Quyết định 2422/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025
Số hiệu | 2422/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 05/07/2021 |
Ngày có hiệu lực | 05/07/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Hòa Bình |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2422/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 07 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2021 về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020 - 2050 và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 15340/SXD-HTKT ngày 28 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Nội vụ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOO Thủ Đức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Tân Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần cấp nước Kênh Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ CHẤM DỨT KHAI THÁC NƯỚC NGẦM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Triển khai Đề án phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020 - 2050 và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030 đã được Thành ủy thông qua tại Thông báo số 5600-TB/TU ngày 15 tháng 10 năm 2020 và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Kế hoạch thực hiện) như sau:
1. Mục tiêu
- Tổng công suất hệ thống cấp nước là 2.900.000 m3/ngày đêm (100.000 m3/ngày đêm từ nguồn nước ngầm).
- Giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch dưới 18%.
-100% hộ dân sử dụng nước sạch.
- Triển khai và hoàn thành quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
- Cải tạo cấu trúc mạng lưới chuyển tải và phân phối.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2422/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 07 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 729/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2021 về phê duyệt Đề án phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020 - 2050 và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 15340/SXD-HTKT ngày 28 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Nội vụ, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOO Thủ Đức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Tân Hiệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần cấp nước Kênh Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ CHẤM DỨT KHAI THÁC NƯỚC NGẦM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
Triển khai Đề án phát triển hệ thống cấp nước Thành phố giai đoạn 2020 - 2050 và Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030 đã được Thành ủy thông qua tại Thông báo số 5600-TB/TU ngày 15 tháng 10 năm 2020 và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước ngầm Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Kế hoạch thực hiện) như sau:
1. Mục tiêu
- Tổng công suất hệ thống cấp nước là 2.900.000 m3/ngày đêm (100.000 m3/ngày đêm từ nguồn nước ngầm).
- Giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch dưới 18%.
-100% hộ dân sử dụng nước sạch.
- Triển khai và hoàn thành quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
- Cải tạo cấu trúc mạng lưới chuyển tải và phân phối.
- Phát triển hệ thống cấp nước thông minh.
- Lắp đặt thí điểm công trình cung cấp nước uống tại vòi ở các khu vực công cộng như công viên, trường học, bệnh viện...
2. Chỉ tiêu
Stt |
Chỉ tiêu |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
1 |
Tổng công suất hệ thống cấp nước (m3/ngđ) |
2.400.000 |
- |
- |
- |
2.900.000 |
2 |
Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch (%) |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
2 |
Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch (%) |
18,93 |
18,46 |
18,06 |
17,75 |
17,50 |
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Xây dựng mô hình cấp nước theo hướng nhà nước quản lý chung ngành cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ cổ phần hóa các phần việc liên quan đến phần dịch vụ khách hàng hoặc các giai đoạn hỗ trợ khác.
- Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đơn vị ủy quyền của Thành phố Hồ Chí Minh là chủ sở hữu đối với các công trình cấp nước.
- Xây dựng kế hoạch cổ phần các phần việc mà tư nhân có thể đảm nhận và làm tốt hơn nhà nước nhưng vẫn đảm bảo được sự xuyên suốt quản lý của nhà nước như dịch vụ khách hàng (đọc số, thu tiền, gắn đồng hồ nước...); quản lý vận hành nhà máy, vận hành hệ thống, vận hành mạng lưới...
Đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ.
2. Các công trình khai thác và chuyển tải nước thô
- Di dời điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu so với điểm khai thác hiện tại Hòa Phú: vị trí mới cách trạm bơm Hòa Phú hiện hữu khoảng 15-20 km, cách ngã ba sông Thị Tính - sông Sài Gòn khoảng 10 - 15 km về thượng lưu. Điều này hạn chế tối đa các ảnh hưởng ô nhiễm nước thải sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp từ phía Bình Dương đổ vào sông Thị Tính.
- Khảo sát và xây dựng cụm hồ chứa nước thô số 1, với các hạng mục chính dự kiến:
+ Công trình thu nước sông Sài Gòn, công suất 1.000.000 m3/ngày đêm, chia làm 2 giai đoạn. Công suất mỗi giai đoạn 500.000 m3/ngày đêm.
+ Kênh (hoặc ống) dẫn nước về cụm hồ chứa.
+ Cụm hồ chứa, tổng dung tích 10 triệu m3/ngày đêm, diện tích đất sử dụng khoảng 200 ha.
+ Trạm bơm nước thô, công suất 1.000.000 m3/ngày đêm, chia làm 2 giai đoạn. Công suất mỗi giai đoạn 500.000 m3/ngày đêm.
+ Tuyến ống chuyển tải nước thô về hệ thống Hòa Phú - Tân Hiệp, dài khoảng 15 - 20km.
Cơ quan thực hiện: Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn.
3. Mở rộng, nâng công suất các nhà máy nước
Ưu tiên mở rộng nâng công suất trước tại các nhà máy nước thuộc sở hữu nhà nước. Sau đó mới đến các nhà máy thuộc sở hữu tư nhân.
Cơ quan thực hiện: Công ty cổ phần BOO Thủ Đức, Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Tân Hiệp, Công ty cổ phần cấp nước Kênh Đông, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV.
- Nghiên cứu và lựa chọn công nghệ xử lý bùn.
-Xây dựng hệ thống xử lý bùn cho các nhà máy nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: Tân Hiệp 1, Tân Hiệp 2, Kênh Đông, BOO Thủ Đức, Thủ Đức.
Cơ quan thực hiện: Công ty cổ phần BOO Thủ Đức, Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Tân Hiệp, Công ty cổ phần cấp nước Kênh Đông, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV.
5. Cải tạo cấu trúc mạng lưới chuyển tải và phân phối
- Đảm bảo cấp nước an toàn theo Chương trình Quốc gia bảo đảm Cấp nước an toàn (Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ).
- Kiểm soát và điều phối áp lực và lưu lượng tại bất cứ khu vực nào trong phạm vi cấp nước.
- Xây dựng hệ thống cấp nước có khả năng dự trữ nước sạch, để dự phòng cấp nước trong trường hợp sự cố.
- Xây dựng hệ thống cấp nước có khả năng khử trùng bổ sung, hạn chế tối đa việc tái ô nhiễm đường ống.
- Đồng thời kết hợp được và tối ưu hóa giảm thất thoát nước trên mạng lưới.
- Xây dựng hệ thống cấp nước được vận hành theo các vùng, khu vực áp lực. Trên hệ thống cấp nước thiết lập các trạm bơm tăng áp cùng với các bể chứa nước sạch.
Cơ quan thực hiện: Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn.
6. Giảm thất thoát thất thu nước sạch
- Giám sát cấp nước tại các khu vực đồng hồ tổng nhằm theo dõi nguồn cung nước hàng tuần.
- Đo tốc độ dòng chảy ban đêm nhằm xác định thất thoát nước vật lý hay thương mại.
- Thiết lập khu vực đồng hồ tổng (DMZ/DMA) nhằm xác định và giải quyết các điểm có tỷ lệ thất thoát cao.
- Lắp đặt van giảm áp để điều tiết áp lực.
- Thay thế đường ống bị rò rỉ, không đảm bảo yêu cầu.
Cơ quan thực hiện: Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn.
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước, vật liệu dùng trong ngành nước và quy trình kiểm soát.
- Lắp đặt thí điểm các công trình cung cấp nước uống tại vòi tại các công trình công cộng như công viên, quảng trường, bệnh viện, trường học, cơ quan hành chính...
Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn.
8. Hệ thống cấp nước thông minh
- Xây dựng giải pháp hệ thống thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển các quá trình từ xa (SCADA) cho nhà máy nước và trung tâm điều khiển phân phối (DCC) tích hợp với mô hình thủy lực, quản lý tài sản và hệ thống thông tin địa lý (GIS).
- Xây dựng các giải pháp xây dựng và tích hợp cho hệ thống thông tin quản lý (MIS), hệ thống thông tin tài chính (FIS), hệ thống quản lý và kiểm kê tài sản (AIMS).
Cơ quan thực hiện: Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV và Công ty Cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn.
9. Lộ trình hạn chế khai thác nước ngầm
Nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên nước dưới đất gắn với bảo vệ, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2018 về Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025. Trong đó, để giảm khai thác nước ngầm, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện các giải pháp chính sau:
- Đối với đối tượng sử dụng nguồn nước ngầm trong các khu chế xuất - công nghiệp và đối tượng sử dụng nguồn nước ngầm bên ngoài các khu chế xuất - công nghiệp không phải hộ gia đình: giảm khai thác nước dưới đất theo chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và theo Quyết định số 1242/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch giảm khai thác nước dưới đất và trám lấp giếng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025.
- Đối với các đơn vị cấp nước: ngừng khai thác các trạm tại các khu vực đã có mạng cấp nước của Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau năm 2025, tiếp tục duy trì tổng lượng khai thác nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là 100.000 m3/ngày đêm nhằm đảm bảo cấp nước an toàn cho Thành phố Hồ Chí Minh (các nguồn này duy trì để vận hành, bảo trì nhà máy).
Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
1. Giám đốc các sở, ban, ngành, các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương, gắn với việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình này; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện của các cấp, các ngành, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Giao Sở Xây dựng có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV, Công ty cổ phần Hạ tầng nước Sài Gòn thống nhất việc thực hiện Kế hoạch, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; định kỳ 06 tháng một lần có tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch này, các sở - ngành, địa phương chủ động phối hợp Sở Xây dựng để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định./.
CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
(kèm theo Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
TT |
Nội dung thực hiện |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời hạn hoàn thành |
Sản phẩm hoàn thành |
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (sau đây viết tắt là Sawaco) |
Sở - ngành và UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức |
2021- 2023 |
Quy hoạch cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 |
||
1.1 |
- Nghiên cứu đề xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường trong lĩnh vực khai thác, sản xuất cấp nước để định hướng áp dụng công nghệ cho các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; đề xuất áp dụng các mô hình quản lý cấp nước tiên tiến, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, nguồn lực. |
|
|
|
|
1.2 |
- Giải pháp phát triển, khai thác nguồn nước an toàn, bền vững, nâng cao năng lực dự phòng và các phương án cấp nước khẩn cấp, sẵn sàng ứng phó với sự biến đổi của nguồn nước, đảm bảo an toàn cấp nước cho Thành phố Hồ Chí Minh. |
|
|
|
|
1.3 |
- Nghiên cứu sử dụng nguồn nước mưa, nước tái tạo, nguồn nước mặt lợ và nước dưới đất lợ, để đảm bảo nguồn nước cấp trong điều kiện biến đổi khí hậu cho nhu cầu nước của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. |
|
|
|
|
Sở Nội vụ |
Sở - ngành, Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp, Sawaco |
2021 - 2023 |
Mô hình quản lý |
||
2.1 |
- Xây dựng mô hình cấp nước theo hướng nhà nước quản lý chung ngành cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ cổ phần hóa các phần việc liên quan đến phần dịch vụ khách hàng hoặc các giai đoạn hỗ trợ khác. |
|
|
|
|
2.2 |
- Thành phố Hồ Chí Minh hoặc đơn vị ủy quyền của Thành phố Hồ Chí Minh là chủ sở hữu đối với các công trình cấp nước. |
|
|
|
|
2.3 |
- Xây dựng kế hoạch cổ phần các phần việc mà tư nhân có thể đảm nhận và làm tốt hơn nhà nước nhưng vẫn đảm bảo được sự xuyên suốt quản lý của nhà nước như dịch vụ khách hàng (đọc số, thu tiền, gắn đồng hồ nước...); quản lý vận hành nhà máy, vận hành hệ thống, vận hành mạng lưới... |
|
|
|
|
Quy chuẩn chung cho ngành nước Thành phố Hồ Chí Minh (vật liệu và vật tư sử dụng trong ngành nước) |
Đơn vị cấp nước |
Sở Xây dựng |
2021-2023 |
Ban hành quy chuẩn |
|
.1 |
- Khảo sát và thống kê vật liệu và vật tư ngành nước. |
|
|
|
|
3.2 |
- Đánh giá và tổng hợp các vật liệu vật tư ngành nước sử dụng ở Thành phố Hồ Chí Minh. |
|
|
|
|
3.3 |
- Xây dựng quy chuẩn chung về vật liệu và vật tư ngành nước ở Thành phố Hồ Chí Minh. |
|
|
|
|
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở - ngành và các đơn vị cấp nước |
2021-2025 |
Ban hành chương trình thực hiện |
||
4.1 |
- Khảo sát lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn để xác định vị trí xây dựng hồ chứa nước thô, vị trí xây dựng tuyến ống truyền tải nước thô từ các hồ chứa nước thô. |
|
|
|
Triển khai sau khi quy hoạch được duyệt |
4.2 |
- Nghiên cứu hành lang bảo vệ nguồn nước thô. |
|
|
|
|
4.3 |
- Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước. |
|
|
|
|
Đơn vị cấp nước |
Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức |
2021-2025 |
Danh mục dự án |
||
5.1 |
- Đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình từ nguồn nước, xử lý nước đến mạng lưới đường ống cấp nước với các trang thiết bị tiên tiến, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hoạt động công trình; từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống cấp nước và bảo đảm cấp nước an toàn. |
|
|
|
|
5.2 |
- Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước. |
|
|
|
|
5.3 |
- Tập trung đầu tư mở rộng và cải tạo mạng đường ống cấp nước tăng tỷ lệ bao phủ; ưu tiên đầu tư các dự án bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát nước sạch. |
|
|
|
|
5.4 |
- Thúc đẩy triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp nước theo hình thức đối tác - công tư (PPP) và các hình thức đầu tư khác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. |
|
|
|
|
5.5 |
- Khuyến khích sử dụng vật tư, thiết bị có chất lượng cao được sản xuất trong nước khi đầu tư xây dựng và cải tạo công trình cấp nước. |
|
|
|
|
Đơn vị cấp nước |
Sở - ngành |
2021-2025 |
Danh mục công nghệ |
||
6.1 |
- Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ xử lý và thu gom bùn từ các nhà máy sản xuất nước. |
|
|
|
|
6.2 |
- Nghiên cứu và áp dụng một số công nghệ để áp dụng cấp nước uống tại vòi tại một số khu vực công cộng như: trường học, bệnh viện, khách sạn, trung tâm thương mại, quảng trường, công viên,... |
|
|
|
|
6.3 |
- Nghiên cứu áp dụng các công nghệ khử trùng mới như: khử trùng bằng tia cực tím, ô zôn,... |
|
|
|
Công nghệ |
6.4 |
- Lắp đặt thí điểm các công trình cung cấp nước uống tại vòi tại các công trình công cộng như công viên, quảng trường, bệnh viện, trường học, cơ quan hành chính... |
Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Sawaco và Công ty Cổ phần hạ tầng nước Sài Gòn |
|
|
|
Đơn vị cấp nước |
Sở - ngành |
2021 - 2023 |
|
||
7.1 |
- Nâng cao đội ngũ cán bộ chuyên ngành về cấp nước đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa ngành nước. |
|
|
|
Chương trình đào tạo |
7.2 |
- Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị thông minh trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước; nghiên cứu, ứng dụng lựa chọn công nghệ và thiết bị tiên tiến, có chế độ tự động hóa cao, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, thân thiện môi trường và bảo đảm cấp nước an toàn. |
|
|
|
Kế hoạch thực hiện |
7.3 |
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống cấp nước và chế độ chia sẻ thông tin kịp thời giúp các đơn vị cấp nước chủ động khắc phục các rủi ro về nguồn nước. |
|
|
|
Kế hoạch thực hiện |
7.4 |
- Xây dựng quy trình quản lý và vận hành hệ thống cấp nước của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm hướng tới cung cấp nước uống tại vòi. |
|
|
|
Kế hoạch thực hiện |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở - ngành, UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức |
2021-2025 |
Ban hành lộ trình |
||
8.1 |
- Khảo sát và xác định đối tượng khai thác nước dưới đất. |
|
|
|
|
8.2 |
- Xây dựng giải pháp cho từng nhóm đối tượng cụ thể (lộ trình chấm dứt khai thác, phương án hỗ trợ). |
|
|
|
|
8.3 |
- Trám lấp giếng khoan. |
|
|
|
|
Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở - ngành, UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị cấp nước |
2021-2022 |
Ban hành quy trình |
||
9.1 |
- Hoàn chỉnh lại quy trình kiểm soát chất lượng nước sau khi xử lý. |
Sở y tế |
|
|
|
9.2 |
- Xây dựng hệ thống quan trắc chất lượng nước tự động. |
Sở Tài nguyên và Môi trường, đơn vị cấp nước |
|
|
|
Sở Xây dựng |
Sở - ngành, UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức |
2021 - 2025 |
Công tác thường xuyên |
||
10.1 |
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động cấp nước và chất lượng nước bảo đảm cấp nước an toàn tại địa phương. |
|
|
|
|
10.2 |
- Kiểm tra giám sát công tác giảm, hạn chế khai thác nước ngầm theo lộ trình đã ban hành trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. |
|
|
|
|
10.3 |
- Kiểm tra và xử lý các vi phạm về hành lang bảo vệ nguồn nước, xả thải gây ô nhiễm nguồn nước cấp nước sinh hoạt và ăn uống. |
|
|
|
|
UBND các quận, huyện |
Sở - ngành và các đơn vị cấp nước |
2021 -2025 |
Chương trình tuyên truyền |
||
11.1 |
- Phối hợp với các địa phương khác lập kế hoạch khai thác bảo vệ nguồn nước theo lưu vực sông. |
|
|
|
|
11.2 |
- Xây dựng chương trình, tuyên truyền nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và bảo vệ môi trường; tổ chức tham quan, tìm hiểu về hệ thống sản xuất, cung cấp nước sạch cho các đối tượng: học sinh, sinh viên... |
|
|
|
|
11.3 |
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ nguồn nước (nước mặt, nước ngầm); tiến tới thực hiện giảm khai thác nước ngầm trong hộ dân với các giải pháp khác nhau theo lộ trình quy định...; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động hạn chế và tiến đến không khai thác nước ngầm cho nhu cầu sinh hoạt lẫn sản xuất, dịch vụ; đẩy mạnh giám sát cộng đồng. |
|
|
|
|