Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Nghị quyết 111/NQ-HĐND kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 do tỉnh Hải Dương ban hành

Số hiệu 111/NQ-HĐND
Ngày ban hành 11/12/2024
Ngày có hiệu lực 11/12/2024
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Lê Văn Hiệu
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 11 tháng 12 năm 2024

 

NGHỊ QUYẾT

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024 VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ 28

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Xét Báo cáo số 205/BC-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh, với một số nội dung cụ thể như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024

1. Kết quả đạt được

Kế hoạch năm 2024 được thực hiện trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến động phức tạp; trong nước tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô giữ ổn định, lạm phát được kiểm soát. Trong tỉnh, phải gánh chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 03, để lại nhiều hậu quả nặng nề. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đối mặt với sức ép lớn, vừa phải tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp mới phát sinh, thích ứng với các diễn biến bất lợi, khai thác hiệu quả các cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, Tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạchnăm 2024, dự kiến vượt và đạt 13/15 chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra. Kết quả nổi bật trên một số lĩnh vực như sau:

1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%), đứng thứ 06/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; quy mô nền kinh tế tăng gần 1,14 lần so với năm trước; cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách nhà nước vượt 46,7% dự toán.

1.2. Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là công trình giao thông trọng điểm, quan trọng kết nối liên vùng hoàn thành mở rộng không gian phát triển mới. Hoàn thiện các thủ tục trình thẩm định, công nhận thị xã Kinh Môn là đô thị loại III.

1.3. Tích cực tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân các nguồn vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 64.360 tỷ đồng, tăng 12,1%.

1.4. Kịp thời ban hành thực hiện nhiều chính sách về an sinh xã hội; hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu về xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Chất lượng giáo dục tiếp tục được khẳng định, nằm trong tốp 15 tỉnh có kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông tốt nhất và tốp đầu toàn quốc về thành tích học sinh giỏi quốc gia. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến. Lĩnh vực lao động việc làm được quan tâm, đạt được nhiều kết quả tích cực. Hoạt động văn hóa, thể thao và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục phát triển.

1.5. Chủ động ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả cơn bão số 3; xử lý hơn 497 sự cố đê điều, thủy lợi ứng phó với bão và hoàn lưu sau bão.

1.6. Thực hiện đồng bộ, toàn diện việc xây dựng thể chế. Công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật. Đẩy mạnh thực hiện sáp nhập, hợp nhất, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định, được giữ vững.

2. Một số khó khăn, hạn chế

2.1. Bão số 3 và mưa lũ sau bão rất lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nguy cơ xâm nhập mặn ngày càng tăng tại hạ lưu các sông gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh.

2.2. Thu hút đầu tư chưa đạt kỳ vọng, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; trong đó thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 718,1 triệu USD, giảm 45,2% so với cùng kỳ năm 2023 và thấp hơn so với các tỉnh lân cận.

Số doanh nghiệp thành lập mới tăng chậm (6,2%), chất lượng còn thấp, doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao.

2.3. Tình trạng khan hiếm nguồn cung một số loại vật liệu xây dựng còn tiếp tục xảy ra (như đất đắp, cát san nền...). Việc đưa các mỏ khoáng sản vào khai thác làm vật liệu san lấp còn chậm. Công tác đóng cửa mỏ của một số mỏ khoáng sản còn có khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết triệt để.

Việc xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh bằng hình thức chôn lấp còn nhiều, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, chậm triển khai dự án nhà máy xử lý rác thải tập trung.

2.4. Thu ngân sách nội địa tuy tăng 45,3% nhưng tỷ trọng nguồn thu từ đất vẫn chiếm khá cao (khoảng 35%). Việc xây dựng một số cơ chế chính sách của địa phương còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa đảm bảo hài hòa giữa các thành phần, khu vực và đối tượng thụ hưởng.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công các tháng đầu năm và giữa năm còn thấp so với trung bình của cả nước. Nợ xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới ở cấp xã chưa được giải quyết triệt để. Một số dự án đầu tư công vẫn phải điều chỉnh nhiều lần. Công tác quản lý đất đai ở một số địa phương chưa chặt chẽ, còn nhiều dự án sử dụng đất chưa hiệu quả, nguy cơ thất thoát, lãng phí.

2.5. Cơ sở vật chất y tế, giáo dục, dạy nghề tại một số địa phương, đơn vị xuống cấp, thiếu thiết bị y tế chuyên sâu, hiện đại. Nguồn nhân lực ngành y tế còn thiếu; lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

2.6. Hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch, cơ sở lưu trú chưa được đầu tư, nâng cấp; sản phẩm du lịch chưa tương xứng với tiềm năng.

2.7. Việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành và các mặt của đời sống xã hội còn hạn chế. Việc khai thác, sử dụng các nền tảng số, tạo lập phát triển dữ liệu số ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng được yêu cầu.

2.8. Triển khai một số thủ tục hành chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân còn chậm.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...