarpus), chi cà te (Pahudia), chi Chiêu Liêu (Terminalia), chi bồ hòn (Sepindus)... phân bố hầu hết ở các loại kiểu địa hình.
- Các loại cây gỗ kinh tế: Trong tổ thành thực vật của Kon Tum có nhiều loại cây có giá trị kinh tế, khoa học khác nhau:
+ Gỗ quý hiếm có 9 loài trong 50 loài quý hiếm của nước ta, hiện nay đang được thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng như: trắc mật, cẩm lai, gụ mật, hương tía, dáng hương, cà te, cẩm thị, muồng đen, lát vông.
+ Gỗ tàu thuyền, cầu cống, tà vẹt gồm: gội nếp, vên vên, huỳnh đường, sao đen, sao xanh, săng lẻ...
+ Gỗ xây dựng làm đồ gia dụng: Gội nếp, xoay, đinh hương, lòng mang, dổi đỏ, dổi xanh.
+ Gỗ ván lạng: Thông nàng, vạng trứng, trám hồng, cóc đá, gội, chiêu liêu.
+ Gỗ làm điêu khắc mỹ nghệ: Thông nàng, cẩm lai, trắc, cẩm thị, pơ mu, nến, dọc, thành ngạch thơm...
+ Gỗ làm nguyên liệu giấy: Thông 3 lá, thông 2 lá, vạng trứng,...
Kon Tum có nhiều loài cây đặc sản có giá trị kinh tế và dược liệu cao.
+ Sâm Ngọc Linh: Là loại dược liệu quý hiếm mà cả nước chỉ có ở núi Ngọc Linh.
+ Gió: Sản phẩm của nó là trầm hương, loài cây này phân bố nhiều trong kiểu rừng kín lá rộng thường xanh thuộc các huyện Kon Plông, Đăk Tô.
+ Ươi: Có giá trị kinh tế và xuất khẩu, phân bố nhiều ở huyện Sa Thầy.
+ Ngoài ra còn có nhiều loại dược liệu quý hiếm như: mã tiền, vạng đắng, hoàng đằng, ngũ gia bì, hà thủ ô, bồ cốt toái... phân bố ở trong hầu hết các kiểu rừng.
- Song mây: Là một nguồn lợi khá lớn gồm các loại mây tắt, mây đắng, song bột, mây nếp. Phân bố ở khắp nơi trong tỉnh. Hàng năm tỉnh khai thác gần 1 triệu mét song mây làm nguyên vật liệu cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
- Nứa, lồ ô: Kon Tum là tỉnh có trữ lượng nứa, lồ ô cao nhất trong toàn quốc, đấy là những loại cây làm nguyên liệu chế biến giấy rất tốt,...
* Tài nguyên động vật rừng: Theo thống kê sơ bộ Kon Tum có hơn 30 loại thú và hơn 70 loại chim khác nhau. Điều đáng chú ý là có một số loại chim, thú quý hiếm được ghi trong cuốn sách đỏ Việt Nam như: Hươu vàng, Cà Toong, Công,...
2.1. Kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Quy mô và tiềm lực kinh tế của tỉnh tăng lên đáng kể, đến cuối năm 2024 tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 40.946 tỷ đồng, tăng 71,3% so với năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm thuộc nhóm khá cao của cả nước và nhiều năm liền đứng nhất khu vực Tây Nguyên[4]; tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 8,15%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, dự kiến đến cuối năm 2025, tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 19,36%; công nghiệp-xây dựng chiếm 33,03%; dịch vụ chiếm 40,32%. GRDP bình quân đầu người tăng từ 43,01 triệu đồng năm 2020 lên 70,81 triệu đồng vào cuối năm 2025, tăng 64,6%. Thu ngân sách nhà nước tại địa bàn đến năm 2025 đạt 5.000 tỷ đồng.
Tổng giá trị sản phẩm bình quân đầu người tăng từ 32,14 triệu đồng (năm 2016) lên 46,58 triệu đồng (năm 2020), tỷ lệ tăng trưởng GRDP trên đầu người đạt ở mức 9,35%. So với giai đoạn 2011-2015, GRDP bình quân tăng 16,78 triệu đồng/người.
2.1.2. Thực trạng phát triển Nông, lâm nghiệp
Ngành nông nghiệp từng bước phát triển theo chiều sâu, phát huy tiềm năng, lợi thế từng vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đã phát triển các loại cây trồng chủ lực theo hướng ổn định diện tích, gắn với thâm canh, nâng cao năng suất để phục vụ các cơ sở chế biến và tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; mở rộng diện tích một số cây trồng đặc hữu, cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng từng vùng. Tăng cường dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để hình thành "cánh đồng lớn", vùng sản xuất tập trung, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ[5]. Các mô hình kinh tế trong nông nghiệp, nhất là kinh tế tập thể phát triển, hoạt động ngày càng hiệu quả, thực chất hơn. Tư duy, nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân có bước chuyển biến từ "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp", gắn với nhu cầu thị trường. Chất lượng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được nâng lên[6]. Công tác cấp mã vùng trồng và chỉ dẫn địa lý được chú trọng. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp có nhiều tiến bộ[7].
Phát triển lâm nghiệp bền vững đạt nhiều kết quả tích cực, dự kiến trồng mới 21.433 ha rừng vào cuối năm 2025, đạt 142,9 % mục tiêu Nghị quyết; trồng cây phân tán ước đạt 4,3 triệu cây; khoanh nuôi phục hồi hơn 9.733 ha rừng; nuôi dưỡng làm giàu khoảng 1.000 ha rừng; nâng độ che phủ rừng của tỉnh lên 64%, đạt 100% mục tiêu Nghị quyết. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được triển khai quyết liệt, số vụ vi phạm, khối lượng gỗ và diện tích thiệt hại đều giảm so với nhiệm kỳ trước. Đã tập trung phát triển dược liệu dưới tán rừng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện sinh kế người dân sống gần rừng.
2.1.3. Đầu tư phát triển
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn là 62.329 tỷ đồng, trong đó, khu vực nhà nước chiếm khoảng 37,55%, khu vực ngoài nhà nước chiếm khoảng 62,26%, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm khoảng 0,18%.
2.1.4. Thu hút đầu tư xã hội và phát triển doanh nghiệp
- Công tác thu hút đầu tư được tăng cường và đạt nhiều kết quả. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Tổ hỗ trợ thủ tục đầu tư tỉnh; thiết lập và đưa vào vận hành Hệ thống “Tiếp nhận, phản hồi kiến nghị của doanh nghiệp” trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; triển khai thực hiện Mô hình Quán cà phê “khơi nguồn khởi nghiệp”; thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh; kiện toàn lại Trung tâm xúc tiến đầu tư; Trung tâm khuyến công và Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch của tỉnh; thành lập Tổ công tác chỉ đạo thực hiện các dự án trọng điểm thu hút đầu tư trên địa bàn... Qua đó, đã kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn. Đến nay, có 341 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh (ngoài Khu công nghiệp, khu kinh tế) với tổng vốn 63.771 tỷ đồng, trong đó có 201 dự án đã đầu tư hoàn thành với tổng vốn 22.297 tỷ đồng. Đã có một số nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn, có tiềm lực về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh, như: Tập đoàn Vin Group, Công ty cổ phần Sun Group, đây sẽ là tiềm năng, tiềm lực phát triển của tỉnh trong thời gian tới.
Các thành phần kinh tế trong tỉnh bước đầu đã phát huy được nguồn lực nội tại để phát triển, nhất là kinh tế tư nhân với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách. Tổng số lượng doanh nghiệp của tỉnh ước đến hết năm 2024 là 2.748 doanh nghiệp, trong đó thành lập mới là 1.390 doanh nghiệp, vốn đăng ký mới 13.772 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 205 tổ hợp tác, thu hút 1.950 thành viên và người lao động tham gia. Có 132 hợp tác xã và 01 Liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 131 hợp tác xã đang hoạt động với 9.968 thành viên và người lao động.
2.1.5. Hoạt động xuất nhập khẩu
Toàn tỉnh Kon Tum hiện có 04 cửa khẩu, gồm 01 cửa khẩu quốc tế và 03 cửa khẩu phụ. Cửa khẩu Bờ Y được thành lập năm 1999, hiện đang hoạt động theo Quyết định 217/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 03 cửa khẩu phụ Đăk Long - Văn Tách (Lào), Đăk Blô - Đak Ba (Lào) khai thông năm 2005.
Tỉnh Kon Tum hiện có hơn 15 doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa với các mặt hàng chủ yếu: cà phê nhân, cà phê bột, cao su thô, cao su tổng hợp, dây thun khoanh, tinh bột sắn, bàn - ghế gỗ các loại.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 353 triệu USD[8], tăng gần 124% so với năm 2020.
Mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2021-2025 cao và tăng so với giai đoạn 2016-2020 vì giai đoạn này kim ngạch xuất khẩu dần ổn định, nhiều nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu được thành lập và đi vào hoạt động sản xuất, thị trường xuất khẩu một số mặt hàng nông sản dần được mở rộng, ít phụ thuộc vào thị trường truyền thống Trung Quốc.
Nhóm hàng nông sản (cao su, cà phê, sắn) chiếm tỷ trọng rất cao chiếm hơn 90% tổng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm khoảng 10%.
Công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được những kết quả tích cực; Hàng hóa xuất khẩu tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm các thị trường mới.
Tăng trưởng xuất khẩu góp phần vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, thúc đẩy sản xuất và tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
2.1.6. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thiết yếu liên quan đến lâm nghiệp
2.1.6.1. Giao thông
- Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp và mở mới[9]; các tuyến nối liền tỉnh Kon Tum với các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung, các nước bạn Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan thông suốt, cùng với nhiều tuyến đường huyện, đường đô thị, đường liên xã, giao thông nông thôn được đầu tư, nâng cấp tạo nên mạng lưới giao thông cơ bản hoàn chỉnh, đảm bảo thuận lợi cho sản xuất và phục vụ đời sống của Nhân dân. Phong trào "Toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn" được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh; các đường, ngõ nhỏ ở đô thị và các tuyến đường ở những khu vực khó khăn được tập trung xây dựng đã mang lại hiệu quả thiết thực.
- Toàn tỉnh hiện có 6.082 km đường giao thông, trong đó: Quốc lộ: 444 km; Tỉnh lộ: 495 km; Đường huyện: 714,62 km; Đường đô thị: 448 km; Đường xã: 948 km; Đường thôn, xóm, trục nội đồng: 2.517 km; Đường chuyên dùng: 28 km; Đường Tuần tra Biên giới: 435 km; Đường Trường Sơn Đông: 52 km. Kết cấu đường: Mặt đường bê tông nhựa chiếm 17%; mặt đường bê tông xi măng chiếm 35%; mặt đường nhựa chiếm 12%; còn lại là đường cấp phối và đường đất vẫn chiếm tỷ lệ lớn 36%. Tỷ lệ đường tốt chiếm 40%; tình trạng đường trung bình chiếm 36%.
2.1.6.2. Thủy lợi
Nhiều công trình thủy lợi lớn đã và đang được tu bổ, nâng cấp và xây mới, như: Hồ chứa nước Đăk Pokei; Hồ chứa nước phục vụ vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen; Sửa chữa, nâng cấp Đập Bà Tri; Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8)… Trên địa bàn tỉnh hiện có 543 công trình thủy lợi[10] phục vụ sản xuất với tổng diện tích tưới theo thiết kế là 17.250 ha (trong đó: cây lúa 11.734 ha, cây công nghiệp và hoa màu 5.516 ha). Tổng diện tích tưới năm 2019 đạt 20.042,34 ha[11], tăng 4.011,92 ha so với năm 2015. Đã lồng ghép các chương trình, dự án, tận dụng sự hỗ trợ của nhà nước, vận động khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả với hình thức tưới phun mưa và tưới nhỏ giọt áp dụng công nghệ Israel, kết quả hiện nay diện tích cây trồng trên cạn áp dụng mô hình tưới nước tiên tiến trên địa bàn tỉnh khoảng 6.451 ha, chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như: Cà phê (5.825,91 ha), chanh dây (180,2 ha), rau, đậu các loại (191,43 ha). Bên cạnh đó, chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ công trình thủy lợi và công tác ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy để bảo vệ diện tích rừng hiện có và đảm bảo nguồn nước ngầm ổn định.
2.1.6.3. Điện
Việc cấp điện cho các thôn làng chưa có điện từ lưới điện quốc gia được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện. Đến nay, đã cấp điện đến 10 thôn, làng trắng điện thuộc khu vực gần biên giới, vùng sâu, vùng xa cần tăng cường về an ninh, quốc phòng[12], nâng tỷ lệ số thôn, làng, tổ dân phố có lưới điện quốc gia lên 100% vào năm 2020 (năm 2015 là 97,35%). Hệ thống truyền tải lưới điện được chú trọng đầu tư đưa vào vận hành, góp phần nâng tỷ lệ hộ được sử dụng điện trên địa bàn tỉnh đạt 99,3% (năm 2015 là 98,13%). Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đã phê duyệt thiết kế điển hình dự án "Hệ thống lưới điện nông thôn" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 161/2016/NQ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ để các ngành, địa phương căn cứ thực hiện.
1.1.6.4. Kết cấu hạ tầng
- Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc. Thành phố Kon Tum ngày càng được đầu tư khang trang và mở rộng[13]; thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông được thành lập; đô thị huyện Ngọc Hồi được tích cực đầu tư, nâng cấp và đủ điều kiện trở thành thị xã vào năm 2020. Hạ tầng khu hành chính mới huyện Ia H'Drai đang được hoàn thiện; trung tâm huyện lỵ các huyện, trung tâm các xã, cụm xã được đầu tư mở rộng, nâng cấp, ngày càng đồng bộ. Các khu, cụm công nghiệp được tập trung đầu tư, đưa vào hoạt động[14], cơ bản đáp ứng yêu cầu tiếp nhận các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Đã ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện chỉnh trang, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, các khu đô thị mới, các khu, cụm công nghiệp - đô thị - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Kon Tum[15]; Đã tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, thu hút đầu tư xây dựng các khu đô thị mới; kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh khai thác quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Qua đó, đã thu hút nhiều nhà đầu tư có tiềm lực mạnh về kinh tế vào tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh, một số dự án lớn đã được khởi công xây dựng[16]. Bộ mặt đô thị đã dần hình thành diện mạo mới của đô thị phát triển với nhiều công trình, các khu đô thị mới, khu dân cư, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã và đang thực hiện[17]; đầu tư nâng cấp, mở rộng và từng bước ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo các trục giao thông đô thị; xây dựng hào kỹ thuật đối với các dự án đầu tư một số tuyến đường chính trong các khu đô thị mới. Nhiều dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đã và đang triển khai thực hiện. Toàn tỉnh có 06/09 huyện, thành phố đã có bến xe khách tại trung tâm huyện cơ bản phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Các công trình, dự án có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được tập trung đẩy nhanh thực hiện. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư và từng bước hoàn chỉnh để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân.
2.2. Xã hội
2.2.1. Dân số, dân tộc, lao động, đời sống
Dân số trung bình năm 2024 ước đạt 555 nghìn người, tốc độ tăng dân số bình quân 2,25%/năm (trong đó tăng tự nhiên 1,2%); Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,42% năm. Dân tộc thiểu số 292.373 người chiếm 53,65% với 43 dân tộc cùng sinh sống[18], trong đó có 07 dân tộc tại chỗ, gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ-Triêng, Hrê, Brâu và Rơ Măm.
Lao động, việc làm có nhiều chuyển biến tích cực, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo; hệ thống cơ sở giáo dục - nghề nghiệp từng bước được sắp xếp tinh gọn, hiệu quả[19], năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau khi sáp nhập được cải thiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo[20] và số lao động được tạo việc làm thông qua các chương trình ngày càng tăng, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 4.600 lao động. Việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học được chú trọng giải quyết. Đã thực hiện tư vấn cho 9.886 lao động có nhu cầu học nghề và tìm việc làm, trong đó lao động là dân tộc thiểu số 3.537 người; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được nâng lên.
2.2.2. Giáo dục và đào tạo
Chất lượng giáo dục và đào tạo, nguồn nhân lực được nâng lên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đã thực hiện tốt chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó, chất lượng giáo dục vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chuyển biến tích cực. Hiệu quả, chất lượng các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tiếp tục được củng cố, nâng lên; kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở được duy trì và nâng cao. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục được bổ sung, kiện toàn, đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Hệ thống trường, lớp học tiếp tục được củng cố, toàn tỉnh có 191/343 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 55,69%); hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập có bước phát triển. Công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh được quan tâm, đạt được kết quả nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện, tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2025 dự kiến đạt khoảng 60%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết.
2.2.3. Y tế và chăm sóc sức khỏe
Cơ sở vật chất, thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế được đầu tư theo hướng ngày càng hiện đại. Đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở được nâng cao trình độ chuyên môn và y đức. Tỷ lệ số giường bệnh/1 vạn dân đạt 38,6 giường; 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt Bộ tiêu chí Quốc gia y tế xã giai đoạn 2011-2020. Phát triển y tế ngoài công lập chất lượng cao đã kết quả tích cực. Năng lực dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh của hệ thống mạng lưới y tế dự phòng cơ bản đáp ứng yêu cầu. Công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời[21]; các bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được kiểm soát tốt; tiêm chủng mở rộng được triển khai đến 100% các xã, phường, thị trấn.
Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, tuổi thọ trung bình đến năm 2025 đạt khoảng 69,85 tuổi, tăng 3,25% so với năm 2020. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên với mức sinh thấp[22]. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi từ 30,8% năm 2020 còn dưới 28% năm 2025; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 20,1% năm 2020 xuống 16,5% năm 2025.
2.2.4. An sinh xã hội và giảm nghèo
Đã thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội[23]. Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội dự kiến đạt khoảng 30% vào năm 2025, tăng 13,2% so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 3,6%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Các chế độ, chính sách đối với người có công, gia đình chính sách được giải quyết đồng bộ, kịp thời[24]. Chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát được quan tâm thực hiện quyết liệt, dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2025 xóa bỏ 100% nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh; cải tạo vườn tạp bước đầu đạt kết quả tích cực[25].
2.2.5. Khoa học, công nghệ
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống đã có chuyển biến tích cực[26]. Tiềm lực khoa học và công nghệ đã được tăng cường. Nhiều kết quả nghiên cứu, các công nghệ mới đã được ứng dụng thành công; góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường. Hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân, tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã được đẩy mạnh. Một số công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bước đầu đã được tiếp cận và ứng dụng vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Hợp tác trong và ngoài nước về khoa học và công nghệ đã được chú trọng.
3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội đến phát triển lâm nghiệp
3.1. Thuận lợi
- Điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện như giao thông, điện, thông tin liên lạc đã tạo điều kiện tiếp cận địa bàn sản xuất thuận lợi, giảm giá thành trong sản xuất và vận chuyển hàng hoá.
- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt từ nhiệm vụ khai thác gỗ và lâm sản rừng tự nhiên là chính chuyển sang nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh lâm sản. Lực lượng sản xuất được xã hội hóa, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, thay dần cơ chế tập trung vào các tổ chức kinh tế của Nhà nước.
- Đầu tư cho lâm nghiệp ngày càng tăng, có nhiều dự án, chương trình của quốc gia và quốc tế thúc đẩy hoạt động sản xuất lâm nghiệp ngày càng phát triển, góp phần vào phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
3.2. Khó khăn
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, còn có không ít tác động tiêu cực đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
- Điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thu hút ngày càng nhiều lao động và dân cư đến sinh sống, kéo theo nhu cầu đất ở, đất sản xuất, gỗ làm nhà và tiêu dùng ngày càng tăng, đã tạo áp lực lên tài nguyên rừng.
- Tình hình giá cả thị trường của một số mặt hàng nông sản như sắn, cà phê, cao su tác động không nhỏ đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây tình trạng phát rừng làm nương rẫy, lấn chiếm, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép để trồng cây công nghiệp có chiều hướng gia tăng trên địa bàn tỉnh.
- Việc phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng các công trình giao thông, đường điện, công trình thủy điện, thủy lợi và phát triển cao su, cây công nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng một diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, làm giảm diện tích rừng và đất rừng của tỉnh.
- Chất lượng đội ngũ lao động thấp, không đáp ứng yêu cầu sản xuất quy mô công nghiệp.
1.1. Quy hoạch rừng theo chức năng sử dụng
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được quy hoạch theo 3 chức năng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất, được định vị trên bản đồ và thực địa theo một hệ thống quản lý thống nhất từ tỉnh đến từng huyện, xã, tiểu khu từ năm 2008 Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để lập quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp, tổ chức hệ thống quản lý rừng phù hợp.
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Kon Tum tính đến 31/12/2024 phân chia theo 3 loại rừng được tổng hợp tại sau:
Bảng 1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Kon Tum
Phân loại rừng |
Diện tích |
Đặc dụng |
Phòng hộ |
Sản xuất |
|||
Cộng |
Vườn quốc gia |
Khu dự trữ thiên nhiên |
Cộng |
Đầu nguồn |
|||
TỔNG DIỆN TÍCH (gồm diện tích có rừng và rừng trồng chưa thành rừng) |
634.151,02 |
90.405,68 |
53.231,32 |
37.174,36 |
161.520,36 |
161.520,36 |
382.224,98 |
DIỆN TÍCH RỪNG |
616.195,94 |
90.069,55 |
52.968,24 |
37.101,31 |
159.729,18 |
159.729,18 |
366.397,21 |
RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC |
616.195,94 |
90.069,55 |
52.968,24 |
37.101,31 |
159.729,18 |
159.729,18 |
366.397,21 |
Rừng tự nhiên |
552.350,72 |
89.802,61 |
52.791,52 |
37.011,09 |
155.009,65 |
155.009,65 |
307.538,46 |
- Rừng nguyên sinh |
18.166,85 |
18.166,85 |
18.166,85 |
|
|
|
|
- Rừng thứ sinh |
534.183,87 |
71.635,76 |
34.624,67 |
37.011,09 |
155.009,65 |
155.009,65 |
307.538,46 |
Rừng trồng |
63.845,22 |
266,94 |
176,72 |
90,22 |
4.719,53 |
4.719,53 |
58.858,75 |
- Trồng mới trên đất chưa có rừng |
23.099,13 |
103,24 |
26,80 |
76,44 |
4.412,56 |
4.412,56 |
18.583,33 |
- Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có |
40.720,51 |
163,70 |
149,92 |
13,78 |
306,97 |
306,97 |
40.249,84 |
- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác |
25,58 |
|
|
|
|
|
25,58 |
Trong đó: |
40.014,02 |
10,10 |
10,10 |
|
333,06 |
333,06 |
39.670,86 |
- Rừng trồng cao su |
40.006,57 |
10,10 |
10,10 |
|
329,95 |
329,95 |
39.666,52 |
- Rừng trồng cây đặc sản |
7,45 |
|
|
|
3,11 |
3,11 |
4,34 |
RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA |
616.196,18 |
90.069,55 |
52.968,24 |
37.101,31 |
159.729,18 |
159.729,18 |
366.397,45 |
Rừng trên núi đất |
616.126,34 |
90.069,55 |
52.968,24 |
37.101,31 |
159.729,18 |
159.729,18 |
366.327,61 |
Rừng trên núi đá |
69,60 |
|
|
|
|
|
69,60 |
RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY |
552.350,72 |
89.802,61 |
52.791,52 |
37.011,09 |
155.009,65 |
155.009,65 |
307.538,46 |
Rừng gỗ tự nhiên |
478.250,09 |
74.509,89 |
38.730,12 |
35.779,77 |
142.832,46 |
142.832,46 |
260.907,74 |
- Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá |
448.516,54 |
69.202,78 |
38.604,56 |
30.598,22 |
126.543,63 |
126.543,63 |
252.770,13 |
- Rừng gỗ lá rộng rụng lá |
515,55 |
125,56 |
125,56 |
|
1,23 |
1,23 |
388,76 |
- Rừng gỗ lá kim |
13.336,91 |
2.323,01 |
|
2.323,01 |
7.778,81 |
7.778,81 |
3.235,09 |
- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim |
15.881,09 |
2.858,54 |
|
2.858,54 |
8.508,79 |
8.508,79 |
4.513,76 |
Rừng tre nứa |
21.473,39 |
3.246,13 |
2.838,33 |
407,80 |
4.366,75 |
4.366,75 |
13.860,51 |
- Lồ ô |
13,54 |
|
|
|
|
|
13,54 |
- Các loài khác |
21.459,85 |
3.246,13 |
2.838,33 |
407,80 |
4.366,75 |
4.366,75 |
13.846,97 |
Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa |
52.627,24 |
12.046,59 |
11.223,07 |
823,52 |
7.810,44 |
7.810,44 |
32.770,21 |
- Gỗ là chính |
38.840,10 |
7.122,16 |
6.317,46 |
804,70 |
6.451,21 |
6.451,21 |
25.266,73 |
- Tre nứa là chính |
13.787,14 |
4.924,43 |
4.905,61 |
18,82 |
1.359,23 |
1.359,23 |
7.503,48 |
DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG |
164.052,01 |
3.161,12 |
1.609,58 |
1.551,54 |
22.670,11 |
22.670,11 |
138.220,78 |
Diện tích đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng |
17.955,08 |
336,13 |
263,08 |
73,05 |
1.791,18 |
1.791,18 |
15.827,77 |
Diện tích khoanh nuôi tái sinh |
25.543,68 |
156,24 |
67,63 |
88,61 |
4.732,00 |
4.732,00 |
20.655,44 |
Diện tích khác |
120.553,25 |
2.668,75 |
1.278,87 |
1.389,88 |
16.146,93 |
16.146,93 |
101.737,57 |
(Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến rừng 2024)
1.2. Tổ chức hệ thống quản lý rừng
Hệ thống quản lý rừng được tổ chức thống nhất theo quy chế quản lý rừng của Chính phủ quy định.
- Tổ chức quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
+ Ở cấp tỉnh: UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và Môi trường.
+ Ở cấp huyện: UBND huyện và các phòng chuyên môn trực thuộc, Hạt kiểm lâm huyện.
+ Ở cấp xã: UBND xã và cán bộ kiểm lâm, Địa chính
- Tổ chức sản xuất, kinh doanh.
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh giao cho các chủ thể quản lý và sử dụng (gọi là các chủ rừng) thể hiện tại bảng 2.
Bảng 2. Diện tích các loại rừng giao cho các chủ thể quản lý sử dụng.
Phân loại rừng |
Tổng |
BQL Rừng ĐD |
BQL rừng PH |
Tổ chức kinh tế |
Lực lượng vũ trang |
Tổ chức KH&CN, ĐT, GD |
Hộ gia đình, cá nhân trong nước |
Cộng đồng dân cư |
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài |
UBND |
(2) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
TỔNG DIỆN TÍCH (gồm diện tích có rừng và rừng trồng chưa thành rừng) |
634.151,02 |
96.198,76 |
122.570,67 |
257.059,02 |
6.491,26 |
4.774,92 |
49.116,44 |
19.089,85 |
1.048,41 |
77.801,69 |
DIỆN TÍCH RỪNG |
616.195,94 |
95.843,39 |
121.466,27 |
254.050,79 |
6.369,90 |
4.469,01 |
48.821,51 |
18.975,59 |
924,46 |
65.275,02 |
RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC |
616.195,94 |
95.843,39 |
121.466,27 |
254.050,79 |
6.369,90 |
4.469,01 |
48.821,51 |
18.975,59 |
924,46 |
65.275,02 |
Rừng tự nhiên |
552.350,72 |
95.577,95 |
118.902,59 |
221.357,35 |
1.026,31 |
1.825,77 |
48.356,11 |
18.813,99 |
365,72 |
46.124,93 |
- Rừng nguyên sinh |
18.166,85 |
18.166,85 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng thứ sinh |
534.183,87 |
77.411,10 |
118.902,59 |
221.357,35 |
1.026,31 |
1.825,77 |
48.356,11 |
18.813,99 |
365,72 |
46.124,93 |
Rừng trồng |
63.845,22 |
265,44 |
2.563,68 |
32.693,44 |
5.343,59 |
2.643,24 |
465,40 |
161,60 |
558,74 |
19.150,09 |
- Trồng mới trên đất chưa có rừng |
23.099,13 |
102,05 |
2.559,34 |
11.941,31 |
52,22 |
126,68 |
172,49 |
145,78 |
471,50 |
7.527,76 |
- Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có |
40.720,51 |
163,39 |
4,34 |
20.755,15 |
5.291,37 |
2.516,56 |
292,91 |
15,82 |
62,71 |
11.618,26 |
- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác |
25,58 |
|
|
|
|
|
|
|
24,53 |
1,05 |
Trong đó: |
40.014,02 |
9,79 |
13,11 |
17.508,92 |
5.040,15 |
2.446,93 |
249,84 |
3,43 |
12,38 |
14.729,47 |
- Rừng trồng cao su |
40.006,57 |
9,79 |
13,11 |
17.506,08 |
5.040,15 |
2.446,93 |
249,37 |
3,43 |
12,38 |
14.725,33 |
- Rừng trồng cây đặc sản |
7,45 |
|
|
2,84 |
|
|
0,47 |
|
|
4,14 |
RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA |
616.196,18 |
95.843,39 |
121.466,27 |
254.050,79 |
6.369,90 |
4.469,01 |
48.821,51 |
18.975,59 |
924,46 |
65.275,26 |
Rừng trên núi đất |
616.126,34 |
95.843,39 |
121.466,27 |
253.982,19 |
6.369,90 |
4.469,01 |
48.821,51 |
18.975,59 |
924,46 |
65.274,02 |
Rừng trên núi đá |
69,60 |
|
|
68,60 |
|
|
|
|
|
1,00 |
RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY |
552.350,72 |
95.577,95 |
118.902,59 |
221.357,35 |
1.026,31 |
1.825,77 |
48.356,11 |
18.813,99 |
365,72 |
46.124,93 |
Rừng gỗ tự nhiên |
478.250,09 |
78.479,66 |
112.507,29 |
193.504,43 |
518,28 |
826,58 |
41.563,85 |
16.889,63 |
244,74 |
33.715,63 |
- Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá |
448.516,54 |
73.161,79 |
96.418,42 |
187.571,92 |
518,28 |
826,58 |
40.516,90 |
16.324,16 |
244,74 |
32.933,75 |
- Rừng gỗ lá rộng rụng lá |
515,55 |
125,56 |
|
4,56 |
|
|
207,40 |
48,37 |
|
129,66 |
- Rừng gỗ lá kim |
13.336,91 |
2.333,31 |
7.835,66 |
2.069,34 |
|
|
591,06 |
235,36 |
|
272,18 |
- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim |
15.881,09 |
2.859,00 |
8.253,21 |
3.858,61 |
|
|
248,49 |
281,74 |
|
380,04 |
Rừng tre nứa |
21.473,39 |
3.305,44 |
3.028,27 |
6.294,64 |
140,71 |
68,13 |
2.521,45 |
947,74 |
55,61 |
5.111,40 |
- Lồ ô |
13,54 |
|
|
13,54 |
|
|
|
|
|
|
- Các loài khác |
21.459,85 |
3.305,44 |
3.028,27 |
6.281,10 |
140,71 |
68,13 |
2.521,45 |
947,74 |
55,61 |
5.111,40 |
Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa |
52.627,24 |
13.792,85 |
3.367,03 |
21.558,28 |
367,32 |
931,06 |
4.270,81 |
976,62 |
65,37 |
7.297,90 |
- Gỗ là chính |
38.840,10 |
8.065,44 |
3.314,88 |
16.492,60 |
358,31 |
900,07 |
2.875,53 |
926,37 |
60,97 |
5.845,93 |
- Tre nứa là chính |
13.787,14 |
5.727,41 |
52,15 |
5.065,68 |
9,01 |
30,99 |
1.395,28 |
50,25 |
4,40 |
1.451,97 |
Rừng cau dừa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG |
164.052,01 |
2.671,38 |
5.863,43 |
21.340,47 |
1.401,39 |
1.167,88 |
6.261,72 |
1.020,92 |
807,81 |
123.517,01 |
Diện tích đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng |
17.955,08 |
355,37 |
1.104,40 |
3.008,23 |
121,36 |
305,91 |
294,93 |
114,26 |
123,95 |
12.526,67 |
Diện tích khoanh nuôi tái sinh |
25.543,68 |
147,86 |
1.515,10 |
3.561,10 |
227,79 |
120,02 |
1.349,81 |
357,45 |
182,71 |
18.081,84 |
Diện tích khác |
120.553,25 |
2.168,15 |
3.243,93 |
14.771,14 |
1.052,24 |
741,95 |
4.616,98 |
549,21 |
501,15 |
92.908,50 |
(Nguồn: Kết quả theo dõi diễn biến rừng 2024)
Qua đây cho thấy tình hình quản lý và sử dụng các loại rừng như sau:
+ Đối với diện tích rừng đặc dụng: Toàn bộ diện tích 90.405,68 ha đã được giao cho 3 Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý là Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc linh và Khu rừng đặc dụng Đăk Uy, được tổ chức quản lý theo quy chế quản lý rừng đặc dụng.
+ Đối với diện tích rừng phòng hộ. Toàn bộ diện tích 161.520,36 ha rừng phòng hộ của tỉnh là rừng phòng hộ đầu nguồn, hiện có nhiều chủ thể quản lý khác nhau. Trong đó 126.102 ha chiếm gần 69% diện tích rừng liền vùng liền khoảnh đã giao cho 7 BQL rừng phòng hộ quản lý bảo vệ. Diện tích còn lại có 27.075 ha do các Công ty Lâm nghiệp quốc doanh quản lý và 29.818 ha do hộ gia đình, UBND xã và các tổ chức kinh tế khác quản lý.
+ Đối với diện tích rừng sản xuất: Đây là đối tượng rừng có diện tích lớn nhất với 382.224,98 ha, được giao cho nhiều chủ thể quản lý khác nhau, bao gồm: Các Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tạm thời quản lý 7.296 ha chiếm tỷ lệ 1%; Các công ty Lâm nghiệp quốc doanh quản lý 194.577 ha chiếm trên 39% diện tích rừng sản xuất của tỉnh; Diện tích còn lại có 346.823 ha do cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, UBND xã và các tổ chức kinh tế khác quản lý.
2.1. Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng
Toàn bộ diện tích rừng trồng phòng hộ và đặc dụng hiện có trên địa bàn tỉnh đều do các Ban quản lý rừng và Công ty, Lâm trường quốc doanh tổ chức trồng theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Từ năm 2020 đến năm 2025 đã trồng được 820 ha Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng công tác trồng rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế.
2.2. Trồng rừng sản xuất
Diện tích rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh chủ yếu do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình trồng, Nhà nước hỗ trợ về đất đai, giống và kỹ thuật. Tổng diện tích đã trồng giai đoạn 2021-2025 là 20.613 ha
Nhìn chung diện tích rừng trồng còn hạn chế, chất lượng và năng suất rừng trồng còn thấp (chỉ khoảng 15-16 m3/ha/năm), tập đoàn cây trồng còn đơn điệu, chất lượng giống cây trồng chưa đảm bảo phát huy điều kiện tiềm năng lập địa, hiệu quả kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu của người trồng rừng, trình độ thâm canh rừng thấp. Nguyên nhân: (i) Không thể tích tụ đất đai để trồng rừng; (ii) Thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế không thuyết phục được người dân tham gia trồng rừng sản xuất; (iii) Chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nước cho trồng rừng sản xuất bất cập; (iv) Tình hình thị trường nông sản trong thời gian qua như giá Sắn, Cao su, Cà phê tăng cao gây biến động lớn về tình hình sử dụng đất, làm ảnh hưởng đến việc phát triển rừng trồng trong nhân dân và các doanh nghiệp.
2.3. Khoanh nuôi phục hồi rừng
Toàn bộ diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng hiện có trên địa bàn tỉnh đều do các Ban quản lý rừng và Công ty, Lâm trường quốc doanh tổ chức thực hiện theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Giai đoạn 2021-2025 diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng đạt 8.212 ha.
Thực tiễn cho thấy diện tích sau khoanh nuôi tỷ lệ thành rừng tương đối cao, nâng cao độ che phủ rừng. Tuy nhiên, diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng chưa nhiều, sinh trưởng chậm, năng suất và chất lượng rừng phục hồi sau khoanh nuôi thấp, tổ thành loài cây phức tạp, khả năng cung cấp gỗ và lâm sản chưa đảm bảo.
Giai đoạn 2021-2025 tổng khối lượng gỗ khai thác tận dụng trên các công trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, khai thác tỉa thưa rừng trồng, khai thác gỗ vườn nhà, gỗ cao su : 351.844m3 gỗ các loại và 626,4 Ster củi.
4. Tổ chức mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản.
Để triển khai Quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phê duyệt Quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 2025 tại Quyết định số 639/QĐ-UBND ngày 14/7/2011. Để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011- 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum đã điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch mạng lưới chế biến gỗ tại các Quyết định số 516/QĐ-UBND ngày 16/7/2013 và Quyết định số 1062/2014/QĐ-UBND ngày 20/10/2014.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 12 Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lâm sản (trong đó có 9 công ty đang hoạt động và 3 công ty đang tạm ngưng hoạt động), 13 cơ sở sản xuất kinh doanh và chế biến gỗ (trong đó 08 cơ sở đã ngừng hoạt động) và hơn 200 cơ sở chế biến mộc dân dụng khác.
Nhìn chung công tác chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn phát triển không ổn định, giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng thấp chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh hiện có của tỉnh Kon Tum. Sản phẩm gỗ xuất khẩu còn nhiều hạn chế chỉ mang tính gia công, không có thương hiệu nên chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường trong và quốc tế. Công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng chưa được đầu tư phát triển, gỗ khai thác từ rừng trồng chủ yếu được bán chưa qua chế biến. Công nghiệp chế biến lâm sản ngoài gỗ hầu như không có. Công tác chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011- 2015 có chiều hướng suy giảm, số lượng cơ sở chế biến từ 53 cơ sở năm 2010 giảm xuống 31 cơ sở năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn gỗ nguyên liệu không ổn định, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên việc xuất khẩu gặp khó khăn, thu hút đầu tư trong lĩnh vực chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ còn hạn chế.
5. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp và kết quả huy động tối đa nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững 2021-2025:
- Theo số liệu thống kê, tổng nguồn lực để phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2021-2024 đã huy động hơn 1.547,3 tỷ đồng .Tổng giá trị sản xuất ước đạt 7.508,5 tỷ đồng (Trong đó giá trị trồng rừng ước đạt 948 tỷ đồng; trồng sâm ngọc linh 6.560,5 tỷ đồng).
6. Đánh giá hoạt động sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2020-2025.
6.1. Kết quả đạt được
- Hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh được nâng lên; vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng được tăng cường; đã huy động toàn hệ thống chính trị và Nhân dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ rừng; qua đó hoạt động lâm nghiệp của tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, trong đó, cơ bản nhất là bảo vệ được vốn rừng hiện có, duy trì độ che phủ của rừng đến năm 2024 là 63,69%. Công tác theo dõi, nắm bắt thông tin, xử lý các vụ khai thác, vận chuyển, cất giấu lâm sản đạt nhiều kết quả tích cực; đã xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
- Đã tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, thu hút người dân sống gần rừng tham gia vào sản xuất lâm nghiệp, tạo thêm thu nhập, góp phần ổn định đời sống, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, việc đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp cũng đã góp phần cùng với các chương trình khác của Nhà nước xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho Nhân dân trên địa bàn, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng.
- Rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ tốt, tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường, bảo tồn tính đa dạng sinh học. Đã thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng tự nhiên, dừng các dự án chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích khác, không cấp phép khai thác tận dụng trên diện tích rừng tự nhiên đối các dự án đã có quyết định chuyển đổi nhưng chưa khai thác tận dụng.
- Tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp được sắp xếp, kiện toàn, bộ máy, nhân sự hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp đã dần hoạt động ổn định và hiệu quả. Việc phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành[27]. Trong đó, thường xuyên luân chuyển cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, không bố trí các trường hợp đã bị xử lý kỷ luật hoặc có dấu hiệu vi phạm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý.
- Các khó khăn vướng mắc về hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được chính quyền địa phương xác định rõ và kiến nghị với Bộ ngành Trung ương. Đồng thời, đã ban hành một số chính sách hỗ trợ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm ưu đãi, thu hút các dự án đầu tư về phát triển lâm nghiệp và công tác giao đất, giao rừng cho các cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình cá nhân tham gia quản lý, bảo vệ theo quy định, nhất là đầu tư phát triển dược liệu dưới tán rừng để vừa đạt mục tiêu phát triển dược liệu, kinh tế-xã hội gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng tích cực, từ khai thác lâm sản tự nhiên chuyển dần sang trồng rừng và dịch vụ lâm nghiệp. Sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng khá, tỷ trọng đóng góp của ngành lâm nghiệp vào tổng giá trị sản phẩm của tỉnh (GRDP) ngày càng tăng; đời sống người dân sống dựa vào tài nguyên rừng được nâng cao.
- Chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực lâm nghiệp được cụ thể hóa đầy đủ hơn; quản lý nhà nước có tiến bộ chủ yếu bằng công cụ pháp luật, chính sách; nhận thức của xã hội về ngành kinh tế lâm nghiệp nhất quán hơn.
6.2. Tồn tại, hạn chế
- Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, tác động của ngành lâm nghiệp đối với việc xóa đói, giảm nghèo còn hạn chế, người dân sống chưa thể sống ổn định bằng nghề rừng.
- Việc đảm bảo cho ngành lâm nghiệp của tỉnh phát triển nhanh và bền vững còn khó khăn; nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động sản xuất lâm nghiệp còn thiếu, chưa thu hút hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia, phương án sử dụng vốn đối với đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực phát triển rừng sản xuất của các tổ chức, cá nhân ít khả thi nên việc tiếp cận vốn tín dụng còn hạn chế.
- Cơ cấu quản lý sử dụng rừng và đất rừng chưa hợp lý. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước quản lý, diện tích giao cho hộ gia đình, tổ chức và cá nhân còn ít. Việc quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp có phần tách biệt và khép kín đã tạo ra rào cản cho việc tổ chức các hoạt động sản xuất lâm nghiệp khác như trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản, gây cản trở cho việc thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp quốc doanh chưa hiệu quả, tính tự chủ thấp, chưa tạo được sự liên kết các hoạt động sản xuất lâm nghiệp từ khâu trồng rừng, khai thác, chế biến đến tiếp thị thương mại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, không huy động được vốn đầu tư cho phát triển lâu dài.
- Chưa khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng, đặc biệt sử dụng đất lâm nghiệp còn lãng phí. Sản lượng gỗ khai thác rừng trồng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến và sử dụng của nhân dân; khai thác, sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ còn hạn chế. Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên một cách triệt để và tức thời cũng đã gây thiệt hại lớn cho công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh và khó khăn gỗ dân dụng cho Nhân dân địa phương.
- Việc thành lập các mô hình kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình trong lâm nghiệp, thúc đẩy liên kết với các thành phần kinh tế khác để nâng cao giá trị hàng hóa lâm sản còn hạn chế. Chưa có giải pháp khuyến khích người dân tại địa bàn chuyển đổi diện tích đất trồng cây nông nghiệp hằng năm trên đất lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả đa mục đích có giá trị kinh tế cao hơn.
- Một số ngành, địa phương còn buông lỏng quản lý để chủ đầu tư một số dự án có giao đất giao rừng, sử dụng đất sai mục đích dẫn đến mất rừng.
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong công tác phát triển lâm nghiệp bền vững có mặt chưa chặt chẽ, đồng bộ.
6.3. Nguyên nhân tồn tại, yếu kém
6.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh và đời sống người dân còn nhiều khó khăn; nhận thức của một bộ phận dân cư vùng nông thôn còn hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, phát triển lâm nghiệp.
- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp có chu kỳ dài, độ rủi ro cao (địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều kiện tự nhiên khó khăn, chi phí đầu tư cao, thiên tai, hỏa hoạn…), lợi nhuận thấp nên chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư và các nguồn lực xã hội tham gia trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản. Chính sách thu hút đầu tư trong lâm nghiệp chưa tạo đột phá, hấp dẫn nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh.
- Diện tích rừng lớn, sức ép dân số lên đất rừng và lâm sản ngày càng gia tăng, nhất là đối với khu vực vùng sâu, vùng xa.
- Thị trường đầu ra của sản phẩm rừng trồng không có tiềm năng nên người dân không phát triển trồng rừng sản xuất. Tình hình giá cả thị trường của một số loại nông sản như: sầu riêng, cà phê, sắn… tăng cao đã tác động không nhỏ đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, người dân phá rừng để lấy đất sản xuất.
- Chính sách cho những người làm công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn bất cập, chưa phù hợp; lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách phải làm việc ở nơi xa xôi, hẻo lánh, giờ giấc nghiêm ngặt, khối lượng công việc chuyên môn nhiều, áp lực cao, trách nhiệm lớn, thu nhập thấp, các chế độ đãi ngộ không có, vì thế ở một số đơn vị xảy ra tình trạng thôi việc, nghỉ việc, chuyển công tác, nghỉ hưu sớm... gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý bảo vệ rừng[28].
6.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nguồn vốn phát triển lâm nghiệp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước; nguồn lực của khu vực ngoài quốc doanh còn nhiều tiềm năng nhưng chưa được phát huy.
- Mô hình các công ty lâm nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả, cơ chế liên doanh liên kết với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để trồng rừng sản xuất còn nhiều bất cập nên khó thực hiện.
- Các chỉ tiêu như giao đất giao rừng, cho thuê rừng; Xây dựng được ít nhất 01 nhà máy chế biến gỗ công suất trên 50.000m3/năm không đạt được mục tiêu Nghị quyết đề ra do Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai đăng ký khảo sát lập dự án đầu tư điện sinh khối tại huyện Ngọc Hồi nhưng không triển khai thực hiện.
- Nguyên nhân tình hình vi phạm Luật lâm nghiệp vẫn xảy ra: (i) Năng lực tổ chức, điều hành và tinh thần trách nhiệm của một số chủ rừng còn hạn chế; (ii) lực lượng bảo vệ rừng ở một số nơi có tình trạng buông lỏng quản lý; (iii) chính quyền cấp xã thiếu sự kiểm tra, chấn chỉnh thường xuyên; (iv) Việc kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra vào khu vực biên giới chưa chặt chẽ...
Quan điểm chung là Phát triển rừng sản xuất theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 sớm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn có sự liên kết giữa phát triển rừng với chế biến và thương mại lâm sản. Phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng xã hội hóa và tổ chức liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị lâm sản hài hòa mục tiêu phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.
- Đẩy mạnh phát triển rừng trồng gỗ lớn, sử dụng hợp lý, có hiệu quả diện tích đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất; sớm hình thành vùng kinh doanh rừng gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu ổn định, lâu dài gắn với phát triển công nghiệp chế biến tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
- Phát triển gỗ lớn theo hướng bền vững góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm gỗ rừng trồng, thu hút ngoại tệ thông qua sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng;
- Xác định vùng rừng trồng nguyên liệu gắn với các doanh nghiệp chế biến; Phát triển kinh doanh rừng gỗ lớn phải được thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu xác định vùng cho đến tổ chức trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến lâm sản, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phát triển kinh doanh rừng nguyên liệu nói chung và rừng gỗ lớn nói riêng;
- Mở rộng quy mô doanh nghiệp chế biến gỗ phải đảm bảo yêu cầu công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến kết hợp với công nghệ thiết bị truyền thống và có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu để phát triển những mặt hàng có lợi thế so sánh, phải gắn với thị trường tiêu thụ trong nước, thế giới; nâng cao chất lượng, tăng nhanh giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế để công nghiệp chế biến gỗ phát triển bền vững và hiệu quả.
Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng và phát triển lâm nghiệp bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị lâm sản hàng hóa, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045
- Hình thành được vùng nguyên liệu gỗ, tre nứa tập trung với quy mô khoảng 118.000 ha, đáp ứng nguyên liệu các cho nhà máy chế biến gỗ công suất 100.000 m3/năm và tiêu dùng nội tỉnh.
- Đưa năng suất rừng gỗ lớn trồng mới đạt trên 20 m3/ha/năm (Mức trung bình của cả nước). Phấn đấu rừng trồng mới khi đưa vào khai thác đạt trữ lượng trên 200 m3/ha/10 năm. Đưa tỷ lệ gỗ lớn (gỗ xẻ có đường kính ≥ 20 cm) vào chế biến tinh sâu từ 25-35% sản lượng khai thác hiện nay lên 50% vào năm 2030.
- Thu hút nhà máy chế biến gỗ công suất 100.000 m3/năm.
- Trên 50% cơ sở chế biến gỗ, lâm sản đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến và 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng nội tỉnh được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững vào năm 2030.
- Rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC, đến năm 2030 đạt trên 50.000 ha.
- Góp phần nâng tỷ lệ che phủ của rừng, tạo môi trường sinh thái, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa nguồn nước và khí hậu; nâng cao giá trị kinh tế của rừng, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập nhằm nâng cao đời sống con người dân trong vùng dự án và bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự cho vùng biên giới.
3.1. Nhu cầu thị trường về các sản phẩm lâm sản đã qua chế biến
Định hướng chung của thị trường khu vực và toàn cầu về công nghiệp chế biến gỗ, chế biến lâm sản ngoài gỗ là hướng tới bền vững, hiệu quả, hiện đại trên cơ sở hội nhập, sử dụng nguyên liệu gỗ hợp pháp. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm lâm sản đã qua chế biến nội tỉnh không nhiều, chủ yếu là các sản phẩm nội thất, đồ gia dụng là chính. Thị trường tiêu thụ chính là ở các khu vực đô thị, khu trung tâm nơi có mức sống và thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu về các sản phẩm về gỗ sẽ tăng cao.
Đặc biệt nhu cầu về sản phẩm lâm sản có các chứng nhận về tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế, các sản phẩm có chứng nhận nguồn gốc xuất xứ trong tương lai càng có xu hướng tiêu thụ mạnh hơn không chỉ cho nhu cầu trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.
Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị 08/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu. Qua đó, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ cả nước đến năm 2025 đạt 18 đến 20 tỷ USD; từng bước tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu cho thấy tiềm năng và thị trường tiêu thụ gỗ và các sản phẩm chế biến đang rất lớn cả nội địa và quốc tế.
3.2. Nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở chế biến trong tỉnh Kon Tum
Trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày một khắc nghiệt hơn thì việc sử dụng nguồn tài nguyên gỗ rừng tự nhiên ở nước ta nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng gần như sẽ không được tác động đến trong một khoảng thời gian dài sắp tới. Chính vì thế mà nguồn nguyên liệu chủ yếu được sử dụng chủ yếu là từ gỗ rừng trồng và nguyên liệu gỗ nhập nội.
Nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với môi trường dự báo ngày càng tăng cao, nguồn nguyên liệu gỗ có chứng chỉ cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Chính vì lẽ đó, nhu cầu về nguồn nguyên liệu gỗ không chỉ tăng cao ở Kon Tum mà còn ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.
Xu hướng bảo tồn nguyên bản và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, đảm bảo tính đa dạng sinh học. Trong khi đó nguồn vật thay thế sử dụng như gỗ tự nhiên còn thiết. Do vậy nhu cầu sử dụng gỗ rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng gỗ lớn là cao trong thời gian tới.
3.3. Khoa học, công nghệ đối với trồng rừng nguyên liệu
Hiện nay, khoa học công nghệ được sử dụng trong công tác trồng rừng nguyên liệu ở nước ta không nhiều, chủ yếu được sử dụng trong các khâu gieo ươm cây giống nhưng cũng chưa thực sự theo kịp được với một số nước trong khu vực. Trong lĩnh vực trồng rừng thì việc ứng dụng khoa học mới chỉ dừng lại trên các mô hình thí điểm chứ chưa thực sự áp dụng trên quy mô lớn. Cũng có nhiều nguyên nhân mà khoa học công nghệ chưa thực sự được áp dụng trong công tác trồng rừng nguyên liệu trên phạm vi toàn quốc nói chung, chủ yếu do đầu tư ban đầu lớn, khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến không nhiều hay điều kiện địa hình phức tạp… Vì vậy, hướng tiếp cận khoa học công nghệ trong trồng rừng nguyên liệu không nên chỉ bó hẹp trong việc sử dụng các công nghệ tiên tiến sẵn có của các nước phát triển mà cần có sự thay đổi công nghệ để phù hợp với thực tiễn đặt ra ở mỗi địa phương khác nhau. Từ đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới thực sự đem lại hiệu quả cao.
3.4. Khoa học, công nghệ đối với chế biến và kinh doanh lâm sản
Giống như trong công tác trồng rừng, việc khai thác chế biến và kinh doanh lâm sản có ứng dụng khoa học công nghệ cũng đang là mối quan tâm của cá nhà quản lý, các doanh nghiệp và các cơ sở chế biến, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ. Việc áp dụng khoa học công nghệ ứng dụng trong chế biến lâm sản không chỉ là thay đổi tư duy của con người về máy móc và còn giúp giải phóng sức lao động, tăng năng suất, nâng hiệu quả công việc cũng như chất lượng sản phẩm làm ra. Từ chế biến lâm sản sử dụng các dụng cụ thủ công, hiện nay máy móc đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều khâu chế biến lâm sản ở nước ta. Tuy vậy, việc ứng dụng khoa học công nghệ cũng luôn cần phải đổi mới để đạt được hiệu quả cao nhất đồng thời đáp ứng được các nhu cầu của thị trường.
Kon Tum là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp mà trong đó có chế biến lâm sản. Công nghiệp chế biến gỗ ván nhân tạo: MDF, HDF... với gỗ cao su từ thanh lý rừng cao su hết mủ hằng năm, gỗ rừng trồng cũng là hướng đi mà tỉnh Kon Tum gần như đã bỏ quên nhiều năm qua. Công nghệ này hiện đang thịnh hành ở nước ta: Cả nước có tới 13 nhà máy công suất từ 50.000 tới 400.000 khối ván nhân tạo/năm; một số tỉnh như Tuyên Quang, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Long An cũng đã có nhiều nhà máy công suất rất lớn.
Tỉnh Kon Tum cần chú trọng xây dựng các chương trình dự án với công nghệ mới tiên tiến có áp dụng công nghệ cao trong cả chuỗi giá trị nông lâm sản để bảo đảm các sản phẩm sạch, an toàn, đạt tiêu chuẩn quốc tế..., truy xuất nguồn gốc, có chỉ dẫn địa lý, thương hiệu, nhãn hiệu tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Nên nghiên cứu nhập công nghệ của Nhật Bản, Israel, Đài Loan, Hàn Quốc bằng con đường dự án FDI và doanh nghiệp, doanh nhân lớn.
3.5. Môi trường kinh doanh tỉnh Kon Tum
Đa số các doanh nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum có quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm đại đa số.
Hiện thị trường kinh doanh chủ yếu của ngành công nghiệp chế biến lâm sản Kon Tum chủ yếu là sản xuất phục phụ nhu cầu nội tỉnh chiếm khoảng 25 – 30%. Các sản phẩm chính cung cấp cho thị trường trong tỉnh là gỗ xây dựng, ván dăm, ván ép, đồ nội thất, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ...
Tiềm năng trồng rừng nguyên liệu và các sản phẩm lâm sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 là rất lớn. Mặt khác, thị trường tiêu thụ các sản phẩm lâm sản trên cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên đang ở mức cao. Chính vì thế, thị trường kinh doanh lâm sản của Kon Tum rất thuận lợi và phù hợp với nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao của con người. Các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ được cấp chứng nhận FSC luôn được ưu tiên và sẽ là hướng đi đúng đắn cho sự phát triển vùng nguyên liệu và chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Nguồn nguyên liệu gỗ lớn, chế biến tinh sâu với công nghệ tiên tiến, hiện đại cùng với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm về gỗ của con người ngày càng tăng sẽ thúc đẩy môi trường kinh doanh của tỉnh ngày một phát triển hơn, tạo thuận lợi cho sự vươn lên của ngành công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh vươn tầm khu vực và quốc tế.
3.6. Biến đổi khí hậu
Thách thức về biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Biến đổi này không chỉ ảnh hưởng tới một ngành, một lĩnh vực mà gần như ảnh hưởng đến hầu hết các ngành. Vì thế, các dự báo về biến đổi khí hậu trong tương lai ở nước ta là cần thiết và cấp bách để có những hướng đi cụ thể, chính xác và hiệu quả trong các lĩnh vực.
Biến đổi khí hậu có thể khiến nguy cơ chuyển dịch đất sản xuất lâm nghiệp sang mục đích phát triển kinh tế xã hội khác là rất lớn do đó quỹ đất để dành cho trồng rừng sản xuất có thể bị thu hẹp. Khí hậu thay đổi có thể phát sinh nhiều loại sâu bệnh nguy hại hơn hoặc một số sâu bệnh ngoại lai sẽ tác động không nhỏ đến công tác trồng và chăm sóc rừng nguyên liệu. Mặt khác, quá trình hoang mạc hoá diễn ra ngày càng mạnh hơn làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng đất, chỉ số ẩm ướt trong đất giảm đi ảnh hưởng đến việc phát triển rừng trồng nguyên liệu trong tương lai. Bên cạnh đó, việc nóng lên của trái đất có thể khiến nạn cháy rừng xảy ra thường xuyên và khó kiểm soát hơn ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc, bảo vệ rừng nói chung và rừng trồng nguyên liệu nói riêng.
4. Định hướng phát triển rừng trồng nguyên liệu và công nghiệp chế biến
4.1. Định hướng phát triển rừng trồng nguyên liệu
4.1.1. Diện tích dự kiến đưa vào quy hoạch trồng rừng sản xuất thâm canh.
Trên cơ sở kết quả điều tra hiện trạng rừng, đất chưa có rừng ngoài thực địa, căn cứ vào lập địa đất đai, thổ nhưỡng, tính liên kết liền vùng, tính ổn định về nguồn cung sản lượng khai thác và thuộc chức năng rừng sản xuất theo quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.
Diện tích dự kiến đưa vào quy hoạch rừng nguyên liệu gỗ với các loài cây chủ yếu: Thông, keo, bạch đàn, bời lời, lõi thọ (không bao gồm cao su) là 34.456,71 ha; trong đó diện tích dự kiến trồng mới là: 22.279,50 ha và trồng lại rừng sau khai thác trên diện tích rừng trồng đã trồng là 12.177,21 ha.
TT |
Huyện/th.phố |
Tổng |
Trồng mới |
Trồng lại rừng sau khai thác |
|
Tổng |
34.456,71 |
22.279,50 |
12.177,21 |
1 |
Các xã trên địa bàn huyện Đắk Glei cũ |
3.067,59 |
2.551,26 |
516,33 |
2 |
Các xã trên địa bàn huyện Đắk Hà cũ |
3.925,06 |
2.369,48 |
1.555,58 |
3 |
Các xã trên địa bàn huyện Đắk Tô cũ |
5.557,53 |
3.011,60 |
2.545,93 |
4 |
Các xã trên địa bàn huyện Ia H' Drai cũ |
1.630,81 |
1.580,89 |
49,92 |
5 |
Các xã trên địa bàn huyện Kon Plông cũ |
1.907,73 |
1.771,31 |
136,42 |
6 |
Các xã trên địa bàn huyện Kon Rẫy cũ |
5.962,26 |
3.833,93 |
2.128,33 |
7 |
Các xã trên địa bàn huyện Ngọc Hồi cũ |
3.929,11 |
2.842,48 |
1.086,63 |
8 |
Các xã trên địa bàn huyện Sa Thầy cũ |
3.664,89 |
2.093,68 |
1.571,21 |
9 |
Các xã trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông cũ |
4.681,86 |
2.114,86 |
2.567,00 |
10 |
Các xã trên địa bàn huyện TP.Kon Tum cũ |
129,87 |
110,01 |
19,86 |
4.1.2. Diện tích dự kiến đưa vào trồng rừng phân theo nhóm chủ rừng
Diện tích dự kiến đưa vào trồng rừng phân theo nhóm chủ rừng được thể hiện tại bảng sau
Đơn vị: ha
TT |
Huyện |
Tổng |
Phân theo nhóm chủ quản lý |
|||
BQL RPH, ĐD |
Cty TNHH MTV LN |
UBND xã,CĐ, HGĐ |
Tổ chức khác |
|||
|
Tổng |
34.456,71 |
366,63 |
7.303,94 |
19.958,72 |
6.827,42 |
1 |
Các xã trên địa bàn huyện Huyện Đắk Glei |
3.067,59 |
34,35 |
770,08 |
2.263,16 |
|
2 |
Các xã trên địa bàn huyện Huyện Đắk Hà |
3.925,06 |
251,80 |
|
2.447,65 |
1.225,61 |
3 |
Các xã trên địa bàn huyện Huyện Đắk Tô |
5.557,53 |
|
2.809,81 |
1.888,83 |
858,89 |
4 |
Các xã trên địa bàn huyện Huyện Ia H' Drai |
1.630,81 |
|
158,11 |
1.453,33 |
19,37 |
5 |
Các xã trên địa bàn huyện Huyện Kon Plông |
1.907,73 |
|
58,07 |
1.849,66 |
|
6 |
Các xã trên địa bàn huyện Huyện Kon Rẫy |
5.962,26 |
26,85 |
1.792,64 |
3.444,42 |
698,35 |
7 |
Các xã trên địa bàn huyện Huyện Ngọc Hồi |
3.929,11 |
|
359,54 |
2.671,19 |
898,38 |
8 |
Các xã trên địa bàn huyện Huyện Sa Thầy |
3.664,89 |
43,72 |
|
2.096,43 |
1.524,74 |
9 |
Các xã trên địa bàn huyện Huyện Tu Mơ Rông |
4.681,86 |
9,91 |
1.355,69 |
1.714,18 |
1.602,08 |
10 |
Các xã trên địa bàn huyện Thành phố Kon Tum |
129,87 |
|
|
129,87 |
|
Theo số liệu tại bảng trên tổng diện tích vùng quy hoạch trồng rừng nguyên liệu tập trung thuộc chức năng sản xuất là 34.456,71 ha, trong đó:
Theo đó diện tích tập trung nhiều nhất là nhóm I (UBND xã chưa giao, cộng đồng và hộ gia đình) 19.958,72 ha, tiếp đến là nhóm các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp 7.303,94 ha, kế đến là các tổ chức khác đã được giao, cho thuê đất để phát triển rừng là 6.827,42 ha, và ít nhất là nhóm các ban quản lý rừng 366,63 ha.
4.1.3. Diện tích loài cây trồng nguyên liệu dự kiến
Căn cứ vào dạng lập địa, thổ nhưỡng, khí hậu, đai cao, năng suất rừng, chu kỳ sản xuất kinh doanh, thực trạng rừng trồng hiện có đề xuất các loại cây trồng như sau:
- Đối với đai cao trên 700 mét so với mặt nước biển trồng các loại Thông như Thông 3 lá, Thông caribe. Diện tích này phân bổ chủ yếu ở các xã thuộc huyện Kon Plông, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông và Đak Glei (cũ).
- Đối với đai cao dưới 700 mét so với mặt nước biển trồng các loại cây sinh trưởng nhanh như Keo, Bạch đàn, Lõi thọ, Tre nứa. Diện tích này tập trung ở các xã còn lại.
Từ kết quả xây dựng bản đồ mô hình số độ cao DEM và vùng quy hoạch dự kiến trồng rừng nguyên liệu, diện tích rừng trồng sẽ trồng lại rừng sau khai thác. Kết quả dự kiến trồng các loài cây trên địa bàn các huyện như sau:
TT |
Huyện/thành phố[29] |
Tổng |
Trồng mới |
Trồng lại rừng sau khai thác |
||||
Cộng |
Gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu (<700m) |
Gỗ lớn (>700m) |
Cộng |
Gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu hiện có |
Gỗ lớn (Thông hiện có) |
|||
|
Tổng |
34.456,71 |
22.279,50 |
4.422,07 |
17.857,43 |
12.177,21 |
364,70 |
11.812,51 |
1 |
Đắk Glei |
3.067,59 |
2.551,26 |
11,09 |
2.540,17 |
516,33 |
22,31 |
494,02 |
2 |
Đắk Hà |
3.925,06 |
2.369,48 |
142,37 |
2.227,11 |
1.555,58 |
20,90 |
1.534,68 |
3 |
Đắk Tô |
5.557,53 |
3.011,60 |
298,70 |
2.712,90 |
2.545,93 |
31,34 |
2.514,59 |
4 |
Ia H' Drai |
1.630,81 |
1.580,89 |
1.580,89 |
|
49,92 |
49,92 |
|
5 |
Kon Plông |
1.907,73 |
1.771,31 |
619,92 |
1.151,39 |
136,42 |
57,30 |
79,12 |
6 |
Kon Rẫy |
5.962,26 |
3.833,93 |
436,99 |
3.396,94 |
2.128,33 |
27,05 |
2.101,28 |
7 |
Ngọc Hồi |
3.929,11 |
2.842,48 |
483,53 |
2.358,95 |
1.086,63 |
43,55 |
1.043,08 |
8 |
Sa Thầy |
3.664,89 |
2.093,68 |
840,85 |
1.252,83 |
1.571,21 |
112,33 |
1.458,88 |
9 |
Tu Mơ Rông |
4.681,86 |
2.114,86 |
|
2.114,86 |
2.567,00 |
|
2.567,00 |
10 |
TP.Kon Tum |
129,87 |
110,01 |
7,73 |
102,28 |
19,86 |
|
19,86 |
Từ kết quả bảng trên diện tích trồng:
- Các loài cây cung cấp gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu là các loài sinh trưởng nhanh Keo lai, Bạch đàn các loại là 4.786,77 ha, trong đó trồng mới 4.422,07 ha (tập trung dưới 700m); tái canh rừng trồng khoản 364,70 ha. Vùng tập trung trồng chủ là các huyện Ia H' Drai khoảng trên 1.600 ha; Sa Thầy trên 950 ha ngoài ra còn trồng rải rác ở các huyện khác nơi có độ cao thấp hơn 700m.
- Loài cây cung cấp gỗ lớn như Thông ba lá, lõi thọ: Diện tích quy hoạch trồng 29.669,94 ha, trong đó trồng mới 17.857,43 ha, trồng tái canh 11.812,51 ha. Diện tích quy hoạch tập trung Kon Rẫy (trên 5.500 ha), Đắk Tô Trên 5.200 ha, Tu Mơ Rông trên 4.800 ha và các huyện khác như Đăk Glei, Đắk Hà, Ngọc Hồi dự kiến từ 3000-4000 ha, thấp nhất là thành phố Kon Tum khoảng 20ha.
4.1.4. Khai thác bền vững diện tích lồ ô, le tre nứa khác.
Theo số liệu kiểm kê rừng hiện nay tỉnh Kon Tum có hơn hơn 21.460 ha rừng lồ ô, tre nứa với sản lượng hơn 1,15 tỷ cây, trữ lượng nguyên liệu sợi dài ước đạt 11,5 triệu tấn, phân theo địa bàn các huyện như sau:
Đơn vị: ha
TT |
Phân theo huyện |
Lồ ô, tre nứa |
Cộng |
|
Tổng toàn tỉnh |
21.460,1 |
21.460,1 |
1 |
Các xã trên địa bàn huyện Đắk Glei cũ |
3.453,3 |
3.453,3 |
2 |
Các xã trên địa bàn huyện Đắk Hà cũ |
1.770,0 |
1.770,0 |
3 |
Các xã trên địa bàn huyện Đắk Tô cũ |
825,0 |
825,0 |
4 |
Các xã trên địa bàn huyện Ia H' Drai cũ |
1.139,4 |
1.139,4 |
5 |
Các xã trên địa bàn huyện Kon Plông cũ |
2.713,2 |
2.713,2 |
6 |
Các xã trên địa bàn huyện Kon Rẫy cũ |
1.911,7 |
1.911,7 |
7 |
Các xã trên địa bàn huyện Ngọc Hồi cũ |
4.077,2 |
4.077,2 |
8 |
Các xã trên địa bàn huyện Sa Thầy cũ |
1.689,0 |
1.689,0 |
9 |
Các xã trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông cũ |
3.866,8 |
3.866,8 |
10 |
Các xã trên địa bàn huyện TP.Kon Tum cũ |
14,5 |
14,5 |
4.1.5. Khai thác bền vững diện tích rừng trồng hiện có
Theo số liệu kiểm kê, diễn biến rừng rừng hiện nay tỉnh Kon Tum có hơn 63.858 ha rừng trồng với trữ lượng khoảng 8,9 triệu m3, trong đó rừng trồng sản xuất 58.858 ha với trữ lượng khoảng 8,2 triệu m3
Định hướng sử dụng rừng trồng: Đối với rừng trồng phòng hộ khai thác với cường độ 20%; đối với rừng sản xuất khai thác trắng khi đến tuổi thành thục công nghệ và trồng lại rừng theo quy định của Luật lâm nghiệp.
4.1.6. Khai thác diện tích cao su trồng trên đất lâm nghiệp khi tái canh
Nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến đáng kể mà lâu nay tỉnh Kon Tum chưa khai thác đó là gỗ cao su khi tái canh, theo số liệu thống kê Tỉnh Kon tum hiện có hơn 80.000 ha cây cao su trong đó có 40.000 ha cao su trồng trên đất quy hoạch lâm nghiệp ước trữ lượng 7,4 triệu m3 gỗ.
Ngoài diện tích rừng trồng hiện có giai đoạn 2021-2025 trồng mới 21.433 ha trong đó có 15.827 ha quy hoạch sản xuất chưa đủ tiêu chí thành rừng.
Tóm lại: Vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ được xác định: khoảng 118.000 ha chiếm 31% tổng diện tích quy hoạch phát triển rừng sản xuất toàn tỉnh, bao gồm:
- Rừng trồng hiện có quy hoạch sản xuất: 58.858 ha (trong đó có khoảng 40.000 ha rừng trồng Cao su, 12.177,21 ha rừng trồng gỗ là cây lâm nghiệp sẽ tái canh, trồng lại rừng sau khai thác, rừng trồng các loài cây trồng khác còn lại 6.680,79 ha).
- Rừng lồ ô, tre nứa: 21.460 ha
- Rừng trồng chưa đủ tiêu chí thành rừng: 15.827 ha
- Trồng mới: 22.279,50 ha.
Định hướng phát triển nguyên liệu: Vùng nguyên liệu gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến mộc dân dụng (Rừng trồng gỗ lớn Thông, Lõi thọ, .. khoảng 29.000 ha và rừng trồng Cao su khoảng 40.000 ha) khoảng 69.000 ha, chiếm tỷ lệ 58%. Trồng rừng gỗ nhỏ và Rừng lồ ô, tre nứa phục vụ công nghiệp chế biến ván dăm, giấy, bột giấy khoảng 49.000 ha chiếm tỷ lệ 42%. (Diện tích Lồ ô, tre nứa khai thác, nuôi dưỡng, tái canh phục vụ nguyên liệu sợi dài trong sản xuất giấy và bột giấy).
Về nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng nguyên liệu: Đối với rừng trồng mới: Đưa năng suất rừng trồng mới đạt trên 20 m3/ha/năm, trữ lượng trên 200 m3/ha/10 năm. Quản lý, giám sát về chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp đạt 100%, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.
- Về quản lý rừng trồng bền vững và chứng chỉ rừng: Đẩy mạnh triển khai thực hiện quản lý rừng bền vững và cấp chứng quản lý rừng bền vững (FSC), phấn đấu đến năm 2040 đạt 50.000 ha diện tích rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ rừng (bao gồm cả diện tích cao su).
- Về liên doanh, liên kết phát triển vùng nguyên liệu: Xúc tiến các nhà đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy trên cơ sở các diện tích đã được đưa vào Đề án.
4.2. Định hướng phát triển công nghệ chế biến lâm sản
- Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ phải trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế tham gia nhằm nâng cao tốc độ tăng trưởng và tạo ra sự phát triển mới. Đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, trong đó chú trọng thu hút các doanh nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản vào tỉnh, huy động mọi nguồn vốn đảm bảo cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ ổn định, đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển sản phẩm gỗ kết hợp với sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác, chế biến. Tập trung phát triển diện tích rừng nguyên liệu, đặc biệt là rừng trồng gỗ lớn, trong đó chú trọng và đẩy mạnh công tác xây dựng những cánh rừng bền vững để được cấp chứng chỉ rừng (FSC) cho diện tích rừng đang có, phát triển rừng nguyên liệu trồng mới phải có chứng chỉ rừng bền vững (FSC) để phù hợp với xu thế hội nhập, tham gia cạnh tranh thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu khó tính như EU, Mỹ...
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh phải phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển vùng: Tổ chức, cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến gỗ nhằm cân đối giữa nguồn lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Từ nay đến năm 2030, tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn trong giai đoạn từ 2026 đến 2030 và ở những năm tiếp theo.
- Xây dựng và mở rộng các cụm công nghiệp chế biến lâm sản ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông, đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế. Khuyến khích xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ; Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo và các sản phẩm từ gỗ, từ ván MDF, giảm dần chế biến và xuất khẩu dăm giấy.
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ phải gắn với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tập trung đầu tư vào những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao; Đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng, trong đó tăng cường hợp tác giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, nhà sản xuất với nhà phân phối; Ưu tiên đầu tư phát triển nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng cao đối với hoạt động xuất khẩu.
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, kết hợp với nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ cao, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới kết hợp với đầu tư máy móc thiết bị công nghệ cao, xuất xứ từ các nước phát triển.
- Phát triển công nghiệp chế biến gỗ theo hướng đầu tư chiều sâu; Từng bước đổi mới, ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và trong chế biến nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ, giảm thiểu tối đa khối lượng gỗ phế phẩm trên cơ sở chế biến tổng hợp, bao gồm sản xuất ván nhân tạo, viên nén, phụ phẩm trong quá trình chế biến.
Trên cơ sở xác định cơ cấu sản phẩm, nhất là với nhóm sản phẩm chủ lực, các doanh nghiệp cần đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ theo hướng đồng bộ và hiện đại hóa. Tăng tự động hóa ở những khâu sử dụng nhiều lao động phổ thông như gia công nguyên liệu, đánh bóng, phun sơn,…vừa làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm. Dần thay thế các dây chuyền thiết bị cũ, lạc hậu bằng các dây chuyền mới, hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
-Công nghệ chế biến giấy, bột giấy với công nghệ nấu liên tục, tẩy trắng không sử dụng Clo nguyên tố (ECF), hệ thống thiết bị hiện đại, mới 100%. Hệ thống thu hồi có khả năng thu hồi đến 95% lượng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện Đề án
- Các cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội phát huy vai trò trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển rừng sản xuất.
- Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống gần rừng thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh.
2. Nhóm giải pháp về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp
- Đảm bảo đủ diện tích quỹ đất để phát triển rừng nguyên liệu phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và kế hoạch của tỉnh.
- Xây dựng các cụm công nghiệp, các nhà máy chế biến phù hợp với các định hướng chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn tỉnh nói chung và các địa phương nói riêng.
- Phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến gỗ phải phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển vùng. Tổ chức, cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến gỗ nhằm cân đối giữa nguồn lực sản xuất và nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Tập trung rà soát, củng cố và nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ đồng thời phát triển công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn sau năm 2025.
- Ưu tiên bố trí các doanh nghiệp chế biến vào hoạt động tại các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí mặt bằng và có cơ chế hỗ trợ đưa các doanh nghiệp chế biến gỗ vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp các cấp. Trong đó, tập trung nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền cấp xã; thành lập các Hợp tác xã lâm nghiệp để tập hợp các hộ gia đình có diện tích trồng rừng tham gia vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng và trồng rừng gỗ lớn.
- Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng gỗ lớn, đầu tư cơ sở chế biến với công nghệ hiện đại; tạo môi trường liên kết chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất nguyên liệu, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Tập trung hướng dẫn, kêu gọi các doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy trên địa bàn và hỗ trợ các chủ rừng, liên kết để thực hiện “chứng chỉ rừng trồng FSC”.
- Ứng dụng giống tiến bộ
Áp dụng trồng các giống cây lâm nghiệp có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đồng thời khuyến cáo trồng những loài cây lâm nghiệp lấy nguyên liệu gỗ phù hợp với điều kiện lập địa tại địa phương, đảm bảo đạt năng suất, chất lượng, ổn định. Thực hiện đúng theo Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.
Tiếp tục tập trung nghiên cứu phát triển về công nghệ sinh học nhằm tăng năng suất của giống cây lâm nghiệp đang trồng phổ biến đồng thời không ngừng nghiên cứu tìm và tạo giống cây mới có hiệu quả cao phục vụ cho lâm nghiệp tại địa phương.
Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào khâu chọn, tạo giống mới, trồng và chăm sóc rừng để tạo nguồn nguyên liệu. Xây dựng các Vườn ươm cây giống áp dụng công nghệ cao từ việc chọn tạo giống và nhân giống như công nghệ tế bào, , công nghệ sử dụng vật liệu mới ở vườn ươm, công nghệ tưới phun.
Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm chuyển nhượng bản quyền công nghệ, giống, thiết bị tiên tiến sản xuất, chế biến gỗ mà trong nước chưa sản xuất được.
- Ứng dụng quy trình kỹ thuật
Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng chăm sóc và phát triển các loài cây lâm nghiệp cho năng suất cao đồng thời không ngừng cải tiến để phù hợp với thực tiễn sản xuất.
Áp dụng các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng ở mức độ cao, chú trọng đầu tư các khâu quan trọng như: Làm đất, bón phân, tăng số lần chăm sóc rừng trồng, thực hiện tốt các nội dung biện pháp nuôi dưỡng rừng.
Hỗ trợ tập huấn về công nghệ thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, PEFC, CoC, ISO,... cho doanh nghiệp chế biến và người trồng rừng.
- Ứng dụng máy móc, thiết bị
Tập trung đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, thiết bị hiện đại vào khâu chọn, tạo giống, trồng rừng, khai thác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới, nâng cao thương hiệu Việt.
Không ngừng đổi mới áp dụng các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác phát triển trồng rừng nguyên liệu. Việc sử dụng máy móc tiến bộ cần được tiến hành và áp dụng phù hợp với thực tiễn sản xuất của tỉnh trong các khâu, các bước quan từ tạo giống, làm đất, trồng, chăm sóc nhằm đảm bảo tối ưu hoá hiệu quả và năng suất.
4. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại và tạo thương hiệu cho sản phẩm
- Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho chủ thể trồng rừng nguyên liệu
Cung cấp các thông tin cần thiết, chính xác, đầy đủ về thị trường tiêu thụ gỗ nguyên liệu đối với các chủ thể trồng rừng để họ nắm bắt và chủ động việc mua bán sản phẩm từ rừng trồng.
Tạo cơ chế, chính sách, đầu tư và hỗ trợ cho các chủ thể trồng rừng chủ động tham gia vào thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm sản tại địa phương, trong tỉnh và các khu vực lân cận.
Hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình trồng rừng xen canh cây ngắn ngày tạo sinh kế bền vững, giúp người dân có thu nhập ổn định trong thời gian trồng rừng gỗ lớn. Hỗ trợ kinh phí cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đối với rừng trồng gỗ lớn, để nâng cao giá trị gia tăng và tiếp cận được với thị trường thế giới.
- Liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa trồng rừng và chế biến kinh doanh lâm sản
Xây dựng chuỗi giá trị rừng từ trồng, khai thác, chế biến và xuất khẩu, trong đó tập trung phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với doanh nghiệp thu mua chế biến để nâng cao giá trị, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm nhằm tiến đến quy trình khép kín phục vụ cho phát triển ngành gỗ bền vững.
Xúc tiến các nhà đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy trên cơ sở các diện tích đã được đưa vào Đề án để thực hiện việc liên doanh, liên kết trong trồng rừng, thu mua lâm sản. Đẩy mạnh việc thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp để thực hiện việc liên doanh, liên kết các hộ gia đình, cá nhân phát triển vùng nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện quản lý rừng bền vững.
Khuyến khích các chủ rừng là tổ chức xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng trồng, chủ động liên liên doanh, liên kết với các chủ đầu tư của các nhà máy chế biến gỗ.
Xây dựng môi quan hệ liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức, cá nhân trồng rừng với người sản xuất, chế biến và kinh doanh thành một chuỗi khép kín, thống nhất các tiêu chuẩn của ngành, quan tâm vấn đề lợi ích từng công đoạn và thương hiệu đầu ra của sản phẩm để đảm bảo hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh để tạo ra quy mô sản lượng lớn... đáp ứng nhu cầu của tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
5.1. Chính sách về đất đai
Tiếp tục việc thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để thực hiện việc trồng rừng sản xuất.
Tạo mọi điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính cấp đất, giải phóng mặt bằng trong đầu tư.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng và đưa vào hoạt động các khu, cụm, điểm công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất thu hút các dự án chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh.
5.2. Chính sách tài chính và tín dụng
Huy động các thành phần kinh tế trong nước theo cơ chế liên doanh, liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp cùng góp vốn để phát triển rừng, hình thành vùng nguyên liệu cho chế biến gỗ; phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ rừng; khuyến khích phát triển nông lâm kết hợp, trang trại lâm nghiệp theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Các cơ quan, tổ chức tín dụng của tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và vay vốn trung và dài hạn được hỗ trợ lãi. Tiếp cận các cơ chế chính sách mới (Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) và vay vốn với lãi suất ưu đãi theo Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31/3/2017 về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; các chi nhánh ngân hàng thương mại tích cực triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản theo Công văn số 5631/NHNN-TD ngày 14/7/2023 và 2756/NHNN-TD ngày 15/4/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản triển khai chương trình tín dụng chính sách có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5.3. Chính sách đầu tư
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các thành phần kinh tế trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Hỗ trợ kinh phí chuyển hóa rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.
Hỗ trợ kinh phí xây dựng các mô hình trồng rừng xen canh cây ngắn ngày tạo sinh kế bền vững, giúp người dân có thu nhập ổn định trong thời gian trồng rừng gỗ lớn. Hỗ trợ kinh phí cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đối với rừng trồng gỗ lớn, để nâng cao giá trị gia tăng và tiếp cận được với thị trường thế giới.
Đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng các loài giống cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tập quán và trình độ canh tác của người dân. Hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác về lâm nghiệp để tích tụ đất đai và liên kết sản xuất. Hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp, vườn ươm giống chất lượng cao tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung.
Xây dựng và triển khai định giá rừng, định giá đất gắn với rừng, thúc đẩy việc đăng ký đất, đăng ký tài sản trên đất (rừng) và giá trị rừng làm căn cứ cho việc thế chấp và bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, hạn chế rủi ro để người trồng rừng yên tâm đầu tư kinh doanh gỗ lớn.
Ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường phục vụ cho hoạt động chế biến gỗ theo Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, xử lý kinh phí khuyến công.
Đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng các loài giống cây trồng có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với tập quán và trình độ canh tác của người dân. Hỗ trợ thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác về lâm nghiệp để tích tụ đất đai và liên kết sản xuất. Hỗ trợ xây dựng đường lâm nghiệp, vườn ươm giống chất lượng cao tại các vùng trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn tập trung.
6. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Thường xuyên tập huấn kỹ thuật trong công tác phát triển rừng trồng nguyên liệu đối với các chủ rừng là các tổ chức và các hộ gia đình…nhằm nâng cao kiến thức trong trồng rừng qua đó tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đào tạo kiến thức và kỹ năng, tay nghề phù hợp với sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ, nâng cao trình độ vận hành máy móc, thiết bị của công nhân, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành sản xuất, kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của đội ngũ quản lý cấp sơ - trung và kỹ năng quản lý, điều hành của cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ để nâng cao tay nghề cho công nhân và cán bộ kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; chú trọng đào tạo cán bộ nghiên cứu và lao động kỹ thuật trình độ chuyên môn cao.
Thu hút nghệ nhân giỏi ở trong tỉnh và các địa phương trong nước tham gia truyền nghề, đào tạo nghề lồng ghép với nguồn vốn đào tạo nghề của chương trình nông thôn mới.
Lồng ghép hỗ trợ tăng cường đào tạo tay nghề công nhân chế biến gỗ. Thường xuyên tổ chức tham quan trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường, công nghệ mới.
Huy động và gắn kết các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ phát triển rừng, trồng rừng nguyên liệu, trồng rừng gỗ lớn. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, chính sách nông nghiệp của tỉnh... để hỗ trợ, thúc đẩy trồng rừng sản xuất.
Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật của mình. Ngoài ra, cần đổi mới chương trình và linh hoạt trong tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn. Thành lập các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề chế biến gỗ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các khu vực chế biến lâm sản tập trung của tỉnh. Tổ chức các hội thi tay nghề hàng năm.
Tiếp tục rà soát diện tích 3 loại rừng cho phù hợp với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; rà soát lại hiện trạng rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp cho đúng với thực trạng trên địa bàn toàn tỉnh theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Xác định rõ lâm phần quản lý, xây dựng phương án thay thế chủ thể quản lý lâm phần cho phù hợp. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng theo quy định trước năm 2030; tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung giải quyết dứt điểm diện tích đất chồng lấn, lấn chiếm nằm trong lâm phần của các đơn vị chủ rừng trước năm 2025, không để phát sinh diện tích lấn chiếm mới; Xử lý cấp quyền sử dụng đất để người dân ở và sản xuất đối với diện tích đất chồng lấn, lấn chiếm; tạo sinh kế cho người dân sống gần rừng, trong đó có tạo việc làm phi nông nghiệp cho người đồng bào dân tộc thiểu số như như đan lát, sản xuất đồ gỗ, buôn bán lâm sản ngoài gỗ, cơ khí nhỏ, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống... để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng làm nương rẫy.
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở chế biến gỗ, kiên quyết đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép các cơ sở vi phạm theo quy định của pháp luật. Rà soát, xử lý dứt điểm các loại phương tiện dùng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thị trường. Trồng thử nghiệm, xác định được danh mục các loài cây trồng rừng mới phù hợp trên địa bàn tỉnh phục vụ cho trồng rừng sản xuất. Quản lý chặt chẽ nguồn giống trong trồng rừng, giám sát chặt chẽ từ khi trồng đến khi thu hoạch để đảm bảo trồng rừng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn trồng rừng.
8. Thực hiện cơ chế, chính sách lâm nghiệp
- Tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách hiện hành theo quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản liên quan. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách mới như: Chính sách thúc đẩy xã hội hóa lâm nghiệp, phát triển lâm nghiệp cộng đồng, chính sách cung ứng tín chỉ các bon. Thí điểm thực hiện chính sách bảo hiểm trong lâm nghiệp đặc biệt là bảo hiểm rừng trồng.
- Rà soát các chính sách hỗ trợ phát triển rừng của Trung ương và địa phương, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về lâm nghiệp theo thẩm quyền trên cơ hài hòa với Luật Đất đai, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ môi trường và các điều ước quốc tế để đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp bền vững; trọng tâm là chính sách đất đai và chính sách vốn để tạo điều kiện để doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng đất có hiệu quả và tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi để phát triển lâm nghiệp, chính sách thu hút đầu tư phát triển rừng trồng và sản xuất chế biến gỗ, các hoạt động hỗ trợ người dân tham gia phát triển kinh tế lâm nghiệp .
- Thực hiện tốt chính sách phát triển rừng gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu nhập và làm giàu từ rừng cho người dân, cộng đồng dân cư; khuyến khích người dân trồng rừng, nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ cho người dân sống được bằng nghề rừng và vươn lên làm giàu từ nghề rừng.
9. Phát triển kinh tế lâm nghiệp
- Tập trung đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, đặc biệt là thu hút đầu tư các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng và thu hút trồng rừng và sản xuất lâm sản theo hướng hiện đại, phát triển dược liệu dưới tán rừng, du lịch sinh thái.
- Nghiên cứu, lựa chọn, tập trung phát triển mạnh mẽ các mô hình kinh tế lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại, cộng đồng dân cư và hợp tác xã kiểu mới phù hợp. Phát triển các hình thức liên kết giữa các thành phần kinh tế, kinh tế hợp tác, kinh tế chia sẻ trong lâm nghiệp. Phát triển các mô hình nông-lâm kết hợp gắn với sinh kế của người dân sống gần rừng. Khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích đất trồng cây nông nghiệp hàng năm trên đất lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây lâm nghiệp.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng lâm nghiệp đồng bộ, hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và dịch vụ logistics. Phát triển hệ thống đường lâm nghiệp gắn kết vùng nguyên liệu quy mô, tập trung với nhà máy chế biến; giảm chi phí vận chuyển, tăng giá trị sản phẩm gỗ. Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng logistics, kho bãi phục vụ phát triển sản xuất, bảo quản và chế biến lâm sản.
- Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế về lâm nghiệp; tham gia tích cực và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức lâm nghiệp quốc tế, khu vực và song phương về triển khai các chương trình, dự án, hoạt động tăng cường năng lực, chuyển giao, hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp. Phát triển thị trường lâm sản, chủ động tham gia chuỗi cung lâm sản toàn cầu.
10. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp
- Bố trí, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư tư cho ngành lâm nghiệp thông qua chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
- Đa dạng nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện đề án, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo quy định. Tăng cường vận động, tạo cơ chế huy động các nguồn đầu tư, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào lĩnh vực lâm nghiệp.
11. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên
Xác định các dự án, hạng mục ưu tiên đầu tư về phát triển rừng nguyên liệu gắn với phát triển công nghệ chế biến để định hướng kêu gọi thu hút đầu tư thời gian tới để có cơ sở tổ chức triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả bao gồm:
Phát triển vùng nguyên liệu ổn định để kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến, diện tích phát triển trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2021- 2030 là 22.810 ha cần gắn với các nhà máy hiện có trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy chế biến gỗ đã có chủ trương đầu tư. Tiếp tục kêu gọi, xúc tiến đầu tư các nhà máy chế biến gỗ tinh sâu, công suất lớn để thúc đẩy nhanh việc liên doanh, liên kết, quản lý rừng bền vững.
Xúc tiến, kêu gọi các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án hỗ trợ, đầu tư việc xây dựng các mô hình liên doanh, liên kết; xây dựng phương án quản lý rừng trồng bền vững và cấp chứng chỉ rừng trồng.
Xây dựng hệ thống đường ranh cản lửa kết hợp vận chuyển cây giống, phân bón và thi công trồng rừng: 180 km; Thiết lập hệ thống vườn ươm ứng dụng công nghệ cao (10 vườn). Việc xây dựng các hạng mục hạ tầng lâm sinh được lồng ghép trong các chương trình, dự án: Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; Nông thôn mới; các dự án lâm nghiệp; các dự án giao thông nông thôn...
Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quy hoạch hệ thống rừng giống, vườn ươm đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng FSC, CoC, PEFC và xây dựng thương hiệu gỗ và sản phẩm từ gỗ của tỉnh Kon Tum.
Tập trung thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững: Quy hoạch diện tích đất trồng rừng mang tính tập trung, tránh trường hợp đầu tư phân tán; thủ tục cấp đất trồng rừng thông thoáng, có quy hoạch vùng cụ thể; thực hiện chăm sóc, bảo vệ theo hướng bền vững để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết về chứng chỉ rừng (FSC) để phát triển và khai thác rừng trồng gỗ lớn.
Giải quyết tốt về giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng gỗ tốt; tiến hành các biện pháp thâm canh theo đúng quy trình. Ưu đãi tín dụng đối với các doanh nghiệp đầu tư trồng rừng gắn với hoạt động sản xuất, chế biến gỗ. Tiến tới đạt rừng chứng chỉ FSC với quy mô, diện tích 50.000 ha đến năm 2040.
Chương trình phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ: cần có chủ trương chính sách kịp thời để ưu đãi phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh như chế tạo phụ kiện, đinh vít, sản xuất bao bì, hóa chất... nhằm giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ nhằm phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Đồng thời, từng bước xây dựng và hình thành cơ sở tập trung cho hoạt động nhập khẩu, xẻ sấy gỗ theo quy cách tiêu chuẩn phù hợp để đáp ứng cho cả thị trường đồ gỗ trong tỉnh và cả nước.
Tập trung đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào khâu chọn, tạo giống, trồng rừng, khai thác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới, nâng cao thương hiệu Việt. Đồng thời, triển khai các hoạt động nghiên cứu công nghệ (thiết kế sản phẩm) và đào tạo nghề cho ngành chế biến lâm sản. Có chính sách để ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện.
Lồng ghép các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Chương trình Khuyến công, Chương trình Xúc tiến thương mại, Chương trình khuyến nông, Khuyến lâm, Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp... của tỉnh để hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ. Đặc biệt, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp trong đầu tư đổi mới, ứng dụng máy móc, thiết bị mới vào sản xuất và chuyển giao công nghệ trong chế biến gỗ; nghiên cứu ứng dụng khoa học về giống; tìm kiếm, mở rộng và xúc tiến thị trường xuất khẩu sản phẩm.
Triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2025 - 2030 đồng bộ với quy hoạch lâm nghiệp để có cơ sở triển khai thực hiện việc đầu tư trồng rừng gỗ nguyên liệu.
Xây dựng và triển khai thực hiện các Dự án trồng rừng sản xuất nhằm đẩy mạnh công tác trồng rừng, trồng cây phân tán trên toàn bộ diện tích đất chưa có rừng đã quy hoạch phát triển lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng đầu tư trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ gỗ nguyên liệu giấy, chế biến gỗ nhỏ và ván nhân tạo.
Nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng trồng bằng giải pháp chuyển hóa rừng trồng hiện có và thâm canh trồng rừng gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi đối với cây mọc nhanh, sau 25 năm tuổi đối với cây bản địa và cây gỗ nguy cấp, quý, hiếm). Thúc đẩy việc trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo yêu cầu của thị trường quốc tế, kiểm soát công tác trồng rừng từ khâu tạo giống đến khai thác gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng.
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu; kêu gọi các tổ chức có tiềm lực kinh tế đầu tư trong lĩnh vực trồng rừng; triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.
IV. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Khái toán kinh phí thực hiện đề án
Các cơ sở xác định vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn thực hiện Đề án:[30]
- Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về Khuyến công, trong đó có quy định về Hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường;
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có quy định hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường;
- Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý phát triển cụm công nghiệp;
- Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp;
- Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 10/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030;
- Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT “Quy định một số định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp”;
- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “về việc Quy định về các biện pháp lâm sinh”;
- Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 03/6/2024 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Phê duyệt đơn giá trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Đề án là 7.903.541,1 triệu đồng, chi tiết như sau:
Đơn vị: triệu đồng
TT |
Hạng mục |
Đơn vị |
Khối lượng |
Đơn giá |
Tổng |
A |
CHI PHÍ TRỰC TIẾP |
|
|
|
6.478.312,4 |
I |
Phát triển trồng rừng nguyên liệu |
|
22.279,5 |
|
3.233.592,1 |
1 |
Trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ |
ha |
4.422,1 |
114,6 |
506.869,7 |
2 |
Trồng rừng gỗ lớn |
ha |
17.857,4 |
152,7 |
2.726.722,4 |
II |
Đầu tư xây dựng các nhà máy CBLS |
|
|
|
3.200.000 |
1 |
Đầu tư nhà máy Giấy, Bột giấy tại Đắk Tô |
Nhà máy |
1 |
1.900.000 |
1.900.000,0 |
2 |
Đầu tư nhà máy CB gỗ lớn tại thành phố Kon Tum |
Nhà máy |
1 |
1.300.000 |
1.300.000,0 |
III |
Các hạng mục đề án, chương trình ưu tiên thực hiện |
|
|
|
44.720,2 |
1 |
Cấp chứng chỉ rừng FSC |
ha |
50000 |
0,25 |
12.500,0 |
2 |
Xây dựng hệ thống đường ranh cản lửa kết hợp vận chuyển cây giống, phân bón và thi công trồng rừng |
km |
100 |
22,20243 |
2.220,2 |
3 |
Xây dựng Vườn ươm ứng dụng công nghệ cao |
Vườn |
10 |
2000 |
20.000,0 |
4 |
Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, trồng rừng |
Chương trình |
2 |
|
2.000,0 |
5 |
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao vào khai thác lâm sản |
Chương trình |
2 |
|
2.000,0 |
6 |
Đào tạo nghề cho lao động trong khâu nhân giống cây lâm nghiệp công nghệ cao |
Chương trình |
2 |
|
2.000,0 |
7 |
Đào tạo nghề cho lao động trong khâu trồng rừng |
Chương trình |
2 |
|
2.000,0 |
8 |
Đào tạo nghề cho lao động trong khâu CBLS áp dụng công nghệ cao |
Chương trình |
2 |
|
2.000,0 |
B |
CHI PHÍ GIÁN TIẾP |
|
|
|
1.425.228,7 |
1 |
Chi phí quản lý (12%*A) |
|
|
|
777.397,5 |
2 |
Chi phí dự phòng (10% A) |
|
|
|
647.831,2 |
|
TỔNG CỘNG (A+B) |
|
|
|
7.903.541,1 |
Ngân sách Nhà nước Trung ương hỗ trợ 252.473,7 triệu đồng chiếm 3,2% thông qua chính sách tại Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp; Ngân sách địa phương hỗ trợ 26.840 triệu đồng chiếm 0,3% thực hiện các chương trình đào tạo, dự án ưu tiên của tỉnh; Vốn của doanh nghiệp, vốn vay, huy động nguồn lực xã hội 7.624.227,5 triệu đồng chiếm 96,5%, chi tiết xem biểu sau:
TT |
HẠNG MỤC |
Tổng nhu cầu vốn (triệu đồng) |
Phân theo nguồn vốn |
||
NSTW |
NS tỉnh |
Vốn doanh nghiệp, vốn vay, xã hội hóa |
|||
A |
CHI PHÍ TRỰC TIẾP |
6.478.312,4 |
206.945,6 |
22.000,0 |
6.249.366,8 |
I |
Phát triển trồng rừng nguyên liệu |
3.233.592,1 |
200.261,8 |
|
3.033.330,4 |
|
Trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ |
506.869,7 |
66.331,1 |
|
440.538,7 |
|
Trồng rừng gỗ lớn |
2.726.722,4 |
133.930,7 |
|
2.592.791,7 |
II |
Đầu tư xây dựng, nâng cấp các nhà máy CBLS |
3.200.000,0 |
|
|
3.200.000,0 |
III |
Các hạng mục đề án, chương trình ưu tiên thực hiện |
44.720,2 |
6.683,9 |
22.000,0 |
16.036,4 |
B |
CHI PHÍ GIÁN TIẾP |
1.425.228,7 |
45.528,0 |
4.840,0 |
1.374.860,7 |
1 |
Chi phí quản lý (12%*A) |
777.397,5 |
24.833,5 |
2.640,0 |
749.924,0 |
2 |
Chi phí dự phòng (10% A) |
647.831,2 |
20.694,6 |
2.200,0 |
624.936,7 |
|
TỔNG CỘNG (A+B) |
7.903.541,1 |
252.473,7 |
26.840,0 |
7.624.227,5 |
|
Tỷ lệ % |
100,0 |
3,2 |
0,3 |
96,5 |
3.1. Về kinh tế
- Nâng cao thu nhập của người dân trồng rừng thông qua việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào các khâu giống, chăm sóc lên 20% - 30 % so với sản xuất thủ công.
- Doanh thu cho doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ gỗ rừng trồng trên 3.000 tỉ đồng/năm, nộp ngân sách Nhà nước từ 120 đến 140 tỉ đồng/năm[31].
- Trồng rừng nguyên liệu tại hàng triệu ngày công lao động giải quyết hơn 62.000 lao động, bình quân mỗi năm tạo công ăn việc làm cho hơn 10.000 lao động.
- Nâng cao đóng góp của khâu trồng rừng nguyên liệu vào kinh tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum lên 5 – 10%.
3.2. Về xã hội
- Thu hút lực lượng lao động, giải quyết công ăn việc làm vào lĩnh vực trồng rừng tại các địa phương.
- Thu hút lực lượng lao động, giải quyết công ăn việc làm vào lĩnh vực chế biến lâm sản tinh sâu
- Nguồn lực về kinh tế cho các hộ cá nhân, các doanh nghiệp tham gia vào công tác trồng rừng, khai thác và chế biến lâm sản ngày càng cao và ổn định hơn.
- Trồng rừng nguyên liệu và các giải pháp phù hợp tạo ra các khoản thu nhập ổn định kết hợp vận động tuyên truyền đúng hướng đã củng cố lòng tin của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc miền núi vào đường lối đổi mới của Đảng và Chính phủ. Từ đó người dân và cộng đồng tích cực tham gia hoạt động lâm nghiệp, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
3.3. Về môi trường
- Việc trồng rừng nguyên liệu, trồng rừng trồng gỗ lớn có chu kỳ dài tiến tới cấp chứng chỉ rừng bền vững cho khoảng 10.000 ha đến năm 2030, giúp cải thiện môi trường sinh thái, ổn định mực nước ngầm trong khu vực.
- Xây dựng các nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao, tiên tiến giúp hạn chế các tác nhân gây hại cho môi trường đối với các chất thải từ các xưởng chế biến gây ra.
1. Sở Nông nghiệp và Môi trường
Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện nội dung về phát triển rừng nguyên liệu:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban ngành, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện đúng tiến độ nội dung của Đề án, định kỳ hàng năm báo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
- Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng trồng và khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng, bảo vệ rừng đã được phê duyệt; Rà soát, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, thực hiện tốt việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, giao đất rừng nhằm đẩy mạnh phát triển rừng trồng phục vụ chế biến.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học về lâm nghiệp phục vụ công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cây rừng; Đẩy mạnh việc xây dựng, phát triển rừng bền vững (cấp chứng chỉ FSC), tập trung phát triển rừng nguyên liệu gỗ lớn nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ chất lượng cao phục vụ cho chế biến sâu xuất khẩu.
Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, kiểm kê diện tích rừng, thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên địa bàn.
Phối hợp xây dựng phương án phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong kỳ quy hoạch; thành lập, mở rộng cụm công nghiệp nhằm phục vụ công nghiệp chế biến gỗ.
Hướng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh (tham gia các hội chợ, triển lãm, kết nối cung cầu trong và ngoài nước, xây dựng thương hiệu, tham gia sàn thương mại điện tử của tỉnh,...) thông qua chương trình xúc tiến thương mại, thương mại điện tử hàng năm nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng sàn giao dịch điện tử chuyên ngành đồ gỗ tại tỉnh Kon Tum. Hướng dẫn các DN tham gia Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia, tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước theo quy định.
- Chỉ trì, phối hợp Sở Tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp trong đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị mới và sản xuất, chuyển giao công nghệ, sản xuất sạch sản phẩm thân thiện với môi trường, xúc tiến thị trường xuất khẩu.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công Thương và các đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, chính sách liên quan để triển khai thực hiện đề án, hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, sản xuất sạch hơn, xúc tiến thương mại thị trường trong nước và quốc tế theo quy định và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất giống cây bằng công nghệ mới, công nghệ nuôi cấy mô nhằm sản xuất các giống cây rừng trồng có chất lượng cao, sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất rừng của doanh nghiệp và người dân.
5. Các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố (sau này là UBND cấp xã)
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ gia đình về thủ tục thuê đất trồng rừng, đầu tư mặt bằng sản xuất, tuyển dụng và đào tạo lao động... khi tham gia thực hiện chuyển đổi.
6. Ngân hàng Nhà nước khu vực XI; Chi cục thuế khu vực XIV.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực XI: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP; chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại tích cực triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản theo Công văn số 5631/NHNN-TD ngày 14/7/2023 và 2756/NHNN-TD ngày 15/4/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản triển khai chương trình tín dụng chính sách có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Tiếp tục triển khai việc giảm thuế, giãn thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thuê đất trồng rừng, tạm hoàn thuế GTGT đầu vào... tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phát triển SXKD, tăng sức cạnh tranh sản phẩm, các DN khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm... góp phần thực hiện thành công chính sách kích cầu của Chính phủ.
Đề án Đề án phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng gắn với nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum được xây dựng trên cơ sở hiện trạng tài nguyên rừng và các điều kiện thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh rừng trên địa bàn tỉnh. Đề án đã đưa ra được các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài, liên tục với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
- Đề nghị UBND tỉnh xem xét phê duyệt đề án để có cơ sở triển khai thực hiện./.
[1] Nguồn: Quy hoạch lâm nghiệp Quốc gia tại Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 24/8/2024 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
[2] Cụ thể: Năm 2021 tăng 6,47%, đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên; năm 2022 tăng 9,5%, xếp thứ 19 trong cả nước và đứng thứ 02 trong khu vực Tây Nguyên; năm 2023 tăng 7,32%, đứng thứ 22 cả nước và cao nhất khu vực Tây Nguyên; năm 2024 đạt 8,02% đứng thứ 24 cả nước và cao nhất khu vực Tây Nguyên; năm 2025 dự kiến đạt 10%.
[3] Tài liệu: Kết quả kiểm kê rừng năm 2014.
[4] Cụ thể: Năm 2021 tăng 6,47%, đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên; năm 2022 tăng 9,5%, xếp thứ 19 trong cả nước và đứng thứ 02 trong khu vực Tây Nguyên; năm 2023 tăng 7,32%, đứng thứ 22 cả nước và cao nhất khu vực Tây Nguyên; năm 2024 đạt 8,02% đứng thứ 24 cả nước và cao nhất khu vực Tây Nguyên; năm 2025 dự kiến đạt 10%.
[5] Đến nay đã hình thành và công nhận được 02 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Vùng sản xuất rau, hoa, củ, quả an toàn ứng dụng công nghệ cao Măng Đen (Rau an toàn: 190 ha; hoa: 52 ha; cây ăn quả: 312 ha) và Vùng sản xuất cà phê vối ứng dụng công nghệ cao Đắk Hà (diện tích 1.939 ha)); đồng thời xác định được 10 vùng có tiềm năng hình thành vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao (thành phố Kon Tum 650 ha cây ăn quả, cà phê vối, rau củ quả; huyện Kon Plông 52 ha hoa các loại; huyện Đăk Glei 358 ha cà phê vối; huyện Đăk Tô 600 ha cà phê vối, cây ăn quả; huyện Đăk Hà 300 ha cây ăn quả; huyện Tu Mơ Rông 2.800 ha dược liệu; huyện Ia H’Drai 300 ha cây ăn quả), hiện nay đang triển khai đánh giá, hỗ trợ hình thành, công nhận.
[6] Tổng số sản phẩm OCOP đến nay đạt từ 3 sao trở lên là 235 sản phẩm, dự kiến đến cuối năm 2025 có 10 sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị quốc gia, đạt mục tiêu Nghị quyết.
[7] Giai đoạn 2020-2025, tỉnh Kon Tum có 05 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025: (1) Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình trồng và chế biến cây dược liệu sa nhân tím (Amomumlongiligulare T. L. Wu), ngũ vị tử Ngọc Linh (Schisandra sphenanthera Rehd. et Wils), đảng sâm việt nam (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thomson) đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại huyện Tu Mơ Rông; (2) Ứng dụng công nghệ vi sinh đa chức năng sản xuất phân hữu cơ vi sinh POLYFA từ than bùn và phụ phế phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum; (3) Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng, thâm canh một số giống chè mới gắn với cơ sở chế biến chè xanh, chè Olong đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu tại huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum; (4) Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm tại Kon Tum; (5) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) trong ao và lồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, kết quả ), trong đó có 02 dự án đã được nghiệm thu, 03 dự án đang triển khai thực hiện. Các dự án đã tập trung chuyển giao ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất phục vụ trong phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dược liệu. 35 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh được phê duyệt trong đó có 16 đề tài dự án đã được nghiệm thu; 18 đề tài, dự án đang triển khai thực hiện, và có 11 đề tài, dự án chuyển tiếp từ trước năm 2020 sang.
[8] Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: cao su thô, tinh bột sắn, cà phê nhân và cà phê hòa tan, dây thun khoanh, bàn ghế gỗ các loại. Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Colombia, Đài Loan, Hoa Kỳ,…
[9] Như: Các tiểu dự án thuộc Quốc lộ 24 từ tỉnh Quảng Ngãi đến thành phố Kon Tum (các đoạn qua thành phố Kon Tum, huyện Kon Rẫy và trung tâm huyện Kon Plông); Quốc lộ 14C đoạn qua tỉnh Kon Tum (giai đoạn 2); Quốc lộ 40B; đường tỉnh lộ được nâng cấp: Đường Sa Thầy-Ya Ly (tỉnh lộ 674), Đường Ya Tăng đi Sê San 3A, Đường từ Sê San 3 đi quốc lộ 14 C, Đường Hồ Chí Minh đoạn tránh thành phố Kon Tum; Đường giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 24; Tuyến tránh thuỷ điện Plei Krông trên đường Hồ Chí Minh đoạn Tân Cảnh - Kon Tum; các cầu qua sông Đăk Bla...
[10] Theo Quyết định số 387/QĐ-UBND ngày 22/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trên địa bàn tỉnh Kon Tum, trong đó: Sở Nông nghiệp và PTNT trực tiếp quản lý 178 công trình/ diện tích thiết kế 8.840ha lúa + cây công nghiệp 5.293 ha), diện tích tưới thực tế 10.667,8ha (trong đó: lúa 4.197ha, cây công nghiệp 5.732ha, màu 712ha, nuôi trồng thủy sản 46ha); UBND các huyện, thành phố trực tiếp quản lý 365 công trình với tổng diện tích thiết kế 3.117,2ha (trong đó: 2.893,75ha lúa, cây công nghiệp 223,4 ha), diện tích tưới thực tế 2.718,5ha (trong đó: lúa 2.599,7ha, cây công nghiệp 115,5ha, nuôi trồng thủy sản 3,3ha).
[11] Theo Quyết định số 1226/QĐ-UBND ngày 31/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt diện tích đất tưới nước, cấp nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh năm 2019, diện tích tưới thực tế của các công trình thủy lợi bằng các biện pháp (tưới bằng trạm bơm điện, tưới tự chảy, tưới tạo nguồn) là 20.042,3ha (lúa vụ đông xuân 5.950 ha, lúa vụ mùa 6.621,69 ha., cây công nghiệp dài ngày 6.344,53ha, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày 1.074,4ha, nuôi trồng thủy sản 51,69ha).
[12] Huyện Ia H’Drai: Thôn 1, thôn 2, thôn Ia Muung, xã Ia Dom; thôn 3, thôn 4, xã Ia Đal; thôn 9 xã Ia Tơi. Huyện Đăk Glei: Thôn Mô Bo, thôn Đăk Bối, xã Mường Hoong. Huyện Tu Mơ Rông: Thôn Ngọc La, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông; thôn Măng Rương 2, xã Ngọc Lây.
[13] Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại kết hợp nhà ở thương mại (Shophouse) (tổng mức đầu tư 298,65 tỷ đồng). Dự án tổ hợp khách sạn trung tâm thương mại, dịch vụ FLC Kon Tum (tổng vốn đầu tư 1.332 tỷ đồng);… Bên cạnh đó, đã bố trí từ vốn NSNN triển khai 13 dự án đầu tư phát triển hạ tầng đô thị, chỉnh trang đô thị với tổng mức đầu tư khoảng 2.369 tỷ đồng.
[14] Các khu công nghiệp: Sao Mai, Hòa Bình (giai đoạn II) được đầu tư từ khai thác quỹ đất gắn với phát triển các khu dân cư đô thị của thành phố Kon Tum theo mô hình công nghiệp –đô thị -dịch vụ. Trên địa bàn tỉnh hiện có 08 cụm công nghiệp đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch 241,585ha trong tổng số 14 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tiểu thủ công nghiệp được thành lập. Hiện đang xúc tiến thành lập Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi; Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Làng nghề thị trấn Đăk Hà...
[15] Tại Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện 03 lĩnh vực đột phá phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
[16] Một số nhà đầu tư, tập đoàn kinh tế lớn đến đầu tư tại tỉnh như Công ty cổ phần Tập đoàn FLC; Tập đoàn Vingroup; Ký kết hợp tác với Công ty FLC Travel & Events và Công ty Travel Master (Hàn Quốc) về hợp tác phát triển du lịch….
[17] Hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Kon Tum đã và đang được đầu tư xây dựng (Siêu thị Coop.mart; Tổ hợp trung tâm thương mại tại phường Quyết Thắng - Vincom; siêu thị VinMart...)
[18] Theo số liệu kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
[19] Đến nay trên địa bàn tỉnh có 11 cơ sở giáo dục - nghề nghiệp, gồm: 01 Trường CĐCĐ Kon Tum (trên cơ sở sát nhập Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Kon Tum, Trường Cao đẳng sư phạm KonTum, Trường Trung cấp y tế và Trường Trung cấp nghề Kon Tum); 08 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện (trên cơ sở hợp nhất các trung tâm giáo dục thường xuyên với trung tâm dạy nghề ở các huyện) và 02 Trung tâm GDNN tư thục đào tạo lái xe (Trung tâm GDNN Kỹ thuật vận tải; Trung tâm GDNN Lái xe KoRuCo).
[20] Tăng từ 42% năm 2015 lên 47,2% năm 2016 và 52% năm 2020 (đạt chỉ tiêu đề ra).
[21] Từ năm 2020-2023: Tổng số ca mắc COVID-19: 48.701 ca; số ca được xác định khỏi bệnh: 48.701 ca. Năm 2024 (tính đến ngày 31-10-2024), trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ca mắc COVID-19.
[22] Tổng tỷ suất sinh từ 2,64 con/PN năm 2020, giảm xuống 2,28 con/PN năm 2023; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 16,47‰ năm 2020 xuống còn 14,55‰ vào năm 2023.
[23] Số người được hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tăng dần, đến năm 2024 tổng số đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên 88.065 lượt người, kinh phí 470.259 triệu đồng.
[24] Giải quyết trợ cấp hàng tháng cho: 25.491 người; Tổ chức điều dưỡng tập trung và chi trả điều dưỡng tại nhà cho 9.151 người; giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ cho 7.294 lượt người. Ngoài ra giai đoạn 2020 -2024 đưa 276 Người có công thăm viếng Lăng Bác và tham quan thủ đô Hà Nội và xét chọn 26 người có công có công tiêu biểu của tỉnh tham dự Hội nghị biểu dương Người có công tiêu biểu toàn quốc; Hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 147 hộ người có công, kinh phí hỗ trợ là 9.060 tr.đồng; Tìm kiếm và cất bốc 141 hài cốt liệt sĩ; Lấy 59 mẫu sinh phẩm để xác định danh tính hài cốt liệt sĩ; Phụng dưỡng suốt đời 02 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng; Vận động thu Quỹ đền ơn đáp nghĩa được: 3.987 tr.đồng (nguồn Quỹ thu được đã hỗ trợ sửa chữa các công trình ghi công liệt sĩ, hỗ trợ sửa chữa và xây mới, hỗ trợ thăm viếng cho đối tượng...).
[25] Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân, đồng thời huy động, lồng ghép các nguồn lực tập trung thực hiện, qua đó đến nay đã cải tạo được 2.541,26 ha vườn tạp.
[26] Đã tuyển chọn và nhân giống cây trồng mới, tăng năng suất, chất lượng để thay thế giống cũ của địa phương như: lúa, sắn, ngô, cà phê, rau, hoa xứ lạnh (hoa Lily, Hồ điệp, Dendro, Đồng tiền,...); các giống dược liệu Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm (sâm dây), Ngũ vị tử, nấm ăn và nấm dược liệu ... Triển khai nghiên cứu, ứng dụng về quy trình kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật nuôi trồng trên các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá tầm, cá lăng, thác lát, điêu hồng, cá rô đồng đầu vuông, cá chẽm, cá niên…; nghiên cứu xác định một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa thiếu nước, vùng có nguy cơ hạn hán; triển khai nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm từ nguồn nguyên liệu của địa phương như: Sản xuất nước giải khát đóng lon và cao sâm dây; nghiên cứu, ứng dụng sản xuất cà phê bằng công nghệ lên men,..; nghiên cứu thành phần hoạt chất trên thân lá sâm Ngọc Linh để đề xuất các sản phẩm chế biến; ứng dụng công nghệ chiết xuất dịch chiết từ nấm đông trùng hạ thảo, sâm dây và sản xuất các sản phẩm từ dịch chiết; ứng dụng công nghệ sơ chế, chế biến một số dược liệu từ sa nhân, ngũ vị tử, giảo cổ lam, độc hoạt, đương quy... để chế biến các sản phẩm trà hòa tan, trà túi lọc và các loại thức uống bổ dưỡng,... qua đó đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Ứng dụng công nghệ lò đốt gạch liên tục kiểu đứng, sản xuất gạch không nung. Triển khai ứng dụng các thành tựu về công nghệ sinh học trong lĩnh vực tiêm chủng mở rộng (TCMR), phát triển đa dạng các loại văcxin để cung cấp dịch vụ tiêm chủng ngoài chương trình TCMR quốc;….
[27] Luật Lâm nghiệp năm 2017 thay thế Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004; theo đó, một số văn bản có liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất Lâm nghiệp đang dần được hoàn thiện và thay đổi để phù hợp với Luật Lâm nghiệp, do đó, UBND tỉnh chưa ban hành phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
[28] Trong 3 năm có 107 công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc, chuyển công tác. Trong đó: Nghỉ hưu trước tuổi: 5 người; chuyển công tác: 14 người; Thôi việc, bỏ việc: 88 người.
[29] Các xã trên địa bàn các huyện cũ
[30] Đề án chỉ tính toán và thực hiện hỗ trợ đầu tư cho diện tích đầu tư, trồng mới.
[31] Nguồn: Nhà máy giấy An Hòa Tuyên Quang