Nghị quyết 01/NQ-HĐND điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tỉnh Cà Mau năm 2025
Số hiệu | 01/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 21/02/2025 |
Ngày có hiệu lực | 21/02/2025 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cà Mau |
Người ký | Lê Thị Nhung |
Lĩnh vực | Thương mại |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/NQ-HĐND |
Cà Mau, ngày 21 tháng 02 năm 2025 |
VỀ ĐIỀU CHỈNH CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG TỈNH CÀ MAU NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 18 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên;
Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2025;
Xét Tờ trình số 29/TTr-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc thông qua Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tỉnh Cà Mau năm 2025 (sau thẩm tra); Báo cáo thẩm tra số 22/BC-HĐND ngày 20 tháng 02 năm 2025 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh;
Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa X, Kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) đã thảo luận và thống nhất.
QUYẾT NGHỊ:
1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng từ 8% trở lên (chỉ tiêu tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND tăng 6,5 - 7%).
2. Cơ cấu kinh tế: Ngư, nông, lâm nghiệp khoảng 30,6%; công nghiệp, xây dựng khoảng 29,4%; dịch vụ khoảng 35,9%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4,1% (chỉ tiêu tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND tương ứng: Ngư, nông, lâm nghiệp khoảng 30,9%; công nghiệp, xây dựng khoảng 29,3%; dịch vụ khoảng 35,7%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4,1%).
3. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 31.000 tỷ đồng (chỉ tiêu tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND đạt khoảng 30.000 tỷ đồng).
4. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1.350 triệu USD (chỉ tiêu tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND đạt khoảng 1.300 triệu USD).
Đối với 19 chỉ tiêu còn lại tại Điều 2, Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2025 được giữ nguyên không điều chỉnh.
Điều 2. Một số nhiệm vụ, giải pháp
Bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá sau:
1. Khu vực I (ngư, nông, lâm nghiệp) tăng khoảng 3,5%
- Tập trung mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn (chuyên tôm, tôm - rừng, tôm - lúa). Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động loại hình kinh tế tập thể; nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm có sản lượng, giá trị lớn như: lúa chất lượng cao, sản phẩm của,... Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đi đối với hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm; kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tham gia thí điểm thực hiện Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung; tăng cường áp dụng chăn nuôi sinh học đối với chăn nuôi nông hộ.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Quan tâm có cơ chế đầu tư cải tạo, nâng cấp các cảng cá, bến cá, nạo vét cửa biển, lòng sông,., góp phần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế.
2. Khu vực II (công nghiệp, xây dựng) tăng khoảng 10%
- Duy trì hoạt động ổn định các nhà máy trong cụm Khí - Điện - Đạm; phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ưu tiên huy động tăng sản lượng điện sản xuất khoảng 6,5 tỷ KWh; phối hợp Tổng Công ty Khí Việt Nam đảm bảo hệ thống khí vận hành an toàn, liên tục. Duy trì vận hành ổn định các nhà máy điện gió đã đi vào vận hành thương mại và các khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà hiện hữu. Huy động có hiệu quả các nguồn lực từ đất đai; tập trung triển khai thực hiện nhanh các dự án đã được phê duyệt. Rà soát, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội. Tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Phối hợp với bộ, ngành trung ương, cơ quan có liên quan đẩy nhanh tiến độ tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và tuyến nối cao tốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong năm 2025; phối hợp với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sớm khởi công Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau và tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, khởi công các dự án trọng điểm, quan trọng chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
- Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án điện gió đã được cấp chủ trương đầu tư góp phần tăng sản lượng điện sản xuất. Phối hợp với các cơ quan Trung ương mở rộng dự án Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2, thực hiện Đề án xuất khẩu điện. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương thực hiện các trình tự, thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án trọng điểm, động lực trên địa bàn tỉnh như: Tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 63, đường Hồ Chí Minh (qua địa bàn tỉnh Cà Mau); tuyến đường ven biển tỉnh Cà Mau; đầu tư xây dựng đường giao thông nối ra đảo Hòn Khoai và Cảng tổng hợp Hòn Khoai; Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông; các tuyến đường Vành đai thành phố Cà Mau kết nối các tuyến quốc lộ, cao tốc và các đô thị trong tỉnh. Huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, kích hoạt, kết hợp huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế theo phương châm “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”; huy động có hiệu quả các nguồn lực từ đất đai đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
3. Khu vực III (dịch vụ) tăng khoảng 10,4%
- Tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại và đồng bộ. Chú trọng khai thác và phát triển thị trường thương mại nội địa; xây dựng, triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống; tìm kiếm, mở rộng khai thác các thị trường mới; tiếp tục tận dụng các cơ hội phát huy tối đa các lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Đẩy mạnh công tác quảng bá, truyền thông gắn với ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số du lịch; gắn phát triển du lịch với các hoạt động xúc tiến thương mại như: Ngày hội của Cà Mau, Hương rừng u Minh, Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau... Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch theo loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh (sinh thái, cộng đồng, biển đảo, gắn với du lịch ẩm thực và quảng bá hệ thống sản phẩm du lịch từ nông nghiệp, nghề truyền thống,...). Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, các điểm du lịch, các khu du lịch,... tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế. Phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí logistics. Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách nhà nước, phát triển mạng lưới dịch vụ, các sản phẩm thanh toán hiện đại; triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử. Tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025 - 2030. Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tăng cường công tác liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trọng điểm trong cả nước và mở rộng thị trường du lịch quốc tế. Tiếp tục đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau trở thành điểm đến du lịch tiêu biểu của khu vực và cả nước; bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội “Tri ân Quốc Tổ” và các lễ hội truyền thống có liên quan. Tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch; khuyến khích xã hội hóa trong đầu tư phát triển du lịch. Tập trung phát triển vận tải và dịch vụ logistics gắn với phát triển Cảng tổng hợp Hòn Khoai trên cơ sở nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành tài chính, ngân hàng. Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng đến mọi thành phần kinh tế. Thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao (tài chính, bảo hiểm, tư vấn...).
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/NQ-HĐND |
Cà Mau, ngày 21 tháng 02 năm 2025 |
VỀ ĐIỀU CHỈNH CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG TỈNH CÀ MAU NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 18 (CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên;
Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2025;
Xét Tờ trình số 29/TTr-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc thông qua Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tỉnh Cà Mau năm 2025 (sau thẩm tra); Báo cáo thẩm tra số 22/BC-HĐND ngày 20 tháng 02 năm 2025 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh;
Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa X, Kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) đã thảo luận và thống nhất.
QUYẾT NGHỊ:
1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng từ 8% trở lên (chỉ tiêu tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND tăng 6,5 - 7%).
2. Cơ cấu kinh tế: Ngư, nông, lâm nghiệp khoảng 30,6%; công nghiệp, xây dựng khoảng 29,4%; dịch vụ khoảng 35,9%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4,1% (chỉ tiêu tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND tương ứng: Ngư, nông, lâm nghiệp khoảng 30,9%; công nghiệp, xây dựng khoảng 29,3%; dịch vụ khoảng 35,7%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 4,1%).
3. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 31.000 tỷ đồng (chỉ tiêu tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND đạt khoảng 30.000 tỷ đồng).
4. Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1.350 triệu USD (chỉ tiêu tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND đạt khoảng 1.300 triệu USD).
Đối với 19 chỉ tiêu còn lại tại Điều 2, Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2025 được giữ nguyên không điều chỉnh.
Điều 2. Một số nhiệm vụ, giải pháp
Bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã xác định tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá sau:
1. Khu vực I (ngư, nông, lâm nghiệp) tăng khoảng 3,5%
- Tập trung mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn (chuyên tôm, tôm - rừng, tôm - lúa). Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị thông qua nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động loại hình kinh tế tập thể; nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm có sản lượng, giá trị lớn như: lúa chất lượng cao, sản phẩm của,... Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đi đối với hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm; kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tham gia thí điểm thực hiện Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung; tăng cường áp dụng chăn nuôi sinh học đối với chăn nuôi nông hộ.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Quan tâm có cơ chế đầu tư cải tạo, nâng cấp các cảng cá, bến cá, nạo vét cửa biển, lòng sông,., góp phần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế.
2. Khu vực II (công nghiệp, xây dựng) tăng khoảng 10%
- Duy trì hoạt động ổn định các nhà máy trong cụm Khí - Điện - Đạm; phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ưu tiên huy động tăng sản lượng điện sản xuất khoảng 6,5 tỷ KWh; phối hợp Tổng Công ty Khí Việt Nam đảm bảo hệ thống khí vận hành an toàn, liên tục. Duy trì vận hành ổn định các nhà máy điện gió đã đi vào vận hành thương mại và các khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà hiện hữu. Huy động có hiệu quả các nguồn lực từ đất đai; tập trung triển khai thực hiện nhanh các dự án đã được phê duyệt. Rà soát, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội. Tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025. Phối hợp với bộ, ngành trung ương, cơ quan có liên quan đẩy nhanh tiến độ tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và tuyến nối cao tốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong năm 2025; phối hợp với Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sớm khởi công Dự án nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau và tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, khởi công các dự án trọng điểm, quan trọng chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
- Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án điện gió đã được cấp chủ trương đầu tư góp phần tăng sản lượng điện sản xuất. Phối hợp với các cơ quan Trung ương mở rộng dự án Nhà máy điện Cà Mau 1 và 2, thực hiện Đề án xuất khẩu điện. Chủ động phối hợp với các bộ, ngành Trung ương thực hiện các trình tự, thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trình cấp thẩm quyền phê duyệt các dự án trọng điểm, động lực trên địa bàn tỉnh như: Tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1, Quốc lộ 63, đường Hồ Chí Minh (qua địa bàn tỉnh Cà Mau); tuyến đường ven biển tỉnh Cà Mau; đầu tư xây dựng đường giao thông nối ra đảo Hòn Khoai và Cảng tổng hợp Hòn Khoai; Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông; các tuyến đường Vành đai thành phố Cà Mau kết nối các tuyến quốc lộ, cao tốc và các đô thị trong tỉnh. Huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, kích hoạt, kết hợp huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế theo phương châm “đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”; huy động có hiệu quả các nguồn lực từ đất đai đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
3. Khu vực III (dịch vụ) tăng khoảng 10,4%
- Tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại và đồng bộ. Chú trọng khai thác và phát triển thị trường thương mại nội địa; xây dựng, triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống; tìm kiếm, mở rộng khai thác các thị trường mới; tiếp tục tận dụng các cơ hội phát huy tối đa các lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Đẩy mạnh công tác quảng bá, truyền thông gắn với ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số du lịch; gắn phát triển du lịch với các hoạt động xúc tiến thương mại như: Ngày hội của Cà Mau, Hương rừng u Minh, Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau... Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch theo loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh (sinh thái, cộng đồng, biển đảo, gắn với du lịch ẩm thực và quảng bá hệ thống sản phẩm du lịch từ nông nghiệp, nghề truyền thống,...). Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, các điểm du lịch, các khu du lịch,... tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế. Phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực, hiệu quả, chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí logistics. Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách nhà nước, phát triển mạng lưới dịch vụ, các sản phẩm thanh toán hiện đại; triển khai các giải pháp tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử. Tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát triển, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tổ chức triển khai hiệu quả Đề án phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025 - 2030. Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tăng cường công tác liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trọng điểm trong cả nước và mở rộng thị trường du lịch quốc tế. Tiếp tục đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau trở thành điểm đến du lịch tiêu biểu của khu vực và cả nước; bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội “Tri ân Quốc Tổ” và các lễ hội truyền thống có liên quan. Tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch; khuyến khích xã hội hóa trong đầu tư phát triển du lịch. Tập trung phát triển vận tải và dịch vụ logistics gắn với phát triển Cảng tổng hợp Hòn Khoai trên cơ sở nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành tài chính, ngân hàng. Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng đến mọi thành phần kinh tế. Thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao (tài chính, bảo hiểm, tư vấn...).
1. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác thực hiện giám sát, tuyên truyền, vận động, cùng với Nhân dân thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đạt kết quả cao nhất.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa X, Kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) thông qua ngày 21 tháng 02 năm 2025.
|
CHỦ TỌA |