Quyết định 3014/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án Phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững giai đoạn 2025-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Số hiệu | 3014/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 10/12/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký | Hà Sỹ Đồng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3014/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 10 tháng 12 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018; Luật Đất đai ngày 18/01/2024;
Căn cứ Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về đất trồng lúa; Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm;
Căn cứ Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1804/QĐ-TTG ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 20/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026; Nghị quyết số 69/2022/NQ-HĐND ngày 18/10/2022 của HĐND tỉnh Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Nghị quyết số 62/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 161/2021/NQ-HĐND, Nghị quyết số 162/NQ-HĐND, Nghị quyết số 69/2022/NQ-HĐND và Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 286/TTr-SNN ngày 03 tháng 12 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững giai đoạn 2025-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (có Đề án đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Công thương; Thủ trưởng các ban ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
- Như Điều 2; |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT
TRIỂN LÚA HỮU CƠ GẮN VỚI LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN
2025-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh
Quảng Trị)
Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu Ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Lãnh đạo tỉnh và sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự đồng tình hưởng ứng của người dân nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Diện tích liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đặc biệt nhiều mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên được hình thành và mở rộng, mang lại hiệu quả cao trên cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường; góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân ở một số vùng nông thôn, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, hình thành những miền quê đáng sống.
Tuy nhiên, qua khảo sát và làm việc với các địa phương, doanh nghiệp về liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ cho thấy bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và tồn tại hạn chế nên diện tích nhân rộng còn chậm, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra[1]; Đến cuối năm 2024, diện tích gieo trồng lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên trên diện tích chứng nhận mới đạt 316,7 ha (đạt 31,7% chỉ tiêu Nghị quyết); Diện tích gieo trồng lúa hữu cơ chưa được chứng nhận[2]: 264,77 ha; Diện tích gieo trồng theo hướng hữu cơ: 724,53 ha.
(Chi tiết theo phụ lục 1 đính kèm).
Nguyên nhân những hạn chế trên chủ yếu do chưa quy hoạch được các vùng sản xuất lúa hữu cơ tập trung phù hợp với yêu cầu sản xuất hữu cơ và tiềm năng lợi thế của các vùng, miền; diện tích sản xuất lúa hữu cơ còn manh mún, nhỏ lẻ, nhiều bờ vùng bờ thửa chưa được dồn ghép, tích tụ; độ cao đồng ruộng không đồng đều gây khó khăn trong việc tưới tiêu, áp dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là biện pháp phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa sản xuất hữu cơ; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, kênh mương tưới tiêu chưa được bê tông hóa hoặc xuống cấp, nhiều cánh đồng chưa có đường giao thông nội đồng đảm bảo cho vận chuyển vật tư, giống đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra;. Doanh nghiệp/HTX liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ còn ít và lỏng lẻo, lợi ích chưa hài hòa giữa các bên, nhiều diện tích sản xuất hữu cơ chưa có đầu ra ổn định....dẫn đến chi phí sản xuất lúa hữu cơ cao, nhưng năng suất, chất lượng và giá tiêu thụ chưa tương xứng, dẫn đến việc tổ chức sản xuất lúa hữu cơ của người dân có lợi nhuận chưa cao, chưa hấp dẫn, thậm chí nhiều điểm sản xuất hiệu quả còn thấp hơn so với sản xuất thông thường.
Để tập trung các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, các THT/HTX/Doanh nghiệp mở rộng diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ trong thời gian đến, trước hết đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra và Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 20/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án “Phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững giai đoạn 2025-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” với những nội dung sau:
- Đề án Phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị giai đoạn 2025-2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao.
- Đề án được triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng: Tăng cường áp dụng rộng rãi quy trình canh tác hữu cơ (phân bón hữu cơ, thuốc sinh học...) trong sản xuất nông nghiệp và từng bước tăng dần tỷ lệ sản phẩm hữu cơ được chứng nhận theo yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới.
- Huy động lồng ghép các nguồn lực để thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển bền vững sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên thông qua các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3014/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 10 tháng 12 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018; Luật Đất đai ngày 18/01/2024;
Căn cứ Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về đất trồng lúa; Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm;
Căn cứ Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1804/QĐ-TTG ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 20/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026; Nghị quyết số 69/2022/NQ-HĐND ngày 18/10/2022 của HĐND tỉnh Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Nghị quyết số 62/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 161/2021/NQ-HĐND, Nghị quyết số 162/NQ-HĐND, Nghị quyết số 69/2022/NQ-HĐND và Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 286/TTr-SNN ngày 03 tháng 12 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững giai đoạn 2025-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (có Đề án đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Công thương; Thủ trưởng các ban ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
- Như Điều 2; |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT
TRIỂN LÚA HỮU CƠ GẮN VỚI LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN
2025-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh
Quảng Trị)
Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu Ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Lãnh đạo tỉnh và sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự đồng tình hưởng ứng của người dân nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Diện tích liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đặc biệt nhiều mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên được hình thành và mở rộng, mang lại hiệu quả cao trên cả ba mặt kinh tế - xã hội - môi trường; góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của người dân ở một số vùng nông thôn, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, hình thành những miền quê đáng sống.
Tuy nhiên, qua khảo sát và làm việc với các địa phương, doanh nghiệp về liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ cho thấy bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và tồn tại hạn chế nên diện tích nhân rộng còn chậm, chưa đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra[1]; Đến cuối năm 2024, diện tích gieo trồng lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên trên diện tích chứng nhận mới đạt 316,7 ha (đạt 31,7% chỉ tiêu Nghị quyết); Diện tích gieo trồng lúa hữu cơ chưa được chứng nhận[2]: 264,77 ha; Diện tích gieo trồng theo hướng hữu cơ: 724,53 ha.
(Chi tiết theo phụ lục 1 đính kèm).
Nguyên nhân những hạn chế trên chủ yếu do chưa quy hoạch được các vùng sản xuất lúa hữu cơ tập trung phù hợp với yêu cầu sản xuất hữu cơ và tiềm năng lợi thế của các vùng, miền; diện tích sản xuất lúa hữu cơ còn manh mún, nhỏ lẻ, nhiều bờ vùng bờ thửa chưa được dồn ghép, tích tụ; độ cao đồng ruộng không đồng đều gây khó khăn trong việc tưới tiêu, áp dụng cơ giới hóa, khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là biện pháp phòng trừ cỏ dại trên ruộng lúa sản xuất hữu cơ; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, kênh mương tưới tiêu chưa được bê tông hóa hoặc xuống cấp, nhiều cánh đồng chưa có đường giao thông nội đồng đảm bảo cho vận chuyển vật tư, giống đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra;. Doanh nghiệp/HTX liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ còn ít và lỏng lẻo, lợi ích chưa hài hòa giữa các bên, nhiều diện tích sản xuất hữu cơ chưa có đầu ra ổn định....dẫn đến chi phí sản xuất lúa hữu cơ cao, nhưng năng suất, chất lượng và giá tiêu thụ chưa tương xứng, dẫn đến việc tổ chức sản xuất lúa hữu cơ của người dân có lợi nhuận chưa cao, chưa hấp dẫn, thậm chí nhiều điểm sản xuất hiệu quả còn thấp hơn so với sản xuất thông thường.
Để tập trung các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân, các THT/HTX/Doanh nghiệp mở rộng diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ trong thời gian đến, trước hết đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra và Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 20/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án “Phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững giai đoạn 2025-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” với những nội dung sau:
- Đề án Phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị giai đoạn 2025-2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển đa dạng sinh học, góp phần phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao.
- Đề án được triển khai cả về chiều rộng và chiều sâu theo hướng: Tăng cường áp dụng rộng rãi quy trình canh tác hữu cơ (phân bón hữu cơ, thuốc sinh học...) trong sản xuất nông nghiệp và từng bước tăng dần tỷ lệ sản phẩm hữu cơ được chứng nhận theo yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới.
- Huy động lồng ghép các nguồn lực để thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển bền vững sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên thông qua các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh, chế biến lúa gạo trên địa bàn tỉnh;
1. Mục tiêu tổng quát
Khuyến khích các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Doanh nghiệp và người dân đẩy mạnh phát triển sản xuất lúa hữu cơ trên địa bàn để nâng cao thu nhập gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia, phát huy tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp hữu cơ của các vùng miền và địa phương trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Năm 2025:
+ Phấn đấu diện tích gieo trồng lúa hữu cơ tăng thêm ít nhất 684[3] ha trên toàn tỉnh để đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra[4];
+ Thực hiện bê tông hóa 1,59 km kênh mương đất nội đồng để phục vụ sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên.
- Giai đoạn 2026-2030:
+ Phấn đấu diện tích gieo trồng lúa hữu cơ tăng thêm ít nhất 1.000 ha để có 2.000 ha sản xuất lúa hữu cơ vào năm 2030.
+ Thực hiện cải tạo, chỉnh trang 237 ha ruộng lúa đảm bảo điều kiện sản xuất lúa hữu cơ.
+ Thực hiện bê tông hóa 43,691 km kênh mương đất nội đồng; sửa chữa nâng cấp 7,825 km kênh mương bê tông đã xuống cấp;
+ Thực hiện đổ cấp phối 10,845 km đường giao thông nội đồng và bê tông hóa 54,527 km đường giao thông nội đồng để phục vụ liên kết sản xuất lúa hữu cơ.
(Chi tiết theo Phụ lục 1,2,3,4,5 đính kèm)
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG, TIÊU CHÍ LỰA CHỌN VÙNG SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ
1. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức (tổ hợp tác, hợp tác xã, Doanh nghiệp...) và cá nhân trên địa bàn tỉnh có diện tích ruộng lúa đảm bảo điều kiện và có nhu cầu sản xuất lúa hữu cơ. Ưu tiên các tổ chức, cá nhân đã dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, có liên kết với các Doanh nghiệp/HTX/THT... để tổ chức sản xuất lúa hữu cơ theo chuỗi giá trị.
2. Phạm vi áp dụng
- Áp dụng trên diện tích được rà soát, quy hoạch để tổ chức sản xuất lúa hữu cơ trên địa bàn các huyện: Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, Vĩnh Linh và Cam Lộ
(Chi tiết theo Phụ lục 6 đính kèm).
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2025 đến năm 2030.
3. Điều kiện vùng sản xuất và quy trình áp dụng
- Đất canh tác: Đáp ứng các quy định về giới hạn kim loại nặng và dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật.
- Chủ động tưới và tiêu nước, nước tưới 1 chiều, đảm bảo các yêu cầu theo quy định hiện hành.
- Vùng sản xuất tập trung với diện tích tối thiểu 10 ha; Có đường giao thông nội đồng đảm bảo vận chuyển giống, vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
- Có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt; cách xa khu vực bị ô nhiễm (khu dân cư, khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện...).
- Áp dụng theo Quyết định số 771/QĐ-UBND ngày 21/4/2023 của UBND tỉnh phê duyệt Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa hữu cơ áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và định mức kinh tế kỹ thuật lĩnh vực Trồng trọt và BVTV.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
- Quán triệt phổ biến, tuyên truyền Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 20/8/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp đến tận người dân; Đẩy mạnh phát triển diện tích sản xuất lúa hữu cơ ở vùng đảm bảo điều kiện.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý điều hành của các cấp chính quyền trong việc nâng cao nhận thức của người dân, Hợp tác xã, tổ hợp tác trong việc dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng để tổ chức sản xuất lúa hữu cơ.
- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức để thu hút các Doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, người dân tham gia.
- Đổi mới tư duy sản xuất cho đội ngũ quản lý cấp cơ sở, người dân tham gia sản xuất về định hướng và phát triển lúa hữu cơ.
- Thông qua các hội nghị, tham quan, tập huấn, mô hình để tuyên truyền, vận động, thuyết phục mọi người cùng tham gia; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng hình thành các cánh đồng lớn.
- Tập huấn quy trình sản xuất hữu cơ cho tất cả các hộ sản xuất trước vụ sản xuất và trong quá trình sản xuất. Ngoài tập huấn, bố trí cán bộ chuyên môn cấp huyện, cán bộ xã theo sát mô hình để hướng dẫn kỹ thuật.
2. Giải pháp về quy hoạch và hoàn thiện hạ tầng đồng ruộng
- Chỉnh trang đồng ruộng gắn với xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống tưới tiêu nội đồng đảm bảo phục vụ sản xuất lúa hữu cơ.
- Tập trung đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng; kiên cố hoá các kênh tưới nội đồng phục vụ cho vùng sản xuất lúa hữu cơ, bảo đảm yêu cầu tưới, tiêu chủ động, khoa học.
- Các đường trục giao thông nội đồng được đổ cấp phối hoặc bê tông hóa, chiều rộng mặt đường 2,5-3,0 m, để tạo điều kiện cho vận chuyển vật tư đầu vào và tiêu thụ sản sản phẩm đầu ra.
- Phá bỏ bờ đường, bờ thửa, dồn ghép nhiều thửa nhỏ thành thửa lớn, san gạt mặt bằng đồng ruộng đảm bảo thuận lợi cho tưới tiêu, cơ giới hóa và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa hữu cơ.
- Quy hoạch và hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng sản xuất lúa hữu cơ ở những vùng đủ điều kiện tổ chức sản xuất
(Chi tiết theo phụ lục 6 đính kèm)
Trong quá trình thực hiện các giải pháp cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng thực hiện đúng theo quy định tại Điều 14, nghị định 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ
- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, cải tạo đất để gìn giữ và duy trì tính chất lý hóa của đất; kiểm soát điều kiện đất đai, nguồn nước và các yếu tố khác để bảo vệ vùng sản xuất lúa hữu cơ.
- Phối hợp với các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu và các Doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa hữu cơ để nghiên cứu, chọn tạo, chọn các giống lúa mới, chất lượng, ngắn ngày, kháng sâu bệnh, chống chịu cao với điều kiện khí hậu bất thuận, phù hợp với với điều kiện đất đai của từng vùng, theo đặt hàng của doanh nghiệp, đảm bảo thuận lợi nhất cho tổ chức sản xuất và thị trường tiêu thụ. Giống đưa vào sản xuất có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo quy chuẩn.
- Phổ biến, tuyên truyền chính sách của Đề án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” được phê duyệt tại Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 05/02/2021 của UBND tỉnh; Kế hoạch số: 243/KH-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh về việc Thực hiện Chương trình hành động số 71-CTr/TU ngày 24/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.
- Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật như áp dụng phương pháp mạ khay, máy cấy, phân bón hữu cơ vi sinh, phân chuồng hoai mục, các chế phẩm sinh học,... để cải tạo đất; Quản lý sâu bệnh hại theo phương pháp tổng hợp IPM, IPHM, sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học, thảo mộc hợp lý, có sự kiểm soát chặt chẽ, tăng cường ứng dụng máy bay không người lái (drone) trong bón phân, phun chế phẩm, thuốc trừ sâu bệnh sinh học,... vào sản xuất lúa hữu cơ.
4. Giải pháp xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường
- Tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường, tiêu thụ nông sản cho nông dân, xây dựng và phát triển mô hình liên kết giữa "4 nhà": Nhà nước - Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp để phát triển sản xuất ngày càng có hiệu quả.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu lúa gạo trên địa bàn tỉnh như: Gạo hữu cơ Quảng Trị, Gạo hữu cơ Sepon, gạo canh tác tự nhiên Triệu Phong,... phục vụ thị trường trong nước và thế giới. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa hữu cơ thông qua chương trình xúc tiến thương mại.
- Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ Quảng Trị, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thúc đẩy liên kết, hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Tăng cường liên kết, hợp tác giữa các tổ chức khoa học công nghệ với doanh nghiệp và người sản xuất trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ; Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng chuyển giao công nghệ tuần hoàn, công nghệ trong xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp; ứng dụng công nghệ Blockchain để nâng cao giá trị chuỗi cung ứng và chỉ dẫn địa lý sản phẩm hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kiểm nghiệm, công bố chất lượng sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc, quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ,... nhằm xây dựng thương hiệu lúa gạo Quảng Trị.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư hình thành các vùng sản xuất tập trung để tổ chức sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên; Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi,..); Xây dựng và nhân rộng các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm lúa hữu cơ; phát triển cơ giới hóa các khâu, nhất là xây dựng các cụm chế biến, tiêu thụ lúa gạo hữu cơ cho nông dân
- Phát triển các hình thức liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp với nông dân, trong đó doanh nghiệp hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm và người dân tổ chức sản xuất, cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp tiêu thụ.
- Ưu tiên các chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã sản xuất dịch vụ nông nghiệp để làm tốt các khâu dịch vụ như cơ giới hóa khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch, cung ứng giống, phân bón, BVTV, tưới, tiêu và từng bước tổ chức thu mua lúa gạo hữu cơ cho nông dân.
6.1. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách Trung ương đã ban hành: Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết đất trồng lúa; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định số 1804/QĐ-TTG ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025; Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ; Nghị định 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm,...
6.2. Chính sách đặc thù của địa phương:
6.2.1. Hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân sản xuất lúa hữu cơ
- Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân sản xuất lúa hữu cơ; mỗi năm tập huấn ít nhất 30 lớp. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn chi sự nghiệp nông nghiệp hàng năm.
6.2.2. Chính sách hỗ trợ cải tạo, chỉnh trang đồng : Áp dụng theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 5, Nghị định 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm; Nghị quyết số 69/2022/NQ-HĐND ngày 18/10/2022 của HĐND tỉnh và chính sách khác của HĐND tỉnh sau khi sửa đổi, bổ sung.
6.2.3.Hỗ trợ xây dựng đường giao thông nội đồng: Áp dụng theo quy định tại Điểm b, Khoản 5, Mục III Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ[5] Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 và được cụ thể hóa tại Quyết định số 3011/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND tỉnh Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2025 và các nguồn vốn hợp pháp khác.
6.2.4. Hỗ trợ xây dựng kiên cố hóa kênh mương: Áp dụng theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị quyết số 69/2022/NQ-HĐND ngày 18/10/2022 của HĐND tỉnh Quảng Trị quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Điểm b, Khoản 5, Mục III Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ[6] Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025.
6.2.5. Hỗ trợ giống, thiết bị bay không người (drone) và vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất lúa hữu cơ
- Quy mô:
+ Năm 2025, thực hiện 684 ha;
+ Giai đoạn 2026-2030: 1.000 ha.
- Nguồn kinh phí thực hiện:
+ Hỗ trợ vật tư thiết yếu: Năm 2025 và 2026 mỗi năm hỗ trợ 500 ha, định mức hỗ trợ 7 triệu đồng/ha (áp dụng theo điểm b, khoản 3, Điều 2 Nghị quyết 62/2024/NQ-HĐND ngày 11/9/2024 của HĐND tỉnh). Diện tích còn lại trong năm 2025 (184ha): Kinh phí từ Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết về đất trồng lúa (Hội nhân dân tỉnh quy định chi tiết trong thời gian tới)
+ Những nội dung hỗ trợ giống, drone giai đoạn 2025-2030 và chi phí vật tư thiết yếu giai đoạn 2027-2030: Kinh phí từ Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết về đất trồng lúa (Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chi tiết trong thời gian tới) và các chính sách khác có liên quan theo quy định hiện hành.
6.2.6. Hỗ trợ chứng nhận sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ: Năm 2025-2026 áp dụng theo điểm b, khoản 3, Điều 2, Nghị quyết số 62/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh. Từ năm 2027-2030 áp dụng các chính sách từ Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa và các chính sách khác có liên quan theo quy định hiện hành.
6.2.7. Hỗ trợ xúc tiến thương mại: Năm 2025-2026 áp dụng điểm a, b khoản 5, Điều 5, Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh; Điểm d, khoản 3, Điều 2, Nghị quyết 62/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh. Từ năm 2027-2030 áp dụng các chính có liên quan theo quy định hiện hành.
6.2.8. Hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp liên kết sản xuất, thu mua lúa hữu cơ: Áp dụng khoản 2, Điều 16, Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa.
6.2.9. Hỗ trợ đầu tư cho Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác kết sản xuất, thu mua lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên: Áp dụng khoản 3, Điều 16, Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa.
1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 179.771,9 Triệu đồng. Trong đó:
- Kinh phí Trung ương, tỉnh: 74.820,6 Triệu đồng;
- Kinh phí huyện: 12.885,35 Triệu đồng;
- Kinh phí Doanh nghiệp và nhân dân đối ứng: 92.065,95 Triệu đồng.
(Chi tiết theo phụ lục 7 đính kèm)
2.Lộ trình nguồn vốn thực hiện Đề án theo giai đoạn:
- Năm 2025: 16.115,6 Triệu đồng. Trong đó:
+ Kinh phí Trung ương, tỉnh: 7.591,4 Triệu đồng;
+ Kinh phí huyện: 1.436,4 Triệu đồng;
+ Kinh phí Doanh nghiệp và nhân dân đối ứng: 7.087,8 Triệu đồng.
- Giai đoạn 2026-2030: 163.656,3 Triệu đồng. Trong đó:
+ Kinh phí Trung ương, tỉnh: 67.229,2 Triệu đồng;
+ Kinh phí huyện: 11.448,95 Triệu đồng;
+ Kinh phí Doanh nghiệp và nhân dân đối ứng: 84.978,15 Triệu đồng.
(Chi tiết theo phụ lục 8 đính kèm)
3. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án đầu tư công giai đoạn 2026-2030; Ngân sách từ Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa; kinh phí triển khai các Nghị quyết đã được HĐND tỉnh ban hành; chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học công nghệ, khuyến nông, các chương trình, dự án khác có liên quan; kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Hiệu quả kinh tế
Thông qua Đề án, các địa phương tập trung tổ chức chỉnh trang đồng ruộng, hình thành các cánh đồng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân ít nhất từ 1,2-1,5 lần so với sản xuất truyền thông; Việc tổ chức sản xuất lúa hữu cơ, phấn đấu năng suất lúa tươi bình quân đạt trên 65 tạ/ha, Doanh nghiệp thu mua lúa tươi ngay tại ruộng hoặc lúa khô với giá thỏa thuận từ đầu vụ, người sản xuất thu nhập 65 - 85 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí nông dân có lãi gần 30-43 triệu đồng/ha, cao hơn canh tác thông thường 7-10 triệu đồng/ha; thông qua chuỗi liên kết, nông dân có đầu ra ổn định, không bị tư thương ép giá, là sản phẩm hữu cơ, an toàn cho sức khỏe nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Việc cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng để hình thành các cánh đồng lớn, hình thành các vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao sẽ tạo việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư trên địa bàn tỉnh, nhất là những hộ gia đình có diện tích sản xuất lớn; những hộ nông dân tham gia các mô hình liên kết được bổ sung kiến thức, trình độ sản xuất tiên tiến, nâng cao năng lực ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho lao động nông thôn; góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, trong đó góp phần đáng kể vào công tác xóa đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
2. Hiệu quả xã hội
Việc thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ, hướng tới mở rộng diện tích không chỉ góp phần tạo ra sản phẩm có lợi cho sức khỏe con người mà còn nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị cây trồng, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng, thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
3. Hiệu quả môi trường
Sản xuất lúa hữu cơ không sử dụng các loại phân bón và thuốc BVTV hóa học đã bảo vệ môi đất, nước, không khí,...; đồng thời sẽ tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái bền vững; đáp ứng tốt các quy định về giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất, hướng tới xây dựng cánh đồng lúa giảm phát thải khí nhà kính và hỗ trợ tăng trưởng xanh trong ngành nông nghiệp.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Đề án; điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án. Tổng hợp kết quả thực hiện, những khó khăn,vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo UBND kết quả thực hiện.
- Hàng năm, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch phát triển lúa hữu cơ trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 30/11; đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách vào quá trình xây dựng dự toán Chương trình sự nghiệp kinh tế.
- Phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện đảm bảo Đề án; tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp tài liệu cho nông dân, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu, tiến độ đề ra; tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện.
- Mời gọi, kết nối các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ, CTTN trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu nguồn kinh phí từ Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết về đất trồng lúa để tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để thực hiện Đề án.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì thẩm định Thiết kế kỹ thuật - Dự toán đo đạc chỉnh lý lập bản đồ địa chính đối với diện tích dồn ghép, chỉnh trang đồng ruộng khi các địa phương gửi đến đê các địa phương trình phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Dự toán; sản phẩm bản đồ và hồ sơ địa chính làm căn cứ phục vụ cấp giấy CNQSD đất theo đúng quy định”.
- Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp, hộ nông dân các thủ tục thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng theo đúng các quy định của pháp luật.
- Thúc đẩy quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện dồn điền đổi thửa, cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan, các địa phương rà soát, kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa).
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban ngành có liên quan thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn vốn, xây dựng kế hoạch cấp kinh phí để thực hiện kế hoạch.
4. Sở Tài chính
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ Nghị định số 112/2024/NĐ-CP, Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND, Nghị quyết số 62/2024/NQ-HĐND và các chính sách đặc thù của địa phương để thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, hướng dẫn các địa phương thanh, quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tiến hành nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa mới, chất lượng cao và các tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất phù hợp để áp dụng vào thực hiện Đề án; Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để cải tạo đồng ruộng trên diện tích đã được chỉnh trang.
- Tiến hành xây dựng các mô hình thử nghiệm các máy móc thiết bị mới nhằm đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trên địa bàn.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: “Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tăng thời lượng tuyên truyền các nội dung của Đề án, các cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh”.
7. Các sở, ban, ngành khác liên quan (Sở Công Thương, Đài Phát thanh truyền hình, báo Quảng Trị, Ngân hàng Nhà nước tỉnh,...)
- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tọa đàm giới thiệu mô hình hay, cách làm giỏi của các tổ chức, cá nhân đã thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa hữu cơ, CTTN và chỉnh trang đồng ruộng, dồn điền đổi thửa,... trên sóng truyền thanh, truyền hình tỉnh và trên Báo Quảng Trị.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
- Nghiên cứu đề xuất các chính sách thương mại, phân tích tìm kiếm thị trường tiêu thụ, thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo hữu cơ; hỗ trợ quảng bá sản phẩm hàng hóa có thể mạnh của tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ ổn định.
8. Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị của tỉnh
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án;
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện nội dung Đề án.
9. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị, tổ chức liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Đồng thời, nghiên cứu ban hành các chính sách đặc thù của địa phương để khuyến khích thực hiện.
- Tập trung hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đã được cải tạo cho nhân dân làm cơ sở pháp lý cho việc dồn điền đổi thửa sau khi được cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển lúa hữu cơ; về dồn điền đổi thửa, cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân.
- Kiểm soát chặt chẽ quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa) tại các vùng tập trung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tuân thủ quy định về cải tạo theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số Điều của Luật Trồng trọt về giống và canh tác.
- Định kỳ hàng năm tổ chức rà soát, thẩm định, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ thực hiện chính sách của địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30 tháng 6./.
THỰC TRẠNG DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA HỮU CƠ, CANH TÁC TỰ
NHIÊN NĂM ĐẾN 2024 VÀ KẾ HOẠCH GIEO TRỒNG LÚA HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2025-2030
(Kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh
Quảng Trị)
STT |
Các địa phương |
Thực trạng diện tích gieo trồng lúa hữu cơ, theo hướng hữu cơ, canh tác tự nhiên (Ha) |
Kế hoạch Diện tích gieo trồng lúa hữu cơ năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 (Ha) |
|||
Diện tích gieo trồng lúa hữu cơ được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ và canh tác tự nhiên |
DT gieo trồng lúa hữu cơ chưa chứng nhận[7] |
Diện tích gieo trồng lúa theo hướng hữu cơ |
Diện tích gieo trồng lúa hữu cơ tăng thêm trong 2025 |
Diện tích gieo trồng lúa hữu cơ tăng thêm trong giai đoạn 2026- 2030 |
||
1 |
Hải Lăng |
50,5 |
26,27 |
269,23 |
214 |
236 |
2 |
Triệu Phong |
189,2 |
|
27,8 |
100 |
250 |
3 |
Vĩnh Linh |
|
238,5 |
66,5 |
100 |
197 |
4 |
Gio Linh |
50 |
|
298 |
130 |
292 |
5 |
Cam Lộ |
27 |
|
63 |
140 |
27 |
Tổng cộng |
316,7 |
264,77 |
724,53 |
684 |
1.000 |
DIỆN TÍCH CẢI TẠO, CHỈNH TRANG ĐỒNG RUỘNG GIAI ĐOẠN
2026-2030 ĐỂ TỔ CHỨC SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ, CANH TÁC TỰ NHIÊN
(Kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh
Quảng Trị)
STT |
Địa điểm |
Tổng diện tích |
Trong đó |
|
(Ha) |
Diện tích nâng độ cao mặt ruộng (ha) |
Diện tích hạ độ cao mặt ruộng (ha) |
||
I |
Gio Linh |
47 |
32 |
15 |
1 |
Xã Gio Quang |
38 |
23 |
15 |
1.1. |
HTX Kỳ Trúc |
17 |
9 |
8 |
1.2 |
HTX Quang Hạ |
11 |
8 |
3 |
1.3 |
HTX Quang Thượng |
10 |
6 |
4 |
2 |
Xã Trung Hải |
2 |
2 |
0 |
2.1 |
HTX Hải Chữ |
0 |
0 |
0 |
2.2 |
HTX Xuân Hòa |
2 |
2 |
0 |
3 |
Xã Gio Mỹ |
7 |
7 |
0 |
3.1 |
HTX An Mỹ |
0 |
0 |
0 |
3.1 |
HTX Cẩm Phổ |
0 |
0 |
0 |
3.3 |
HTX Thủy Khê |
3 |
3 |
0 |
3.4 |
HTX Phước Thị |
0 |
0 |
0 |
3.5 |
HTX Lại An |
4 |
4 |
0 |
II |
Huyện Vĩnh Linh |
39 |
32 |
7 |
1 |
Xã Vĩnh Thủy |
17 |
17 |
0 |
1.1 |
HTX Thủy Ba Tây |
7 |
7 |
0 |
1.2 |
HTX Thủy Ba Đông |
0 |
0 |
0 |
1.3 |
HTX Thủy Ba Hạ |
10 |
10 |
0 |
1.4 |
HTX Đức Xá |
0 |
0 |
0 |
2 |
Xã Vĩnh Long |
6 |
1 |
5 |
2.1 |
HTX Thượng Hòa |
6 |
1 |
5 |
3 |
Xã Vĩnh Lâm |
16 |
14 |
2 |
3.1 |
HTX Đặng Xá |
7 |
5 |
2 |
3.2 |
HTX Tiên Mỹ |
9 |
9 |
0 |
III |
Hải Lăng |
92 |
45 |
47 |
1 |
Xã Hải Quế |
6 |
3 |
3 |
1.1 |
HTX Đơn Quế |
6 |
3 |
3 |
1.2 |
HTX Kim Long |
0 |
0 |
0 |
2 |
Xã Hải Ba |
6 |
3 |
3 |
2.1 |
HTX Phương Hải |
6 |
3 |
3 |
3 |
Xã Hải Sơn |
4 |
2 |
2 |
3.1 |
HTX Hà Lộc |
4 |
2 |
2 |
4 |
Xã Hải Phong |
10 |
5 |
5 |
4.1 |
HTX Văn Quỹ |
10 |
5 |
5 |
5 |
Xã Hải Định |
64 |
30 |
34 |
5.1 |
HTX Phước Điền |
25 |
10 |
15 |
|
Xứ đồng 1 |
10 |
5 |
5 |
|
Xứ đồng 2 |
25 |
15 |
10 |
5.2 |
HTX Thiện Tây |
25 |
13 |
12 |
|
Xứ đồng 1 |
5 |
3 |
2 |
|
Xứ đồng 2 |
20 |
10 |
10 |
5.3 |
HTX Tiền Phong Đông |
10 |
5 |
5 |
5.4 |
HTX Trung Đơn |
4 |
2 |
2 |
6 |
Thị trấn Diên Sanh |
2 |
2 |
0 |
6.1 |
HTX Thọ Nam |
0 |
0 |
0 |
6.2 |
HTX Thọ Bắc |
2 |
2 |
0 |
IV |
TRIỆU PHONG |
59 |
42 |
17 |
1 |
Xã Triệu Thành |
12 |
8 |
4 |
1.1 |
HTX Bích La |
6 |
4 |
2 |
1.2 |
Xứ đồng 1 |
3 |
2 |
1 |
1.3 |
Xứ đồng 2 |
3 |
2 |
1 |
1.4 |
Xứ đồng 3 |
0 |
0 |
0 |
2 |
Xã Triệu Hòa |
11 |
8 |
3 |
2.1 |
HTX Vân Hòa |
11 |
8 |
3 |
3 |
Xã Triệu Đại |
6 |
6 |
0 |
3.1 |
HTX Quảng Lượng |
3 |
3 |
0 |
3.2 |
HTX Quảng Điền B |
3 |
3 |
0 |
4 |
Xã Triệu Trung |
17 |
11 |
6 |
4.1 |
HTX Trung An |
5 |
5 |
0 |
4.2 |
HTX Thanh Lê |
10 |
6 |
4 |
4.3 |
HTX Ngô Xá Đông |
2 |
0 |
2 |
6 |
Xã Triệu Tài |
13 |
9 |
4 |
6.1 |
HTX Phú Liêu |
8 |
4 |
4 |
6.2 |
HTX Nông sản sạch Triệu Phong |
5 |
5 |
0 |
Tổng cộng |
237 |
151 |
86 |
XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2026-2030 ĐỂ
TỔ CHỨC SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ, CANH TÁC TỰ NHIÊN
(Kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh
Quảng Trị)
STT |
Địa điểm |
Bê tông hóa (Km) |
Đổ đất cấp phối (Km) |
Ghi chú |
I |
Gio Linh |
14,950 |
|
|
1 |
Xã Gio Quang |
2,050 |
|
|
2 |
Xã Trung Hải |
5,100 |
|
|
3 |
Xã Trung Sơn |
0,600 |
|
|
4 |
Xã Gio Mai |
1,600 |
|
|
5 |
Xã Gio Mỹ |
5,600 |
|
|
II |
Huyện Vĩnh Linh |
5,750 |
|
|
1 |
Xã Vĩnh Thủy |
4,850 |
|
|
2 |
Xã Vĩnh Lâm |
0,900 |
|
|
III |
Huyện Cam Lộ |
1,570 |
2,000 |
|
1 |
Xã Cam Thủy |
0,570 |
|
|
2 |
Xã Thanh An |
1,000 |
|
|
3 |
Xã Cam Hiếu |
|
2,000 |
|
IV |
Hải Lăng |
15,235 |
8,845 |
|
1 |
Xã Hải Quy |
0,600 |
|
|
2 |
Xã Hải Quế |
2,000 |
1,000 |
|
3 |
Xã Hải Ba |
1,200 |
0,635 |
|
4 |
Xã Hải Sơn |
1,335 |
0,210 |
|
5 |
Xã Hải Chánh |
1,000 |
|
|
6 |
Xã Hải Phong |
1,500 |
1,000 |
|
7 |
Xã Hải Trường |
2,500 |
|
|
8 |
Xã Hải Định |
3,100 |
4,300 |
|
9 |
Thị trấn Diên Sanh |
2,000 |
1,700 |
|
10 |
Xã Hải Phú |
0 |
|
|
II |
TRIỆU PHONG |
17,022 |
|
|
1 |
Xã Triệu Thành |
2,700 |
|
|
2 |
Xã Triệu Hòa |
1,573 |
|
|
3 |
Xã Triệu Đại |
4,000 |
|
|
4 |
Xã Triệu Độ |
0,300 |
|
|
5 |
Xã Triệu Trung |
2,500 |
|
|
6 |
Xã Triệu Tài |
5,949 |
|
|
TỔNG |
54,527 |
10,845 |
|
XÂY DỰNG, SỬA CHỮA KÊNH MƯƠNG NĂM 2025 VÀ GIAI ĐOẠN
2026-2030 ĐỂ TỔ CHỨC SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ
(Kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh
Quảng Trị)
STT |
Địa điểm khảo sát |
Làm mới (Km) |
Nâng cấp (km) |
||
Giai đoạn 2025-2026 |
Trong đó |
Giai đoạn 2026-2030 |
|||
Năm 2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
||||
I |
Gio Linh |
7,960 |
0,400 |
7,560 |
4,820 |
1 |
Xã Gio Quang |
3,450 |
|
3,450 |
|
2 |
Xã Trung Hải |
0,860 |
0,400 |
0,460 |
0,200 |
3 |
Xã Trung Sơn |
- |
|
- |
|
4 |
Xã Gio Mai |
750 |
|
0,750 |
0,870 |
5 |
Xã Gio Mỹ |
2,900 |
|
2,900 |
3,750 |
II |
Huyện Vĩnh Linh |
6,710 |
0,450 |
6,260 |
|
1 |
Xã Vĩnh Thủy |
3,610 |
0,450 |
3,160 |
|
2 |
Xã Vĩnh Long |
1,000 |
|
1,000 |
|
3 |
Xã Vĩnh Lâm |
2,100 |
|
2,100 |
|
III |
Huyện Cam Lộ |
1,630 |
|
1,630 |
|
1 |
Xã Cam Thủy |
0,330 |
|
0,330 |
|
2 |
Xã Thanh An |
0,300 |
|
0,300 |
|
3 |
Xã Cam Hiếu |
1,000 |
|
1,000 |
|
IV |
Hải Lăng |
18,738 |
|
18,738 |
1,700 |
1 |
Xã Hải Quy |
0,300 |
|
0,300 |
|
2 |
Xã Hải Quế |
4,000 |
|
4,000 |
0,500 |
3 |
Xã Hải Ba |
1,300 |
|
1,300 |
|
4 |
Xã Hải Sơn |
2,368 |
|
2,368 |
|
5 |
Xã Hải Chánh |
0,500 |
|
0,500 |
|
6 |
Xã Hải Phong |
0,500 |
|
0,500 |
|
7 |
Xã Hải Trường |
1,200 |
|
1,200 |
|
8 |
Xã Hải Định |
7,000 |
|
7,000 |
|
9 |
Thị trấn Diên Sanh |
1,570 |
|
1,570 |
1,200 |
10 |
Xã Hải Phú |
- |
|
- |
|
V |
TRIỆU PHONG |
10,243 |
0,740 |
9,503 |
1,305 |
1 |
Xã Triệu Thành |
0,528 |
|
0,528 |
|
2 |
Xã Triệu Hòa |
0,405 |
|
0,405 |
|
3 |
Xã Triệu Đại |
3,500 |
|
3,500 |
|
4 |
Xã Triệu Độ |
0,150 |
|
0,150 |
|
5 |
Xã Triệu Trung |
2,050 |
0,400 |
1,650 |
0,650 |
6 |
Xã Triệu Tài |
3,610 |
0,340 |
3,270 |
0,655 |
|
TỔNG |
45,281 |
1,590 |
43,691 |
7,825 |
KẾ HOẠCH LIÊN KẾT SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh
Quảng Trị)
STT |
Địa phương |
Diện tích sản xuất (Ha) |
Đơn vị liên kết |
I |
Gio Linh |
130 |
|
1 |
HTX Kỳ Trúc |
40 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
2 |
HTX Quang Hạ |
20 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
3 |
HTX Quang Thượng |
20 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
4 |
HTX Hải Chữ |
20 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
5 |
HTX Xuân Hòa |
30 |
Trung tâm Khuyến Nông |
II |
Huyện Vĩnh Linh |
100 |
|
1 |
HTX Thượng Hòa |
20 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
2 |
HTX Đặng Xá |
20 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
3 |
HTX Tiên Mỹ |
60 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
III |
Huyện Cam Lộ |
140 |
|
1 |
HTX Thủy Tây |
30 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
2 |
HTX Cam An |
40 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
3 |
HTX Hiếu Bắc |
70 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
IV |
Hải Lăng |
214 |
|
1 |
HTX Kim Long |
20 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
2 |
HTX Hà Lộc |
20 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
3 |
HTX Lương Điền |
40 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
4 |
HTX Văn Quỹ |
40 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
5 |
HTX Phước Điền |
40 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
6 |
HTX Thiện Tây |
20 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
7 |
HTX Long Hưng |
14 |
Công ty cổ phần Nông sản hữu cơ Quảng Trị |
8 |
HTX Trung Đơn |
20 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
V |
Triệu Phong |
100 |
|
8 |
HTX Vân Hòa |
40 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
9 |
HTX Tài Lương |
20 |
Công ty CP. Tổng công ty Thương mại |
10 |
HTX Nông sản sạch Triệu Phong |
40 |
HTX Nông sản sạch Triệu Phong |
Tổng cộng |
684 |
|
Ghi chú: Đây là diện tích dự kiến sẽ hợp đồng giữa các Doanh nghiệp và các hợp tác xã để triển khai, thực hiện. Diện tích cụ thể có thể linh hoạt tùy thuộc vào hợp đồng ký kết giữa các Doanh nghiệp và các Hợp tác xã, tổ hợp tác.
DIỆN TÍCH QUY HOẠCH SẢN XUẤT LÚA HỮU CƠ GIAI ĐOẠN
2025-2030 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH [8]
(Kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh
Quảng Trị)
STT |
Địa phương |
Diện tích canh tác (ha) |
Diện tích các địa phương đăng ký (ha) |
Diện tích canh tác đủ điều kiện quy hoạch sản xuất lúa hữu cơ (ha) |
I |
Gio Linh |
1.902,00 |
377 |
348 |
1 |
Xã Gio Quang |
253 |
74 |
55 |
1.1. |
HTX Kỳ Trúc |
103 |
25 |
20 |
1.2 |
HTX Quang Hạ |
90 |
39 |
25 |
1.3 |
HTX Quang Thượng |
60 |
10 |
10 |
2 |
Xã Trung Hải |
345 |
51 |
51 |
2.1 |
HTX Hải Chữ |
188 |
20 |
20 |
2.2 |
HTX Xuân Hòa |
157 |
31 |
31 |
3 |
Xã Trung Sơn |
110 |
26 |
26 |
3.1 |
HTX Võ Xá |
110 |
26 |
26 |
4 |
Xã Gio Mai |
543 |
110 |
100 |
4.1 |
THT Mai Xá |
158,5 |
35 |
35 |
4.2 |
THT Mai Hà |
67 |
25 |
15 |
4.3 |
THT Lâm Xuân |
237,5 |
30 |
30 |
4.4 |
THT Tân Minh |
80 |
20 |
20 |
5 |
Xã Gio Mỹ |
651 |
116 |
116 |
5.1 |
HTX An Mỹ |
185 |
40 |
40 |
5.2 |
HTX Cẩm Phổ |
117,5 |
13 |
13 |
5.3 |
HTX Thủy Khê |
120 |
13 |
13 |
5.4 |
HTX Phước Thị |
140 |
40 |
40 |
5,5 |
HTX Lại An |
88,5 |
10 |
10 |
II |
Huyện Vĩnh Linh |
1.049,00 |
305,5 |
305 |
1 |
Xã Vĩnh Thủy |
478 |
126 |
126 |
1.1 |
HTX Thủy Ba Tây |
120 |
26 |
26 |
12 |
HTX Thủy Ba Đông |
96 |
15 |
15 |
1.3 |
HTX Thủy Ba Hạ |
142 |
60 |
60 |
1.4 |
HTX Đức Xá |
120 |
25 |
25 |
2 |
Xã Vĩnh Long |
140 |
45 |
45 |
2.1 |
HTX Thượng Hòa |
140 |
45 |
45 |
3 |
Xã Vĩnh Lâm |
431 |
134,5 |
134 |
3.1 |
HTX Đặng Xá |
52 |
23 |
23 |
3.2 |
HTX Tiên Mỹ |
130,5 |
41,5 |
41 |
3.3 |
HTX Lâm Cao |
66,5 |
30 |
30 |
3.4 |
HTX Tiên Lai |
60 |
20 |
20 |
3.5 |
HTX Duy Viên |
122 |
20 |
20 |
III |
Huyện Cam Lộ |
623,4 |
100 |
90 |
1 |
Xã Cam Thủy |
64,5 |
|
|
1.1 |
HTX Thủy Tây |
64,5 |
20 |
20 |
2 |
Xã Thanh An |
360 |
|
|
2.1 |
HTX Cam An |
360 |
25 |
15 |
3 |
Xã Cam Hiếu |
198,9 |
|
|
3.1 |
HTX Hiếu Bắc |
120 |
35 |
35 |
3.2 |
HTX Hiếu Nam |
78,9 |
20 |
20 |
IV |
Hải Lăng |
2.610,10 |
389,4 |
346 |
1 |
Xã Hải Quy |
96 |
25 |
25 |
1.1 |
HTX Quyết Tiến |
96 |
25 |
25 |
2 |
Xã Hải Quế |
325,5 |
42 |
36 |
2.1 |
HTX Đơn Quế |
165 |
17 |
11 |
2.2 |
HTX Kim Long |
160,5 |
25 |
25 |
3 |
Xã Hải Ba |
165 |
20 |
20 |
3.1 |
HTX Phương Hải |
165 |
20 |
20 |
4 |
Xã Hải Sơn |
243,4 |
40,9 |
40 |
4.1 |
HTX Hà Lộc |
76,4 |
13,9 |
13 |
4.2 |
HTX Lương Điền |
167 |
27 |
27 |
5 |
Xã Hải Chánh |
83,2 |
11 |
11 |
5.1 |
HTX Hội Kỳ |
83,2 |
11 |
11 |
6 |
Xã Hải Phong |
135 |
50 |
20 |
6.1 |
HTX Văn Quỹ |
135 |
50 |
20 |
7 |
Xã Hải Trường |
473,9 |
30 |
30 |
7.1 |
HTX Hậu Trường |
201,5 |
10 |
10 |
7.2 |
HTX Mỵ Trường |
130 |
10 |
10 |
7.3 |
HTX Trung Trường |
142,5 |
10 |
10 |
8 |
Xã Hải Định |
749,9 |
96,5 |
92 |
8.1 |
HTX Phước Điền |
130 |
35 |
35 |
8.2 |
HTX Thiện Tây |
195 |
30 |
30 |
8.3 |
HTX Tiền Phong Đông |
215 |
21,5 |
14 |
8.4 |
HTX Trung Đơn |
209,9 |
10 |
13 |
9 |
Thị trấn Diên Sanh |
267,3 |
44 |
44 |
9.1 |
HTX Thọ Nam |
85,3 |
11 |
11 |
9.2 |
HTX Thọ Bắc |
182 |
33 |
33 |
10 |
Xã Hải Phú |
71 |
30 |
28 |
10.1 |
HTX Long Hưng |
71 |
30 |
28 |
V |
Triệu Phong |
759,8 |
227,3 |
217 |
1 |
Xã Triệu Thành |
161 |
40 |
40 |
1.1 |
HTX Bích La |
161 |
40 |
40 |
2 |
Xã Triệu Hòa |
170,7 |
20 |
20 |
2.1 |
HTX Vân Hòa |
170,7 |
20 |
20 |
3 |
Xã Triệu Đại |
69,5 |
20 |
20 |
3.1 |
HTX Quảng Lượng |
39,5 |
10 |
10 |
3.2 |
HTX Quảng Điền B |
30 |
10 |
10 |
4 |
Xã Triệu Độ |
64,9 |
40 |
30 |
4.1 |
HTX Thanh Liêm |
64,9 |
40 |
30 |
5 |
Xã Triệu Trung |
133,1 |
42 |
42 |
5.1 |
HTX Trung An |
24 |
12 |
12 |
5.2 |
HTX Thanh Lê |
22,3 |
20 |
20 |
5.3 |
HTX Ngô Xá Đông |
86,8 |
10 |
10 |
6 |
Xã Triệu Tài |
160,7 |
65,3 |
65 |
6.1 |
HTX Tài Lương |
65 |
30 |
30 |
6.2 |
HTX Phú Liêu |
35,7 |
20,3 |
20 |
6.3 |
HTX Nông sản sạch Triệu Phong |
60 |
15 |
15 |
|
Tổng cộng |
6.944,30 |
1.399,20 |
1.306 |
KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2025-2030
(Kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh
Quảng Trị)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
HẠNG MỤC HỖ TRỢ |
ĐƠN VỊ |
SỐ LƯỢNG |
ĐỊNH MỨC |
TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN |
Trong đó |
CHI CHÚ (Nguồn kinh phí của Trung ương, tỉnh) |
||
Ngân sách Trung ương, tỉnh |
Ngân sách Huyện |
Doanh nghiệp và người dân đối ứng |
|||||||
1 |
Hỗ trợ tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHCN trong sản xuất lúa hữu cơ |
Lớp |
180,000 |
10 Triệu đồng/lớp |
1.800,000 |
1.800,000 |
- |
- |
Nguồn kinh phí từ chương trình sự nghiệp hàng năm |
2 |
Hỗ trợ cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng |
Ha |
237,000 |
20 Triệu đồng/ha |
4.740,000 |
1.185,000 |
1.185,000 |
2.370,000 |
Nguồn kinh phí từ Nghị quyết số 69/2022/NQ-HĐND ngày 18/10/2022 của HĐND tỉnh và chính sách khác của HĐND tỉnh sau khi sửa đổi, bổ sung |
3 |
Hỗ trợ xây dựng đường giao thông nội đồng |
Km |
|
|
32.655,800 |
8.163,950 |
8.163,950 |
16.327,900 |
Nguồn kinh phí: Năm 2025 thực hiện theo Quyết định số 3011/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của UBND. Từ năm 2026: Áp dụng các nguồn vốn từ Nghị định 112/2024/NĐ-CP và nguồn vốn hợp pháp khác. |
3.1 |
Hỗ trợ xây dựng bê tông hóa đường giao thông nội đồng |
Km |
10,845 |
1.000 Triệu đồng/km |
10.845,000 |
2.711,250 |
2.711,250 |
5.422,500 |
|
3.2 |
Hỗ trợ đổ đường cấp phối |
Km |
54,527 |
400 Tr. đồng/km |
21.810,800 |
5.452,700 |
5.452,700 |
10.905,400 |
|
4 |
Hỗ trợ xây dựng Kiên cố hóa Kênh mương |
Km |
|
|
45.750,500 |
22.875,250 |
- |
22.875,250 |
Nguồn kinh phí: Áp dụng theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Nghị quyết số 69/2022/NQ-HĐND ngày 18/10/2022 của HĐND tỉnh |
4.1 |
Hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương (xây dựng mới) |
Km |
45,281 |
1.000 Triệu đồng/km |
45.281,000 |
22.640,500 |
|
22.640,500 |
|
4.2 |
Sửa chữa |
Km |
7,825 |
60 Triệu đồng/km |
469,500 |
234,750 |
|
234,750 |
|
5 |
Hỗ trợ phát triển lúa hữu cơ |
|
|
|
30.985,600 |
11.956,400 |
3.536,400 |
15.492,800 |
|
5.1 |
Hỗ trợ giống lúa |
Ha |
1.684,000 |
2,4 Triệu đồng/ha |
4.041,600 |
2.020,800 |
|
2.020,800 |
Kinh phí từ Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết về đất trồng lúa (Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chi tiết trong thời gian tới) và các chính sách khác có liên quan theo quy định hiện hành |
5.2 |
Hỗ trợ thiết bị bay không người lái |
Ha |
1.684,000 |
2 Triệu đồng/ha |
3.368,000 |
1.684,000 |
|
1.684,000 |
|
5.3 |
Hỗ trợ chi phí vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất lúa hữu cơ |
Ha |
1.684,000 |
14 Triệu đồng/ha |
23.576,000 |
8.251,600 |
3.536,400 |
11.788,000 |
Nguồn kinh phí: Năm 2025 và 2026 mỗi năm hỗ trợ 500 ha, định mức hỗ trợ 7 triệu đồng/ha (áp dụng theo điểm b, khoản 3, Điều 2 Nghị quyết 62/2024/NQ-HĐND ngày 11/9/2024 của HĐND tỉnh). Diện tích còn lại trong năm 2025 (184ha): Kinh phí từ Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết về đất trồng lúa (Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chi tiết trong thời gian tới) |
6 |
Hỗ trợ chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ |
|
|
|
4.800,000 |
4.800,000 |
- |
- |
Năm 2025-2026 áp dụng điểm a, b khoản 5, Điều 5, Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh; Điểm d, khoản 3, Điều 2, Nghị quyết 62/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh. Từ năm 2027-2030 áp dụng các chính có liên quan theo quy định hiện hành |
6.1 |
Hỗ trợ dự án chứng nhận hữu cơ Việt nam (Mỗi năm hỗ trợ 20 dự án) |
Dự án |
120,000 |
30 Triệu đồng/dự án |
3.600,000 |
3.600,000 |
|
|
|
6.2 |
Hỗ trợ 01 dự án có quy mô trên 50 ha (Mỗi năm hỗ trợ 01 dự án) |
Dự án |
6,000 |
200 Triệu đồng/dự án |
1.200,000 |
1.200,000 |
|
|
|
7 |
Hỗ trợ xúc tiến thương mại |
|
|
|
5.040,000 |
5.040,000 |
- |
- |
|
7.1 |
Hỗ trợ tổ chức, tham gia các sự kiện, hội thi, hội chợ, triển lãm, phiên chợ, đoàn giao thương, hội nghị kết nối cung cầu quảng bá, kết nối tiêu thụ lúa gạo hữu cơ trong tỉnh, trong nước và ngoài nước (Mỗi năm hỗ trợ 02 sự kiện; Hỗ trợ chung với các sản phần chủ lực khác) |
Sự kiện |
12,000 |
200 Triệu/sự kiện |
2.400,000 |
2.400,000 |
|
|
Năm 2025-2026 áp dụng điểm a, b khoản 5, Điều 5, Nghị quyết 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh; Điểm d, khoản 3, Điều 2, Nghị quyết 62/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh. Từ năm 2027-2030 áp dụng các chính có liên quan theo quy định hiện hành |
7.2 |
Hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lúa gạo hữu cơ tham gia các hội thi nông sản đặc sản được tổ chức trên phạm vi toàn quốc (Mỗi năm hỗ trợ 02 đơn vị) |
Đơn vị |
12,000 |
20 Triệu đồng/đơn vị |
240,000 |
240,000 |
|
|
|
7.3 |
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, phát triển và hoàn thiện sản phẩm lúa gạo hữu cơ để kết nối vào các chuỗi cung ứng (Mỗi năm hỗ trợ 02 đơn vị) |
Đơn vị |
12,000 |
200 Triệu đồng/đơn vị |
2.400,000 |
2.400,000 |
|
|
|
8 |
Hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp liên kết sản xuất, thu mua lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên |
Doanh nghiệp |
|
|
49.000,000 |
14.000,000 |
|
35.000,000 |
Nguồn kinh phí: Áp dụng khoản 2, Điều 16, Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa |
9 |
Hỗ trợ đầu tư cho Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác |
HTX |
|
|
5.000,000 |
5.000,000 |
|
|
Nguồn kinh phí: Áp dụng khoản 3, Điều 16, Nghị định 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết về đất trồng lúa |
Tổng cộng |
|
|
|
179.771,900 |
74.820,600 |
12.885,350 |
92.065,950 |
|
KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2025 VÀ GIAI ĐOẠN
2026-2030
(Kèm theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của UBND tỉnh
Quảng Trị)
Đơn tính: Triệu đồng
STT |
HẠNG MỤC HỖ TRỢ |
Năm 2025 |
2026-2030 |
||||||
Tổng kinh phí |
Trong đó |
Tổng kinh phí |
Trong đó: |
||||||
Ngân sách Trung ương, tỉnh |
Ngân sách Huyện |
Doanh nghiệp và người dân đối ứng |
Ngân sách Trung ương, tỉnh |
Ngân sách Huyện |
Doanh nghiệp và người dân đối ứng |
||||
1 |
Hỗ trợ tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHCN trong sản xuất lúa hữu cơ |
300,000 |
300,000 |
|
|
1.500,000 |
1.500,000 |
|
|
2 |
Hỗ trợ cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng |
|
|
|
|
4.740,000 |
1.185,000 |
1.185,000 |
2.370,000 |
3 |
Hỗ trợ xây dựng đường giao thông nội đồng |
|
|
|
|
32.655,800 |
8.163,950 |
8.163,950 |
16.327,900 |
3.1 |
Hỗ trợ xây dựng bê tông hóa đường giao thông nội đồng |
|
|
|
|
10.845,000 |
2.711,250 |
2.711,250 |
5.422,500 |
3.2 |
Hỗ trợ đổ đường cấp phối |
|
|
|
|
21.810,800 |
5.452,700 |
5.452,700 |
10.905,400 |
4 |
Hỗ trợ xây dựng Kiên cố hóa Kênh mương |
1.590,000 |
795,000 |
- |
795,000 |
44.160,500 |
22.080,250 |
- |
22.080,250 |
4.1 |
Hỗ trợ kiến cố hóa kênh mương (xây dựng mới) |
1.590,000 |
795,000 |
|
795,000 |
43.691,000 |
21.845,500 |
|
21.845,500 |
4.2 |
Sửa chữa |
|
|
|
|
469,500 |
234,750 |
|
234,750 |
5 |
Hỗ trợ phát triển lúa hữu cơ |
12.585,600 |
4.856,400 |
1.436,400 |
6.292,800 |
18.400,000 |
7.100,000 |
2.100,000 |
9.200,000 |
5.1 |
Hỗ trợ giống lúa |
1.641,600 |
820,800 |
|
820,800 |
2.400,000 |
1.200,000 |
|
1.200,000 |
5.2 |
Hỗ trợ thiết bị bay không người lái |
1.368,000 |
684,000 |
|
684,000 |
2.000,000 |
1.000,000 |
|
1.000,000 |
5.3 |
Hỗ trợ chi phí vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất lúa hữu cơ |
9.576,000 |
3.351,600 |
1.436,400 |
4.788,000 |
14.000,000 |
4.900,000 |
2.100,000 |
7.000,000 |
6 |
Hỗ trợ chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ |
800,000 |
800,000 |
|
|
4.000,000 |
4.000,000 |
|
|
6.1 |
Hỗ trợ dự án chứng nhận hữu cơ Việt nam |
600,000 |
600,000 |
|
|
3.000,000 |
3.000,000 |
|
|
6.2 |
Hỗ trợ 01 dự án có quy mô trên 50 ha |
200,000 |
200,000 |
|
|
1.000,000 |
1.000,000 |
|
|
7 |
Hỗ trợ xúc tiến thương mại |
840,000 |
840,000 |
|
|
4.200,000 |
4.200,000 |
- |
- |
7.1 |
Hỗ trợ tổ chức, tham gia các sự kiện, hội thi, hội chợ, triển lãm, phiên chợ; đoàn giao thương, hội nghị kết nối cung cầu quảng bá, kết nối tiêu thụ lúa gạo hữu cơ trong tỉnh, trong nước và ngoài nước |
400,000 |
400,000 |
|
|
2.000,000 |
2.000,000 |
|
|
7.2 |
Hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lúa gạo hữu cơ tham gia các hội thi nông sản đặc sản được tổ chức trên phạm vi toàn quốc |
40,000 |
40,000 |
|
|
200,000 |
200,000 |
|
|
7.3 |
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, phát triển và hoàn thiện sản phẩm lúa gạo hữu cơ, canh tác tự nhiên để kết nối vào các chuỗi cung ứng |
400,000 |
400,000 |
|
|
2.000,000 |
2.000,000 |
|
|
8 |
Hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp liên kết sản xuất, thu mua lúa hữu cơ |
- |
|
|
|
49.000,000 |
14000 |
|
35000 |
9 |
Hỗ trợ đầu tư cho Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác |
|
|
|
|
5.000,000 |
5000 |
|
|
Tổng cộng |
16.115,600 |
7.591,400 |
1.436,400 |
7.087,800 |
163.656,300 |
67.229,200 |
11.448,950 |
84.978,150 |
[1] Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII: Đến năm 2025 có ít nhất 1.000 ha lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên.
[2] Dự kiến chứng nhận trong năm 2025.
[3] Đến cuối năm 2024, diện tích gieo trồng lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên trên diện tích đã được chứng nhận: 316 ha
[4] Mục tiêu nghị quyết: Đến năm 2025 có ít nhất 1.000 ha lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên.
[5] Kinh phí lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
[6] Kinh phí lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
[7] Dự kiến chứng nhận năm 2025
[8] Thực hiện theo Văn bản số 4307/UBND-KT ngày 23/9/2024 của UBND tỉnh