Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2025 công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực tài chính trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu | 1439/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 30/05/2025 |
Ngày có hiệu lực | 30/05/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký | Lê Hữu Hoàng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1439/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 30 tháng 5 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 10583/KH- UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1772/TTr-SXD ngày 19/5/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực tài chính trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA UBND TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2025 của Chủ tịch
UBND tỉnh Khánh Hòa)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
1 |
Thủ tục Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa |
Tài chính |
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp |
2 |
Thủ tục Phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa |
||
3 |
Thủ tục Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại |
||
4 |
Thủ tục Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa |
||
5 |
Thủ tục Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
|
6 |
Thủ tục Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa về địa phương quản lý, xử lý |
||
7 |
Thủ tục Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
||
8 |
Thủ tục Phê duyệt Đề án “Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác” |
||
9 |
Thủ tục Phê duyệt Để án chuyển nhượng quyển thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
||
10 |
Thủ tục Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
||
11 |
Thủ tục Phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
Tài chính |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
12 |
Thủ tục Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định thẩm quyền. |
|
13 |
Thủ tục Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
||
14 |
Thủ tục Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về địa phương quản lý, xử lý |
||
15 |
Thủ tục Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
||
16 |
Thủ tục Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại |
||
17 |
Thủ tục Xử lý tài sản để giao cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp |
Ủy ban nhân dân tỉnh. |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
1. Thủ tục Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
1.1. Trình tự thực hiện:
Cơ quan quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt xem xét, quyết định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định,
1.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
1.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: bản chính;
- Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 02B quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 12/2025/NĐ-CP: 01 bản chính;
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1439/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 30 tháng 5 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/02/2025;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 10583/KH- UBND ngày 31/10/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1772/TTr-SXD ngày 19/5/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực tài chính trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA UBND TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2025 của Chủ tịch
UBND tỉnh Khánh Hòa)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
1 |
Thủ tục Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa |
Tài chính |
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp |
2 |
Thủ tục Phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa |
||
3 |
Thủ tục Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại |
||
4 |
Thủ tục Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa |
||
5 |
Thủ tục Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
|
6 |
Thủ tục Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa về địa phương quản lý, xử lý |
||
7 |
Thủ tục Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
||
8 |
Thủ tục Phê duyệt Đề án “Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác” |
||
9 |
Thủ tục Phê duyệt Để án chuyển nhượng quyển thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
||
10 |
Thủ tục Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
||
11 |
Thủ tục Phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
Tài chính |
Ủy ban nhân dân tỉnh |
12 |
Thủ tục Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định thẩm quyền. |
|
13 |
Thủ tục Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
||
14 |
Thủ tục Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về địa phương quản lý, xử lý |
||
15 |
Thủ tục Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
||
16 |
Thủ tục Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại |
||
17 |
Thủ tục Xử lý tài sản để giao cho doanh nghiệp quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp |
Ủy ban nhân dân tỉnh. |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
1. Thủ tục Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
1.1. Trình tự thực hiện:
Cơ quan quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt xem xét, quyết định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định,
1.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
1.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: bản chính;
- Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 02B quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 12/2025/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): bản sao.
1.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.5. Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
1.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
1.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp.
1.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
1.9. Phí, lệ phí: Không có.
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được cho thuê quyền khai thác là tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hiện có.
1.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 14 Nghị định số 12/2025/NĐ-CP ngày 20/01/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
2.1. Trình tự thực hiện:
Cơ quan quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, báo cáo cơ quan, người cỏ thẩm quyền phê duyệt xem xét, quyết định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc Trực tuyến qua hệ thống quản lý văn bản.
2.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: bản chính;
- Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 02C quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 12/2025/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): bản sao.
2.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.5. Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
2.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản
2.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp.
2.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
2.9. Phí, lệ phí: Không có.
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác là tài săn kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hiện có đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản.
2.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 15 Nghị định số 12/2025/NĐ-CP ngày 20/01/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
3. Thủ tục Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
3.1. Trình tự thực hiện
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm xác định nguyên nhân (lý do) tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có), trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
3.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
3.3. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị xử lý tài sản (trong đó nêu rõ lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại): 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị xử lý tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc đề nghị xử lý tài sản trong trường hợp việc xử lý tài sản do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định: 01 bản chính;
- Biên bản xác định tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại theo Mẫu số 01B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 12/2025/NĐ-CP: bản chính;
- Hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản sao.
3.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
3.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
3.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp.
3.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định xử lý tài sản.
3.9. Phí, lệ phí: Không có.
3.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có
3.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.
3.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 23 Nghị định số 12/2025/NĐ-CP ngày 20/01/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
4. Thủ tục Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
4.1. Trình tự thực hiện
Cơ quan quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có), trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
4.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
4.3. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị thanh lý tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị thanh lý tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định: bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị thanh lý theo Mẫu số 01B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 12/2025/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
4.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.5. Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
4.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
4.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp.
4.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thanh lý tài sản hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý tài sản chưa phù hợp.
4.9. Phí, lệ phí: Không có.
4.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
4.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
a) Tài sản bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa để tiếp tục sử dụng không có hiệu quả.
b) Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cũ để đầu tư xây dựng tài sản mới hoặc để đảm bảo giao thông đường thủy nội địa, hoàn trả mặt bằng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
4.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 22 Nghị định số 12/2025/NĐ-CP ngày 20/01/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
5. Thủ tục Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
5.1. Trình tự thực hiện
Khi có tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cần điều chuyển, cơ quan quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
5.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
5.3. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị điều chuyển tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan quản lý tài sản (nếu có) về việc đề nghị điều chuyển tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp tỉnh (trong trường hợp tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện quản lý) về việc đề nghị điều chuyển tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó: bản chính. Trường hợp việc điều chuyển tài sản do thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý, phân loại tài sản thì không bắt buộc phải có văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan tiếp nhận tài sản;
- Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển theo Mẫu số 01B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 12/2025/NĐ-CP do cơ quan quản lý tài sản lập: 01 bản chính;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
5.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.5. Thời hạn giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
5.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
5.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
5.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chuyển tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển tài sản chưa phù hợp.
5.9. Phí, lệ phí: Không có.
5.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
5.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thực hiện điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý theo quy định.
b) Tài sản được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng làm tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
5.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 20 Nghị định số 12/2025/NĐ-CP ngày 20/01/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
6. Thủ tục Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa về địa phương quản lý, xử lý
6.1. Trình tự thực hiện:
Khi có tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cẩn chuyển giao, cơ quan quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chuyển giao tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có), trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
6.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
6.3. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị chuyển giao tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan quản lý tài sản (nếu có) về việc đề nghị chuyển giao tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý đường thủy nội địa cấp tỉnh (trong trường hợp tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện quản lý) về việc chuyển giao tài sản; 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị chuyển giao theo Mẫu số 01B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 12/2025/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Hồ sơ liên quan về lý do đề nghị chuyển giao tài sản (nếu có): 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
6.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.5. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
6.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
6.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chuyển giao tài sản hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị chuyển giao tài sản chưa phù hợp.
6.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
6.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
6.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Việc chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa về địa phương quản lý, xử lý được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản đã được giao cho cơ quan quản lý tài sản nhưng không còn nhu cầu sử dụng làm tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
b) Bị loại ra khỏi quy hoạch công trình kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
6.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 21 Nghị định số 12/2025/NĐ-CP ngày 20/01/2025 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
7. Thủ tục Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
7.1. Trình tự thực hiện
Căn cứ kết quả rà soát, thống kê, phân loại tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024, cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) chủ trì, lập hồ sơ đề nghị giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho cơ quan quản lý tài sản ở địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định.
7.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
7.3. Thành phần hồ sơ
a) Văn bản của cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh về việc giao tài sản: 01 bản chính.
b) Biên bản họp liên ngành hoặc ý kiến bằng văn bản về việc giao tài sản của: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý hoặc tạm quản lý tài sản và cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đó; cơ quan, đơn vị có liên quan của địa phương (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý); cơ quan dự kiến được giao quản lý tài sản (trong trường hợp dự kiến giao cho cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện, cơ quan quản lý đường bộ cấp xã): 01 bản chính.
c) Danh mục tài sản đề nghị giao (tên tài sản; địa chỉ; loại/cấp/hạng; năm đưa vào sử dụng; thông số cơ bản (số lượng/chiều dài/diện tích...); nguyên giá, giá trị còn lại (nếu có); tình trạng sử dụng của tài sản) do cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh lập: 01 bản chính.
d) Hồ sơ pháp lý về tài sản (Quyết định giao/điều chuyển tài sản, Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản hoặc các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh quyền quản lý, sử dụng, tạm quản lý tài sản (nếu có)): 01 bản sao.
d) Giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
7.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
7.5. Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
7.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh.
7.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị giao tài sản chưa phù hợp.
7.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
7.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
7.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trừ tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024).
7.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 7 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
8.1. Trình tự thực hiện
a) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý:
- Cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
b) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện, cấp xã quản lý:
- Cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, có ý kiến gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm b1 khoản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, có ý kiến gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
8.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
8.3. Thành phần hồ sơ:
a) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án khai thác tài sản do cơ quan quản lý tài sản lập theo Mẫu số 02A tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
b) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện, cấp xã quản lý:
b1) Hồ sơ cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án khai thác tải sản do cơ quan quản lý tài sản lập theo Mẫu số 02A tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
b2) Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án khai thác tài sản do cơ quan quản lý tài sản lập theo Mẫu số 02A tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ quy định tại điểm b1 khoản này: 01 bản sao.
b3) Hồ sơ cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án khai thác tài sản gồm:
- Tờ trình của cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án khai thác tài sản do cơ quan quản lý tài sản lập theo Mẫu số 02A tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ sau khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ quy định tại điểm b2 khoản này: 01 bản sao.
8.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
8.5. Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
8.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
8.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
8.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
8.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
8.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
8.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý, trừ tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
8.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 13 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngậy 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
9.1. Trình tự thực hiện
a) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý:
- Cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
b) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện, cấp xã quản lý:
- Cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, có ý kiến gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm b1 khoản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, có ý kiến gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
9.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
9.3. Thành phần hồ sơ:
a) Đối với tải sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản lập theo Mẫu số 02B tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
b) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện, cấp xã quản lý:
b1) Hồ sơ cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản lập theo Mẫu số 02B tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
b2) Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản do cơ quan quản lý tài sản lập theo Mẫu số 02B tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ quy định tại điểm b1 khoản này: 01 bản sao.
b3) Hồ sơ cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án khai thác tài sản gồm:
- Tờ trình của cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng do cơ quan quản lý tải sản lập theo Mẫu số 02B tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ sau khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ quy định tại điểm b2 khoản này: 01 bản sao.
9.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
9.5. Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
9.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
9.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
9.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
9.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
9.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
9.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Phạm vi tài sản được chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật (trừ phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí)
- Việc chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tải sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với:
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ.
9.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
10. Thủ tục Phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
10.1. Trình tự thực hiện
a) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý:
- Cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
b) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện, cấp xã quản lý:
- Cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, có ý kiến gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm b1 khoản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, có ý kiến gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
10.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
10.3. Thành phần hồ sơ:
a) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 02C tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ sau khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
b) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện, cấp xã quản lý:
b1) Hồ sơ cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 02C tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ sau khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
b2) Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản do cơ quan quản lý tài sản theo Mẫu số 02C tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ sau khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ quy định tại điểm b1 khoản này: 01 bản sao.
b3) Hồ sơ cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án khai thác tài sản gồm:
- Tờ trình của cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản do cơ quan quản lý tài sản theo Mẫu số 02C tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ sau khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ quy định tại điểm b2 khoản này: 01 bản sao.
10.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
10.5. Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
10.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
10.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
10.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
10.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
10.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
10.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cho thuê quyền khai thác là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có.
- Việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với:
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thu phí sử dụng đường bộ theo quy định của pháp luật.
+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ.
10.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 15 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
11.1. Trình tự thực hiện
a) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý:
- Cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
b) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện, cấp xã quản lý:
- Cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, có ý kiến gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm b1 khoản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, có ý kiến gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
11.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
11.3. Thành phần hồ sơ:
a) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh quản lý:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 02D tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ sau khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có); 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
b) Đối với tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện, cấp xã quản lý:
b1) Hồ sơ cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án khai thác tài sản, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:
- Tờ trình của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản theo Mẫu số 02D tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ sau khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
b2) Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh:
- Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản do cơ quan quản lý tài sản theo Mẫu số 02D tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ sau khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ quy định tại điểm b1 khoản này: 01 bản sao.
b3) Hồ sơ cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án khai thác tài sản gồm:
- Tờ trình của cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Đề án: 01 bản chính;
- Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản do cơ quan quản lý tài sản theo Mẫu số 02D tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ sau khi được hoàn thiện: 01 bản chính;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản chính;
- Ý kiến của các cơ quan có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ quy định tại điểm b2 khoản này: 01 bản sao.
11.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
11.5. Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
11.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
11.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
11.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp Đề án chưa phù hợp.
11.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
11.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
11.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
- Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc một phần tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản.
- Việc chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không áp dụng đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
11.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính;
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 16 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
12. Thủ tục Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
12.1. Trình tự thực hiện
Cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
12.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
12.3. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị thu hồi tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan quản lý tài sản (nếu có): 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh (trong trường hợp tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện hoặc cơ quan quản lý tài sản cấp xã quản lý) về việc đề nghị thu hồi tài sản: 01 bản chính;
- Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ bằng giá tộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định (trong trường hợp thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này).
- Danh mục tài sản đề nghị thu hồi theo Mẫu số 01C tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ: 01 bản chính;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
12.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
12.5. Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
12.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
12.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền.
12.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi tài sản hoặc văn bản hỏi đáp trong trường hợp đề nghị thu hồi tài sản chưa phù hợp.
12.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
12.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
12.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về quy hoạch, phân cấp quản lý.
b) Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng làm tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Tài sản được giao không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích, cho mượn tài sản.
d) Khi có phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định.
đ) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
12.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 21 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
13. Thủ tục Điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
13.1. Trình tự thực hiện:
Khi có tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cần điều chuyển, cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
13.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
13.3. Thành phần hồ sơ
- Thành phần hồ sơ điều chuyển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, gồm:
+ Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị điều chuyển tài sản: 01 bản chính;
+ Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan quản lý tài sản (nếu có) về việc đề nghị điều chuyển tài sản: 01 bản chính;
+ Văn bản của cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh (trong trường hợp tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện hoặc cơ quan quản lý tài sản cấp xã quản lý) về việc đề nghị điều chuyển tài sản: 01 bản chính;
+ Văn bản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên (nếu cố) của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó về việc đề nghị được tiếp nhận tài sản: 01 bản chính. Trường hợp việc điều chuyển tài sản do thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý, phân loại đường bộ thì không bắt buộc phải có văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan tiếp nhận tài sản;
+ Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định (trong trường hợp điều chuyển theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP): 01 bản sao;
+ Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển theo Mẫu số 01C tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP do cơ quan quản lý tài sản lập: 01 bản chính;
+ Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có); 01 bản sao.
13.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
13.5. Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
13.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
13.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền.
13.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định điều chuyển tài sản hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển tài sản chưa phù hợp.
13.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
13.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
13.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý, phân loại đường bộ theo Quyết định điều chỉnh của cơ quan, người có thẩm quyền.
b) Tài sản được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc khai thác không hiệu quả.
c) Khi có phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định.
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
13.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 22 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
14. Thủ tục Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về địa phương quản lý, xử lý
14.1. Trình tự thực hiện:
Khi có tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cần chuyển giao, cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị chuyển giao tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định xem xét, quyết định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
14.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
14.3. Thành phần hồ sơ
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị chuyển giao tài sản về địa phương quản lý, xử lý: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan quản lý tài sản (nếu có) về việc đề nghị chuyển giao tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh (trong trường hợp tài sản do cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện hoặc cơ quan quản lý đường bộ cấp xã quản lý) về việc đề nghị chuyển giao tài sản: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị chuyển giao theo Mẫu số 01C tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ: 01 bản chính;
- Hồ sơ liên quan về lý do đề nghị chuyển giao tài sản (nếu có): 01 bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có); 01 bản sao.
14.5. Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
14.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
14.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền.
14.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định việc chuyển giao tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị chuyển giao tài sản chưa phù hợp.
14.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
14.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
14.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Việc chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về địa phương quản lý, xử lý được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản đã được giao cho cơ quan quản lý tài sản nhưng không còn nhu cầu sử dụng làm tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hoặc việc khai thác không hiệu quả.
b) Bị loại ra khỏi quy hoạch công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
14.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 23 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
15. Thủ tục Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
15.1. Trình tự thực hiện
Cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) trình cơ quan, người có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
15.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
15.3. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị thanh lý tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan quản lý tài sản (nếu có) về việc đề nghị thanh lý tài sản: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị thanh lý theo Mẫu số 01C tại Phụ lục kèm theo số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ: 01 bản chính;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
15.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
15.5. Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
15.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
15.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền.
15.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thanh lý tài sản hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý tài sản chưa phù hợp.
15.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
15.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
15.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa để tiếp tục sử dụng không có hiệu quả,
b) Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cũ để đầu tư xây dựng tài sản mới hoặc để bảo đảm giao thông, hoàn trả mặt bằng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
15.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 24 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
16. Thủ tục Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
16.1. Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm xác định nguyên nhân (lý do) tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan, lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
16.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
16.3. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản của cơ quan quản lý tải sản về việc đề nghị xử lý tài sản (trong đó nêu rõ lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại): 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan quản lý tài sản (nếu có) về việc đề nghị xử lý tài sản: 01 bản chính;
- Biên bản xác định tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại theo Mẫu số 01C tại Phụ lục kèm theo định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ: 01 bản chính;
- Hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản sao.
16.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
16.5. Thời gian giải quyết: 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
16.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý tài sản.
16.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền.
16.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định xử lý tài sản.
16.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
16.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
16.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.
16.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 25 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường
17.1. Trình tự thực hiện
a) Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp được giao tài sản theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản của cơ quan quản lý tài sản thuộc phạm vi quản lý (trừ tài sản có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia) trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
b) Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp được giao tài sản theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp không phải là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì xử lý như sau:
Khi có tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cần điều chuyển, cơ quan quản lý tài sản lập hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định.
17.2. Cách thức thực hiện: nộp trực tiếp, trực tuyến (qua hệ thống quản lý văn bản E-Office) hoặc qua dịch vụ bưu chính.
17.3. Thành phần hồ sơ
a) Đối với trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp được giao tài sản theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm:
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị thu hồi tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan quản lý tài sản (nếu có): 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh (trong trường hợp tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện hoặc cơ quan quản lý tài sản cấp xã quản lý) về việc đề nghị thu hồi tài sản: 01 bản chính;
- Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định (trong trường hợp thu hồi theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ).
- Danh mục tài sản đề nghị thu hồi theo Mẫu số 01C tại Phụ lục kèm theo 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ: 01 bản chính;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
b) Đối với trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp được giao tài sản theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp không phải là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hồ sơ gồm:
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị điều chuyển tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan quản lý tài sản (nếu có) về việc đề nghị điều chuyển tài sản: 01 bàn chính;
- Văn bản của cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh (trong trường hợp tài sản do cơ quan quản lý tài sản cấp huyện hoặc cơ quan quản lý tài sản cấp xã quản lý) về việc đề nghị điều chuyển tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó về việc đề nghị được tiếp nhận tài sản: 01 bản chính. Trường hợp việc điều chuyển tài sản do thay đổi về cơ quan quản lý, phân cấp quản lý, phân loại đường bộ thì không bắt buộc phải có văn bản đề nghị được tiếp nhận tài sản của cơ quan tiếp nhận tài sản;
- Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt theo quy định (trong trường hợp điều chuyển theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định số 44/2024): 01 bản sao;
- Danh mục tài sản đề nghị điều chuyển theo Mẫu số 01C tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 44/2024 do cơ quan quản lý tài sản lập: 01 bản chính;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
17.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
17.5. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
17.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp được giao tài sản.
17.7. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân tỉnh.
17.8. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
a) Đối với trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp được giao tài sản theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Quyết định thu hồi tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thu hồi tài sản chưa phù hợp.
b) Đối với trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp được giao tài sản theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp không phải là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Quyết định điều chuyển tài sản đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị điều chuyển tài sản chưa phù hợp.
17.9. Phí, lệ phí (nếu có): Không có.
17.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
17.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Trường hợp cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bằng giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà tài sản đã giao cho cơ quan quản lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ thì phải thực hiện thu hồi hoặc điều chuyển tài sản đó để giao cho doanh nghiệp.
17.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017.
- Điều 26 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.