Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Quyết định 2998/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu 2998/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/11/2020
Ngày có hiệu lực 03/11/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Nguyễn Thị Quyên Thanh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2998/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 03 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH VĨNH LONG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 147/QĐ-TTg, ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1824/QĐ-TTg, ngày 25/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 194/QĐ-BVHTTDL, ngày 23/01/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long”;

Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-HĐND, ngày 07/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thông qua quy hoạch phát triển văn hóa và du lịch tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (tại Tờ trình số 142/TTr-SVHTTDL, ngày 07/9/2020) và ý kiến thống nhất của thành viên UBND tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Vĩnh Long, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu của đề án a) Mục tiêu chung

Xác định và xây dựng sản phẩm du lịch mang nét đặc thù của tỉnh Vĩnh Long phù hợp với nhu cầu thị trường, làm cơ sở liên kết vùng nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế và tiềm năng cho phát triển du lịch, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của du lịch tỉnh nhà.

b) Mục tiêu cụ thể

Đánh giá được thực trạng việc xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh thời gian qua. Qua đó, đề xuất các giải pháp xây dựng và khai thác sản phẩm đặc thù có hiệu quả để nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Vĩnh Long, tạo ra tính hấp dẫn góp phần tăng lượng khách và doanh thu ngành du lịch trong thời gian tới.

Thông qua tính thu hút từ sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh, phấn đấu đạt lượng khách du lịch giai đoạn 2021 - 2025 tăng trung bình 10%/năm, doanh thu tăng bình quân 25%/năm; giai đoạn 2026 - 2030 tiếp tục duy trì lượng khách tăng trung bình 10%/năm, doanh thu tăng bình quân 30%/năm.

2. Nội dung chủ yếu của Đề án

Tập trung xây dựng, phát triển 04 sản phẩm du lịch đặc thù, cụ thể như sau:

a) Du lịch homestay: Sản phẩm chủ lực

- Đây là loại hình du lịch lưu trú trong dân, khách du lịch sẽ được chào đón, sinh hoạt, tham gia vào các hoạt động với người dân như một thành viên trong gia đình. Loại hình này đã hình thành từ năm 1990 đến nay với các hoạt động chủ yếu là trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt sông nước của người dân Vĩnh Long, tham quan sông nước miệt vườn. Đồng thời, kết hợp khai thác yếu tố văn hóa về phong tục tập quán, lễ hội địa phương đưa vào chương trình tour phục vụ khách du lịch tham quan.

- Xây dựng mô hình du lịch homestay gắn với phát triển nông thôn mới, xây dựng hệ thống giao thông thuận lợi thông thoáng, khu dân cư đảm bảo an ninh trật tự. Vận động nhân dân và các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện mô hình xanh - sạch - đẹp an toàn tại khu vực sinh sống và kinh doanh. Tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm tại homestay thu hút du khách (nấu ăn, làm bánh, đạp xe khám phá nét đẹp làng quê, thưởng thức đờn ca tài tử, đốt đuốc đi xem hát bội,…)

- Tổ chức tập huấn, đào tạo để cư dân trong vùng du lịch có ứng xử văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp; từ đó nâng cao chất lượng phục vụ, đảm bảo tính thu hút để kéo dài thời gian khách lưu trú.

- Thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ loại hình du lịch này như: xây dựng bến tàu du lịch đảm bảo an toàn trong đưa rước du khách; nạo vét các kênh rạch để tàu du lịch lưu thông tốt; xây dựng hệ thống các trạm dừng chân trên bờ dọc theo các tuyến du lịch nhằm kết nối giao thông đường thủy và giao thông đường bộ; rà soát nâng cấp hệ thống cảnh báo đường sông; các bảng chỉ dẫn điểm, khu du lịch.

b) Du lịch nông nghiệp: sản phẩm bổ trợ

- Du lịch nông nghiệp thu hút du khách tham quan thông qua các hoạt động nông nghiệp tại địa phương, với các vườn cây ăn trái và khu vực trồng hoa màu đặc trưng ở Vĩnh Long giúp du khách trải nghiệm cuộc sống nhà nông, tham gia các hoạt động nông nghiệp trải nghiệm (trồng rau, lúa, thu hoạch nông sản, tát ao bắt cá,…) và góp phần tiêu thụ sản phẩm. Điểm chủ lực tham quan trong thời gian tới là Bảo tàng Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi tái hiện các hoạt động, trưng bày nông cụ giúp du khách tham quan hiểu về sản xuất nông nghiệp Vĩnh Long và các tỉnh thành trong khu vực.

- Ngoài ra, các địa phương trong tỉnh phát huy thế mạnh nông nghiệp sẵn có gắn với các sản phẩm tiêu biểu thông qua chương trình mỗi xã một sản phẩm của ngành nông nghiệp phát động, xây dựng mô hình tham quan, trải nghiệm tại các vườn, tạo nét đặc trưng riêng của địa phương tại điểm tham quan (nét riêng thể hiện ở loại cây trồng, đặc điểm khu vườn, các dịch vụ tại điểm, cho khách

thưởng thức sản phẩm,…), tăng cường quảng bá, xúc tiến đến các cơ sở lữ hành xây dựng các tour, tuyến du lịch hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp đô thị, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng, tăng sức hút tham quan gắn với du lịch sinh thái, trải nghiệm.

- Thiết kế một số chương trình tham quan chuyên đề nông nghiệp giới thiệu, quảng bá đến các cơ sở lữ hành để xây dựng tour trong thời gian tới, cụ thể theo tuyến sông Hậu (Bình Minh - Trà Ôn - Tam Bình); tuyến sông Tiền (Vĩnh Long - Vũng Liêm - Cù lao Dài - Làng gốm); tuyến Cái Bè - Vĩnh Long - Cù lao An Bình - Sông Long Hồ gắn với một số hoạt động văn hóa, sông nước. Kết hợp cho khách trải nghiệm khám phá đời sống sinh hoạt cư dân, thưởng ngoạn cảnh quan dọc tuyến sông kênh rạch, chế biến món ăn, nghỉ dưỡng và thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...