Quyết định 17/2025/QĐ-UBND về Quy định sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Số hiệu | 17/2025/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 27/03/2025 |
Ngày có hiệu lực | 08/04/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký | Trương Công Thái |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2025/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 27 tháng 3 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, XE THÔ SƠ ĐỂ KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;
Căn cứ khoản 2 Điều 47 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 30/TTr-SXD ngày 19 tháng 3 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 4 năm 2025.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ SỬ DỤNG XE MÔ TÔ,
XE GẮN MÁY, XE THÔ SƠ ĐỂ KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK
(Kèm theo Quyết định số 17/2025/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Quy định này không áp dụng đối với xe thô sơ là xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe tương tự xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe thô sơ là xe vật nuôi kéo, xe tương tự xe vật nuôi kéo.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe mô tô được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 34 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Xe gắn máy được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 34 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Xe thô sơ được quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ là hoạt động do tổ chức, cá nhân sử dụng các loại xe này để cung cấp dịch vụ vận tải người, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2025/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 27 tháng 3 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, XE THÔ SƠ ĐỂ KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;
Căn cứ khoản 2 Điều 47 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 30/TTr-SXD ngày 19 tháng 3 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 4 năm 2025.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ SỬ DỤNG XE MÔ TÔ,
XE GẮN MÁY, XE THÔ SƠ ĐỂ KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK
(Kèm theo Quyết định số 17/2025/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Quy định này không áp dụng đối với xe thô sơ là xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe tương tự xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe thô sơ là xe vật nuôi kéo, xe tương tự xe vật nuôi kéo.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe mô tô được quy định tại điểm e khoản 1 Điều 34 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Xe gắn máy được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 34 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Xe thô sơ được quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ là hoạt động do tổ chức, cá nhân sử dụng các loại xe này để cung cấp dịch vụ vận tải người, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Chương II
QUY ĐỊNH SỬ DỤNG XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY, XE THÔ SƠ ĐỂ KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA
Điều 4. Quy định chung
1. Người lái xe mô tô, xe gắn máy tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa phải chấp hành theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 33 và khoản 1 Điều 47 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Người điều khiển xe thô sơ tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa phải chấp hành theo quy định tại Điều 31 và khoản 1 Điều 47 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ phải tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Điều 5. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ
1. Chấp hành và thực hiện theo quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh; quản lý, sử dụng, điều hành phương tiện, lái xe phục vụ hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị mình.
2. Thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại khoản 1 Điều 47 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Thực hiện quy định về vận tải hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ tại Điều 65 Luật Đường bộ.
4. Phải thông báo đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú về thông tin loại phương tiện và người điều khiển phương tiện (họ, tên và số định danh cá nhân) tham gia kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa.
5. Không được sử dụng lái xe là người không có Giấy phép lái xe hoặc có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe, người có Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người đang bị tước hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe để điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải (đối với loại phương tiện yêu cầu có Giấy phép lái xe) và người bị cấm hành nghề.
6. Thu tiền vận tải; thực hiện quy định của pháp luật về giá; cung cấp vé, chứng từ thu tiền vận tải theo quy định của pháp luật.
7. Bồi thường thiệt hại do người lao động, người đại diện của đơn vị gây ra trong quá trình vận tải theo quy định của pháp luật.
8. Từ chối vận tải hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, cản trở hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác, gian lận vé.
9. Từ chối vận chuyển hàng hóa cấm vận chuyển theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Người điều khiển phương tiện kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa
1. Người lái xe mô tô, xe gắn máy tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 56 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Người điều khiển xe thô sơ tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa phải có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn và hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ.
3. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ khi tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa tham gia giao thông phải có trang phục riêng để phân biệt với các đối tượng tham gia giao thông khác; trang phục do tổ chức, cá nhân tự chọn.
4. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy kinh doanh vận tải hành khách có trách nhiệm mang theo mũ bảo hiểm cho hành khách đi cùng; yêu cầu hành khách được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 31 và khoản 2 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
5. Có quyền từ chối vận chuyển
a) Hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, cản trở hoạt động của của người lái xe, đơn vị kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người lái xe, người khách trên xe; hành khách mang theo hàng hóa cấm vận chuyển theo quy định của pháp luật.
b) Hàng hóa cấm vận chuyển theo quy định của pháp luật.
c) Điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không bảo đảm các điều kiện về an toàn; xếp hàng trên xe không đúng quy định của pháp luật.
d) Hành khách được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy không thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 31 và khoản 2 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
6. Không được từ chối vận tải hành khách, hàng hóa, trừ lý do quy định tại khoản 5 Điều này; có trách nhiệm giúp đỡ hành khách; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; có trách nhiệm sơ cứu hành khách có biểu hiện đau ốm, sinh nở; mặc trang phục theo quy định tại khoản 3 Điều này; không được chuyển hành khách, hàng hóa sang phương tiện khác khi chưa được sự đồng ý của hành khách, người thuê vận chuyển, trừ trường hợp bất khả kháng.
Điều 7. Phương tiện kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa
1. Xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Xe thô sơ khi tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 26 Nghị định số 151/2024/NĐ-CP ngày 15/11/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Phương tiện phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Hành khách vận chuyển trên xe
1. Được vận chuyển theo thoả thuận, cam kết với đơn vị kinh doanh vận tải, thanh toán tiền cước chuyến đi theo giá niêm yết hoặc theo thoả thuận với đơn vị kinh doanh vận tải.
2. Chấp hành quy định về vận tải; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe; không mang theo hàng hóa cấm lưu thông, cấm vận chuyển theo quy định của pháp luật.
3. Chấp hành quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ; hành khách được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 31 và khoản 2 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Thực hiện phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Người thuê vận chuyển hàng hóa
1. Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện khi phương tiện đó không đúng thỏa thuận.
2. Yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng hóa đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác theo thỏa thuận; yêu cầu người kinh doanh vận tải hàng hóa bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa vận chuyển phải bảo đảm được phép lưu thông theo quy định của pháp luật; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác theo thỏa thuận; tuân thủ quy định về xếp hàng lên xe.
4. Cử người áp tải hàng hóa trong quá trình vận tải đối với loại hàng hóa bắt buộc phải có người áp tải.
Điều 10. Phạm vi và thời gian hoạt động
1. Xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ được hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên các tuyến đường giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trừ các tuyến đường, đoạn đường có cắm biển báo cấm hoặc hạn chế hoạt động.
2. Xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ được hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa 24/24 giờ hằng ngày, trừ các tuyến đường, đoạn đường có cắm biển báo cấm hoặc hạn chế hoạt động theo giờ.
Điều 11. Dừng, đỗ đón trả hành khách và xếp, dỡ hàng hóa
Xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ tham gia vận chuyển hành khách, hàng hóa thực hiện việc đón, trả khách tùy thuộc vào nhu cầu của hành khách và dừng, đỗ để chờ đón khách hoặc lên, xuống hàng hóa tại các địa điểm, khu vực không bị cấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho hành khách và người tham gia giao thông.
Điều 12. Quy định xếp hàng hóa
1. Xe thô sơ xếp hàng hóa theo quy định tại khoản 5 Điều 31 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Xe gắn máy, xe mô tô xếp hàng hóa theo quy định tại khoản 5 Điều 33 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Sở Xây dựng
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này.
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cắm biển báo cấm hoặc hạn chế hoạt động đối với xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô trên các tuyến đường tỉnh, đường Quốc lộ theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
c) Định kỳ hằng năm, tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc triển khai thực hiện Quy định này tại địa phương và những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện, để kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan cho phù hợp.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này tại địa phương; tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến các tổ chức, cá nhân sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn quản lý.
b) Căn cứ tình hình thực tế của địa phương đề xuất hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện tổ chức cắm biển báo cấm hoặc hạn chế hoạt động đối với xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa trên địa bàn quản lý bảo đảm quy định tại Điều 10 và Điều 11 Quy định này; hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa đăng ký màu áo theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy định này.
c) Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ trên địa bàn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quản lý và thống kê danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ trên địa bàn theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Quy định này; lập danh sách theo dõi và định kỳ hằng năm báo cáo về Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố.
d) Định kỳ trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, báo cáo kết quả quản lý hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ trên địa bàn cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Xây dựng.
đ) Chỉ đạo Liên đoàn lao động các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý các nghiệp đoàn (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.
3. Các cơ quan quản lý thuế hướng dẫn việc thực hiện kê khai giá cước đối với các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô theo quy định.
4. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo lực lượng Công an các đơn vị, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức tuần tra, kiểm soát để kịp thời phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa có hành vi vi phạm Quy định này và vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
b) Đề xuất cơ quan có liên quan cắm biển báo cấm hoặc hạn chế hoạt động đối với xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô để bảo đảm giao thông thông suốt và an toàn.
5. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với đơn vị cung ứng dịch vụ hỗ trợ triển khai các giải pháp, các ứng dụng, áp dụng công nghệ vào hoạt động quản lý, vận chuyển hành khách (gọi xe, đặt vé qua ứng dụng điện thoại di động) để phục vụ công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh trên địa bàn.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk, các cơ quan thông tin, truyền thông: Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn giao thông và Quy định này cho các đơn vị quản lý, sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa.
Điều 14. Điều khoản thi hành
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi văn bản về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.