Quyết định 130/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt phương án phòng, chống hạn vụ Đông - Xuân năm 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Số hiệu | 130/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/01/2022 |
Ngày có hiệu lực | 19/01/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Người ký | Hoàng Quốc Khánh |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 130/QĐ-UBND |
Lào Cai, ngày 19 tháng 01 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG-XUÂN NĂM 2021-2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/01/2017 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Thông tư số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 239/TTr-SNN ngày 31/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÒNG
CHỐNG HẠN HÁN VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2021- 2022 TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày 19/01/2022 của UBND tỉnh)
PHƯƠNG ÁN CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2021-2022
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ NGUỒN NƯỚC TƯỚI
Thời tiết, khí tượng thuỷ văn từ năm 2020 đến nay hiện tượng El Nino tiếp tục ảnh hưởng đến thời tiết nước ta với xác suất từ 50-60% các tháng đầu năm 2021. Mùa mưa kết thúc sớm hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Lượng mưa phổ biến sẽ thấp hơn TBNN từ 25-30%, lượng dòng chảy trên các sông, suối đang có xu thế giảm dần và có khả năng thiếu hụt so với TBNN từ 25-30%.
1.1. Tình hình mưa: theo Bản tin cập nhật về hiện tượng ENSO và nhận định xu thế khí tượng thủy văn từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022 (số 502/DBQG ngày 14/9/2021), diễn biến thời tiết, khí tượng thủy văn trong mùa khô năm 2021-2022 diễn biến phức tạp. Ở khu vực Bắc Bộ, tổng lượng mưa tháng 10/2021 cao hơn từ 15- 30% so với TBNN. Tuy nhiên, từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022 có xu hướng ít mưa và tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn từ 10-25% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Lượng mưa các địa phương trong tỉnh cùng chịu ảnh hưởng chung của toàn khu vực Bắc Bộ, tổng lượng mưa (TLM) thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.
1.2. Nguồn nước trong các sông, suối, hồ chứa: Do lượng mưa trên lưu vực trong mùa mưa bão năm 2021 thấp hơn so với các năm từ 2018-2021 và thấp hơn so với TBNN, lượng nước ngầm được bổ sung cũng ít hơn; do đó dòng chảy các sông suối trên địa bàn tỉnh nói chung và trên sông Hồng nói riêng đều có xu thế biến đổi chậm, và giảm dần vào các tháng 1 và tháng 2. Mực nước thấp nhất năm các sông suối xuất hiện vào cuối tháng 3 và nửa đầu tháng 4. Mực nước thấp nhất năm các sông suối có khả năng thấp hơn TBNN từ 5-10cm và thấp hơn năm 2021. Do đó lượng nước bổ sung vào các hồ chứa trên địa bàn ít chỉ đáp ứng khoảng 15-25% dung tích của hồ chứa, dẫn đến nguồn nước để phục vụ tưới trong vụ Đông - Xuân là rất khó khăn.
1.3. Dự háo tình hình khí tượng thủy văn vụ Đông - Xuân năm 2021-2022: Tình hình nắng nóng, khô hạn tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2021, làm cho nhiệt độ tăng so với trung bình nhiều năm từ 1,2 đến 1,5°c, lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm từ 10÷25%, mùa mưa đến muộn nhưng kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm. Do vậy tình hình thiếu nước và khô hạn vụ đông xuân 2021-2022 có thể xảy ra trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng một số loại cây trồng.
+ Thủy văn: Do lượng mưa trên lưu vực trong năm 2021 thấp hơn so với TBNN, lượng nước ngầm được bổ sung cũng ít hơn; do đó dòng chảy các sông suối trên địa bàn tỉnh nói chung và trên sông Hồng nói riêng đều có xu thế biến đổi chậm, và giảm dần vào các tháng 1 và tháng 2. Mực nước thấp nhất năm các sông suối xuất hiện vào cuối tháng 3 và nửa đầu tháng 4 năm 2022. Mực nước thấp nhất năm các sông suối có khả năng thấp hơn TBNN từ 5-10cm và thấp hơn năm 2021. Dòng chảy các sông suối lớn phụ thuộc vào sự điều tiết của các hồ chứa thủy điện phía thượng nguồn.
2. Kế hoạch sản xuất vụ Đông - Xuân 2021-2022
- Lúa Xuân: Dự kiến toàn tỉnh gieo cấy khoảng 10.000ha, trong đó: TP Lào Cai 550ha, Bát Xát 1.009ha, Bảo Thắng 1.700ha, Văn Bàn 3.311 ha, Bảo Yên 2.600ha, Mường Khương 400ha, Bắc Hà 430ha.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 130/QĐ-UBND |
Lào Cai, ngày 19 tháng 01 năm 2022 |
PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG-XUÂN NĂM 2021-2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật đê điều;
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 9/01/2017 của Chính phủ quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Thông tư số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 239/TTr-SNN ngày 31/12/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÒNG
CHỐNG HẠN HÁN VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2021- 2022 TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 130/QĐ-UBND ngày 19/01/2022 của UBND tỉnh)
PHƯƠNG ÁN CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2021-2022
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ NGUỒN NƯỚC TƯỚI
Thời tiết, khí tượng thuỷ văn từ năm 2020 đến nay hiện tượng El Nino tiếp tục ảnh hưởng đến thời tiết nước ta với xác suất từ 50-60% các tháng đầu năm 2021. Mùa mưa kết thúc sớm hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Lượng mưa phổ biến sẽ thấp hơn TBNN từ 25-30%, lượng dòng chảy trên các sông, suối đang có xu thế giảm dần và có khả năng thiếu hụt so với TBNN từ 25-30%.
1.1. Tình hình mưa: theo Bản tin cập nhật về hiện tượng ENSO và nhận định xu thế khí tượng thủy văn từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022 (số 502/DBQG ngày 14/9/2021), diễn biến thời tiết, khí tượng thủy văn trong mùa khô năm 2021-2022 diễn biến phức tạp. Ở khu vực Bắc Bộ, tổng lượng mưa tháng 10/2021 cao hơn từ 15- 30% so với TBNN. Tuy nhiên, từ tháng 11/2021 đến tháng 3/2022 có xu hướng ít mưa và tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn từ 10-25% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Lượng mưa các địa phương trong tỉnh cùng chịu ảnh hưởng chung của toàn khu vực Bắc Bộ, tổng lượng mưa (TLM) thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ.
1.2. Nguồn nước trong các sông, suối, hồ chứa: Do lượng mưa trên lưu vực trong mùa mưa bão năm 2021 thấp hơn so với các năm từ 2018-2021 và thấp hơn so với TBNN, lượng nước ngầm được bổ sung cũng ít hơn; do đó dòng chảy các sông suối trên địa bàn tỉnh nói chung và trên sông Hồng nói riêng đều có xu thế biến đổi chậm, và giảm dần vào các tháng 1 và tháng 2. Mực nước thấp nhất năm các sông suối xuất hiện vào cuối tháng 3 và nửa đầu tháng 4. Mực nước thấp nhất năm các sông suối có khả năng thấp hơn TBNN từ 5-10cm và thấp hơn năm 2021. Do đó lượng nước bổ sung vào các hồ chứa trên địa bàn ít chỉ đáp ứng khoảng 15-25% dung tích của hồ chứa, dẫn đến nguồn nước để phục vụ tưới trong vụ Đông - Xuân là rất khó khăn.
1.3. Dự háo tình hình khí tượng thủy văn vụ Đông - Xuân năm 2021-2022: Tình hình nắng nóng, khô hạn tiếp tục ảnh hưởng trong năm 2021, làm cho nhiệt độ tăng so với trung bình nhiều năm từ 1,2 đến 1,5°c, lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm từ 10÷25%, mùa mưa đến muộn nhưng kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm. Do vậy tình hình thiếu nước và khô hạn vụ đông xuân 2021-2022 có thể xảy ra trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng một số loại cây trồng.
+ Thủy văn: Do lượng mưa trên lưu vực trong năm 2021 thấp hơn so với TBNN, lượng nước ngầm được bổ sung cũng ít hơn; do đó dòng chảy các sông suối trên địa bàn tỉnh nói chung và trên sông Hồng nói riêng đều có xu thế biến đổi chậm, và giảm dần vào các tháng 1 và tháng 2. Mực nước thấp nhất năm các sông suối xuất hiện vào cuối tháng 3 và nửa đầu tháng 4 năm 2022. Mực nước thấp nhất năm các sông suối có khả năng thấp hơn TBNN từ 5-10cm và thấp hơn năm 2021. Dòng chảy các sông suối lớn phụ thuộc vào sự điều tiết của các hồ chứa thủy điện phía thượng nguồn.
2. Kế hoạch sản xuất vụ Đông - Xuân 2021-2022
- Lúa Xuân: Dự kiến toàn tỉnh gieo cấy khoảng 10.000ha, trong đó: TP Lào Cai 550ha, Bát Xát 1.009ha, Bảo Thắng 1.700ha, Văn Bàn 3.311 ha, Bảo Yên 2.600ha, Mường Khương 400ha, Bắc Hà 430ha.
- Vụ mùa sớm (chân ruộng 1 vụ): Dự kiến toàn tỉnh gieo cấy khoảng 13.000ha. trong đó: Bát Xát 2.950ha, Văn Bàn 700ha, Mường Khương 1.200ha, Bắc Hà 2.400ha, Sa Pa 3.600ha, Si Ma Cai 1.800ha, TP Lào Cai 250ha, Bảo Thắng 100ha)
- Ngô Xuân: Diện tích gieo trồng dự kiến khoảng 10.200ha, trong đó: TP Lào Cai 400ha, Bát Xát 2.700ha, Bảo Thắng 2.100ha, Văn bản 2.100ha, Bảo Yên 1.500ha, Mường Khương 1.150ha và Bắc Hà 250ha.
- Ngô chính vụ vùng cao: Diện tích gieo trồng dự kiến khoảng 13.800ha, trong đó: Mường Khương 3.800ha, Bắc Hà 3.900ha, Sa Pa 1.300ha và Si Ma Cai 4.800ha.
3. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức
- Thuận lợi: Mạng lưới các sông, suối trên địa bàn tỉnh khá dày đặc, phân bổ đều là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các công trình thủy lợi; hệ thống kênh mương cơ bản đã được đầu tư kiên cố (đạt 76,61%). cơ bản đáp ứng cung cấp nước tưới cho diện tích canh tác tại địa phương;
- Khó khăn thách thức: Việc đầu tư sửa chữa các công trình tại địa phương chủ yếu là vận động nhân dân để thực hiện, nên chỉ đáp ứng được một phần, bên cạnh đó khối lượng cần nạo vét, sửa chữa công trình nhiều, cần nhiều kinh phí thực hiện
+ Phần lớn công trình thủy lợi đã được đầu tư lâu năm, các hạng mục đã xuống cấp, giảm công năng phục vụ tưới, tiêu; tác động của thiên tai mưa bão năm 2021 cũng đã làm hư hỏng, vùi lấp 20 công trình thủy lợi, 01 công trình cấp nước giá trị khoảng 1,3 tỷ đồng, việc khắc phục sau thiên tai các công trình để dẫn nước tưới chỉ mang tính chất tạm thời, chưa bền vững, do đó lượng nước tưới thiếu hụt, nhất là các huyện vùng cao; ngoài ra biến đổi khí hậu như mưa ít, nắng nhiều đã làm giảm nguồn nước mặt.
+ Bên cạnh đó trong năm 2021 dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, kinh phí được cấp chủ yếu cho thực hiện chống dịch tại các địa phương. Do đó nguồn ngân sách cấp cho địa phương để hỗ trợ cho đầu tư, sửa chữa các công trình thủy lợi hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương thực hiện công tác nạo vét, vì công tác này có khối lượng lớn cần nhiều kinh phí để thực hiện.
- Diện tích có nguy cơ bị hạn, thiếu nước tưới là 4.096ha chủ yếu thuộc các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Thắng. Mường Khương, Si Ma Cai, Bát Xát trong đó:
Lúa Đông - Xuân là 575ha, lúa mùa là 1.049ha, cây trồng cạn là 2.453ha; diện tích khác là 18ha; Diện tích hạn cần chuyển đổi cây trồng là 1.088ha thuộc các huyện Si Ma Cai 475ha, Mường Khương 345ha, Văn Bàn 78ha. Bảo Thắng 43ha và Thị xã Sa Pa 52ha, trong đó: Lúa Đông - Xuân là 285ha, lúa mùa là 241ha, cây trồng cạn 562ha.
- Nhu cầu kinh phí để thực hiện nạo vét, sửa chữa công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt là 109,9 tỷ đồng nạo vét 133.509m3 trong đó: địa phương tự thực hiện 24.8 tỷ đồng thực hiện nạo vét 51.848m3 kinh phí cần hỗ trợ 85,08 tỷ đồng nạo vét 81.661m3, sửa chữa, nạo vét 145CT thủy lợi, cấp nước sinh hoạt trong đó CTTL là 106CT, cấp nước sinh hoạt 39CT.
(Chi tiết có biểu 01,02 kèm theo)
II. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Tập trung cao sự chỉ đạo tại các địa phương, đơn vị, huy động mọi nguồn lực để điều tiết, trừ nước, thực hiện tốt công tác phòng ngừa hạn hán, thiếu nước, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, kinh tế trên địa bàn.
- Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết, sự thiếu hụt nguồn nước để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước và tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế đến mức thấp nhất mọi thiệt hại do hạn hán gây ra.
- Quyết tâm đảm bảo nước tưới cho toàn bộ diện tích cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, hạn chế và giảm thiệt hại ở mức thấp nhất do hạn hán gây ra trong mùa khô cuối năm 2021 và các năm tiếp theo.
- Trong trường hợp khô hạn gay gắt có thể chuyển đổi một số vùng trồng lúa khó khăn về nước sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao để đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.
- Thực hiện sửa chữa các công trình cấp nước sinh hoạt để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân. Chỉ đạo các đơn vị quản lý nạo vét kênh mương, chuẩn bị đầy đủ vật tư, máy móc phục vụ cho các điểm thiểu nước cục bộ.
- Đối với các hồ chứa tăng cường việc tích nước, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết khí tượng, thủy văn để giữ nguồn nước phục vụ cho sản xuất, hạn chế việc tháo cạn nước để đánh bắt thủy sản trong hồ; xây dựng kế hoạch sử dụng nước hợp lý, phù hợp; trong đó, ưu tiên nước cho sinh hoạt, nước uống cho gia súc, nước tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao và các khu công nghiệp khi hạn hán xảy ra;
- Công tác quản lý phân phối, sử dụng nguồn nước phải tiết kiệm, hạn chế thất thoát nước; thực hiện các phương pháp tưới luân phiên, nhỏ giọt, phun mưa..., đồng thời thực hiện các biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất; kiểm tra, theo dõi tình hình hạn hán đến tận nơi sản xuất nhằm ứng phó kịp thời và giảm thiểu tối đa thiệt hại hoa màu của người dân;
2.2. Giải pháp phi công trình:
- Tăng cường công tác thông tin về thời tiết; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia làm công tác thủy lợi, nâng cao ý thức trong sử dụng và bảo vệ công trình.
- Hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt và sản xuất, nâng cao nhận thức trong sử dụng nguồn nước tại địa phương. Ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp tự ý ngăn chặn, đắp, đào xẻ kênh lấy nước không theo kế hoạch cung cấp nước tưới, nước sinh hoạt đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ phương án chống hạn đã được phê duyệt của từng địa phương, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể chủ động theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn, kịp thời triển khai các giải pháp thích hợp, giảm thiểu thiệt hại về sản xuất do hạn hán gây ra.
- Điều chỉnh thời vụ và cơ cấu giống, cơ cấu cây trồng để hạn chế đến mức thấp nhất tác động của nắng nóng, khô hạn ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, chú trọng nhất là cây lúa có thời vụ gieo cây xung quanh tiết lập xuân.
- Đối với cây trồng cạn như ngô, đậu tương, khoai tây,... một số địa phương vùng cao cần đẩy lùi thời vụ, đồng thời sử dụng các giống ngắn ngày, có khả năng chịu hạn tốt; ngoài ra cần chuẩn bị lượng giống dự phòng để chủ động bù đắp, thay thế khi có hạn hán xảy ra.
- Đối với nuôi trồng thủy sản: căn cứ vào diễn biến thời tiết tại địa phương đưa ra cảnh báo người dân có kế hoạch nuôi cho phù hợp với từng địa phương, không nuôi cá tại những nơi không đảm bảo nguồn nước, có biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán gây ra; thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các ao nuôi đảm bảo lượng nước ổn định trong quá trình nuôi, bổ sung các thức ăn có chế độ dinh dưỡng cao, thích ứng với khí hậu tại địa phương, hạn chế dịch bệnh tại ao nuôi.
- Đối với chăn nuôi: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại; định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt sinh vật gây bệnh; tiêm phòng các loại vắc xin cho vật nuôi theo quy định; phát hiện sớm các gia súc bị dịch bệnh để có biện pháp phòng, trừ, tích trữ các loại thức ăn khô có dinh dưỡng cao, hạn chế xây dựng chuồng trại tại các khu vực có nắng nóng nhiều, thực hiện tích nước uống cho gia súc đảm bảo cung cấp đủ nước uống trong mùa khô.
- Cấp nước cho sinh hoạt: Chỉ đạo các nhà máy thủy điện cân đối nguồn nước phát điện để ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, ngoài ra huy động các phương tiện thực hiện vận chuyển để cung cấp nước cho các khu vực thiếu nước cục bộ, chủ động cấp nước trong mùa khô, không để hạn hán kéo dài, cục bộ tại địa phương.
- Căn cứ vào số liệu thống kê, báo cáo của các địa phương đã xác định rõ các điểm xảy ra hạn hán, chỉ đạo huy động nhân lực, phương tiện tại chỗ hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp để tham gia chống hạn. Các huyện, thành phố, thị xã chủ động, ưu tiên sử dụng nguồn ngân sách được cấp hàng năm, để hỗ trợ phòng, chống hạn để sửa chữa, nạo vét các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt là 51.764m3, kinh phí 24,8 tỷ đồng.
- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 85,0 tỷ đồng các địa phương thực hiện sửa chữa, nạo vét 81.866m3 do bồi lắng công trình đầu mối, kênh trục chính, hồ chứa.
2.4. Giải pháp tổ chức tổ chức quản lý, vận hành công trình:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các hợp tác xã, Trung tâm DVNN thường xuyên kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống công trình thủy lợi do đơn vị mình quản lý để khơi thông dòng chảy, tu sửa, nạo vét hệ thống kênh mương.
- Thường xuyên kiểm tra nguồn nước trong công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô, có kế hoạch điều tiết nước hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt để bảo đảm cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng lâu năm,...) và sản xuất nông nghiệp cho cả mùa khô.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp xả nước thải, rác thải vào công trình thủy lợi, vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đảm bảo việc cung cấp nước đạt hiệu quả cao nhất..
- Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, công trình cấp nước tập trung nông thôn trên đại bàn để phục vụ tích, trữ, cấp nước cho nhân dân.
- Vận hành các công trình thủy lợi một cách hợp lý, cung cấp nước kịp thời cho sản xuất nông nghiệp.
- Chủ động sử dụng ngân sách của địa phương và huy động các nguồn hợp pháp khác để tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện/thị/thành phố tổ chức triển khai các nội dung theo phương án; tổng hợp tình hình, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo các giải pháp ứng phó, khắc phục thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra.
- Kịp thời hướng dẫn các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi lịch thời vụ phù hợp với tình hình nguồn nước tưới tại các khu vực có nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước.
- Kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh; đối với các công trình hồ chứa đang triển khai thi công chỉ đạo chủ đầu tư có các giải pháp thi công phù hợp, có giải pháp để đảm bảo chủ động nước phục vụ sản xuất.
- Tổng hợp, rà soát nhu cầu hỗ trợ kinh phí của các địa phương về phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước; phối hợp với Sở Tài chính đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sử dụng các nguồn lực của địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán. thiếu nước trên địa bàn tỉnh kịp thời, hiệu quả hoặc báo cáo Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ theo quy định.
2. Sở Công Thương: Chỉ đạo các Nhà máy thủy điện trên địa bàn có kế hoạch phát điện phù hợp để ưu tiên bổ sung nước cho hạ du trong thời kỳ khô hạn; đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu trên các sông suối theo quy trình vận hành được phê duyệt để phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh trong việc bố trí kinh phí để chủ động ứng phó khi xảy ra hạn hán, thiếu nước trong mùa khô năm 2022 và nguồn lực đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, công trình cấp nước tập trung.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: phối hợp với các địa phương rà soát và đề xuất hỗ trợ các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là các hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, không để người dân bị đói do ảnh hưởng của hạn hán.
5. Đài Khí tượng thủy văn: theo dõi sát diễn biến thời tiết, kịp thời cung cấp thông tin về khí tượng, thủy văn, hạn hán cho các cơ quan liên quan và các địa phương để chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn.
6. Sở Thông tin truyền thông: Tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông về hiện tượng El Nino, tình hình hạn hán, thiếu nước, các biện pháp chỉ đạo ứng phó đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động phòng, chống.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Xây dựng phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước của địa phương cho từng công trình, từng khu vực cụ thể; chủ động nguồn nước sinh hoạt ở các vùng thường xuyên thiếu nước; tăng cường sử dụng trang thiết bị phục vụ cấp và trữ nước cho các hộ gia đình ở những khu vực bị hạn hán, thiếu nước như: bồn trữ nước, máy lọc nước hộ gia đình, hóa chất xử lý nước. Trường hợp cấp bách, không còn nguồn cấp nước cho sinh hoạt, cần sử dụng xe chở nước từ nơi khác về để cung cấp cho người dân.
- Thường xuyên kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; tự ý vận hành công trình để phục vụ mục đích cá nhân.
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động, khuyến cáo, hướng dẫn người dân sử dụng nước hợp lý, áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nước ngay từ đầu vụ cho các cây trồng, đặc biệt là các cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao.
- Chủ động bố trí kinh phí của địa phương để đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, công trình cấp nước tập trung, đặc biệt là các công trình cấp nước; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để nâng cao năng lực khai thác nguồn nước và hiệu quả khai thác công trình thủy lợi; tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước; trường hợp nguồn kinh phí vượt quá khả năng của địa phương, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để tổng hợp, đề xuất báo cáo UBND tỉnh xem xét theo quy định.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện điều tiết nước phục vụ sản xuất theo đúng lịch trình, phương án đã xây dựng.
- Thường xuyên theo dõi và báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chức năng liên quan biết về tình hình hạn cũng như khả năng bị hạn để có biện pháp chỉ đạo, ứng phó kịp thời./.
TỔNG HỢP KH GIEO CẤY, DIỆN TÍCH CÓ NGUY CƠ HẠN VỤ ĐÔNG
XUÂN NĂM 2021-2022 TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Phương án phòng chống hạn vụ Đông Xuân 2021-2022 tỉnh Lào Cai)
TT |
Tên huyện, thị xã, thành phố |
KH gieo cấy |
DT có nguy cơ bị hạn, thiếu nước |
DT bị hạn cần chuyển đổi cây trồng |
|||||||||
Lúa vụ ĐX (ha) |
Lúa vụ mùa (ha) |
Cây trồng cạn (ha) |
Nuôi trồng thủy sản (ha) |
Lúa vụ ĐX (ha) |
Lúa vụ mùa (ha) |
Cây trồng cạn (ha) |
Diện tích khác (ha) |
Lúa vụ ĐX (ha) |
Lúa vụ mùa (ha) |
Cây trồng cạn (ha) |
Diện tích khác (ha) |
||
|
Tổng cộng: |
11.136 |
23.714 |
31.974 |
1.622 |
575 |
1.049 |
2.453 |
18 |
285 |
241 |
562 |
- |
I |
Thị xã Sa Pa |
- |
3.600 |
1.350 |
- |
- |
126 |
52 |
- |
52 |
- |
52 |
- |
II |
Huyện Bắc Hà |
435 |
2.858 |
5.806 |
59 |
72 |
120 |
280 |
- |
- |
- |
- |
- |
III |
Huyện Bảo Yên |
2.907 |
2.925 |
453 |
134 |
215 |
101 |
306 |
- |
43 |
- |
- |
- |
IV |
Huyện Bát Xát |
1.009 |
3.981 |
6.881 |
229 |
27 |
80 |
365 |
- |
- |
- |
- |
- |
V |
Huyện Bảo Thắng |
2.475 |
1.911 |
901 |
626 |
92 |
92 |
89 |
18 |
33 |
10 |
- |
|
VI |
Huyện Mường Khương |
424 |
1.726 |
6.000 |
- |
30 |
84 |
225 |
- |
120 |
- |
225 |
- |
VII |
Huyện Si Ma Cai |
- |
1.800 |
4.650 |
4 |
- |
390 |
950 |
- |
- |
205 |
270 |
- |
VIII |
Huyện Văn Bàn |
3.355 |
4.080 |
4.895 |
395 |
123 |
53 |
65 |
- |
37 |
26 |
15 |
- |
IX |
TP Lào Cai |
531 |
834 |
1.037 |
175 |
16 |
3 |
121 |
- |
- |
- |
- |
- |
TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ NẠO VÉT, SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI PHỤC VỤ CHỐNG HẠN VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2021-2022 TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Phương án phòng, chống hạn vụ Đông Xuân năm 2021-2022 tỉnh Lào
Cai)
TT |
Tên xã, phường, thị trấn |
Diện tích tưới (ha) |
Chiều dài kênh mương (km) |
Tổng KL cần nạo vét, SC (m3) |
KL cần nạo vét/SC địa phương tự thực hiện (m3) |
KL cần nạo vét, SC đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện (m3) |
Kinh phí thực hiện (triệu đồng) |
Số CT cần nạo vét |
||
Tổng cộng |
Vốn địa phương thực hiện |
Đề nghị tỉnh, TW hỗ trợ |
||||||||
|
Tổng cộng: (A+B) |
27.682 |
3.770 |
133.425 |
51.764 |
81.661 |
109.982 |
24.896 |
85.086 |
145 |
A |
Công trình TL |
24.615 |
3.770 |
131.320 |
50.644 |
80.676 |
68.970 |
16.893 |
52.077 |
106 |
I |
Thị xã Sa Pa |
4.098 |
744,09 |
17.977 |
17.977 |
- |
5.163 |
453 |
4.710 |
28 |
II |
Huyện Bắc Hà |
2.409 |
345 |
2.676 |
176 |
2.500 |
267 |
135 |
132 |
9 |
III |
Huyện Bảo Yên |
4.893 |
458 |
8.400 |
2.500 |
5.900 |
46.700 |
12.650 |
34.050 |
19 |
IV |
Huyện Si Ma Cai |
3.023 |
238 |
3.500 |
3.500 |
- |
1.465 |
1.465 |
- |
- |
V |
Huyện Mường Khương |
2.563 |
430 |
95.600 |
25.000 |
70.600 |
9.684 |
854 |
8.830 |
6 |
VI |
Huyện Bát Xát |
3.809 |
397 |
1.688 |
894 |
794 |
3.065 |
260 |
2.805 |
30 |
VII |
Huyện Bảo Thắng |
1.078 |
954 |
122 |
122 |
- |
276 |
276 |
- |
10 |
VIII |
Huyện Văn Bàn |
2.741 |
203 |
1.357 |
475 |
882 |
2.350 |
800 |
1.550 |
4 |
IX |
TP Lào Cai |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Công trình CNSH |
3.067 |
- |
2.105 |
1.120 |
985 |
41.012 |
8.003 |
33.009 |
39 |
1 |
Huyện Bảo Yên |
1.707 |
|
1.450 |
1.000 |
450 |
38.800 |
7.800 |
31.000 |
14 |
2 |
Huyện Bát Xát |
1.176 |
|
625 |
90 |
535 |
2.127 |
118 |
2.009 |
21 |
3 |
Huyện Văn Bàn |
184 |
|
30 |
30 |
|
85 |
85 |
|
4 |