Quyết định 52/2025/QĐ-UBND quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn thành phố Huế
Số hiệu | 52/2025/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 15/05/2025 |
Ngày có hiệu lực | 26/05/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Huế |
Người ký | Hoàng Hải Minh |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2025/QĐ-UBND |
Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2025 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Luật Đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 165/2024/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng;
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn thành phố Huế.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn thành phố Huế.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 5 năm 2025.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài chính, Nội vụ; Giám đốc Công an thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG
TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG CÓ THIẾT BỊ HỖ TRỢ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TRONG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 52/2025/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2025 của Ủy
ban nhân dân thành phố Huế)
Quy định này quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn thành phố Huế.
1. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô tham gia hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị trên địa bàn thành phố Huế.
2. Không áp dụng Quy định này đối với các xe ưu tiên được quy định tại Điều 27 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 ngày 27 tháng 6 năm 2024.
Trong quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ trong đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2025/QĐ-UBND |
Huế, ngày 15 tháng 5 năm 2025 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Luật Đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 165/2024/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường bộ và Điều 77 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng;
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn thành phố Huế.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn thành phố Huế.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 5 năm 2025.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài chính, Nội vụ; Giám đốc Công an thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỶ LỆ PHƯƠNG
TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG CÓ THIẾT BỊ HỖ TRỢ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TRONG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 52/2025/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2025 của Ủy
ban nhân dân thành phố Huế)
Quy định này quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỷ lệ phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn thành phố Huế.
1. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô tham gia hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị trên địa bàn thành phố Huế.
2. Không áp dụng Quy định này đối với các xe ưu tiên được quy định tại Điều 27 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 ngày 27 tháng 6 năm 2024.
Trong quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường bộ trong đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phương tiện vận chuyển hành khách công cộng có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật là xe có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
3. Tuyến xe buýt là tuyến vận tải khách cố định bằng ô tô, có điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng đón, trả khách theo quy định.
4. Xe phục vụ mục đích công cộng gồm: xe thư báo, xe bảo trì, sửa chữa hệ thống báo hiệu đường bộ, điện lực, hệ thống chiếu sáng, trang trí, viễn thông, xe sửa chữa ống nước, chăm sóc cây xanh trong đô thị.
QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ
Điều 4. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
1. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách theo quy định tại Điều 45 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024.
2. Xe buýt phải hoạt động đúng tuyến đường, đúng lịch trình, biểu đồ chạy xe, màu sơn đăng ký và dừng đón, trả khách đúng nơi quy định; đỗ xe đúng nơi quy định khi xe không hoạt động.
3. Phải tuân thủ theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông trong đô thị trong trường hợp tạm thời cấm phương tiện hoạt động trên tuyến đường có lộ trình tuyến đi qua để phục vụ mục đích khác. Trường hợp tuyến đường đó cấm ô tô khách hoạt động, thì đơn vị kinh doanh vận tải phải chủ động đề xuất với Sở Xây dựng để có phương án điều chỉnh lộ trình tuyến cho phù hợp.
Điều 5. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định bằng xe ô tô
1. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách theo quy định tại Điều 45, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024.
2. Phải tuân thủ theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông trong đô thị theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 Quy định này.
1. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách theo quy định tại Điều 45, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024.
2. Xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
a) Hành khách được vận chuyển theo hợp đồng phải tập trung tại vị trí nhất định trong khi chờ xe đón khách, đồng thời phải giữ gìn an ninh trật tự xã hội và giữ vệ sinh chung; các điểm dừng, đỗ đón trả khách phải đảm bảo an toàn giao thông, đúng vị trí được phép dừng, đỗ xe và phải được ghi trong hợp đồng vận chuyển khách.
b) Không được đón, trả khách thường xuyên lặp đi lặp lại hàng ngày tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc tại một địa điểm cố định khác do đơn vị kinh doanh vận tải thuê, hợp tác kinh doanh.
3. Xe trung chuyển hành khách là xe ô tô có từ 16 chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái và phụ xe) do đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc bến xe khách sử dụng để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến. Xe trung chuyển không thu tiền hành khách đi trên xe.
Điều 7. Hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
1. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hành khách theo quy định tại Điều 45, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024.
2. Xe taxi đón, trả hành khách theo thỏa thuận giữa hành khách và người lái xe nhưng phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi đón, trả hành khách.
Điều 8. Hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
1. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô vận chuyển hàng hóa theo quy định tại Điều 49 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024.
2. Xe chở hàng phải hoạt động đúng tuyến, phạm vi và thời gian quy định đối với từng loại xe.
3. Trường hợp xe chở hàng hóa siêu trường, siêu trọng; xe lưu thông vượt quá tải trọng quy định của biển báo hiệu đường bộ phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 9. Hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô và dịch vụ cứu hộ giao thông
1. Hoạt động vận tải nội bộ (bao gồm chở người nội bộ và chở hàng nội bộ) bằng xe ô tô và xe bốn bánh có gắn động cơ phải tuân thủ quy định tại khoản 12 Điều 56 Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 ngày 27 tháng 6 năm 2024; các quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Nghị định số 158/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ Quy định về hoạt động vận tải đường bộ và khoản 5 Điều 11 Quy định này.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và phải bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe cứu hộ giao thông đường bộ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 54, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024.
Điều 10. Thời gian và phạm vi hoạt động cụ thể cho một số loại xe
1. Ô tô đưa đón cán bộ, nhân viên, công nhân, học sinh, sinh viên (xe ô tô chở người nội bộ) được hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đường trong đô thị không bị cấm lưu thông.
2. Ô tô chở khách theo hợp đồng, xe taxi, ô tô con được hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đường trong đô thị không bị cấm lưu thông.
3. Ô tô khách hoạt động theo tuyến cố định được hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến cố định đã được công bố nhưng phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy định này.
4. Ô tô chở hàng hóa (bao gồm xe ô tô kinh doanh vận tải và xe ô tô chở hàng nội bộ) có khối lượng chuyên chở cho phép (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) được phép hoạt động trên các tuyến đường đô thị không bị cấm lưu thông, nhưng phải chấp hành hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông, hiệu lệnh biển báo hiệu đường bộ tuyến đường đó; tuân thủ theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông trong đô thị của địa phương.
5. Các loại xe phục vụ mục đích công cộng được phép hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đường trong đô thị không bị cấm lưu thông; trong quá trình hoạt động phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.
6. Xe cứu hộ giao thông được hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đường trong đô thị khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ.
7. Trong tình trạng khẩn cấp (thiên tai, địch họa, dịch bệnh) có quy định khác thì thực hiện theo các quy định đó.
PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG CÓ THIẾT BỊ HỖ TRỢ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRONG ĐÔ THỊ
Điều 11. Quy định về phương tiện để người khuyết tật tiếp cận sử dụng
1. Phương tiện để người khuyết tật tiếp cận sử dụng là ô tô khách thành phố có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật.
2. Xe buýt phải có số chỗ ngồi từ 17 chỗ trở lên (kể cả chỗ cho người khuyết tật). Không áp dụng quy định này đối với xe buýt có số chỗ ngồi từ 08 chỗ đến 16 chỗ ngồi.
3. Đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
1. Các xe buýt thay thế, đầu tư mới bắt buộc sử dụng điện, năng lượng xanh và phải có thiết bị hỗ trợ người khuyết tật theo quy định.
2. Xe buýt đang hoạt động chưa có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật, đơn vị vận hành khai thác xe buýt có trách nhiệm bố trí nhân viên trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật trong quá trình hoạt động.
3. Tỷ lệ (%) xe buýt có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật trong đô thị trên địa bàn thành phố Huế như sau:
Đến hết năm 2025: 70% xe buýt có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật; giai đoạn từ năm 2026 đến 2029 mỗi năm tăng thêm 8% và đến năm 2030 đảm bảo 100% tổng số xe buýt hoạt động trên địa bàn thành phố Huế có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật.
Điều 13. Chính sách miễn, giảm giá vé đối với người khuyết tật
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, thực hiện chính sách miễn, giảm giá vé đối với người khuyết tật theo quy định tại Khoản 3, Điều 41, Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Điều 12, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.
Điều 14. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Sở Xây dựng
a) Thực hiện quản lý hoạt động vận tải trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ và các quy định hiện hành.
b) Chủ trì, phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Hiệp hội Vận tải ô tô thành phố Huế triển khai quy định này để các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan biết, chấp hành theo quy định.
c) Chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách công cộng bằng xe buýt xây dựng kế hoạch đầu tư phương tiện có thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật theo quy định.
d) Thông báo kế hoạch phân luồng, tổ chức giao thông trong đô thị tới các đơn vị kinh doanh vận tải để thực hiện.
đ) Theo dõi việc triển khai thực hiện Quy định này, tình hình hoạt động và những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo, giải quyết kịp thời khi có yêu cầu.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
a) Rà soát, lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ phù hợp với Quy định này đối với các tuyến đường thuộc thẩm quyền và địa bàn được giao, phân cấp quản lý theo quy định; riêng đối với các tuyến đường không thuộc thẩm quyền quản lý, khi lắp đặt phải có sự thống nhất của đơn vị quản lý tuyến đường đó.
b) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị biết và chấp hành theo quy định.
c) Thống kê danh sách các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ trên địa bàn quản lý; tổ chức quản lý hoạt động của các chủ thể kinh doanh, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn đô thị trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
d) Tổng hợp, báo cáo việc triển khai Quy định này tại địa phương và tình hình hoạt động vận tải đường bộ trên địa bàn về Sở Xây dựng khi có yêu cầu.
3. Công an thành phố
a) Chỉ đạo các lực lượng Công an, Cảnh sát giao thông thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định hiện hành và theo Quy định này.
b) Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị kinh doanh vận tải làm thủ tục cấp hoặc đổi biển số xe từ màu vàng (dành cho xe kinh doanh vận tải) sang màu trắng (dành cho xe không kinh doanh vận tải).
4. Sở Du lịch: Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng quy định để quản lý lộ trình, tuyến đường vận chuyển khách du lịch của các tour, tuyến sử dụng các loại phương tiện quy định tại quyết định này để các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện.
5. Sở Tài chính: Hướng dẫn việc thực hiện kê khai giá cước đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ.
6. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với đơn vị cung ứng dịch vụ hỗ trợ triển khai các giải pháp, các ứng dụng (app), áp dụng công nghệ vào hoạt động quản lý, vận chuyển hành khách (gọi xe, đặt vé qua ứng dụng điện thoại di động) để phục vụ công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ vận chuyển hành khách, hàng hoá.
7. Đài phát thanh và Truyền hình thành phố, Báo thành phố, các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn thành phố
a) Phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hiệp hội vận tải ô tô thành phố và các cơ quan, tổ chức đoàn thể khác liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn giao thông và Quy định này cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố biết và thực hiện.
b) Tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển vận tải hành khách công cộng, lợi ích của vận tải hành khách bằng xe buýt trong đô thị để các cơ quan, đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí xây dựng hạ tầng kỹ thuật (biển báo điểm dừng đón trả khách, nhà chờ xe buýt) nơi có tuyến buýt đi qua, phục vụ phát triển giao thông công cộng và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn.
Điều 15. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị kinh doanh vận tải
1. Thực hiện đúng các quy định hiện hành liên quan đến tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ.
2. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: Xây dựng kế hoạch thực hiện các quy định về phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật được quy định tại Chương III của Quy định này.
3. Trang bị cho phương tiện vận tải hành khách của đơn vị thùng rác mini và túi nylon, kiểm soát hành vi xả thải của hành khách trên xe không để gây ô nhiễm môi trường.
4. Được sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để phục vụ hoạt động vận tải trên tuyến.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải thuộc quản lý của Sở Xây dựng phải có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của đơn vị kinh doanh vận tải, đảm bảo các điều kiện an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và không làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
Điều 16. Trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Thực hiện quyền hạn, trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe theo quy định hiện hành.
2. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành; kiểm tra việc sắp xếp, chẳng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
3. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.
4. Cho xe dừng đỗ đúng nơi quy định.
5. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải giúp đỡ người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật bị hạn chế khả năng vận động, người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ khi lên, xuống xe.
Điều 17. Quyền và trách nhiệm của hành khách
1. Được cung cấp thông tin về những tuyến đường, tuyến xe buýt; yêu cầu nhân viên bán vé giao vé đi xe buýt hay hóa đơn thanh toán tiền đi xe taxi khi đã thanh toán tiền.
2. Hành khách đi xe phải chấp hành nội quy vận chuyển, tuân thủ hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để đảm bảo an toàn trật tự trên xe. Trường hợp hành khách vi phạm nội quy, làm thiệt hại đến người khác đi trên xe thì xử lý theo quy định pháp luật.
3. Hành khách đi trên xe phải giữ gìn vệ sinh chung; không được xả rác tại các điểm dừng, đỗ, nhà chờ; không được mang theo những loại hàng hóa bị cấm lưu thông, hàng hóa cồng kềnh chiếm nhiều chỗ của hành khách, hàng có mùi tanh hôi, lây nhiễm bệnh, súc vật sống, chất dễ cháy nổ.
4. Giúp đỡ và nhường ghế ngồi trên xe buýt cho khách đi xe là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ và trẻ em.
5. Đối với người khuyết tật, được ngồi tại những ghế ưu tiên dành cho người khuyết tật và được giúp đỡ trong việc lên xuống xe khi đi xe./.