Nghị quyết 206/NQ-HĐND năm 2024 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu | 206/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 13/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2025 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký | Hoàng Trung Dũng |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 206/NQ-HĐND |
Hà Tĩnh, ngày 13 tháng 12 năm 2024 |
VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 23
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Xét Tờ trình số 584/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với những nội dung sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển toàn diện các ngành, lĩnh vực, địa phương, chú trọng lĩnh vực, địa bàn trọng tâm tăng trưởng xanh, bền vững, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu năm 2025 và giai đoạn 2021-2025. Tập trung phát triển công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, tạo đà phát triển cho giai đoạn tới. Duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp; hoàn thành nhiệm vụ tỉnh xây dựng nông thôn mới. Khai thác hiệu quả khu vực dịch vụ, du lịch. Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường. Chú trọng phát triển văn hóa, nhất là bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa được UNESCO ghi danh; bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện phân cấp, phân quyền, kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Thực hiện hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thực hành tiết kiệm. Tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
Về kinh tế: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt trên 7%; (2) GRDP bình quân đầu người đạt trên 91 triệu đồng; (3) Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 53 triệu đồng/năm; (4) Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt trên 102 triệu đồng/ha; (5) Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt trên 44.100 tỷ đồng; (6) Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ đô la Mỹ; (7) Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 17.800 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa trên 8.800 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu trên 9.000 tỷ đồng; (8) Thành lập mới trên 1.200 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc; (9) Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; (10) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%.
Về văn hóa, xã hội: (11) Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt trên 31,8%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt trên 17,8%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 95%; (12) Có 12 bác sĩ/1 vạn dân; (13) Có 32 giường bệnh/1 vạn dân; (14) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,5-0,6%; (15) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%; (16) Giải quyết việc làm mới cho trên 23.500 người; (17) Tốc độ đổi mới công nghệ đạt trên 23%; (18) Duy trì tỷ lệ thủ tục hành chính toàn trình tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia đạt 100%; (19) Tỷ lệ thủ tục hành chính toàn trình phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 100%; (20) Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đối với các thủ tục hành chính toàn trình đạt trên 90%; (21) Trên 93,5% hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa; (22) trên 98% thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; (23) Trên 71,2% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Về môi trường: (24) Tỷ lệ chất thải rắn được phân loại, thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn trên 95%; (25) Duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 52%; (26) Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt trên 89%; (27) Duy trì tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó nước đạt tiêu chuẩn đạt trên 72%.
Về quốc phòng an ninh: (28) Trên 96% xã, phường, thị trấn đạt cơ sở vững mạnh toàn diện.
Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
Triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15, ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025. Tập trung cao công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị theo phương châm “tinh - gọn - mạnh - hiệu lực - hiệu năng - hiệu quả”; tổ chức tốt đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Huy động các nguồn lực triển khai đồng bộ Quy hoạch tỉnh, tăng cường liên kết các địa phương trong vùng; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030 phù hợp thực tiễn và yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2020-2025), phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Tập trung đẩy mạnh sản xuất công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án hạ tầng khu công nghiệp VSIP, Vinhomes Vũng Áng, Gia Lách mở rộng; tập trung giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, triển khai các dự án đã đăng ký đầu tư trên địa bàn; xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài; tích cực thu hút đầu tư, tạo điều kiện để các dự án công nghiệp lớn, trọng điểm (Nhiệt điện Vũng Áng II, Nhà máy pin, Nhà máy sản xuất ô tô điện) hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo động lực tăng trưởng mới và nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đề xuất chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.
Duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu bền vững theo chuỗi giá trị, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất sau tập trung, tích tụ ruộng đất. Tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; hoàn thiện các tiêu chí trình Trung ương công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tiếp tục huy động các nguồn lực thực hiện Đề án tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Triển khai tốt Chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được công nhận, khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra sản phẩm mới.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics theo Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 26/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường; tăng cường xúc tiến du lịch, liên kết vùng, chuyển đổi số trong phát triển du lịch. Tập trung hoàn thiện hồ sơ thủ tục, sớm triển khai các dự án du lịch, dịch vụ ven biển. Tổ chức không gian diễn xướng, các chương trình nghệ thuật về Dân ca Ví, Giặm, Ca Trù, Trò Kiều trong các mùa lễ hội và tại các điểm du lịch gắn với phát triển làng nghề truyền thống để từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch mang màu sắc riêng của tỉnh.
Xây dựng dự toán và điều hành ngân sách nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính 5 năm 2026-2030, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027 đảm bảo khả thi, hiệu quả; phấn đấu thực hiện mức cao nhất các mục tiêu tài chính - ngân sách nhà nước năm 2025 và giai đoạn 2021-2025. Tập trung phân bổ, hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án ODA; lập kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 tập trung nguồn lực cho các dự án hạ tầng trọng điểm, chiến lược. Khắc phục tình trạng chậm trễ, lãng phí trong sắp xếp, xử lý tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính. Rà soát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các cơ chế, chính sách đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, đề xuất xây dựng chính sách giai đoạn 2026-2030.
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách tạo nguồn đầu tư phát triển hạ tầng 3 đô thị, 3 hàng lang kinh tế. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, liên kết vùng (đường bộ, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng...). Triển khai hiệu quả Đề án số 338/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh mục đích sử dụng đất; triển khai hiệu quả Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các dự án có nguy cơ.
Tiếp tục cụ thể hóa, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 22/12/2023 của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình văn hóa lớn của tỉnh (Bảo tàng tỉnh; Tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập...); quan tâm phát triển nguồn nhân lực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về văn hóa; tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, phát huy các giá trị văn hoá, nhất là các di sản văn hóa được UNESCO ghi danh. Tập trung chỉ đạo tổ chức tốt các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; triển khai, nhân rộng mô hình khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.
Tập trung củng cố cơ sở vật chất hệ thống trường lớp và sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực giáo dục; thu hút doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực giáo dục nhằm giảm áp lực cho giáo dục công lập và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Đẩy nhanh lộ trình phát triển Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếp tục huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả Quỹ hỗ trợ học sinh đạt điểm cao gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học. Chủ động và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư, thiết bị y tế; phát triển hệ thống y tế cơ sở gắn với thực hiện chính sách thu hút đào tạo nhân lực. Thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030; quan tâm đầu tư thiết bị, cơ sở vật chất tại các trường nghề nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh kết hợp dạy nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tập trung tháo gỡ, xử lý bất cập liên quan đến học phí dạy học phổ thông tại các trường nghề thực hiện cơ chế tự chủ. Ưu tiên nguồn lực thực hiện Chương trình giảm nghèo; chăm lo chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công. Các cấp, các ngành, các địa phương tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực thực hiện Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hỗ trợ nhà ở, xây dựng công trình công cộng kết hợp phòng chống thiên tai.
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 206/NQ-HĐND |
Hà Tĩnh, ngày 13 tháng 12 năm 2024 |
VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 23
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Xét Tờ trình số 584/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với những nội dung sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển toàn diện các ngành, lĩnh vực, địa phương, chú trọng lĩnh vực, địa bàn trọng tâm tăng trưởng xanh, bền vững, phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu năm 2025 và giai đoạn 2021-2025. Tập trung phát triển công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, tạo đà phát triển cho giai đoạn tới. Duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp; hoàn thành nhiệm vụ tỉnh xây dựng nông thôn mới. Khai thác hiệu quả khu vực dịch vụ, du lịch. Chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường. Chú trọng phát triển văn hóa, nhất là bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa được UNESCO ghi danh; bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện phân cấp, phân quyền, kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Thực hiện hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, thực hành tiết kiệm. Tổ chức thành công đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
Về kinh tế: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt trên 7%; (2) GRDP bình quân đầu người đạt trên 91 triệu đồng; (3) Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 53 triệu đồng/năm; (4) Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt trên 102 triệu đồng/ha; (5) Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt trên 44.100 tỷ đồng; (6) Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ đô la Mỹ; (7) Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 17.800 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa trên 8.800 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu trên 9.000 tỷ đồng; (8) Thành lập mới trên 1.200 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc; (9) Tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; (10) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%.
Về văn hóa, xã hội: (11) Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt trên 31,8%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt trên 17,8%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 95%; (12) Có 12 bác sĩ/1 vạn dân; (13) Có 32 giường bệnh/1 vạn dân; (14) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,5-0,6%; (15) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%; (16) Giải quyết việc làm mới cho trên 23.500 người; (17) Tốc độ đổi mới công nghệ đạt trên 23%; (18) Duy trì tỷ lệ thủ tục hành chính toàn trình tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia đạt 100%; (19) Tỷ lệ thủ tục hành chính toàn trình phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 100%; (20) Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đối với các thủ tục hành chính toàn trình đạt trên 90%; (21) Trên 93,5% hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa; (22) trên 98% thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; (23) Trên 71,2% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Về môi trường: (24) Tỷ lệ chất thải rắn được phân loại, thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn trên 95%; (25) Duy trì tỷ lệ che phủ rừng trên 52%; (26) Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch đạt trên 89%; (27) Duy trì tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó nước đạt tiêu chuẩn đạt trên 72%.
Về quốc phòng an ninh: (28) Trên 96% xã, phường, thị trấn đạt cơ sở vững mạnh toàn diện.
Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
Triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15, ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025. Tập trung cao công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị theo phương châm “tinh - gọn - mạnh - hiệu lực - hiệu năng - hiệu quả”; tổ chức tốt đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Huy động các nguồn lực triển khai đồng bộ Quy hoạch tỉnh, tăng cường liên kết các địa phương trong vùng; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030 phù hợp thực tiễn và yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2020-2025), phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Tập trung đẩy mạnh sản xuất công nghiệp; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án hạ tầng khu công nghiệp VSIP, Vinhomes Vũng Áng, Gia Lách mở rộng; tập trung giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, triển khai các dự án đã đăng ký đầu tư trên địa bàn; xử lý dứt điểm các vụ việc tồn đọng kéo dài; tích cực thu hút đầu tư, tạo điều kiện để các dự án công nghiệp lớn, trọng điểm (Nhiệt điện Vũng Áng II, Nhà máy pin, Nhà máy sản xuất ô tô điện) hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo động lực tăng trưởng mới và nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đề xuất chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê.
Duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu bền vững theo chuỗi giá trị, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn gắn với nâng cao hiệu quả sản xuất sau tập trung, tích tụ ruộng đất. Tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; hoàn thiện các tiêu chí trình Trung ương công nhận tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tiếp tục huy động các nguồn lực thực hiện Đề án tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh. Triển khai tốt Chương trình OCOP giai đoạn 2023-2025, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được công nhận, khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra sản phẩm mới.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics theo Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 26/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường; tăng cường xúc tiến du lịch, liên kết vùng, chuyển đổi số trong phát triển du lịch. Tập trung hoàn thiện hồ sơ thủ tục, sớm triển khai các dự án du lịch, dịch vụ ven biển. Tổ chức không gian diễn xướng, các chương trình nghệ thuật về Dân ca Ví, Giặm, Ca Trù, Trò Kiều trong các mùa lễ hội và tại các điểm du lịch gắn với phát triển làng nghề truyền thống để từng bước xây dựng các sản phẩm du lịch mang màu sắc riêng của tỉnh.
Xây dựng dự toán và điều hành ngân sách nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính 5 năm 2026-2030, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027 đảm bảo khả thi, hiệu quả; phấn đấu thực hiện mức cao nhất các mục tiêu tài chính - ngân sách nhà nước năm 2025 và giai đoạn 2021-2025. Tập trung phân bổ, hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án ODA; lập kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 tập trung nguồn lực cho các dự án hạ tầng trọng điểm, chiến lược. Khắc phục tình trạng chậm trễ, lãng phí trong sắp xếp, xử lý tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính. Rà soát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các cơ chế, chính sách đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, đề xuất xây dựng chính sách giai đoạn 2026-2030.
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách tạo nguồn đầu tư phát triển hạ tầng 3 đô thị, 3 hàng lang kinh tế. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm, liên kết vùng (đường bộ, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng...). Triển khai hiệu quả Đề án số 338/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030. Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh mục đích sử dụng đất; triển khai hiệu quả Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các dự án có nguy cơ.
Tiếp tục cụ thể hóa, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 22/12/2023 của Tỉnh ủy về phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình văn hóa lớn của tỉnh (Bảo tàng tỉnh; Tôn tạo Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập...); quan tâm phát triển nguồn nhân lực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn về văn hóa; tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, phát huy các giá trị văn hoá, nhất là các di sản văn hóa được UNESCO ghi danh. Tập trung chỉ đạo tổ chức tốt các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; triển khai, nhân rộng mô hình khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.
Tập trung củng cố cơ sở vật chất hệ thống trường lớp và sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ giáo viên. Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực giáo dục; thu hút doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực giáo dục nhằm giảm áp lực cho giáo dục công lập và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Đẩy nhanh lộ trình phát triển Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếp tục huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả Quỹ hỗ trợ học sinh đạt điểm cao gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học. Chủ động và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư, thiết bị y tế; phát triển hệ thống y tế cơ sở gắn với thực hiện chính sách thu hút đào tạo nhân lực. Thực hiện hiệu quả Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030; quan tâm đầu tư thiết bị, cơ sở vật chất tại các trường nghề nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh kết hợp dạy nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Tập trung tháo gỡ, xử lý bất cập liên quan đến học phí dạy học phổ thông tại các trường nghề thực hiện cơ chế tự chủ. Ưu tiên nguồn lực thực hiện Chương trình giảm nghèo; chăm lo chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công. Các cấp, các ngành, các địa phương tập trung huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực thực hiện Phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hỗ trợ nhà ở, xây dựng công trình công cộng kết hợp phòng chống thiên tai.
Tập trung triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 69-KL/TW, ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển khoa học - công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung cải thiện và nâng cao Chỉ số đổi mới sáng tạo (PII). Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, nhân rộng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh; chú trọng hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Tập trung thực hiện hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số, Đề án 06; tiếp tục triển khai các giải pháp duy trì và nâng hạng chỉ số đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI).
Tập trung thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính, nhất là nâng cao các chỉ số xếp hạng (PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI, DTI), giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính trong phê duyệt hồ sơ dự án, thu hút đầu tư; thực hiện nghiêm túc cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Chú trọng nâng cấp, triển khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong lãnh đạo, quản lý. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm, nhất là lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, mua sắm tập trung; quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư, nhất là các vụ việc khiếu nại tố cáo, phức tạp kéo dài nhằm đảm bảo ổn định tình hình trước, trong, sau đại hội đảng bộ các cấp. Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thực hiện nghiêm túc các kết luận sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Rà soát các khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ; có phương án xử lý trụ sở dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã để đưa vào khai thác, sử dụng, tránh lãng phí.
Tập trung xử lý các tồn đọng, nhất là những tồn đọng kéo dài theo Kết luận số 260-KL/TW của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thông báo số 640-TB/TU ngày 30/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tiếp tục rà soát các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn để tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đối với những dự án không triển khai, vi phạm thì xem xét đề xuất thu hồi tránh lãng phí.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn theo định hướng Quy hoạch tỉnh, đặc biệt là các dự án lớn, các nhà đầu tư chiến lược đã ký cam kết; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh trong thực hiện thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng... Triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư vào các khu kinh tế và khu công nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 22/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Tập trung nguồn lực triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về đầu tư, phát triển khu kinh tế Vũng Áng.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò Ủy ban nhân dân và các thành viên Ủy ban nhân dân trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý; của các sở, ban, ngành trong tham mưu, tổ chức thực hiện. Thường xuyên tranh thủ sự giúp đỡ, hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo chỉ đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy trong thực hiện nhiệm vụ; phối hợp với Hội đồng nhân dân tỉnh triển khai, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách.
Tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức làm việc, cống hiến. Chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, văn hóa công sở, xử lý cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, để trì trệ trong giải quyết công việc, nhất là người đứng đầu. Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong thực thi nhiệm vụ.
Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; chủ động nắm chắc tình hình tuyến biên giới, tuyến biển, địa bàn trọng điểm, tăng cường công tác dự báo, không để bất ngờ, bị động. Tăng cường bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, tín dụng đen, lừa đảo trên không gian mạng... Tập trung thực hiện nhanh, đồng bộ các nội dung Đề án 06. Phát huy vai trò lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại gắn với quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư và thương mại. Tăng cường mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với các địa phương của Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.
9. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng, tạo đồng thuận xã hội, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và 5 năm 2021-2025.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tổ chức vận động đoàn viên, hội viên tích cực thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, Kỳ họp thứ 23 thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |