Quyết định 2440/QĐ-UBND năm 2018 về Đề án phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035
Số hiệu | 2440/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/07/2018 |
Ngày có hiệu lực | 19/07/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Phan Cao Thắng |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2440/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 19 tháng 7 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 176/TTr-SNN ngày 25/6/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035 như sau:
a, Mục tiêu chung
Phát triển vùng rừng trồng cây gỗ lớn tập trung, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng lâm sản hàng hóa, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
b, Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025:
+ Diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn tập trung đạt 10.000 ha;
+ Năng suất rừng trồng gỗ lớn tăng trưởng bình quân trên 25m3/ha/năm;
+ Tỷ lệ sản lượng gỗ lớn bình quân đạt từ 50-60%;
+ Cung cấp nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến gỗ tinh chế trên địa bàn tỉnh đạt trên 50%;
+ Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.
- Định hướng đến năm 2035:
+ Diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 30.000 ha; trong đó: Duy trì diện tích đã có là 10.000 ha và mở rộng thêm 20.000 ha, ở các huyện phía Bắc của tỉnh: Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn và An Lão.
+ Năng suất rừng trồng gỗ lớn tăng trưởng bình quân trên 30m3/ha/năm;
+ Tỷ lệ sản lượng gỗ lớn bình quân đạt trên 60%;
+ Sản lượng gỗ lớn sản xuất trong tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ tinh chế.
+ Phát triển chuỗi giá trị ngành hàng rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2440/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 19 tháng 7 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 2937/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 176/TTr-SNN ngày 25/6/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2035 như sau:
a, Mục tiêu chung
Phát triển vùng rừng trồng cây gỗ lớn tập trung, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng lâm sản hàng hóa, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
b, Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025:
+ Diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn tập trung đạt 10.000 ha;
+ Năng suất rừng trồng gỗ lớn tăng trưởng bình quân trên 25m3/ha/năm;
+ Tỷ lệ sản lượng gỗ lớn bình quân đạt từ 50-60%;
+ Cung cấp nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến gỗ tinh chế trên địa bàn tỉnh đạt trên 50%;
+ Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.
- Định hướng đến năm 2035:
+ Diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn đạt khoảng 30.000 ha; trong đó: Duy trì diện tích đã có là 10.000 ha và mở rộng thêm 20.000 ha, ở các huyện phía Bắc của tỉnh: Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn và An Lão.
+ Năng suất rừng trồng gỗ lớn tăng trưởng bình quân trên 30m3/ha/năm;
+ Tỷ lệ sản lượng gỗ lớn bình quân đạt trên 60%;
+ Sản lượng gỗ lớn sản xuất trong tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ tinh chế.
+ Phát triển chuỗi giá trị ngành hàng rừng trồng kinh doanh gỗ lớn.
2. Nội dung phát triển cây gỗ lớn
a, Xác định vùng sản xuất cây gỗ lớn
Tổng diện tích bố trí phát triển cây gỗ lớn trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 là 10.000 ha, trong đó:
- Huyện Hoài Ân: 2.034 ha, tập trung ở 2 xã:
+ Xã Đak Mang: 1.946 ha, gồm 07 tiểu khu: TK65; TK74; TK83B; TK92; TK93; TK102 và TK103.
+ Xã Bok Tới: 88 ha thuộc tiểu khu 117B.
- Huyện Phù Cát: 1.011 ha, tập trung ở 2 xã:
+ Xã Cát Lâm: 464 ha, gồm 02 tiểu khu: TK222 và TK229;
+ Xã Cát Hiệp: 547 ha thuộc tiểu khu 237.
- Thị xã An Nhơn: 939 ha ở xã Nhơn Tân, gồm 02 tiểu khu: TK 318A và TK 322.
- Huyện Tây Sơn: 616 ha, tập trung ở 4 xã:
+ Xã Bình Tân: 185 ha, gồm 02 tiểu khu: TK 242 và TK 252A;
+ Xã Bình Thuận: 256 ha thuộc tiểu khu 252B;
+ Xã Tây Thuận: 84 ha thuộc tiểu khu 250A;
+ Xã Tây Giang: 91 ha thuộc tiểu khu 259.
- Huyện Vĩnh Thạnh: 292 ha, tập trung ở 2 xã:
+ Xã Vĩnh Thuận: 179 ha thuộc tiểu khu 210B;
+ Xã Vĩnh Hòa: 113 ha thuộc tiểu khu 236.
- Huyện Vân Canh: 4.589 ha, tập trung ở 5 xã:
+ Xã Canh Vinh: 1.150 ha, gồm 05 tiểu khu: TK335; TK339; TK342; TK350A và TK351.
+ Xã Canh Hiến: 822 ha thuộc tiểu khu 358.
+ Xã Canh Hiệp: 563 ha, gồm 04 tiểu khu: TK356; TK363A; TK366 và TK371.
+ Xã Canh Liên: 2.004 ha, gồm 12 tiểu khu: TK348; TK354; TK355; TK359A; TK359B; TK360; TK361; TK368; TK372; TK373; TK378 và TK379.
+ Xã Canh Thuận: 50 ha thuộc tiểu khu 377A.
- Thành phố Quy Nhơn: 519 ha ở xã Phước Mỹ, gồm 2 tiểu khu: TK352 và TK353.
b, Xác định loài cây trồng rừng gỗ lớn
Loài cây trồng rừng gỗ lớn là các giống keo lai: BV10, BV16, BV32, BV33, BV73, BV75… là các giống cây mọc nhanh, tốc độ sinh khối lớn, thời gian cho khai thác gỗ nhanh, có thể khai thác gỗ bắt đầu từ tuổi 10.
c, Nội dung phát triển trồng rừng cây gỗ lớn
- Diện tích chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ làm dăm sang kinh doanh cây gỗ lớn là 2.218 ha, chiếm 22,2% diện tích, gồm các huyện:
+ Vân Canh 1.258 ha, Hoài Ân 418 ha, Tây Sơn 297 ha, Vĩnh Thạnh 161 ha và thành phố Quy Nhơn 84 ha.
+ Phân theo chủ rừng: Xí nghiệp Lâm nghiệp Pisico 285 ha, Công ty TNHH lâm nghiệp Sông Kôn 876 ha, Công ty TNHH lâm nghiệp Hà Thanh 955 ha, Công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn 102 ha.
- Diện tích trồng mới và rừng trồng sau khai thác trồng lại cây gỗ lớn là 7.782 ha, chiếm 77,8% diện tích, gồm các huyện:
+ Vân Canh 3.330 ha, Hoài Ân 1.615 ha, Phù Cát 1.012 ha, An Nhơn 939 ha, Tây Sơn 320 ha, Vĩnh Thạnh 131 ha và thành phố Quy Nhơn 435 ha.
+ Phân theo chủ rừng: Công ty TNHH Nguyên liệu giấy Quy Nhơn 1.316 ha, Công ty TNHH lâm nghiệp Sông Kôn 750 ha, Công ty TNHH lâm nghiệp Hà Thanh 1.625 ha, Công ty TNHH lâm nghiệp Quy Nhơn 716 ha và hộ gia đình 3.375 ha.
d, Kế hoạch thực hiện
- Giai đoạn 2016-2020: Diện tích rừng trồng cây gỗ lớn là 7.491 ha, trong đó: Diện tích chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ làm dăm sang kinh doanh cây gỗ lớn là 1.371 ha và trồng mới, rừng trồng sau khai thác trồng lại cây gỗ lớn là 6.120 ha.
- Giai đoạn 2021-2025: Diện tích rừng trồng cây gỗ lớn là 2.509 ha, trong đó: Diện tích chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ làm dăm sang kinh doanh cây gỗ lớn là 847 ha và trồng lại rừng cây gỗ lớn là 1.662 ha.
3. Các dự án ưu tiên triển khai
a, Dự án chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh cây gỗ lớn:
- Quy mô: 2.218 ha.
- Nhu cầu vốn thực hiện: 20.050 triệu đồng.
- Chủ đầu tư: Các công ty lâm nghiệp trong tỉnh.
b, Dự án trồng mới, rừng trồng sau khai thác trồng lại cây gỗ lớn:
- Quy mô: 7.782 ha.
- Nhu cầu vốn thực hiện: 398.430 triệu đồng.
- Chủ đầu tư: Các công ty lâm nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình.
c, Dự án cấp chứng chỉ rừng FSC
- Quy mô: 10.000 ha của vùng phát triển trồng cây gỗ lớn của đề án.
- Nhu cầu vốn thực hiện: 10.000 triệu đồng.
- Chủ đầu tư: Các công ty, HTX lâm nghiệp.
- Vốn hỗ trợ của Trung ương thông qua các chính sách, chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp.
- Ngân sách địa phương thông qua việc xây dựng các mô hình khuyến lâm, đào tạo, tập huấn, chủ canh, biển báo…
- Vốn vay tín dụng của các chủ rừng để đầu tư phát triển cây gỗ lớn.
- Vốn của các chủ rừng: Vốn tự có, vốn liên doanh liên kết đầu tư phát triển cây gỗ lớn.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |