Quyết định 1426/QĐ-UBND năm 2025 về Kế hoạch chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp do tỉnh Bình Định ban hành
Số hiệu | 1426/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 24/04/2025 |
Ngày có hiệu lực | 24/04/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Nguyễn Tuấn Thanh |
Lĩnh vực | Đầu tư,Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1426/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 24 tháng 4 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp;
Thực hiện Văn bản số 4738/BTC-TH ngày 14/4/2025 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trung quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Văn bản số 1022/STC-TH ngày 18/4/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp.
Điều 2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CHUYỂN TIẾP QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ CÔNG TRONG QUÁ TRÌNH SẮP XẾP, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG 02 CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2025 của UBND tỉnh)
Căn cứ Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp;
Căn cứ Văn bản số 4738/BTC-TH ngày 14/4/2025 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trung quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp.
Để đảm bảo không gián đoạn trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư công, đảm bảo mục tiêu giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trung quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp như sau:
1. Mục đích:
- Bảo đảm tính liên tục, nhất quán trong quản lý và triển khai các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công, không để xảy ra đình trệ, gián đoạn do ảnh hưởng của việc sắp xếp, sáp nhập, chia tách các đơn vị hành chính.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước (NSNN) và pháp luật có liên quan; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo đảm mục tiêu giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
- Quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
2. Yêu cầu:
- Việc bàn giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn đầu tư công phải được thực hiện đầy đủ, đúng phạm vi quản lý, có đầy đủ hồ sơ tài liệu kèm theo; hạn chế tối đa các thủ tục phát sinh không cần thiết, các cơ quan, đơn vị phải lập biên bản bàn giao, tiếp nhận hồ sơ dự án (hồ sơ pháp lý, hồ sơ kiểm soát, thanh toán vốn của dự án, hồ sơ nhận nợ và trả nợ vay lại), tài liệu giữa các bên, kể cả các khoản tạm ứng, nợ phải thu, phải trả (nếu có). Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí.
- Việc bàn giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn đầu tư công cần bảo đảm không làm ảnh hưởng, gián đoạn việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Đối với các dự án đang đầu tư dở dang nhưng cần thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, công năng sử dụng, các cơ quan, đơn vị báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh ngay theo quy định. Cấp quyết định đầu tư chịu trách nhiệm hoàn thành dự án, không để dự án dở dang, gây lãng phí, trường hợp cần điều chỉnh mục tiêu, công năng sử dụng để phù hợp với tổ chức bộ máy mới, thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định.
- Phân công rõ người, rõ trách nhiệm; bảo đảm hoàn thành đúng thời hạn các thủ tục thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, thanh toán, quyết toán, nhận nợ và trả nợ vay lại.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1426/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 24 tháng 4 năm 2025 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp;
Thực hiện Văn bản số 4738/BTC-TH ngày 14/4/2025 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trung quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Văn bản số 1022/STC-TH ngày 18/4/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp.
Điều 2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CHUYỂN TIẾP QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ CÔNG TRONG QUÁ TRÌNH SẮP XẾP, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG 02 CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 24/4/2025 của UBND tỉnh)
Căn cứ Quyết định số 759/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp;
Căn cứ Văn bản số 4738/BTC-TH ngày 14/4/2025 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trung quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp.
Để đảm bảo không gián đoạn trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư công, đảm bảo mục tiêu giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trung quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp như sau:
1. Mục đích:
- Bảo đảm tính liên tục, nhất quán trong quản lý và triển khai các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công, không để xảy ra đình trệ, gián đoạn do ảnh hưởng của việc sắp xếp, sáp nhập, chia tách các đơn vị hành chính.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước (NSNN) và pháp luật có liên quan; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo đảm mục tiêu giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
- Quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
2. Yêu cầu:
- Việc bàn giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn đầu tư công phải được thực hiện đầy đủ, đúng phạm vi quản lý, có đầy đủ hồ sơ tài liệu kèm theo; hạn chế tối đa các thủ tục phát sinh không cần thiết, các cơ quan, đơn vị phải lập biên bản bàn giao, tiếp nhận hồ sơ dự án (hồ sơ pháp lý, hồ sơ kiểm soát, thanh toán vốn của dự án, hồ sơ nhận nợ và trả nợ vay lại), tài liệu giữa các bên, kể cả các khoản tạm ứng, nợ phải thu, phải trả (nếu có). Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí.
- Việc bàn giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn đầu tư công cần bảo đảm không làm ảnh hưởng, gián đoạn việc thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Đối với các dự án đang đầu tư dở dang nhưng cần thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, công năng sử dụng, các cơ quan, đơn vị báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh ngay theo quy định. Cấp quyết định đầu tư chịu trách nhiệm hoàn thành dự án, không để dự án dở dang, gây lãng phí, trường hợp cần điều chỉnh mục tiêu, công năng sử dụng để phù hợp với tổ chức bộ máy mới, thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định.
- Phân công rõ người, rõ trách nhiệm; bảo đảm hoàn thành đúng thời hạn các thủ tục thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, thanh toán, quyết toán, nhận nợ và trả nợ vay lại.
- Liên quan đến công tác quản lý nợ cho vay lại chính quyền địa phương đối với các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy phải bảo đảm tính kế thừa của các nghĩa vụ nợ hiện hành của bên vay (UBND cấp tỉnh) và bên cho vay lại (Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại); đồng thời hạn chế tối đa ảnh hưởng (nếu có) đến việc chuẩn bị đầu tư hoặc đang trong giai đoạn triển khai các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
- Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và pháp luật có liên quan; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ vướng mắc phát sinh.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng:
Các chương trình, nhiệm vụ, dự án sử dụng vốn đầu tư công và kế hoạch đầu tư công chịu ảnh hưởng bởi quá trình sáp nhập, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính.
2. Đối tượng áp dụng:
Các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công (bao gồm vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài) trong phạm vi tỉnh đang tiến hành sắp xếp, kiện toàn bộ máy.
Để bảo đảm tính liên tục trong quản lý dự án đầu tư công, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công triển khai công tác chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo ba giai đoạn, cụ thể như sau:
1. Giai đoạn trước khi có quyết định, nghị quyết sáp nhập, chia tách
1.1. Thành lập tổ công tác liên ngành
a) Tại cấp tỉnh
- Thành lập tổ công tác liên ngành để chỉ đạo, theo dõi, điều phối chung công tác lập phương án tổng thể của tỉnh và tổ chức thực hiện bàn giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong giai đoạn sáp nhập, chia tách, hoàn thành trước ngày 30/4/2025.
- Giao Sở Tài chính làm đầu mối, chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các vướng mắc phát sinh trên địa bàn, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
b) Tại cấp huyện
- UBND cấp huyện thành lập tổ công tác liên ngành của huyện để theo dõi, điều phối chung công tác bàn giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong giai đoạn sáp nhập, chia tách tại mỗi huyện, thị xã, thành phố, hoàn thành trước ngày 30/4/2025.
- Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch làm đầu mối, chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử lý các vướng mắc phát sinh trên địa bàn, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
1.2. Rà soát, lập danh mục các chương trình, nhiệm vụ, dự án
- Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; chủ đầu tư, ban quản lý dự án (Ban QLDA) rà soát, tổng hợp, lập danh mục tất cả các chương trình, nhiệm vụ, dự án đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, các chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công năm 2025, các chương trình, nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch vốn các năm trước được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển tiếp sang năm 2025, các chương trình, nhiệm vụ, dự án còn dở dang chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, các dự án còn số dư tạm ứng các năm trước phải theo dõi để tiếp tục thu hồi, các dự án đã phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành nhưng chưa bố trí đủ vốn để thanh toán thuộc cấp mình quản lý, các dự án đang hoặc sắp triển khai, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài (bao gồm các dự án đã kết thúc giải ngân đang trả nợ, các dự án đang giải ngân và các dự án dự kiến đề xuất mới trong giai đoạn tới) (bao gồm thông tin về tổng mức đầu tư; nguồn vốn; kế hoạch vốn bao gồm kế hoạch vốn năm 2025 và kế hoạch vốn các năm trước được cho phép kéo dài sang năm 2025; lũy kế vốn giải ngân từ khởi công, lũy kế vốn thanh toán thuộc kế hoạch vốn năm 2025 và lũy kế vốn thanh toán thuộc kế hoạch vốn các năm trước kéo dài sang năm 2025 đến thời điểm báo cáo; tỷ lệ giải ngân, tiến độ, khó khăn...).
- Rà soát các dự án, công trình, trụ sở đang triển khai xây dựng hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư chịu tác động bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Trên cơ sở đó nghiên cứu đề xuất phương án xử lý đối với từng dự án (tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh dự án phù hợp với mục đích sử dụng) đảm bảo tiết kiệm, tránh thất thoát, lãng phí.
- Thời hạn báo cáo: Hoàn thành trước ngày 30/5/2025.
- Công tác quyết toán niên độ NSNN năm 2024 thực hiện như sau: Chủ đầu tư chốt số liệu, đối chiếu với cơ quan Kho bạc Nhà nước theo quy định để phục vụ công tác bàn giao cho chủ đầu tư (đơn vị mới).
1.3. Đảm bảo liên tục chức năng quản lý nhà nước về đầu tư công, bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư ổn định tổ chức hoạt động, đảm bảo tất cả thủ tục liên quan tới thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, đấu thầu, nghiệm thu, thanh toán... được thực hiện liên tục, không đình trệ cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tuyệt đối không gián đoạn công tác với lý do “chờ sáp nhập” hay “bỏ cấp hành chính.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm trường hợp cán bộ, đơn vị trì hoãn thực hiện các thủ tục liên quan đến thẩm định, phê duyệt,… gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
1.4. Đối với các chủ đầu tư, Ban QLDA
- Chủ động rà soát, tập hợp, sắp xếp đầy đủ hồ sơ dự án (như: Hồ sơ pháp lý, hợp đồng, hồ sơ thanh quyết toán, hồ sơ nghiệm thu khối lượng, quản lý chất lượng…), đảm bảo quản lý chặt chẽ, an toàn hồ sơ tài liệu dự án trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Đảm bảo duy trì việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công của các dự án được giao quản lý, không để tiến độ thực hiện dự án bị ảnh hưởng trong thời gian trước khi cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy. Nghiêm túc, thực hiện đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2025 theo Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/01/2025; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 04/02/2025; Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/02/2025; Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 05/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2025 của Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý năm 2025.
- Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, nguyên nhân, trách nhiệm và đề xuất phương án xử lý, báo cáo tổ công tác cấp huyện, nếu vượt thẩm quyền báo cáo tổ công tác của cấp tỉnh để chỉ đạo xử lý.
2. Giai đoạn trong khi triển khai sáp nhập, chia tách:
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện sau khi Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo Chính phủ trình cấp có thẩm quyền cho phép các địa phương thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận, chuyển tiếp quản lý chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công.
3. Giai đoạn sau khi hoàn tất sáp nhập, chia tách:
3.1. Tiếp tục triển khai, bảo đảm tiến độ dự án
- Các sở, ngành, Ban QLDA, UBND cấp xã (mới) được giao kế hoạch vốn năm 2025 tiếp tục thực hiện dự án còn dang dở, không để mất thời gian chờ đợi.
- Trong quá trình chuyển tiếp, sắp xếp tổ chức bộ máy, người quyết định đầu tư (đơn vị mới) giao Ban QLDA chuyên ngành, khu vực hoặc lựa chọn đơn vị tư vấn quản lý dự án thực hiện công tác quản lý dự án sau sắp xếp, đảm bảo không để gián đoạn việc tổ chức thực hiện dự án, tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật liên quan.
- Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh tham mưu UBND tỉnh tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng, khẩn trương tiếp nhận công tác giải phóng mặt bằng của cấp huyện trước đây để triển khai thực hiện, đảm bảo không gián đoạn công tác này, nhất là việc giải phóng mặt bằng của dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có tác động liên vùng triển khai trên địa bàn.
- Trường hợp phát sinh vướng mắc do sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính, UBND cấp xã báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
- Chủ đầu tư các dự án ODA báo cáo UBND tỉnh (đơn vị mới) để thực hiện các thủ tục giới thiệu chữ ký mẫu, hủy chữ ký mẫu ký đơn rút vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của đại diện của chủ dự án hoặc Ban QLDA do chủ dự án ủy quyền.
3.2. Về việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, kế hoạch đầu tư công
UBND tỉnh sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện sau khi Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền và có hướng dẫn cụ thể việc chuyển tiếp.
3.3. Về quyết toán vốn đầu tư công nguồn NSNN (theo niên độ) và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
(1) Về quyết toán vốn đầu tư công nguồn NSNN theo năm ngân sách (quyết toán theo niên độ):
Cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp tỉnh hoặc cấp xã lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công nguồn NSNN đã tiếp nhận từ cấp huyện trong cùng báo cáo quyết toán theo niên độ của cơ quan, đơn vị mình khi kết thúc năm ngân sách. Thời hạn khóa sổ để lập báo cáo quyết toán theo niên độ, nội dung báo cáo quyết toán theo niên độ (đã bao gồm vốn đầu tư công đã tiếp nhận từ cấp huyện), trình tự, thời hạn lập, xét duyệt và gửi báo cáo theo niên độ của cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hoặc cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành.
(2) Về quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành:
Việc quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành trong và sau quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp được thực hiện theo các trường hợp sau:
- Trường hợp dự án do cấp huyện quản lý bàn giao cho cấp tỉnh quản lý: Cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp tỉnh nhận bàn giao dự án sẽ kế thừa toàn bộ trách nhiệm của cấp huyện đối với việc quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành. Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
- Trường hợp dự án do cấp huyện quản lý bàn giao cho cấp xã quản lý: Đơn vị trực thuộc cấp xã nhận bàn giao sẽ kế thừa toàn bộ trách nhiệm của cấp huyện đối với việc quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
3.4. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt đối với hạng mục giải phóng mặt bằng, đấu thầu, thanh quyết toán.
- Chú trọng phòng ngừa rủi ro thất thoát, tham nhũng, lãng phí trong giai đoạn chuyển giao, nhất là khi thay đổi địa bàn, thay đổi chủ đầu tư.
- Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng quá trình sắp xếp, kiện toàn bộ máy để trục lợi, gây thất thoát, lãng phí hoặc làm chậm tiến độ giải ngân.
3.5. Báo cáo kết quả
Định kỳ (theo tháng, quý, năm) hoặc đột xuất, các đơn vị được giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 báo cáo UBND tỉnh thông qua Sở Tài chính về tình hình thực hiện, giải ngân, vướng mắc và phương án giải quyết.
1. Trách nhiệm của Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện theo đúng quy định; định kỳ kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện.
- Tổng hợp khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Chính phủ.
2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
- Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch này và các quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính tại giai đoạn trong và sau khi sáp nhập, chia tách.
- Các Ban QLDA, chủ đầu tư chịu trách nhiệm rà soát, hoàn tất thủ tục chuyển giao, tiếp nhận, không để gián đoạn thanh toán và quá trình thi công.
3. Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia:
Trên cơ sở Kế hoạch này, đề nghị các cơ quan chủ quản chương trình mục mục tiêu quốc gia căn cứ chính sách của từng chương trình mục tiêu quốc gia và hướng dẫn của các Bộ, ngành chủ quản để thực hiện chuyển tiếp đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
4. Chế độ báo cáo
- Trong quá trình thực hiện, trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, UBND huyện báo cáo UBND tỉnh (qua Tổ công tác cấp tỉnh) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Sở Tài chính chủ trì tham mưu UBND tỉnh báo cáo về công tác rà soát, sắp xếp công tác quản lý chương trình, nhiệm vụ, dự án, các khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong giai đoạn trước và sau sắp xếp, sáp nhập gửi Bộ Tài chính theo quy định.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.