Nghị quyết 20/2025/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trên địa bàn thành phố Hà Nội
Số hiệu | 20/2025/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 09/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 19/07/2025 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Nguyễn Ngọc Tuấn |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 20/2025/NQ-HĐND |
Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2025 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH HẠI THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 26 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 09/2025/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất Nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 228/TTr-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2025, Báo cáo số 267/BC-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2025 về việc đề nghị ban hành Nghị quyết Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trên địa bàn thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra số 97/BC-BKTNS ngày 04 tháng 7 năm 2025 của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận và biểu quyết các đại biểu của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định về mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp hoặc một phần chi phí sản xuất bản đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hoặc tham gia hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật gây ra tại thành phố Hà Nội và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Đối tượng hỗ trợ
Cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) trên địa bàn thành phố Hà Nội bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Điều 4. Nội dung, mức hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
a) Diện tích lúa:
Sau gieo trồng từ 01 đến 10 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 4.500.000 đồng/ha.
Sau gieo trồng từ trên 10 ngày đến 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 12.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha.
Sau gieo trồng trên 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha.
b) Diện tích mạ:
Thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha.
c) Diện tích cây hằng năm khác:
Giai đoạn cây con (gieo trồng đến 1/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 4.500.000 đồng/ha.
Giai đoạn cây đang phát triển (trên 1/3 đến 2/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha.
Giai đoạn cận thu hoạch (trên 2/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 11.250.000 đồng/ha.
d) Diện tích cây trồng lâu năm:
Vườn cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 18.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 20/2025/NQ-HĐND |
Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2025 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH HẠI THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 19 tháng 02 năm 2025; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 26 tháng 6 năm 2025;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 09/2025/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất Nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 228/TTr-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2025, Báo cáo số 267/BC-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2025 về việc đề nghị ban hành Nghị quyết Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trên địa bàn thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra số 97/BC-BKTNS ngày 04 tháng 7 năm 2025 của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận và biểu quyết các đại biểu của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định về mức hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp hoặc một phần chi phí sản xuất bản đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hoặc tham gia hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật gây ra tại thành phố Hà Nội và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Đối tượng hỗ trợ
Cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) trên địa bàn thành phố Hà Nội bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Điều 4. Nội dung, mức hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
a) Diện tích lúa:
Sau gieo trồng từ 01 đến 10 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 4.500.000 đồng/ha.
Sau gieo trồng từ trên 10 ngày đến 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 12.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha.
Sau gieo trồng trên 45 ngày: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha.
b) Diện tích mạ:
Thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha.
c) Diện tích cây hằng năm khác:
Giai đoạn cây con (gieo trồng đến 1/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 4.500.000 đồng/ha.
Giai đoạn cây đang phát triển (trên 1/3 đến 2/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 7.500.000 đồng/ha.
Giai đoạn cận thu hoạch (trên 2/3 thời gian sinh trưởng): thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 11.250.000 đồng/ha.
d) Diện tích cây trồng lâu năm:
Vườn cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 18.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 9.000.000 đồng/ha.
Vườn cây ở thời kỳ kinh doanh thiệt hại đến năng suất thu hoạch những cây không chết: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.
Vườn cây ở thời kỳ kinh doanh thiệt hại làm cây chết hoặc được đánh giá là cây không còn khả năng phục hồi trở lại trạng thái bình thường; vườn cây đầu dòng ở giai đoạn được khai thác vật liệu nhân giống: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha.
Cây giống trong giai đoạn vườn ươm được nhân giống từ nguồn vật liệu khai thác từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 90.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha.
2. Mức hỗ trợ đối với lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
a) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp mới trồng đến 1/2 chu kỳ khai thác: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 12.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha.
b) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp trên 1/2 chu kỳ khai thác, diện tích rừng trồng gỗ lớn trên 03 năm tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 11.250.000 đồng/ha.
c) Diện tích vườn giống, rừng giống: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.
d) Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm:
Nhóm cây sinh trưởng nhanh, có thời gian gieo ươm dưới 12 tháng tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha, thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.
Nhóm cây sinh trưởng chậm, có thời gian gieo ươm dưới 12 tháng tuổi: thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 90.000.000 đồng/ha, thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha.
3. Mức hỗ trợ đối với thủy sản bị thiệt hại do thiên tai (bao gồm nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản)
a) Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh, thâm canh trong ao (đầm/hầm): hỗ trợ 90.000.000 đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại.
b) Nuôi trồng thủy sản trong bể, lồng, bè: hỗ trợ 45.000.000 đồng/100 m3 thể tích nuôi bị thiệt hại.
c) Nuôi trồng thủy sản theo hình thức khác: hỗ trợ 22.500.000 đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại.
4. Mức hỗ trợ đối với vật nuôi bị thiệt hại (chết, mất tích) do thiên tai
a) Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu):
Loại đến 14 ngày tuổi hỗ trợ 15.000 đồng/con; loại trên 14 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi hỗ trợ 30.000 đồng/con; loại trên 28 ngày tuổi đến 42 ngày tuổi hỗ trợ 31.000 đồng/con; loại trên 42 ngày tuổi hỗ trợ 45.000 đồng/con.
b) Chim cút:
Loại đến 14 ngày tuổi hỗ trợ 3.000 đồng/con; loại trên 14 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi hỗ trợ 5.000 đồng/con; loại trên 28 ngày tuổi đến 42 ngày tuổi hỗ trợ 6.000 đồng/con; loại trên 42 ngày tuổi hỗ trợ 10.000 đồng/con.
c) Lợn:
Loại đến 14 ngày tuổi, hỗ trợ 750.000 đồng/con; loại trên 14 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi hỗ trợ 900.000 đồng/con; loại trên 28 ngày tuổi đến 75 ngày tuổi hỗ trợ 905.000 đồng/con; loại trên 75 ngày tuổi hỗ trợ 2.250.000 đồng/con.
Lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 4.500.000 đồng/con.
d) Bê cái hướng sữa:
Bê cái hướng sữa đến 03 tháng tuổi, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con; Bê cái hướng sữa trên 3 tháng tuổi đến 06 tháng tuổi hỗ trợ 4.000.000 đồng/con; Bò sữa trên 06 tháng tuổi đến 09 tháng tuổi hỗ trợ 4.100.000 đồng/con; bò sữa trên 09 tháng tuổi hỗ trợ 12.000.000 đồng/con.
đ) Trâu, bò thịt, ngựa:
Loại đến 03 tháng tuổi hỗ trợ 1.500.000 đồng/con; loại trên 03 tháng tuổi đến 06 tháng tuổi hỗ trợ 3.000.000 đồng/con; loại trên 06 tháng tuổi đến 09 tháng tuổi hỗ trợ 3.100.000 đồng/con; loại trên 09 tháng tuổi hỗ trợ 7.000.000 đồng/con.
e) Hươu sao, cừu, dê, đà điểu: Hỗ trợ 2.500.000 đồng/con
g) Thỏ đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 50.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 70.000 đồng/con.
h) Ong mật (đàn): hỗ trợ 500.000 đồng/đàn
5. Mức hỗ trợ đối với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao chưa được quy định cụ thể tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 09/2025/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ
a) Diện tích cây quất cảnh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 90.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 45.000.000 đồng/ha.
b) Diện tích cây đào cảnh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.
c) Diện tích cây phật thủ đang trong thời kỳ kinh doanh (từ khi cây bắt đầu ra quả) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% -70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.
d) Diện tích các loại cây trồng khác (có tên thường gọi là cây mai trắng, cây phát lộc, cây nhài nhật, cây hoa giấy, cây hoa trà, cây mai tứ quý, cây lan tiêu, cây hoa mộc, cây nguyệt quế, cây mai vạn phúc, cây mẫu đơn, cây tường vi, cây hoa đại) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha.
đ) Diện tích cây khoai tây, khoai lang:
Thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.
e) Diện tích cây hoa Lily, hoa lan
Thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.
6. Trường hợp hỗ trợ bằng giống cây, con, hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Điều 5. Nguồn kinh phí
Ủy ban nhân dân cấp xã chủ động bố trí kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách cấp mình. Trường hợp sử dụng vượt quá 50% nguồn dự phòng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và Môi trường thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách cấp Thành phố và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố:
a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết này;
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thông tin, tuyên truyền, thông báo công khai, rộng rãi nội dung chính sách và mức hỗ trợ; tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ trực tiếp đến các cơ sở sản xuất bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật đảm bảo đúng đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị quyết này;
c) Tổ chức kiểm tra và kịp thời xử lý các vi phạm trong việc thực hiện chính sách.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tuyên truyền và tham gia giám sát thực hiện Nghị quyết.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
5. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 7 năm 2025.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, kỳ họp thứ 25 thông qua ngày 09 tháng 7 năm 2025./.
|
CHỦ TỊCH
|