Quyết định 239/QĐ-UBND năm 2025 phê duyệt Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu | 239/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/01/2025 |
Ngày có hiệu lực | 16/01/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Bùi Xuân Cường |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 239/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 01 năm 2025 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NGUỒN NƯỚC PHẢI LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 23/2024/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước;
Căn cứ Quyết định số 1757/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục nguồn nước liên tỉnh và Danh mục nguồn nước liên quốc gia (nguồn nước mặt);
Căn cứ Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục lưu vực sông nội tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 3233/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2022 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 13885/TTr-STNMT-TNNKS ngày 24 tháng 12 năm 2024, Công văn số 14160/STNMT-TNNKS ngày 30 tháng 12 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gồm 391 sông, kênh, rạch, mương, ao, hồ (Chi tiết danh mục kèm theo).
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày có Quyết định phê duyệt thực hiện: Công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên Cổng dịch vụ và cung cấp thông tin dữ liệu về tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh và Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, thông báo tới Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức để niêm yết công khai tại trụ sở.
b) Trường hợp cần điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ hoặc điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt; Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá, lấy ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định.
c) Căn cứ vào phạm vi hành lang trong Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính theo quy định của pháp luật về đất đai.
d) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định.
2. Sở Giao thông vận tải
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính các đoạn sông, hồ có ranh giới hành lang trùng với ranh giới hành lang đường giao thông thủy.
b) Theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức thực hiện quản lý cầu, phương tiện giao thông đường thủy nội địa đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; chủ trì, phối hợp với các các Sở, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan giám sát hoạt động xây dựng kho bãi, bến cảng, cầu phà, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác trong phạm vi bảo vệ hành lang nguồn nước.
3. Sở Xây dựng
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 239/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 01 năm 2025 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC NGUỒN NƯỚC PHẢI LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 53/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 23/2024/TT-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước;
Căn cứ Quyết định số 1757/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục nguồn nước liên tỉnh và Danh mục nguồn nước liên quốc gia (nguồn nước mặt);
Căn cứ Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục lưu vực sông nội tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 3233/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2022 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 13885/TTr-STNMT-TNNKS ngày 24 tháng 12 năm 2024, Công văn số 14160/STNMT-TNNKS ngày 30 tháng 12 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh gồm 391 sông, kênh, rạch, mương, ao, hồ (Chi tiết danh mục kèm theo).
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày có Quyết định phê duyệt thực hiện: Công bố Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải trên Cổng dịch vụ và cung cấp thông tin dữ liệu về tài nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh và Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, thông báo tới Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức để niêm yết công khai tại trụ sở.
b) Trường hợp cần điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ hoặc điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt; Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá, lấy ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ theo quy định.
c) Căn cứ vào phạm vi hành lang trong Danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính theo quy định của pháp luật về đất đai.
d) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định.
2. Sở Giao thông vận tải
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính các đoạn sông, hồ có ranh giới hành lang trùng với ranh giới hành lang đường giao thông thủy.
b) Theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức thực hiện quản lý cầu, phương tiện giao thông đường thủy nội địa đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; chủ trì, phối hợp với các các Sở, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan giám sát hoạt động xây dựng kho bãi, bến cảng, cầu phà, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác trong phạm vi bảo vệ hành lang nguồn nước.
3. Sở Xây dựng
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính.
b) Theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham mưu UBND Thành phố xem xét, không giải quyết cấp phép xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang trong hành lang bảo vệ nguồn nước đúng theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về Tài nguyên nước và các quy định pháp luật có liên quan; phối hợp với các Sở, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan giám sát hoạt động xây dựng kho bãi, bến cảng, cầu phà, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác trong phạm vi bảo vệ hành lang nguồn nước khi có yêu cầu.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính đối với các tuyến sông, kênh, rạch thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp các đoạn sông, kênh, rạch thuộc công trình thủy lợi thì phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.
5. Sở Văn hóa và Thể thao
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính các đoạn sông, hồ gắn với di tích lịch sử - văn hóa.
6. Sở Du lịch
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức xác định mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính các đoạn sông, hồ gắn với danh lam thắng cảnh, hoạt động du lịch.
7. Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức
a) Tuyên truyền, phổ biến về quy định quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
b) Tổ chức quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố; giám sát các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước; chịu trách nhiệm khi để xảy ra việc lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn trong việc quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn tổ chức thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa theo phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đã được phê duyệt; bàn giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước cho Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, thị trấn để quản lý, bảo vệ.
đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp cần điều chỉnh Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn; thể hiện mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn theo bản đồ địa chính.
8. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
a) Tuyên truyền, phổ biến về quy định quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn.
b) Tổ chức quản lý, bảo vệ mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố; giám sát các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp cần điều chỉnh Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn; thể hiện mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn theo bản đồ địa chính.
9. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
a) Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Không được gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá hoặc gây ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá;
- Không làm ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
b) Không xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm, cơ sở sản xuất, chế biến có chất thải nguy hại trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước. Đối với cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp khắc phục theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Trường hợp có văn bản pháp luật mới quy định thay thế hoặc bổ sung các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hành lang bảo vệ nguồn nước thì tuân thủ việc áp dụng theo các quy định mới tính từ ngày văn bản mới có hiệu lực.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể Thao, Giám đốc Sở Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |