Nghị định 193/2025/NĐ-CP hướng dẫn Luật Địa chất và khoáng sản
Số hiệu | 193/2025/NĐ-CP |
Ngày ban hành | 02/07/2025 |
Ngày có hiệu lực | 02/07/2025 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Trần Hồng Hà |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 193/2025/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2025 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Đấu giá tài sản ngày 17 tháng 11 năm 2016; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Luật Địa chất và khoáng sản ngày 29 tháng 11 năm 2024;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.
Nghị định này quy định chi tiết khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 6, khoản 3 Điều 8, khoản 5 Điều 12, khoản 4 Điều 22, khoản 4 Điều 23, khoản 5 Điều 26, khoản 2 Điều 27, khoản 3 Điều 29, khoản 2 Điều 30, khoản 10 Điều 33, khoản 5 Điều 37, khoản 2 Điều 38, Điều 39, khoản 4 Điều 40, khoản 3 Điều 42, khoản 4 Điều 43, khoản 5 Điều 44, khoản 2 Điều 45, khoản 4 Điều 46, khoản 5 Điều 47, khoản 3 Điều 48, khoản 5 Điều 49, khoản 5 Điều 50, khoản 3 Điều 51, khoản 5 Điều 52, khoản 4 Điều 53, khoản 5 Điều 54, khoản 3 Điều 55, khoản 2 Điều 57, khoản 4 Điều 58, khoản 3 Điều 59, khoản 9 Điều 60, khoản 5 Điều 61, khoản 6 Điều 62, khoản 5 Điều 64; khoản 3 Điều 65, khoản 6 Điều 66, khoản 3 Điều 67, khoản 2 Điều 69, khoản 3 Điều 70, khoản 5 Điều 71, khoản 5 Điều 73, khoản 2 Điều 74, khoản 6 Điều 75, khoản 3 Điều 78, khoản 7 Điều 83, khoản 4 Điều 84, khoản 4 Điều 86, khoản 5 Điều 87, khoản 3 Điều 88, khoản 5 Điều 89, khoản 4 Điều 90, khoản 3 Điều 92, khoản 7 Điều 94, khoản 4 Điều 96, khoản 4 Điều 97, khoản 5 Điều 99, khoản 5 Điều 100, khoản 3 Điều 101, khoản 5 Điều 102, khoản 3 Điều 103, khoản 5 Điều 105, khoản 5 Điều 107, khoản 4 Điều 108, điểm c khoản 2 Điều 111 của Luật Địa chất và khoáng sản; một số biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản, thu hồi khoáng sản và các hoạt động khác có liên quan đến địa chất và khoáng sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đất đá thải mỏ là đất, đá, cát, sét và các khoáng chất khác được thải loại từ hoạt động khai thác khoáng sản, được lưu trữ và bảo quản tại các kho, bãi thải mỏ hoặc được chôn lấp đáp ứng các yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường.
3. Quặng đuôi là vật chất được thải ra trong quá trình chế biến khoáng sản có dạng bùn, gồm hai thành phần rắn và lỏng, trong đó phần rắn là các hạt mịn còn lại sau khi thu hồi khoáng sản có ích từ khoáng sản nguyên khai, phần lỏng là hỗn hợp nước thải và các hóa chất hòa tan sau quá trình chế biến khoáng sản.
4. Bãi thải mỏ là khu vực dùng để chứa đất đá thải và các tạp chất khác trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.
5. Ranh giới mỏ là phạm vi không gian cuối cùng mà các công trình khai thác khoáng sản có thể phát triển tới đó trong những điều kiện kinh tế - kỹ thuật cụ thể.
6. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là việc xác định tổ chức, cá nhân được quyền thăm dò, khai thác khoáng sản khi tham gia cuộc đấu giá theo nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này, Luật Địa chất và khoáng sản và Luật Đấu giá tài sản.
7. Người có quyền đưa tài sản là quyền khai thác khoáng sản ra đấu giá là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản.
8. Mức độ tin cậy địa chất của trữ lượng khoáng sản là chỉ tiêu đánh giá mức độ chắc chắn hoặc tin cậy được tính theo phần trăm (%) của trữ lượng khoáng sản ước tính (tăng hoặc giảm) dựa trên cơ sở dữ liệu địa chất, khoáng sản đã thu thập được trong quá trình thăm dò.
Điều 4. Danh mục khoáng sản theo nhóm
1. Danh mục khoáng sản nhóm I, II, III và IV được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trên cơ sở kết quả thăm dò khoáng sản, hiệu quả kinh tế khi sử dụng khoáng sản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng điều chỉnh, bổ sung danh mục khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này; quyết định phân nhóm đối với khoáng sản có nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
1. Căn cứ tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn, định kỳ 05 năm một lần hoặc trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc thu hoặc không thu kinh phí đóng góp của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. Trường hợp quyết định thu kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thì kinh phí đóng góp được xác định theo nguyên tắc như sau:
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 193/2025/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 02 tháng 7 năm 2025 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 18 tháng 02 năm 2025;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Đấu giá tài sản ngày 17 tháng 11 năm 2016; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Luật Địa chất và khoáng sản ngày 29 tháng 11 năm 2024;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.
Nghị định này quy định chi tiết khoản 3 Điều 4, khoản 2 Điều 6, khoản 3 Điều 8, khoản 5 Điều 12, khoản 4 Điều 22, khoản 4 Điều 23, khoản 5 Điều 26, khoản 2 Điều 27, khoản 3 Điều 29, khoản 2 Điều 30, khoản 10 Điều 33, khoản 5 Điều 37, khoản 2 Điều 38, Điều 39, khoản 4 Điều 40, khoản 3 Điều 42, khoản 4 Điều 43, khoản 5 Điều 44, khoản 2 Điều 45, khoản 4 Điều 46, khoản 5 Điều 47, khoản 3 Điều 48, khoản 5 Điều 49, khoản 5 Điều 50, khoản 3 Điều 51, khoản 5 Điều 52, khoản 4 Điều 53, khoản 5 Điều 54, khoản 3 Điều 55, khoản 2 Điều 57, khoản 4 Điều 58, khoản 3 Điều 59, khoản 9 Điều 60, khoản 5 Điều 61, khoản 6 Điều 62, khoản 5 Điều 64; khoản 3 Điều 65, khoản 6 Điều 66, khoản 3 Điều 67, khoản 2 Điều 69, khoản 3 Điều 70, khoản 5 Điều 71, khoản 5 Điều 73, khoản 2 Điều 74, khoản 6 Điều 75, khoản 3 Điều 78, khoản 7 Điều 83, khoản 4 Điều 84, khoản 4 Điều 86, khoản 5 Điều 87, khoản 3 Điều 88, khoản 5 Điều 89, khoản 4 Điều 90, khoản 3 Điều 92, khoản 7 Điều 94, khoản 4 Điều 96, khoản 4 Điều 97, khoản 5 Điều 99, khoản 5 Điều 100, khoản 3 Điều 101, khoản 5 Điều 102, khoản 3 Điều 103, khoản 5 Điều 105, khoản 5 Điều 107, khoản 4 Điều 108, điểm c khoản 2 Điều 111 của Luật Địa chất và khoáng sản; một số biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản, thu hồi khoáng sản và các hoạt động khác có liên quan đến địa chất và khoáng sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Đất đá thải mỏ là đất, đá, cát, sét và các khoáng chất khác được thải loại từ hoạt động khai thác khoáng sản, được lưu trữ và bảo quản tại các kho, bãi thải mỏ hoặc được chôn lấp đáp ứng các yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường.
3. Quặng đuôi là vật chất được thải ra trong quá trình chế biến khoáng sản có dạng bùn, gồm hai thành phần rắn và lỏng, trong đó phần rắn là các hạt mịn còn lại sau khi thu hồi khoáng sản có ích từ khoáng sản nguyên khai, phần lỏng là hỗn hợp nước thải và các hóa chất hòa tan sau quá trình chế biến khoáng sản.
4. Bãi thải mỏ là khu vực dùng để chứa đất đá thải và các tạp chất khác trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản.
5. Ranh giới mỏ là phạm vi không gian cuối cùng mà các công trình khai thác khoáng sản có thể phát triển tới đó trong những điều kiện kinh tế - kỹ thuật cụ thể.
6. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản là việc xác định tổ chức, cá nhân được quyền thăm dò, khai thác khoáng sản khi tham gia cuộc đấu giá theo nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này, Luật Địa chất và khoáng sản và Luật Đấu giá tài sản.
7. Người có quyền đưa tài sản là quyền khai thác khoáng sản ra đấu giá là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản.
8. Mức độ tin cậy địa chất của trữ lượng khoáng sản là chỉ tiêu đánh giá mức độ chắc chắn hoặc tin cậy được tính theo phần trăm (%) của trữ lượng khoáng sản ước tính (tăng hoặc giảm) dựa trên cơ sở dữ liệu địa chất, khoáng sản đã thu thập được trong quá trình thăm dò.
Điều 4. Danh mục khoáng sản theo nhóm
1. Danh mục khoáng sản nhóm I, II, III và IV được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trên cơ sở kết quả thăm dò khoáng sản, hiệu quả kinh tế khi sử dụng khoáng sản, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng điều chỉnh, bổ sung danh mục khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này; quyết định phân nhóm đối với khoáng sản có nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
1. Căn cứ tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn, định kỳ 05 năm một lần hoặc trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc thu hoặc không thu kinh phí đóng góp của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. Trường hợp quyết định thu kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thì kinh phí đóng góp được xác định theo nguyên tắc như sau:
a) Mức kinh phí đóng góp được xác định trên một đơn vị sản phẩm khoáng sản nguyên khai và được xác định theo từng nhóm, loại khoáng sản và phải bảo đảm nguyên tắc không vượt quá 1% giá tính thuế tài nguyên tương ứng với từng nhóm, loại khoáng sản khai thác trên địa bàn;
b) Số tiền đóng góp được xác định theo năm trên cơ sở mức kinh phí đóng góp và sản lượng dự kiến khai thác.
2. Các hạng mục công trình được đóng góp kinh phí để đầu tư nâng cấp, duy tu gồm:
a) Các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, hệ thống cung cấp nước sạch;
b) Các công trình bảo vệ môi trường: Công trình xử lý nước thải, công trình xử lý chất thải rắn;
c) Các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này nằm tại địa bàn nơi có khoáng sản được khai thác, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động khai thác khoáng sản và không thuộc các hạng mục đầu tư của dự án khai thác khoáng sản.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giao cơ quan quản lý thu, sử dụng kinh phí đóng góp phù hợp với địa bàn có khoáng sản được khai thác.
Cơ quan được giao quản lý thu, sử dụng kinh phí đóng góp có trách nhiệm xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, giám sát việc sử dụng kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư, xây dựng và các pháp luật khác có liên quan.
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, điều chỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn, công bố, tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II được thực hiện theo quy định tại các Điều 12 và Điều 13 của Luật Địa chất và khoáng sản và theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch khoáng sản nhóm I, quy hoạch khoáng sản nhóm II.
3. Phương án quản lý về địa chất, khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Địa chất và khoáng sản bao gồm các nội dung chính sau:
a) Khoanh định khu vực điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản đã được xác định trong quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản;
b) Khoanh định khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II đã được xác định trong quy hoạch khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
c) Phương án điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản nhóm III, nhóm IV do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện;
d) Khoanh định khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm III;
đ) Khoanh định khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II có quy mô phân tán, nhỏ lẻ;
e) Khoanh định khu vực khai thác tận thu khoáng sản, khai thác khoáng sản nhóm IV (nếu có).
1. Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động thăm dò khoáng sản;
b) Báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản.
2. Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản gồm:
a) Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản trong phạm vi cả nước.
ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT, ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN
Mục 1. THAM GIA ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN
Điều 8. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tổ chức được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã; doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam; cá nhân tự nguyện tham gia điều tra địa chất về khoáng sản;
b) Có năng lực tài chính, được chứng minh thông qua các báo cáo tài chính đã kiểm toán hoặc tài liệu tương đương;
c) Có năng lực chuyên môn kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của đề án điều tra địa chất;
d) Cam kết thực hiện đầy đủ kinh phí và trách nhiệm liên quan đến đề án;
đ) Không thuộc đối tượng bị cấm tham gia hoạt động điều tra địa chất theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản được thực hiện các quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật Địa chất và khoáng sản.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật Địa chất và khoáng sản. Hợp đồng phải có các nội dung chính sau:
a) Nội dung, kinh phí, tiến độ điều tra;
b) Yêu cầu về bảo mật thông tin, dữ liệu điều tra địa chất, trừ trường hợp được cơ quan quản lý nhà nước cho phép công bố;
c) Cam kết không yêu cầu hoàn trả kinh phí đầu tư nếu không đủ điều kiện để được cấp giấy phép thăm dò hoặc không có nhu cầu tiếp tục thăm dò;
d) Các yêu cầu về an toàn lao động, bảo vệ môi trường.
Điều 9. Tuyển chọn tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản
1. Việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Địa chất và khoáng sản và các khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Công bố và tiếp nhận hồ sơ
a) Bộ Nông nghiệp và Môi trường công bố danh mục đề án điều tra địa chất về khoáng sản khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia điều tra kèm theo thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi trường và trang thông tin điện tử của địa phương có diện tích điều tra địa chất về khoáng sản ít nhất 30 ngày. Thông báo tuyển chọn gồm các nội dung chính sau: Phạm vi, mục tiêu, nhiệm vụ, loại khoáng sản chính, yêu cầu kỹ thuật chủ yếu, dự kiến kinh phí thực hiện, thời gian thực hiện, thời hạn nộp hồ sơ và địa điểm nhận hồ sơ;
b) Tổ chức, cá nhân nộp trực tuyến hoặc trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ tham gia tuyển chọn về Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam theo thông báo tại điểm a khoản này. Hồ sơ bao gồm: Thuyết minh đề án điều tra địa chất về khoáng sản; văn bản, tài liệu chứng minh năng lực tài chính; tài liệu minh chứng kinh nghiệm thực hiện công tác điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản.
3. Quy trình tuyển chọn:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc công việc quy định tại khoản 2 Điều này, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức các hoạt động sau:
a) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý và hợp lệ của hồ sơ;
b) Thành lập và tổ chức họp Hội đồng đánh giá hồ sơ tuyển chọn tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản. Việc đánh giá hồ sơ dựa trên các tiêu chí: Tính khả thi và chất lượng của thuyết minh đề án điều tra địa chất về khoáng sản; năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản; kinh nghiệm và năng lực thực hiện;
c) Công khai kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá hồ sơ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trang thông tin của địa phương nơi thực hiện đề án;
d) Trình Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt kết quả tuyển chọn tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản;
đ) Thông báo cho tổ chức, cá nhân được tuyển chọn để ký kết hợp đồng thực hiện đề án điều tra địa chất về khoáng sản sau khi được Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt kết quả tuyển chọn.
4. Điểm số theo tiêu chí đánh giá hồ sơ:
a) Điểm kỹ thuật (chiếm 60% tổng điểm): Độ chi tiết và tính khả thi của phương án điều tra địa chất về khoáng sản; năng lực chuyên môn của đội ngũ kỹ thuật thực hiện;
b) Điểm tài chính (chiếm 30% tổng điểm): Cam kết tài chính để thực hiện toàn bộ đề án; tính minh bạch và đầy đủ của các tài liệu chứng minh năng lực tài chính;
c) Điểm kinh nghiệm (chiếm 10% tổng điểm): Số lượng và quy mô, kinh nghiệm quản lý, thực hiện công tác điều tra, thăm dò, khai thác khoáng sản.
5. Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng đánh giá hồ sơ tuyển chọn tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản.
Mục 2. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN
Điều 10. Đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản
1. Tổ chức thực hiện đề án, dự án hoặc nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản có trách nhiệm gửi thông báo đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản đến Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện đề án, dự án hoặc nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản.
2. Văn bản thông báo gồm các nội dung sau:
a) Tên tổ chức thực hiện đề án, dự án hoặc nhiệm vụ;
b) Quyết định phê duyệt hoặc văn bản chấp thuận thực hiện đề án, dự án hoặc nhiệm vụ;
c) Mục tiêu, nhiệm vụ, tọa độ, diện tích, phương pháp kỹ thuật chủ yếu và kế hoạch thi công (thời gian, nhân lực, thiết bị).
Tổ chức thực hiện đề án, dự án, nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản phải đăng ký bổ sung, đăng ký điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Địa chất và khoáng sản và được thực hiện như sau:
1. Tổ chức thực hiện đề án, dự án hoặc nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản phải có văn bản đăng ký bổ sung hoặc điều chỉnh sau khi đề án, dự án hoặc nhiệm vụ được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận bổ sung hoặc điều chỉnh.
Văn bản đăng ký bổ sung hoặc điều chỉnh phải thể hiện rõ các nội dung thay đổi so với văn bản đăng ký quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này.
2. Việc gửi văn bản đăng ký bổ sung hoặc điều chỉnh được thực hiện như quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định này.
Mục 1. KHU VỰC CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, KHU VỰC TẠM THỜI CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
1. Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi lấy ý kiến các Bộ: Quốc phòng, Công an, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Dân tộc và Tôn giáo, Nông nghiệp và Môi trường, Xây dựng, Công Thương, Tài chính về kết quả khoanh định, khoanh định điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến về kết quả khoanh định, khoanh định điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan được lấy ý kiến phải trả lời bằng văn bản về nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của mình. Sau thời hạn đề nghị cho ý kiến, nếu cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được xem như đã đồng ý với kết quả khoanh định, khoanh định điều chỉnh.
3. Hồ sơ gửi lấy ý kiến các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi lấy ý kiến các cơ quan có liên quan;
b) Báo cáo kết quả khoanh định, khoanh định điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
c) Bản đồ khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
4. Báo cáo kết quả khoanh định, khoanh định điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản quy định tại điểm b khoản 3 Điều này gồm các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ pháp lý và tài liệu làm cơ sở khoanh định, khoanh định điều chỉnh;
b) Nguyên tắc, phương pháp khoanh định, khoanh định điều chỉnh;
c) Kết quả khoanh định, khoanh định điều chỉnh;
d) Tổng hợp danh mục các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản (Mỗi khu vực phải có bảng tọa độ các điểm khép góc theo hệ tọa độ VN-2000, trừ khu vực thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
đ) Phụ lục chi tiết kèm theo mô tả thông tin của từng khu vực đã khoanh định.
5. Bản đồ khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản quy định tại điểm c khoản 3 Điều này được lập trên nền bản đồ địa hình hệ tọa độ VN-2000, tỷ lệ từ 1:50.000 đến 1:25.000. Đối với các khu vực phức tạp về đối tượng cần bảo vệ, tỷ lệ bản đồ phải được thể hiện từ 1:10.000 đến 1:5.000 hoặc tỷ lệ lớn hơn.
1. Sau khi tiếp thu, giải trình theo ý kiến góp ý của các cơ quan quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Nghị định này, trong thời hạn 15 ngày, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh hoàn thiện hồ sơ đề nghị phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
b) Bảng tổng hợp việc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các cơ quan;
c) Báo cáo kết quả khoanh định, khoanh định điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
d) Bản đồ khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
đ) Dự thảo Quyết định phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Quyết định phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được gửi đến Bộ Nông nghiệp và Môi trường để theo dõi, phối hợp quản lý.
1. Thẩm quyền chấp thuận thăm dò, khai thác khoáng sản tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chấp thuận thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với khoáng sản nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với khoáng sản nhóm II, nhóm III, nhóm IV quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Trường hợp có nhu cầu tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 43, khoản 2 Điều 55 của Luật Địa chất và khoáng sản lập phương án đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đối tượng cần bảo vệ tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét, chấp thuận trước khi lập hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản.
3. Nội dung phương án đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đối tượng cần bảo vệ gồm các nội dung chính sau:
a) Loại khoáng sản, phạm vi ranh giới khu vực đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản (thể hiện trên bản đồ địa hình với tỷ lệ phù hợp);
b) Mức độ điều tra cơ bản về địa chất; mức độ cần thiết tiến hành hoạt động khoáng sản;
c) Xác định đối tượng, số lượng, phạm vi phân bố của đối tượng cần bảo vệ trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản. Nêu rõ cơ quan quản lý đối tượng cần bảo vệ;
d) Các yếu tố tác động đến đối tượng cần bảo vệ trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản khi tiến hành hoạt động thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản;
đ) Đề xuất các phương pháp, công nghệ áp dụng trong hoạt động thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản; dự kiến các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến đối tượng cần bảo vệ;
e) Đánh giá về hiệu quả kinh tế khi tiến hành thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản trong khu vực đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) về nội dung đánh giá mức độ ảnh hưởng.
Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến bằng văn bản về mức độ ảnh hưởng đến đối tượng bảo vệ tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và việc chấp thuận cho phép thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản. Sau thời hạn này, nếu cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được xem như đã đồng ý với việc cho phép tiến hành hoạt động thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này), Sở Nông nghiệp và Môi trường (đối với quy định tại điểm b khoản 1 Điều này) tổng hợp hồ sơ theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 7 Điều này, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.
6. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thăm dò khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thăm dò khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân;
b) Phương án đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đối tượng cần bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều này.
7. Hồ sơ đề nghị chấp thuận khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân;
b) Phương án đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đối tượng cần bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Báo cáo hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản tại khu vực liền kề hoặc giáp ranh với khu vực đề nghị giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản (nếu có).
8. Sau khi được chấp thuận thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích khi bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được bồi thường thiệt hại theo một trong các phương án sau đây:
1. Trường hợp thuộc đối tượng thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo pháp luật về đất đai thì việc bồi thường thiệt hại thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Trường hợp không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, việc bồi thường thiệt hại được thực hiện bằng tiền theo thỏa thuận giữa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi với tổ chức, cá nhân có giấy phép bị thu hồi do bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên cơ sở xác định chi phí thực tế nhà đầu tư đã thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, tài chính.
Kinh phí bồi thường được bố trí từ ngân sách cấp tỉnh.
Mục 2. KHU VỰC CÓ KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ
1. Quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản phân tán nhỏ, lẻ được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Căn cứ thực tế tại địa phương, quy mô trữ lượng, tài nguyên quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường khoanh định và công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
3. Đối với khu vực có khoáng sản đã được khoanh định, công bố khu vực phân tán, nhỏ lẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép thăm dò, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản, cấp giấy phép khai thác khoáng sản không phụ thuộc vào quy mô tài nguyên, trữ lượng khoáng sản.
Điều 17. Quy trình, thủ tục khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
1. Căn cứ vào tài liệu địa chất quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Địa chất và khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Hồ sơ đề nghị khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, trong đó nêu rõ các thông tin: Địa danh hành chính, tọa độ, diện tích; loại khoáng sản; đặc điểm phân bố khoáng sản và quy mô tài nguyên, trữ lượng của khoáng sản;
b) Bản đồ khu vực đề nghị khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ được lập ở tỷ lệ 1:10.000, 1:5.000;
c) Các văn bản liên quan đến khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản.
2. Quy trình thẩm định, công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức thẩm định các nội dung có liên quan đến việc chồng lấn với quy hoạch khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, mức độ nghiên cứu, độ tin cậy của tài liệu địa chất, đặc điểm phân bố khoáng sản, quy mô trữ lượng, tài nguyên khoáng sản và các vấn đề khác có liên quan;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành nội dung quy định tại điểm b khoản này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét, ban hành quyết định phê duyệt kết quả khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Trường hợp không ban hành quyết định, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nêu rõ lý do.
3. Đối với những khu vực đã được điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản nhưng chưa có số liệu về tài nguyên dự tính (cấp 333), Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết định việc đánh giá tiềm năng khoáng sản hoặc không đánh giá tiềm năng khoáng sản trước khi khoanh định, công bố khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
4. Kết quả khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã khoanh định được công bố trên Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trang thông tin của địa phương nơi khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ.
Mục 3. KHU VỰC DỰ TRỮ KHOÁNG SẢN QUỐC GIA
Điều 18. Hồ sơ, trình tự khoanh định, công bố khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
1. Hồ sơ khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
b) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hoặc thăm dò khoáng sản;
c) Bản đồ khu vực khoáng sản (tỷ lệ tối thiểu 1:25.000) thể hiện rõ ranh giới khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia và các thông tin liên quan;
d) Dự thảo kế hoạch bảo vệ và quản lý khu vực dự trữ khoáng sản;
đ) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức thực hiện việc khoanh định, trình phê duyệt, công bố khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo trình tự sau:
a) Tổ chức điều tra, đánh giá và lập hồ sơ khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan để hoàn thiện hồ sơ;
c) Thành lập Hội đồng thẩm định để xem xét hồ sơ khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Thành phần Hội đồng bao gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức liên quan, để xem xét hồ sơ khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
d) Hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường xem xét, phê duyệt khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
đ) Công bố danh mục khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia sau khi được phê duyệt.
Điều 19. Hồ sơ, trình tự, thủ tục điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia bao gồm:
a) Tờ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý và thực tiễn của việc điều chỉnh, báo cáo đánh giá tác động của việc điều chỉnh đến các mục tiêu dự trữ khoáng sản quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường;
b) Văn bản đề xuất hoặc ý kiến góp ý của các bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản dự trữ;
c) Bản đồ hiện trạng khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia trước và sau khi điều chỉnh, được thể hiện trên nền địa hình quốc gia tỷ lệ phù hợp;
d) Dự thảo Quyết định phê duyệt điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
2. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam tổ chức thực hiện việc điều chỉnh, trình phê duyệt điều chỉnh, công bố khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo trình tự sau:
a) Tổ chức đánh giá, lập hồ sơ điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thành lập Hội đồng thẩm định để xem xét hồ sơ đề nghị phê duyệt điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Thành phần Hội đồng bao gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, nhà khoa học và các tổ chức liên quan, để xem xét hồ sơ khoanh định khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
c) Hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt điều chỉnh khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
d) Công bố danh mục khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia sau khi được phê duyệt điều chỉnh.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải lập hồ sơ đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
b) Báo cáo đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khoáng sản dự trữ với các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật Địa chất và khoáng sản;
c) Bản đồ hiện trạng khu vực thực hiện dự án đầu tư, thể hiện ranh giới, vị trí các hạng mục công trình có khả năng tác động đến khoáng sản dự trữ, tỷ lệ tối thiểu 1:10.000;
d) Các tài liệu pháp lý liên quan đến dự án đầu tư, bao gồm: Báo cáo nghiên cứu liên khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, quyết định phê duyệt quy hoạch liên quan đến dự án đầu tư (nếu có).
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia phải lập hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này và gửi về Bộ Nông nghiệp và Môi trường để thẩm định, cho ý kiến.
1. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đánh giá mức độ ảnh hưởng đến khoáng sản thuộc đối tượng dự trữ khi thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì thẩm định hồ sơ đánh giá mức độ ảnh hưởng, lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Sau khi nhận được các ý kiến có liên quan, trong thời gian 05 ngày làm việc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về nội dung quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật Địa chất và khoáng sản.
3. Tổ chức, cá nhân được chấp thuận thực hiện dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia có trách nhiệm theo dõi, giám sát và báo cáo định kỳ về tác động của dự án đến khoáng sản dự trữ cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 22. Thu hồi khoáng sản dự trữ quốc gia trong quá trình thực hiện dự án
1. Việc thu hồi khoáng sản là đối tượng dự trữ trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được thực hiện theo quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều 33 của Luật Địa chất và khoáng sản và được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phương án thu hồi khoáng sản như đối với việc thu hồi khoáng sản nhóm I quy định tại khoản 2 Điều 96 của Nghị định này.
3. Trường hợp phát hiện khoáng sản nhóm I khác so với khoáng sản dự trữ, tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư phải báo cáo ngay Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, quản lý, bảo vệ hoặc cho phép thu hồi.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều 98 của Nghị định này.
HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, THU HỒI KHOÁNG SẢN, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
1. Việc gửi hồ sơ, tiếp nhận, giải quyết và thông báo kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính trong hoạt động khoáng sản, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản, thu hồi khoáng sản được thực hiện thông qua một trong các hình thức gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của tổ chức, cá nhân và được thực hiện theo quy định của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện việc nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trong hoạt động khoáng sản, thu hồi khoáng sản.
3. Việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện như sau:
a) Trong quá trình thẩm định, trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, trường hợp phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện, trong đó nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. Việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ thực hiện một lần. Trường hợp hồ sơ sau hoàn thiện không đáp ứng theo yêu cầu bổ sung, hoàn thiện lần đầu thì có thể đề nghị bổ sung, hoàn thiện lại, nhưng không được phát sinh nội dung yêu cầu mới;
b) Trường hợp sau khi bổ sung, hoàn thiện lại mà hồ sơ vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan thẩm định hồ sơ dừng thẩm định và thực hiện thủ tục trả lại hồ sơ.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đồng thời thủ tục gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện tích hợp chung nhiều thủ tục vào một thủ tục hành chính và được thực hiện như sau:
a) Văn bản đề nghị gia hạn và điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc giấy phép khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản;
b) Điều kiện và thành phần hồ sơ được thực hiện theo quy định của Nghị định này và bảo đảm không trùng lặp về thành phần của hồ sơ;
c) Thời hạn giải quyết hồ sơ tích hợp bằng thời hạn giải quyết thủ tục hành chính gia hạn, điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dài nhất.
5. Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc giấy phép khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản.
6. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, dữ liệu và các tài liệu trong hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính trong hoạt động khoáng sản, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản, thu hồi khoáng sản.
Điều 24. Quy định chung về giải quyết thủ tục thẩm định, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản
1. Việc gửi hồ sơ, tiếp nhận, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với hoạt động thẩm định, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản được thực hiện như quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 của Nghị định này.
2. Thời gian sau đây không tính vào thời hạn thẩm định, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản:
a) Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản theo yêu cầu;
b) Thời gian tổ chức, cá nhân thực hiện bổ sung công trình thăm dò theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Cơ quan thẩm định hồ sơ thủ tục hành chính trong hoạt động khoáng sản:
a) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
b) Sở Nông nghiệp và Môi trường đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Cơ quan giúp việc thẩm định hồ sơ công nhận kết quả thăm dò khoáng sản:
a) Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với hồ sơ đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
b) Sở Nông nghiệp và Môi trường đối với hồ sơ đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Cơ quan thẩm định hồ sơ xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản:
a) Sở Nông nghiệp và Môi trường đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công cơ quan chuyên môn thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 75 Luật Địa chất và khoáng sản.
Mục 2. THĂM DÒ KHOÁNG SẢN NHÓM I, II VÀ III
Điều 26. Yêu cầu về năng lực tài chính để thực hiện đề án thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải có vốn chủ sở hữu hoặc bảo lãnh ngân hàng bảo đảm 100% của tổng dự toán đề án thăm dò khoáng sản và có hồ sơ năng lực tài chính theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Đối với doanh nghiệp mới thành lập trong năm nộp hồ sơ, hồ sơ năng lực tài chính gồm bản chính hoặc bản sao y hoặc bản điện tử của ít nhất một trong các văn bản sau:
a) Biên bản giao nhận tài sản góp vốn;
b) Giấy chứng nhận phần vốn góp của các thành viên công ty, sổ đăng ký thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Sổ đăng ký cổ đông, chứng từ thanh toán cổ phần đăng ký mua của các cổ đông sáng lập đối với Công ty cổ phần;
d) Giấy chứng nhận phần vốn góp của các thành viên công ty;
đ) Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức hoặc chứng từ chứng minh vốn đã góp của chủ sở hữu Công ty;
e) Văn bản chứng minh vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
3. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới thành lập trong năm nộp hồ sơ, hồ sơ năng lực tài chính gồm bản chính hoặc bản sao y hoặc bản điện tử của ít nhất một trong các văn bản sau:
a) Giấy chứng nhận góp vốn của các thành viên, hợp tác xã thành viên;
b) Văn bản chứng minh đã nhận được các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các khoản được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.
4. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập từ năm trước năm nộp hồ sơ trở về trước, hồ sơ năng lực tài chính phải có báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất.
5. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ năng lực tài chính.
Điều 27. Tiêu chuẩn của nhân sự phụ trách kỹ thuật thăm dò khoáng sản
1. Đối với đề án thăm dò khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhân sự phụ trách kỹ thuật thăm dò khoáng sản bao gồm chủ nhiệm đề án thăm dò và các nhân viên kỹ thuật phụ trách chuyên ngành.
2. Chủ nhiệm đề án thăm dò phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Luật Địa chất và khoáng sản và các quy định sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên thuộc ngành địa chất, khoáng sản (chuyên ngành địa chất thăm dò, kỹ thuật địa chất hoặc tương đương); đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình; có chứng chỉ chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản do tổ chức đào tạo chuyên ngành về địa chất thăm dò khoáng sản hoặc tương đương với chuyên ngành về địa chất thăm dò khoáng sản cấp;
c) Đối với đề án thăm dò khoáng sản nhóm I hoặc nhóm II, phải có kinh nghiệm tham gia thi công đề án điều tra địa chất hoặc thăm dò khoáng sản tối thiểu 05 năm với vai trò theo văn bằng được đào tạo quy định tại điểm b khoản này. Đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, chủ nhiệm đề án thăm dò còn phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là nhân viên kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò khoáng sản độc hại hoặc đã làm chủ nhiệm ít nhất 01 đề án thăm dò khoáng sản từ bước lập đề án đến bước lập báo cáo kết quả thăm dò được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Đối với các đề án thăm dò khoáng sản nhóm III, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là nhân viên kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò khoáng sản.
3. Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ được thực hiện chức trách khi có quyết định giao nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản.
4. Trong cùng một thời gian, chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản chỉ được phụ trách tối đa 02 đề án thăm dò khoáng sản. Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản phải có thời gian chỉ đạo thi công ít nhất bằng 25% thời gian thi công đề án thăm dò được quy định trong giấy phép thăm dò khoáng sản khi lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
5. Nhân viên kỹ thuật phụ trách chuyên ngành phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và thời gian kinh nghiệm như sau:
a) Đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian tham gia thi công đề án điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản tối thiểu 05 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 03 năm đối với người có trình độ đại học; trong đó, có ít nhất 01 năm tham gia thi công đề án điều tra địa chất hoặc thăm dò đối với khoáng sản độc hại;
b) Đối với các đề án thăm dò khoáng sản nhóm I hoặc nhóm II, phải có thời gian tham gia thi công đề án điều tra địa chất hoặc thăm dò khoáng sản tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 02 năm đối với người có trình độ đại học;
c) Đối với các đề án thăm dò khoáng sản nhóm III, phải có thời gian tham gia thi công đề án điều tra địa chất hoặc thăm dò khoáng sản tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp nghề hoặc 01 năm đối với người có trình độ đại học.
Điều 28. Yêu cầu về thiết bị, công cụ chuyên dùng thi công công trình thăm dò khoáng sản
1. Thiết bị, công cụ chuyên dùng (trực tiếp sở hữu hoặc thuê của tổ chức, cá nhân khác) để thi công công trình thăm dò khoáng sản phải bảo đảm số lượng, chất lượng, tính năng kỹ thuật đáp ứng với hạng mục, công việc trong đề án thăm dò khoáng sản.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp thăm dò khoáng sản phóng xạ, đất hiếm còn phải có thiết bị, công cụ chuyên dụng đáp ứng các yêu cầu về an toàn phóng xạ theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Điều 29. Hồ sơ kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản phải có hồ sơ kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 27 và 28 của Nghị định này.
2. Hồ sơ kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này được quản lý, lưu giữ tại tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản và tổ chức kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của hồ sơ kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản.
1. Đối với khu vực khoáng sản được khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 143 của Nghị định này, việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để xem xét cấp giấy phép thăm dò khoáng sản theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Lựa chọn tổ chức, cá nhân được xác định trong quyết định phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản là chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản;
b) Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân được để cấp giấy phép thăm dò khoáng sản tại các khu vực không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, khoản 4 Điều này và Điều 31 của Nghị định này.
2. Đối với khu vực khoáng sản được khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 143 của Nghị định này, chỉ lựa chọn các doanh nghiệp là nhà đầu tư trong nước theo quy định của pháp luật về đầu tư để cấp giấy phép thăm dò khoáng sản và được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, khoản 4 Điều này và Điều 31 của Nghị định này. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản có trách nhiệm lấy ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về biên phòng Việt Nam.
3. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 8 Điều 143 của Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hết thời gian thông báo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Nghị định này mà chỉ có 01 tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ được lựa chọn để xem xét cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Trường hợp hết thời gian thông báo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Nghị định này mà có từ 02 tổ chức, cá nhân trở lên nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản, việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để xem xét cấp giấy phép thăm dò khoáng sản được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có vốn chủ sở hữu lớn nhất và đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 26 của Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính trong hoạt động khoáng sản đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đang có hoạt động khai thác khoáng sản.
Quy trình lựa chọn tổ chức, cá nhân để xem xét cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này được thực hiện như sau:
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ gồm các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 36 của Nghị định này về cơ quan tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầu tiên có nhu cầu thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân đó, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản tại trụ sở cơ quan, trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
Thời hạn thông báo là 10 ngày, kể từ ngày có thông báo nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầu tiên.
3. Trong thời hạn thông báo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản của các tổ chức, cá nhân khác (nếu có); tiếp tục thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân đó tại trụ sở cơ quan, trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho đến khi kết thúc 10 ngày đăng thông báo đầu tiên.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc công việc quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân khác và chuyển hồ sơ đã tiếp nhận cho cơ quan thẩm định để tiến hành lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định này.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc công việc tại khoản 4 Điều này, cơ quan thẩm định hồ sơ trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra thông báo kết quả lựa chọn tới tổ chức, cá nhân được lựa chọn để xem xét cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
Đối với các tổ chức, cá nhân không được lựa chọn để xem xét cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về lý do không được lựa chọn.
6. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo công khai kết quả lựa chọn tổ chức, cá nhân được xem xét cấp giấy phép thăm dò khoáng sản trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
7. Tổ chức, cá nhân được lựa chọn để xem xét cấp giấy phép thăm dò khoáng sản có trách nhiệm gửi bổ sung đầy đủ các tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Nghị định này về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
8. Quy trình, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này.
Điều 32. Khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
1. Việc lấy mẫu trên mặt đất theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật Địa chất và khoáng sản thực hiện theo quy định sau:
a) Tùy theo từng đối tượng, mục tiêu thăm dò, tổ chức, cá nhân lựa chọn lấy các loại mẫu sau: Mẫu trọng sa, kim lượng, mẫu thạch học, khoáng tướng, mẫu rãnh lấy tại các vết lộ, gồm cả mẫu rãnh tại các vết lộ, các công trình khảo sát, thăm dò khoáng sản đã thực hiện trước đó (nếu có);
b) Số lượng mỗi loại mẫu không quá 50 mẫu. Trọng lượng 01 mẫu rãnh không quá 15 kg, đối với mẫu đá ốp lát có thể tích không quá 0,4 m;
c) Thời gian khảo sát và lấy mẫu trên mặt đất không quá 01 tháng.
2. Trước thời điểm khảo sát, lấy mẫu ít nhất 07 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải gửi văn bản thông báo kế hoạch khảo sát, lấy mẫu đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu vực dự kiến thăm dò khoáng sản.
3. Văn bản thông báo kế hoạch khảo sát, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị khảo sát;
b) Phạm vi khảo sát, đánh giá;
c) Phương pháp, biện pháp kỹ thuật;
d) Thời gian thực hiện.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu văn bản thông báo kế hoạch khảo sát, lấy mẫu trên mặt đất.
Điều 33. Nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản
Việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản phải phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 43 của Luật Địa chất và khoáng sản và các yêu cầu sau đây:
1. Khu vực cấp phép thăm dò khoáng sản nằm trong phạm vi khu vực đã được xác định trong quy hoạch khoáng sản. Đối với khu vực thăm dò nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, trường hợp diện tích quy hoạch có ít nhất 03 điểm khép góc, vị trí lỗ khoan cấp phép thăm dò phải nằm trong diện tích theo quy hoạch; trường hợp quy hoạch không có diện tích mà chỉ có 01 điểm tọa độ lỗ khoan, vị trí lỗ khoan cấp phép thăm dò phải nằm trong bán kính 30 m tính theo tọa độ lỗ khoan đã được quy hoạch;
2. Trường hợp quy hoạch khoáng sản xác định chiều sâu thăm dò, việc cấp giấy phép thăm dò không được vượt quá chiều sâu thăm dò theo quy hoạch khoáng sản.
3. Việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản tại khu vực đang có hoạt động khoáng sản theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 43 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện trên nguyên tắc việc bố trí, thi công các công trình thăm dò phải bảo đảm an toàn cho hoạt động khoáng sản theo giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp.
4. Việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản phải thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
5. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, lâm nghiệp, di sản văn hóa và pháp luật khác có liên quan.
Điều 34. Bổ sung khối lượng công tác thăm dò khi giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết thời hạn
1. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã thực hiện đầy đủ khối lượng công tác thăm dò theo đề án thăm dò mà giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết thời hạn nhưng phải bổ sung khối lượng công tác thăm dò theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có trách nhiệm lập kế hoạch thi công bổ sung khối lượng công tác thăm dò khoáng sản, trong đó nêu cụ thể khối lượng các hạng mục công trình cần thi công bổ sung, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thi công và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò xem xét chấp thuận trước khi tổ chức thực hiện.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kế hoạch thi công bổ sung của tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thăm dò khoáng sản tổ chức xem xét, có ý kiến chấp thuận bằng văn bản. Trường hợp cần thiết hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện trước khi ban hành văn bản chấp thuận.
3. Giá trị tương ứng với khối lượng công tác thăm dò bổ sung được tính chung vào tổng dự toán của toàn bộ đề án thăm dò.
4. Trước khi thực hiện, tổ chức, cá nhân phải thông báo kế hoạch thăm dò bổ sung cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hoạt động thăm dò khoáng sản. Đối với giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thông báo còn phải được gửi đến Sở Nông nghiệp và Môi trường cấp tỉnh để phối hợp quản lý.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu kế hoạch thi công bổ sung khối lượng công tác thăm dò khoáng sản.
Điều 35. Thăm dò xuống sâu và mở rộng đối với tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản hợp pháp
1. Khu vực khoáng sản được xem xét cấp giấy phép thăm dò xuống sâu và mở rộng quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 của Luật Địa chất và khoáng sản phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, i và k khoản 2 Điều 59 của Luật Địa chất và khoáng sản đến thời điểm đề nghị thăm dò xuống sâu và mở rộng;
c) Khu vực khoáng sản đề nghị cấp phép thăm dò xuống sâu và mở rộng đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Khu vực khoáng sản được xem xét cấp phép thăm dò xuống sâu và mở rộng khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:
a) Khu vực đề nghị thăm dò xuống sâu và mở rộng phải nằm liền kề với khu vực khai thác khoáng sản đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản và không thuộc khu vực đã được quy hoạch để thăm dò, khai thác khoáng sản cho dự án độc lập khác; có sự liên kết thuận lợi về giao thông, địa lý nhằm sử dụng hiệu quả các công trình của dự án khai thác, chế biến khoáng sản có sẵn;
b) Loại khoáng sản thăm dò xuống sâu và mở rộng phải cùng loại khoáng sản đã được cấp giấy phép khai thác;
c) Thăm dò mở rộng hoặc thăm dò xuống sâu để khoanh định hết thân khoáng, bảo đảm hiệu quả kinh tế, an toàn khi thăm dò, khai thác mở rộng hoặc xuống sâu.
3. Trường hợp khu vực thăm dò xuống sâu và mở rộng là khu vực khoáng sản nằm xen kẹp giữa các khu vực khai thác khoáng sản của từ 02 tổ chức, cá nhân trở lên, việc cấp giấy phép thăm dò xuống sâu và mở rộng được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Khu vực thăm dò xuống sâu và mở rộng phải đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Diện tích, ranh giới cấp giấy phép thăm dò xuống sâu và mở rộng cho từng tổ chức, cá nhân được xác định trên cơ sở thống nhất, thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thăm dò, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường.
c) Việc cấp giấy phép thăm dò xuống sâu và mở rộng được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, khoản 4 Điều 33; Điều 36; Điều 42 của Nghị định này.
4. Đối với các khu vực khoáng sản đã được khoanh định, công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường trước khi xem xét, cấp giấy phép thăm dò mở rộng và xuống sâu và chỉ cấp phép sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Điều 36. Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều 37 của Luật Địa chất và khoáng sản được xem xét cấp giấy phép thăm dò khoáng sản khi thuộc các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
b) Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn cấp giấy phép thăm dò khoáng sản không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại Điều 30 của Nghị định này;
c) Tổ chức, cá nhân đã tham gia điều tra địa chất về khoáng sản theo quy định tại Điều 22 của Luật Địa chất và khoáng sản và Điều 9 của Nghị định này.
d) Tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu, điều kiện quy định tại Điều 35 của Nghị định này;
đ) Tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công các dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án đầu tư công khẩn cấp, công trình, hạng mục công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia có đề xuất thăm dò khoáng sản tại khu vực đã được khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo tiêu chí quy định tại khoản 5 Điều 143 của Nghị định này;
e) Tổ chức, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thăm dò khoáng sản tại khu vực đã được khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo tiêu chí quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 143 của Nghị định này;
g) Tổ chức, cá nhân đã được chấp thuận thăm dò khoáng sản tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét cấp giấy phép thăm dò khoáng sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính quy định tại Điều 26 của Nghị định này;
b) Có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản theo quy định của Nghị định này trong trường hợp trực tiếp thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản hoặc có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản quy định tại các Điều 27, Điều 28 của Nghị định này để thực hiện đề án thăm dò khoáng sản;
c) Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp quyết định thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài;
d) Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có ý kiến bằng văn bản về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá an toàn theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử đối với trường hợp đề nghị thăm dò khoáng sản phóng xạ.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (bản chính);
c) Đề án thăm dò khoáng sản và các bản vẽ kèm theo (bản chính);
d) Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính quy định tại Điều 26 của Nghị định này (bản sao y);
đ) Hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản để thực hiện thăm dò khoáng sản theo giấy phép thăm dò khoáng sản trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản không trực tiếp thực hiện thi công đề án thăm dò khoáng sản (bản sao y).
Điều 37. Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Việc gia hạn giấy phép thăm dò được thực hiện để kéo dài thời hạn thăm dò khi giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn nhưng chưa hoàn thành khối lượng công việc theo đề án thăm dò và thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 44 của Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản được xem xét gia hạn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất 45 ngày tại thời điểm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn;
Trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít hơn 45 ngày, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bất khả kháng, trước khi xem xét gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.
b) Tổ chức, cá nhân phải thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản tại thời điểm gia hạn; trường hợp phải tiếp tục gia hạn lần 2 thì phải thực hiện được ít nhất 50% dự toán còn lại kể từ lần gia hạn trước.
3. Trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thì tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải tạm dừng thi công, đồng thời có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản, công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho đến khi được gia hạn.
4. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản (bản chính);
b) Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến thời điểm đề nghị và kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo (bản chính).
5. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản có trách nhiệm xem xét gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, được gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản, kể cả trong trường hợp trong quá trình giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu thành phần hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.
Điều 38. Cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Việc cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản được thực hiện trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 44 của Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân được xem xét cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Tại thời điểm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản (bao gồm cả thời gian gia hạn), giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất 45 ngày;
Trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít hơn 45 ngày, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bất khả kháng, trước khi xem xét cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản.
b) Tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò đã và đang thực hiện các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 47 của Luật Địa chất và khoáng sản và quy định trong giấy phép thăm dò khoáng sản tính đến thời điểm cấp lại kèm theo các văn bản chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ;
c) Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm b khoản này tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép đối với giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
3. Trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản (kể cả thời gian gia hạn) đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thì tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải tạm dừng thi công, đồng thời có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản, công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho đến khi được cấp lại giấy phép.
4. Trường hợp không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải thực hiện các công việc khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Luật Địa chất và khoáng sản.
5. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò (bản chính);
b) Báo cáo kết quả hoạt động thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến thời điểm đề nghị, trong đó có nội dung về kế hoạch thăm dò khoáng sản tiếp theo (bản chính);
c) Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (bản chính);
6. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản có trách nhiệm xem xét cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, được cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản, kể cả trong trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực.
7. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản.
Điều 39. Điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Việc điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
b) Một phần diện tích thăm dò khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
c) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản thay đổi tên gọi.
2. Tại thời điểm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất 45 ngày đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, 15 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Trường hợp thời gian hiệu lực của giấy phép thăm dò khoáng sản ít hơn thời gian quy định tại khoản này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bất khả kháng, trước khi xem xét điều chỉnh hoặc điều chỉnh và gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản.
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, việc điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không phải lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản; có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản, công trình thăm dò và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày một phần diện tích thăm dò bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có quyết định điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản.
4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản trong đó thể hiện cụ thể tọa độ, diện tích khu vực đề nghị điều chỉnh (bản chính);
c) Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã thực hiện đến thời điểm đề nghị điều chỉnh (bản chính).
5. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản (bản chính);
b) Các văn bản, tài liệu liên quan đến thay đổi tên gọi, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (bản chính hoặc bản sao y).
6. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này; được điều chỉnh và gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản trong trường hợp trong quá trình giải quyết hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản mà giấy phép thăm dò khoáng sản hết hiệu lực.
7. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu thành phần hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản.
Điều 40. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được xem xét cho phép chuyển nhượng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Giấy phép thăm dò khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận được hồ sơ đề nghị chuyển nhượng;
c) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 37 của Luật Địa chất và khoáng sản và Điều 26 của Nghị định này.
d) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 47 của Luật Địa chất và khoáng sản và quy định trong giấy phép thăm dò khoáng sản tính đến thời điểm chuyển nhượng kèm theo các văn bản chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ;
đ) Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm d khoản này tính đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng đối với giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
e) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp quyết định thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp nước ngoài.
2. Hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (bản chính);
b) Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và việc thực hiện nghĩa vụ theo giấy phép thăm dò khoáng sản đã được cấp tính đến thời điểm chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng (bản chính);
c) Hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (bản sao y);
d) Hồ sơ năng lực tài chính quy định tại Điều 26 của Nghị định này của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng (bản sao y);
đ) Hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản để thực hiện thăm dò khoáng sản theo giấy phép thăm dò khoáng sản trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản không trực tiếp thực hiện thi công đề án thăm dò khoáng sản (bản sao y).
3. Nội dung chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng phải thể hiện rõ số lượng, khối lượng các hạng mục công việc, chi phí thăm dò đã thực hiện tính đến thời điểm chuyển nhượng; giá trị chuyển nhượng và trách nhiệm giữa các bên khi thực hiện các công việc và nghĩa vụ sau khi chuyển nhượng; số lượng, khối lượng các hạng mục công việc, dự toán thăm dò chưa thực hiện; nghĩa vụ tiếp tục thi công đề án thăm dò sau khi chuyển nhượng.
Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện thăm dò theo giấy phép thăm dò khoáng sản đến khi hết hạn hoặc đề nghị trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định tại Điều 41 của Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản kế thừa quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được quy định trong giấy phép thăm dò khoáng sản và thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu thành phần hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
Điều 41. Trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Việc trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản được thực hiện trong trường hợp giấy phép còn thời hạn nhưng tổ chức, cá nhân không thể triển khai thăm dò hoặc không thể tiếp tục thực hiện thăm dò.
2. Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản trong trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản gồm: Văn bản đề nghị trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản (bản chính); giấy phép thăm dò khoáng sản (bản chính).
3. Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản:
a) Văn bản đề nghị trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản (bản chính);
b) Giấy phép thăm dò khoáng sản (bản chính);
c) Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (bản chính);
d) Báo cáo kết quả thực hiện công tác thăm dò khoáng sản đến thời điểm đề nghị trả lại (bản chính hoặc bản sao y).
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu thành phần hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản.
Điều 42. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Việc tiếp nhận, thẩm định, cấp giấy phép thăm dò khoáng sản và trả kết quả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và các Điều 23 và 25 của Nghị định này.
2. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Nghị định này về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ để tổ chức thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
3. Thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 70 ngày (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này), cơ quan thẩm định hồ sơ thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra nội dung hồ sơ;
b) Gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản; gửi đề án thăm dò khoáng sản đến các Ủy viên phản biện, cơ quan chuyên môn về địa chất, khoáng sản, chuyên gia (trong trường hợp cần thiết) để lấy ý kiến nhận xét về nội dung của đề án thăm dò khoáng sản. Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn đề nghị cho ý kiến, nếu cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được xem như đã đồng ý;
c) Hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản; tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;
d) Tiến hành kiểm tra thực địa;
đ) Tổ chức họp Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản theo quy định tại Điều 43 của Nghị định này trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án thăm dò khoáng sản, cơ quan thẩm định hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án kèm theo biên bản phiên họp của Hội đồng và bản nhận xét của các Ủy viên Hội đồng;
e) Tổng hợp hồ sơ, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép để xem xét, quyết định việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
4. Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cấp giấy phép thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản để nhận kết quả.
6. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung, việc thẩm định hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan thẩm định trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
b) Trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, chỉnh sửa hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đã hướng dẫn nhưng tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không đúng theo yêu cầu. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, tiếp tục tiến hành thẩm định hồ sơ. Thời gian thẩm định còn lại sau khi nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân tăng thêm 25 ngày.
Điều 43. Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản
1. Đối với đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản và được thực hiện như sau:
a) Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản có ít nhất là 09 thành viên gồm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng cùng các Ủy viên hội đồng, trong đó có 02 Ủy viên phản biện có chuyên môn về địa chất, khoáng sản và 01 Ủy viên Thư ký hội đồng;
b) Ủy viên phản biện phải có trình độ đại học trở lên đối với một trong các chuyên ngành địa chất (chuyên ngành địa chất thăm dò, kỹ thuật địa chất hoặc tương đương; đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình).
2. Đối với đề án thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định gồm một số thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và một số chuyên gia đáp ứng yêu cầu như Ủy viên phản biện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này để thẩm định đề án thăm dò khoáng sản trước khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản theo thẩm quyền.
1. Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được thực hiện theo quy định tại các Điều 23, Điều 25 và các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
2. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản theo quy định về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ để tổ chức thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
3. Thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 30 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản và không quá 20 ngày đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều này), cơ quan thẩm định hồ sơ thực hiện các công việc sau:
a) Gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan. Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn đề nghị cho ý kiến, nếu cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được xem như đã đồng ý;
Ngoài các ý kiến về các vấn đề có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 38 hoặc điểm đ khoản 1 Điều 40 của Nghị định này đối với giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
b) Hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; thẩm định các tài liệu trong hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến đề nghị cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; kiểm tra thực địa. Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định hồ sơ lấy ý kiến chuyên gia, cơ quan chuyên môn về kết quả thực hiện đề án thăm dò khoáng sản nhưng tổng thời gian thực hiện không vượt quá thời gian quy định tại khoản này;
c) Hoàn thiện và trình hồ sơ cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản xem xét, quyết định.
4. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản quyết định việc cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản:
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
6. Trình tự thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản trong trường hợp thay đổi tên tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản
a) Tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản kèm theo văn bản minh chứng việc đổi tên theo quy định;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản thực hiện điều chỉnh giấy phép thăm dò khoáng sản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được các văn bản quy định điểm a khoản này;
c) Việc trả kết quả giải quyết hồ sơ được thực hiện theo khoản 5 Điều này.
7. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung, việc thẩm định hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan thẩm định thực hiện thủ tục trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
b) Trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, chỉnh sửa hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đã hướng dẫn nhưng tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không đúng theo yêu cầu. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, tiếp tục tiến hành thẩm định hồ sơ. Thời gian thẩm định còn lại sau khi nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân tăng thêm 25 ngày.
Điều 45. Giám sát thi công thăm dò khoáng sản, chấp thuận thay đổi nội dung đề án thăm dò khoáng sản
1. Đề án thăm dò khoáng sản, văn bản chấp thuận bổ sung khối lượng thăm dò, kế hoạch thăm dò bổ sung phải được giám sát thi công thăm dò theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
2. Việc thăm dò vượt quá mức sâu đã xác định trong đề án thăm dò được thực hiện như sau:
a) Trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này, trong quá trình thi công đề án thăm dò khoáng sản, tổ chức, cá nhân được thi công công trình khoan vượt mức sâu theo thiết kế của đề án để bảo đảm khống chế hết thân khoáng sản được phép thăm dò và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 1 Điều 43 của Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Trường hợp thăm dò vượt quá mức sâu đã xác định trong đề án thăm dò mà có khả năng ảnh hưởng đến các công trình khác dưới sâu trong cùng phạm vi diện tích khu vực thăm dò, tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để xem xét, quyết định.
3. Trong quá trình thi công đề án thăm dò khoáng sản, tùy theo diễn biến thực tế mà phải bổ sung khối lượng, hạng mục công việc thi công, tổ chức, cá nhân phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép xem xét, chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Bổ sung số lượng mẫu công nghệ hoặc moong khai thác thử;
b) Điều chỉnh phương pháp thăm dò; giảm khối lượng công tác thăm dò dẫn đến giảm hơn 10% tổng dự toán của đề án thăm dò;
c) Bổ sung phương pháp, khối lượng các hạng mục công việc thăm dò để đánh giá chất lượng, trữ lượng, tài nguyên khoáng sản khác mới phát hiện trong quá trình thăm dò.
4. Tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản có văn bản đề nghị chấp thuận nội dung điều chỉnh đề án thăm dò kèm theo báo cáo về các nội dung điều chỉnh quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản để xem xét, giải quyết.
5. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản có trách nhiệm xem xét, chấp thuận bằng văn bản. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
6. Văn bản chấp thuận nội dung điều chỉnh đề án thăm dò khoáng sản là một bộ phận không tách rời với giấy phép thăm dò khoáng sản đã được cấp cho tổ chức.
7. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu văn bản đề nghị chấp thuận nội dung điều chỉnh đề án thăm dò khoáng sản; quy định chi tiết khoản 1 Điều này và định mức kinh tế kỹ thuật công tác giám sát thi công thăm dò khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản được thực hiện quyền ưu tiên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 48 Luật Địa chất và khoáng sản và khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân được thực hiện quyền ưu tiên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản khi đã hết thời hạn ưu tiên trong các trường hợp sau:
a) Do sự kiện bất khả kháng, trường hợp bất khả kháng được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự;
b) Khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm dừng hoặc hạn chế việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản phải chờ kết quả nghiên cứu, thử nghiệm đối với dự án có điều kiện khai thác phức tạp, phải lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Khi tổ chức, cá nhân đã nộp đủ, đúng hạn hồ sơ đề nghị phê duyệt hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, thủ tục về thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết mà không phải do lỗi của tổ chức, cá nhân.
Điều 47. Thăm dò khoáng sản sử dụng vốn ngân sách nhà nước
1. Nguyên tắc sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thăm dò khoáng sản:
a) Chỉ sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ thăm dò khoáng sản thuộc danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng, hoặc khoáng sản có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và đấu thầu;
c) Ưu tiên các khu vực có tiềm năng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia.
2. Lập và phê duyệt danh mục khu vực thăm dò khoáng sản sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh mục các khu vực thăm dò khoáng sản sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của bộ, phê duyệt danh mục để tổ chức thực hiện;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh mục các khu vực thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua trước khi quyết định;
c) Danh mục các khu vực thăm dò khoáng sản được phê duyệt phải được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan phê duyệt và gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường để theo dõi, quản lý; trừ trường hợp thuộc đối tượng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản:
a) Các đề án thăm dò khoáng sản sử dụng vốn ngân sách nhà nước được tổ chức thực hiện theo hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 108 của Luật Địa chất và khoáng sản chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu, ký kết hợp đồng và giám sát quá trình thực hiện đề án thăm dò khoáng sản;
c) Tổ chức được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm và cam kết thực hiện đề án đúng tiến độ, chất lượng.
4. Nội dung và yêu cầu đối với đề án thăm dò khoáng sản:
a) Đề án thăm dò khoáng sản phải bảo đảm nội dung kỹ thuật, phạm vi thăm dò, phương pháp thăm dò và dự toán kinh phí phù hợp với mục tiêu được phê duyệt;
b) Kết quả thăm dò phải được kiểm tra, nghiệm thu và lưu trữ theo quy định của pháp luật về địa chất và khoáng sản và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Quản lý, sử dụng và công khai kết quả thăm dò khoáng sản:
a) Kết quả thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu nhà nước và được quản lý bởi cơ quan có thẩm quyền;
b) Việc khai thác, sử dụng kết quả thăm dò phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Kết quả thăm dò có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc phục vụ các mục tiêu khác theo quy định pháp luật.
Điều 48. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản
1. Hồ sơ trình đề nghị thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản của cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về địa chất, khoáng sản, cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản;
b) Văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản đề nghị thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản (nếu có);
c) Bản sao quyết định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 của Luật Địa chất và khoáng sản;
d) Bản sao quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật Địa chất và khoáng sản;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đã được cấp;
e) Báo cáo kết quả rà soát, kiểm tra hồ sơ, tài liệu đề xuất thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản kèm theo các tài liệu xác minh, làm rõ về đề xuất thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản:
a) Cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về địa chất, khoáng sản, cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản đề nghị thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của cơ quan nào gửi hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản kèm theo các tài liệu chứng minh đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đó;
b) Trong thời hạn 20 ngày, cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản gửi tới tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản thông báo về việc thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản và yêu cầu việc báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong thăm dò khoáng sản theo giấy phép thăm dò khoáng sản đã được cấp cùng đề xuất, kiến nghị về việc thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản (nếu có);
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản và phối hợp với các cơ quan có liên quan để xác minh, làm rõ các nội dung đề nghị thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản, tiến hành kiểm tra thực địa; tổ chức làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân có giấy phép thăm dò khoáng sản.
Trong thời hạn 20 ngày (kể từ ngày văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định hồ sơ được ban hành) cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Thời gian cơ quan được lấy ý kiến xem xét trả lời không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;
d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành các công việc tại điểm c khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ trình đề nghị thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, kèm theo dự thảo quyết định thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc văn bản trả lời về việc không thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc thu hồi hoặc không thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản từ cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc thu hồi hoặc không thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm gửi quyết định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản để nộp lại giấy phép thăm dò khoáng sản đã được cấp và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hoạt động thăm dò khoáng sản có trách nhiệm giám sát việc thực hiện.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu quyết định thu hồi giấy phép thăm dò khoáng sản.
Mục 3. THẨM ĐỊNH, CÔNG NHẬN KẾT QUẢ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Điều 49. Hồ sơ đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản
1. Thành phần hồ sơ bao gồm các bản chính sau đây:
a) Văn bản đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản;
b) Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản hoặc báo cáo kết quả thăm dò bổ sung công trình nâng cấp trữ lượng khoáng sản;
c) Các phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thủy có liên quan; tài liệu luận giải chỉ tiêu tính trữ lượng;
d) Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình thăm dò khoáng sản đã thi công của tổ chức, cá nhân.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ bằng bản giấy, các tài liệu quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này còn phải được gửi bản số được lưu trữ trên thiết bị lưu trữ (USB).
1. Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản và trả kết quả đối với hồ sơ đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản được thực hiện theo quy định tại các Điều 23, 24 và 25 và các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Trong thời hạn 90 ngày, việc tiếp nhận, thẩm định, trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia xem xét công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thực hiện theo trình tự sau:
a) Tiếp nhận hồ sơ;
b) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ, tạm dừng việc thẩm định hồ sơ và có văn bản gửi cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ để thông báo trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đã hướng dẫn nhưng tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không đúng theo yêu cầu. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, tiếp tục tiến hành thẩm định hồ sơ;
c) Lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia về các nội dung có liên quan trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản;
d) Hoàn thành việc tổng hợp, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu trình Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia xem xét, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản.
Trong quá trình tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và thẩm định hồ sơ, trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, cơ quan giúp việc thẩm định hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, chỉnh sửa hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Hồ sơ bổ sung nộp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
3. Thẩm định hồ sơ, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản:
Trong thời hạn không quá 25 ngày, kể từ ngày hoàn thành nội dung công việc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan giúp việc thẩm định hồ sơ báo cáo Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia để tổ chức họp thẩm định, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản theo trình tự như sau:
a) Triệu tập thành viên hội đồng, tổ chức phiên họp Hội đồng thẩm định hồ sơ kết quả thăm dò khoáng sản. Kết thúc phiên họp của Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia, cơ quan thẩm định gửi văn bản thông báo kết luận của Chủ tịch Hội đồng, kèm theo biên bản họp Hội đồng đến tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản.
Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận kết quả thăm dò bổ sung, hoàn thiện báo cáo thăm dò khoáng sản tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Hội đồng;
b) Cơ quan thẩm định trình hồ sơ công nhận kết quả thăm dò khoáng sản cho Chủ tịch Hội đồng để xem xét, quyết định ký quyết định công nhận.
4. Trả kết quả công nhận kết quả thăm dò khoáng sản
Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản để nhận kết quả.
1. Kết quả thăm dò khoáng sản được thể hiện thành báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
2. Nội dung thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản bao gồm:
a) Cơ sở pháp lý, căn cứ lập báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản;
b) Kết quả thực hiện khối lượng các công trình thăm dò; chỉ tiêu tính trữ lượng; phương pháp khoanh nối và tính trữ lượng khoáng sản;
c) Độ tin cậy về trữ lượng, chất lượng và tính chất công nghệ của khoáng sản;
d) Độ tin cậy về các điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình, khí mỏ liên quan đến nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản;
đ) Độ tin cậy của tài liệu trắc địa, địa vật lý liên quan đến diện tích, tọa độ và kết quả tính trữ lượng khoáng sản.
3. Nội dung công nhận kết quả thăm dò khoáng sản:
a) Tên khoáng sản; vị trí, diện tích, tọa độ khu vực thăm dò công nhận kết quả thăm dò khoáng sản;
b) Trữ lượng và tài nguyên của khoáng sản chính, khoáng sản và thành phần có ích đi kèm (nếu có); sai số trong tính trữ lượng;
c) Phạm vi sử dụng của báo cáo kết quả thăm dò.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản; mẫu quyết định công nhận kết quả thăm dò khoáng sản.
Điều 52. Trình tự, thủ tục giao nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo hồ sơ công nhận kết quả thăm dò khoáng sản cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo hồ sơ công nhận kết quả thăm dò khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định chi tiết về trình tự, thủ tục giao nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
Điều 53. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia
1. Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ thành lập, có nhiệm vụ thẩm định, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Hội đồng có Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; 01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; các thành viên là lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Khoa học và Công nghệ và các thành viên khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị.
Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia chịu trách nhiệm về sự phù hợp của trữ lượng, tài nguyên khoáng sản đã công nhận với hồ sơ đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản và các quy định của pháp luật về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản tại thời điểm công nhận.
Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoạt động thông qua phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia triệu tập. Các thành viên Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và theo Quy chế hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ban hành.
2. Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia là cơ quan đặt tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giúp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia trong việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền; thống kê trữ lượng khoáng sản đã phê duyệt hoặc công nhận.
2. Sở Nông nghiệp và Môi trường giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận.
Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật gồm một số thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan của tỉnh và một số chuyên gia có chuyên môn về thăm dò khoáng sản để thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản trước khi công nhận kết quả thăm dò khoáng sản.
3. Thời gian thẩm định, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản tối đa là 60 ngày đối với khoáng sản nhóm I, nhóm II có quy mô phân tán, nhỏ lẻ; 45 ngày đối với khoáng sản nhóm III kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận kết quả thăm dò khoáng sản hợp lệ.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết trình tự, thủ tục thẩm định, công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền.
Mục 4. KHAI THÁC KHOÁNG SẢN NHÓM I, II VÀ III
Điều 55. Yêu cầu về năng lực tài chính để thực hiện dự án khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải có vốn chủ sở hữu bảo đảm ít nhất bằng 30% của tổng dự toán dự án đầu tư khai thác khoáng sản và có hồ sơ năng lực tài chính theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Đối với doanh nghiệp mới thành lập trong năm nộp hồ sơ, hồ sơ năng lực tài chính gồm bản chính hoặc bản sao y hoặc bản điện tử của ít nhất một trong các văn bản sau:
a) Biên bản giao nhận tài sản góp vốn;
b) Giấy chứng nhận phần vốn góp của các thành viên công ty, sổ đăng ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
c) Sổ đăng ký cổ đông, chứng từ thanh toán cổ phần đăng ký mua của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
d) Giấy chứng nhận phần vốn góp của các thành viên công ty;
đ) Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức hoặc chứng từ chứng minh vốn đã góp của chủ sở hữu công ty;
e) Văn bản chứng minh vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
3. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới thành lập trong năm nộp hồ sơ, hồ sơ năng lực tài chính gồm bản chính hoặc bản sao y hoặc bản điện tử của ít nhất một trong các văn bản sau:
a) Giấy chứng nhận góp vốn của các thành viên, hợp tác xã thành viên;
b) Văn bản chứng minh đã nhận được các khoản trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; các khoản được tặng, cho và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định.
4. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập từ năm trước năm nộp hồ sơ trở về trước, hồ sơ năng lực tài chính phải có báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất.
5. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ năng lực tài chính.
Điều 56. Ranh giới khu vực khai thác khoáng sản
1. Ranh giới khu vực khai thác khoáng sản phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 54 của Luật Địa chất và khoáng sản và được xác định theo không gian 3 chiều.
2. Khu vực khai thác khoáng sản đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là phạm vi diện tích trên bề mặt được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc; phạm vi diện tích trên bề mặt được xác định trên cơ sở bảo đảm an toàn công trình khai thác và vệ sinh nguồn nước tại giếng khoan, cụm giếng khoan hoặc mạch lộ, tập hợp các mạch lộ tự nhiên được thể hiện trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Điều 57. Nguyên tắc cấp giấy phép khai thác khoáng sản
Việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 55 của Luật Địa chất và khoáng sản và các yêu cầu sau đây:
1. Bảo đảm quy định tại Điều 56 của Nghị định này.
2. Việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đang có hoạt động khoáng sản theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 55 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Không gian cấp giấy phép khai thác không chồng lấn vào không gian đã cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Phương pháp, công nghệ khai thác phải bảo đảm an toàn cho hoạt động khoáng sản theo các giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực.
3. Không gian cấp giấy phép khai thác khoáng sản được chồng lấn vào không gian đã cấp giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực trong trường hợp phần trữ lượng khoáng sản còn lại của giấy phép đã cấp được huy động vào khai thác của dự án mới và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản đối với giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp.
Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 59 của Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Việc thu hồi khoáng sản trong phạm vi diện tích thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản (không thuộc phạm vi diện tích khai thác khoáng sản) khi tiến hành xây dựng cơ bản mỏ hoặc các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động khai thác mỏ được thực hiện theo quy định tại Điều 97 của Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân được xây dựng các hạng mục công trình phục vụ trực tiếp cho dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản trong phạm vi diện tích đã có kết quả thăm dò trên nguyên tắc thu hồi tối đa khoáng sản trước khi tiến hành thi công xây dựng các hạng mục công trình đó.
4. Việc sử dụng đất, đá thải mỏ, quặng đuôi để phục vụ cho mục đích cải tạo, phục hồi môi trường, các công trình phục vụ dự án và các mục đích khác được thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này.
5. Việc thăm dò bổ sung để nâng cấp tài nguyên, trữ lượng khoáng sản chính hoặc xác định trữ lượng khoáng sản đi kèm được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Nghị định này.
6. Việc khai thác khoáng sản đi kèm được thực hiện theo Điều 70 của Nghị định này.
7. Việc vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu về hoạt động khoáng sản và kết nối với hệ thống thông tin, dữ liệu về hoạt động khoáng sản được thực hiện trước ngày 01 tháng 01 năm 2030.
Điều 59. Thống kê, kiểm kê trữ lượng, khối lượng khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm thực hiện công tác thống kê trữ lượng, khối lượng khoáng sản đã khai thác định kỳ hằng năm theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật Địa chất và khoáng sản và các yêu cầu sau:
a) Thống kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác bao gồm thống kê hằng năm và thống kê từ thời điểm bắt đầu khai thác đến ngày 31 tháng 12 của năm thống kê. Kỳ thống kê hằng năm được xác định từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm. Việc thống kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác của năm khai thác đầu tiên được xác định từ ngày giấy phép khai thác khoáng sản có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 cùng năm;
b) Hồ sơ thống kê bao gồm: Báo cáo thống kê trữ lượng khoáng sản (được tích hợp vào báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản); sổ sách, chứng từ, tài liệu theo dõi, kiểm soát sản lượng khoáng sản khai thác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm gửi hồ sơ thống kê kèm theo báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản về: Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp; Sở Nông nghiệp và Môi trường, cơ quan thuế khu vực đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm lập báo cáo kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật Địa chất và khoáng sản và quy định tại các khoản 6 và 7 Điều này.
3. Việc xác định trữ lượng, khối lượng khoáng sản đã khai thác được căn cứ vào các sổ sách, tài liệu, báo cáo theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Sổ theo dõi, thống kê khối lượng khoáng sản nguyên khai, khối lượng đất đá thải (nếu có), khối lượng khoáng sản đưa vào chế biến và khối lượng khoáng sản sau công đoạn chế biến theo dự án khai thác khoáng sản;
b) Sổ theo dõi hàm lượng, tỷ lệ khoáng sản có ích trong khoáng sản nguyên khai đã khai thác, trong tinh quặng hoặc sản phẩm thu được sau công đoạn chế biến theo dự án khai thác khoáng sản;
c) Kết quả tính toán khối lượng, trữ lượng theo bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản, trừ trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển; than bùn; bùn khoáng; nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lắp đặt, duy trì vận hành, sử dụng thiết bị cân hoặc thiết bị đo đạc để kiểm soát sản lượng khoáng sản khai thác phục vụ công tác thống kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác và được thực hiện như sau:
a) Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản không có hạng mục chế biến khoáng sản, trữ lượng khoáng sản nguyên khai phải được kiểm soát thông qua thiết bị cân hoặc thiết bị đo đạc trước đưa ra khỏi khu vực thực hiện dự án khai thác;
b) Đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản có hạng mục chế biến khoáng sản, khối lượng khoáng sản nguyên khai phải được kiểm soát thông qua thiết bị cân hoặc thiết bị đo đạc trước khi đưa vào chế biến và khi đưa ra khỏi khu vực thực hiện dự án khai thác.
5. Thiết bị cân, thiết bị đo đạc phục vụ công tác kiểm soát trữ lượng, khối lượng khoáng sản đã khai thác:
a) Thiết bị cân bao gồm trạm cân hoặc thiết bị cân khác được sử dụng đối với tất cả khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Thiết bị đo đạc được sử dụng đối với: nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên; đá ốp lát; cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển; khoáng sản khác mà trong giấy phép khai thác khoáng sản quy định công suất khai thác tính theo đơn vị thể tích;
c) Thiết bị cân, thiết bị đo đạc, thiết bị giám sát hành trình phải có khả năng kết nối, phân tích, chia sẻ dữ liệu tự động với hệ thống thông tin, dữ liệu về hoạt động khoáng sản.
6. Trách nhiệm thống kê sản lượng, kê khai, báo cáo và lưu giữ hồ sơ, chứng từ đối với sản lượng khoáng sản thu hồi trong phạm vi diện tích dự án đầu tư khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân như sau:
a) Khối lượng khoáng sản thu hồi phải được kiểm soát thông qua thiết bị cân hoặc thiết bị đo đạc quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này, bao gồm cả khoáng sản nguyên khai và khoáng sản sau chế biến (nếu có) trước khi vận chuyển ra khỏi khu vực thực hiện dự án khai thác;
b) Lập sổ sách, chứng từ về sản lượng khoáng sản đã thu hồi qua nguồn số liệu thiết bị cân hoặc thiết bị đo đạc; chứng từ kê khai quyết toán, nộp thuế tài nguyên; hồ sơ nghiệm thu khối lượng đào đắp trong phạm vi dự án;
c) Lưu giữ, bảo quản đầy đủ hồ sơ sổ sách, chứng từ (bản giấy và bản số) liên quan tới khối lượng khoáng sản đã thu hồi kể từ khi bắt đầu được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép tới khi kết thúc hoạt động thu hồi.
7. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan:
a) Định kỳ hằng năm, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp thông tin, dữ liệu thống kê, kiểm kê trữ lượng, khối lượng khoáng sản trên cơ sở báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản, hồ sơ thống kê, kiểm kê trữ lượng, khối lượng khoáng sản của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để tổ chức việc kiểm soát, giám sát và xây dựng báo cáo công tác quản lý nhà nước về hoạt động địa chất, khoáng sản trên địa bàn;
b) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp thông tin, dữ liệu thống kê, kiểm kê trữ lượng, khối lượng khoáng sản trên cơ sở báo cáo công tác quản lý nhà nước về hoạt động địa chất, khoáng sản trên địa bàn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, lập báo cáo công tác quản lý nhà nước về hoạt động địa chất, khoáng sản trên phạm vi cả nước để Bộ Nông nghiệp và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
8. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu sổ sách, tài liệu quy định tại Điều này.
Điều 60. Tổ chức được xem xét cấp giấy phép khai thác khoáng sản độc hại, khoáng sản phóng xạ
Tổ chức được xem xét cấp giấy phép khai thác khoáng sản độc hại, khoáng sản phóng xạ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
2. Đáp ứng các yêu cầu về năng lực tài chính quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 55 của Nghị định này.
3. Tổ chức, cá nhân có phương án sử dụng công nghệ, thiết bị và phương pháp khai thác tiên tiến, phù hợp với loại khoáng sản độc hại, khoáng sản phóng xạ được thể hiện trong báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư khai thác khoáng sản được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư và trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 61. Cấp giấy phép khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được xem xét cấp giấy phép khai thác khoáng sản khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 53 của Luật Địa chất và khoáng sản và các điều kiện sau:
a) Là tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng thông tin, kết quả thăm dò khoáng sản hợp pháp;
b) Có hồ sơ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 55 của Nghị định này;
c) Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật;
d) Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường theo quy định về pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có ý kiến bằng văn bản về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá an toàn theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử đối với trường hợp đề nghị khai thác khoáng sản phóng xạ hoặc có chứa chất phóng xạ đi kèm.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản, các bản đồ, mặt cắt, bản vẽ thiết kế liên quan (bản chính);
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương đối với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư khai thác khoáng sản (bản sao y);
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định hoặc báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật (bản sao y).
Điều 62. Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được xem xét gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Việc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện để kéo dài thời hạn khai thác đối với trữ lượng còn lại khi giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực;
b) Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất 30 ngày tại thời điểm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn.
Trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít hơn 30 ngày, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bất khả kháng, trước khi xem xét gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tại thời điểm đề nghị gia hạn, mặt cắt hiện trạng liên quan kèm theo tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn (bản chính);
c) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản từ khi được cấp phép khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn (bản chính hoặc bản sao y).
3. Trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải tạm dừng khai thác, đồng thời có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản, công trình khai thác, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho đến khi được gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm xem xét gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; được gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản, kể cả trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực.
Điều 63. Cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được xem xét cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 56 của Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, d, đ, g, h, i, và k khoản 2 Điều 59 Luật Địa chất và khoáng sản đối giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp trước đó;
c) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường theo quy định về pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có);
d) Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm b khoản này tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép đối với giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
đ) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản đối với thiết kế cơ sở điều chỉnh, thiết kế mỏ điều chỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản (bản chính);
c) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản từ khi được cấp phép khai thác đến thời điểm hết thời gian khai thác trong giấy phép khai thác khoáng sản được cấp, trong đó cập nhật hiện trạng khu vực khai thác đến thời điểm đề nghị cấp lại (bản chính hoặc bản sao y);
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định hoặc báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (bản chính hoặc bản sao y).
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm xem xét cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; được cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản, kể cả trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực.
Điều 64. Điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được xem xét điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau:
a) Điều chỉnh trữ lượng khoáng sản được phép khai thác;
b) Tăng hoặc giảm công suất khai thác;
c) Thay đổi, bổ sung phương pháp khai thác;
d) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thay đổi tên gọi;
đ) Trả lại một phần diện tích khai thác;
e) Một phần diện tích bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
g) Điều chỉnh tọa độ các điểm khép góc khu vực khai thác khoáng sản do sai lệch trong chuyển đổi hệ tọa độ địa lý hoặc các nguyên nhân khách quan nhưng không dẫn đến thay đổi trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt, công nhận;
h) Bổ sung khai thác khoáng sản đi kèm.
2. Điều kiện để được xem xét điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này:
a) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư khai thác khoáng sản điều chỉnh hoặc cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có);
b) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản đối với thiết kế cơ sở điều chỉnh, thiết kế mỏ điều chỉnh;
c) Trường hợp điều chỉnh giảm công suất và kéo dài thời gian khai thác so với thời gian quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp, thời hạn khai thác sau khi điều chỉnh (bao gồm cả thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác trước đó) không vượt quá thời hạn khai thác quy định tại điểm a khoản 4 Điều 56 của Luật Địa chất và khoáng sản.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với trường hợp điều chỉnh quy định tại các điểm a, b, c và h khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác, mặt cắt hiện trạng liên quan kèm theo dự án đầu tư được phê duyệt (bản chính);
c) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản từ khi được cấp phép khai thác đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính hoặc bản sao y);
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định hoặc báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (bản chính hoặc bản sao y).
4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Văn bản, tài liệu liên quan đến thay đổi tên gọi, cơ cấu tổ chức (bản chính hoặc bản sao y).
5. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với trường hợp quy định tại các điểm đ khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị trả lại, bản đồ khu vực khai thác đối với phần diện tích còn lại tiếp tục khai thác (bản chính);
c) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản tính từ thời điểm cấp phép đến thời điểm đề nghị trả lại (bản chính);
d) Phương án đóng cửa mỏ một phần khu vực khai thác đề nghị trả lại (bản chính hoặc bản sao y).
6. Hồ sơ trình đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Phiếu trình về việc điều chỉnh diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
b) Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh diện tích, bản đồ khu vực khai thác đối với phần diện tích còn lại tiếp tục khai thác do tổ chức, cá nhân cung cấp (bản chính).
7. Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, việc điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản không phải lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản; có trách nhiệm lập bản đồ hiện trạng khu vực khai thác quy định tại điểm b khoản 6 Điều này, quản lý, bảo vệ tài sản, công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày một phần diện tích khai thác bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có quyết định điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản.
8. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép (bản chính);
b) Báo cáo kết quả rà soát, so sánh bản đồ gốc và bản đồ đo vẽ, xác lập tọa độ tại thời điểm cấp phép và hiện tại của tổ chức, cá nhân (bản chính hoặc bản sao y).
9. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm xem xét điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều này. Trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực nhưng chưa thực hiện điều chỉnh giấy phép khai thác, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được gia hạn kết hợp với việc điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản theo đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Điều 65. Trả lại giấy phép khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được xem xét cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản không có nhu cầu tiếp tục khai thác khoáng sản;
b) Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tại thời điểm đề nghị trả lại (bản chính);
d) Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản hoặc phương án đóng cửa mỏ của khu vực khai thác (bản chính);
đ) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác tính từ thời điểm cấp phép đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị trả lại (bản chính hoặc bản sao y);
e) Các văn bản, tài liệu chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định tính từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính hoặc bản sao y).
3. Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 82 của Luật Địa chất và khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó nêu rõ lý do chưa tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính).
Điều 66. Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
1. Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:
a) Tuân thủ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 58 của Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định tại các điểm a, d, đ, g, h, i, và k khoản 2 Điều 59 của Luật Địa chất và khoáng sản kèm theo các tài liệu chứng minh;
c) Được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm b khoản này đối với giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
d) Tại thời điểm nộp hồ sơ, giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất 06 tháng.
2. Nội dung chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng với các nội dung chính sau đây:
a) Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; giá trị chuyển nhượng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng;
b) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đối với việc tiếp tục thực hiện các công việc, nghĩa vụ chưa hoàn thành của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm chuyển nhượng;
c) Quyền và nghĩa vụ khác có liên quan của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng theo quy định.
3. Thành phần hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
a) Văn bản đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản cùng các bản đồ, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác (bản chính);
c) Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng (bản sao y);
d) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản từ thời điểm giấy phép có hiệu lực thi hành đến thời điểm chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (bản sao y).
4. Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tiếp tục thực hiện giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản.
5. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản kế thừa quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản và thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu phát sinh thu nhập theo quy định của pháp luật.
1. Việc tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 23, 25 và các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
2. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản theo quy định về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ để tổ chức thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do.
3. Thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 60 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản và không quá 30 ngày đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh, trả lại, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (trừ trường hợp quy định tại các khoản 7, khoản 8 Điều này), cơ quan thẩm định hồ sơ thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra nội dung hồ sơ;
b) Gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, chuyển nhượng, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản. Trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn đề nghị cho ý kiến, nếu cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được xem như đã đồng ý;
Ngoài các ý kiến về các vấn đề có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 63 hoặc điểm c khoản 1 Điều 66 của Nghị định này đối với giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
c) Kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, chuyển nhượng, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản; thẩm định các tài liệu, hồ sơ, tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan đến việc cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, chuyển nhượng, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản;
d) Tiến hành kiểm tra thực địa;
đ) Tổng hợp hồ sơ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
4. Việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định việc cho phép hoặc không cho phép việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, chuyển nhượng, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này). Trong trường hợp không cho phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật gồm một số thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và một số chuyên gia có chuyên môn về khai thác khoáng sản để thẩm định hồ sơ trước khi trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản.
6. Trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, chuyển nhượng, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
7. Trình tự thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp quy định tại điểm d và g khoản 1 Điều 64 của Nghị định này:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 4 hoặc khoản 8 Điều 64 về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản được tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản quyết định việc điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định;
c) Việc trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung, việc thẩm định hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan thẩm định hồ sơ thực hiện thủ tục trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
b) Trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, chỉnh sửa hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đã hướng dẫn nhưng tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không đúng theo yêu cầu. Thời gian thẩm định còn lại sau khi nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân được tăng thêm 25 ngày.
Điều 68. Thăm dò bổ sung để nâng cấp tài nguyên, trữ lượng khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản khi thăm dò bổ sung để nâng cấp từ cấp tài nguyên lên thành cấp trữ lượng, nâng cấp trữ lượng từ cấp có độ tin cậy thấp lên cấp có độ tin cậy cao hoặc thăm dò bổ sung để xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản đi kèm hoặc các thân khoáng sản mới phát hiện trong khu vực được phép khai thác khoáng sản thì không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. Trước khi thực hiện, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
a) Lập đề án thăm dò bổ sung để nâng cấp tài nguyên, trữ lượng khoáng sản, xác định khoáng sản đi kèm;
b) Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, kèm theo đề án thăm dò bổ sung để nâng cấp tài nguyên, trữ lượng khoáng sản, xác định khoáng sản đi kèm.
2. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này của tổ chức, cá nhân, cơ quan thẩm định hồ sơ và cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản phải thực hiện:
a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò bổ sung, cơ quan thẩm định hồ sơ phải gửi đề án thăm dò bổ sung để lấy ý kiến của các cơ quan, chuyên gia có chuyên môn về thăm dò khoáng sản;
b) Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản mời đọc nhận xét, phản biện kèm theo đề án thăm dò bổ sung của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan, chuyên gia được lấy ý kiến phải có văn bản nhận xét, phản biện đối với nội dung kỹ thuật của đề án;
c) Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được đủ ý kiến nhận xét, phản biện của cơ quan, chuyên gia có chuyên môn, cơ quan thẩm định hồ sơ phải tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản xem xét, chấp thuận;
d) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kèm theo hồ sơ của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản phải có văn bản chấp thuận để tổ chức, cá nhân thực hiện. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản không đủ điều kiện kinh doanh thăm dò khoáng sản thì phải hợp đồng với tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Địa chất và khoáng sản và các Điều 27, Điều 28 của Nghị định này để thực hiện công tác thăm dò bổ sung.
4. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản gửi báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 51 của Luật Địa chất và khoáng sản để công nhận tài nguyên, trữ lượng thăm dò bổ sung sau khi hoàn thành việc thăm dò bổ sung để nâng cấp tài nguyên, trữ lượng khoáng sản, xác định khoáng sản đi kèm.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu văn bản, tài liệu quy định tại Điều này.
Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được sử dụng đất, đá thải, quặng đuôi thải loại từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của mỏ đang hoạt động được thực hiện như sau:
1. Đối với đất, đá thải mỏ:
a) Ưu tiên sử dụng cho mục đích cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường được phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Phục vụ trực tiếp cho việc san gạt nền, thi công các công trình thuộc phạm vi diện tích của dự án khai thác khoáng sản;
c) Sử dụng cho các công trình giao thông, xây dựng hoặc các mục đích phát triển kinh tế, xã hội khác;
d) Thu hồi tối đa khoáng sản có ích còn lẫn trong đất đá thải theo tiêu chí kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Đối với quặng đuôi:
a) Ưu tiên thu hồi tối đa khoáng sản có ích theo tiêu chí kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Trường hợp không thu hồi được khoáng sản theo quy định tại điểm a khoản này, được sử dụng cho các mục đích quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải đăng ký thu hồi đất, đá thải, quặng đuôi và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi trước khi thu hồi, sử dụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký thu hồi, sử dụng đất đá thải của mỏ thực hiện theo quy định tại Mục 9 Chương IV của Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân thu hồi đất, đá thải mỏ, quặng đuôi mà được sử dụng trực tiếp để xây dựng các công trình thuộc chính dự án đầu tư khai thác khoáng sản đó không phải thực hiện thủ tục đăng ký thu hồi, sử dụng đất, đá thải mỏ, quặng đuôi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khối lượng đất, đá thải mỏ, quặng đuôi xác định trong hồ sơ về môi trường đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Khối lượng đất, đá thải mỏ, quặng đuôi xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư.
5. Ngoài các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, việc sử dụng đất, đá thải mỏ, quặng đuôi phát sinh từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phóng xạ hoặc khoáng sản có chứa chất phóng xạ đi kèm còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Điều 70. Thăm dò, khai thác khoáng sản đi kèm
1. Việc thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đi kèm được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Khoáng sản đi kèm là đất, đá thải của mỏ đang hoạt động, quặng đuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này;
b) Khoáng sản đi kèm thuộc danh mục khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III và khoáng sản không thuộc đối tượng quy định tại Điều 69 của Nghị định này được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 của Điều này;
c) Khoáng sản đi kèm là khoáng sản nhóm IV và không thuộc đối tượng quy định tại Điều 69 của Nghị định này, việc cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều này.
2. Đối với khoáng sản đi kèm đã được phê duyệt, công nhận trữ lượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 64 của Nghị định này trước khi khai thác.
3. Đối với khoáng sản đi kèm đã phát hiện trong quá trình thăm dò nhưng chưa được công nhận trong báo cáo kết quả thăm dò hoặc khoáng sản đi kèm được phát hiện trong quá trình khai thác, trường hợp có nhu cầu khai thác, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản thực hiện theo một trong các hình thức sau:
a) Trường hợp đã đủ cơ sở tài liệu, tổ chức, cá nhân lập báo cáo tính bổ sung trữ lượng khoáng sản đi kèm trình cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định;
b) Trường hợp chưa đủ cơ sở, tài liệu, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị thăm dò bổ sung để nâng cấp tài nguyên, trữ lượng khoáng sản hoặc xác định chất lượng, trữ lượng khoáng sản đi kèm theo quy định tại Điều 68 của Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 64 của Nghị định này trước khi khai thác. Trường hợp không có nhu cầu sử dụng, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức lưu trữ, bảo vệ khoáng sản theo quy định.
5. Đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản, bao gồm khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm là khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III hoặc nhóm IV.
7. Việc cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản (bao gồm cả khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm) được thực hiện theo quy định tại Điều 61 và Điều 64 của Nghị định này.
Điều 71. Thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản
1. Giấy phép khai thác khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 66 của Luật Địa chất và khoáng sản và trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính ở mức tối đa và có nhiều tình tiết tăng nặng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản mà không khắc phục đầy đủ hậu quả theo quyết định xử phạt.
Điều 72. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản
1. Hồ sơ trình đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản của cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về địa chất, khoáng sản, cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 66 của Luật Địa chất và khoáng sản và khoản 2 Điều 71 của Nghị định này;
b) Văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có);
c) Bản sao quyết định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật Địa chất và khoáng sản;
d) Bản sao quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật Địa chất và khoáng sản;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp;
e) Báo cáo kết quả rà soát, kiểm tra hồ sơ, tài liệu đề xuất thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản kèm theo các tài liệu xác minh, làm rõ về đề xuất thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản:
a) Cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về địa chất, khoáng sản, cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của cơ quan nào gửi hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản kèm theo các tài liệu chứng minh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản đó;
b) Trong thời hạn 20 ngày, cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản gửi tới tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản thông báo về việc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản và yêu cầu việc báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp cùng đề xuất, kiến nghị về việc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có);
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản và phối hợp với các cơ quan có liên quan để xác minh, làm rõ các nội dung đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, tiến hành kiểm tra thực địa; tổ chức làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản.
Trong thời hạn 20 ngày (kể từ ngày văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định hồ sơ được ban hành) cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Thời gian cơ quan được lấy ý kiến xem xét trả lời không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;
d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành các công việc tại điểm c khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ trình đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, kèm theo dự thảo quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản hoặc văn bản trả lời về việc không thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc thu hồi hoặc không thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản;
đ) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản từ cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản quyết định việc thu hồi hoặc không thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm gửi quyết định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản để nộp lại giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp; thông báo thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ và các nghĩa vụ có liên quan theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hoạt động khai thác khoáng sản có trách nhiệm giám sát việc thực hiện.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản.
Mục 5. AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Điều 73. Giám đốc điều hành mỏ, nhân sự quản lý, điều hành sản xuất trong khai thác khoáng sản
1. Khai thác khoáng sản phải có giám đốc điều hành mỏ hoặc nhân sự điều hành mỏ theo quy định tại Điều 62 của Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Giám đốc điều hành mỏ quy định phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Giám đốc điều hành khai thác hầm lò phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, xây dựng mỏ và có kinh nghiệm công tác tại mỏ hầm lò và liên quan trực tiếp đến chuyên ngành kỹ thuật mỏ ít nhất 05 năm;
b) Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên phải có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật mỏ, xây dựng mỏ và có kinh nghiệm công tác liên quan trực tiếp đến chuyên ngành kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên ít nhất 03 năm; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương thuộc chuyên ngành kỹ thuật địa chất thì phải được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý, điều hành khai thác mỏ và có kinh nghiệm công tác liên quan trực tiếp đến chuyên ngành kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên ít nhất 05 năm.
3. Nhân sự điều hành mỏ quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật Địa chất và khoáng sản phải có trình độ trung cấp khai thác mỏ trở lên và có kinh nghiệm công tác liên quan trực tiếp đến chuyên ngành kỹ thuật khai thác mỏ ít nhất là 01 năm; trường hợp có trình độ trung cấp địa chất thăm dò trở lên thì phải được tập huấn về quản lý, điều hành khai thác mỏ và có kinh nghiệm công tác liên quan trực tiếp đến chuyên ngành kỹ thuật mỏ ít nhất là 02 năm.
4. Tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm kiểm tra năng lực, trình độ của giám đốc điều hành mỏ, nhân sự điều hành mỏ trước khi bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ, nhân sự điều hành mỏ.
5. Tùy theo quy mô, tính chất của hoạt động khai thác khoáng sản, công nghệ khai thác, phương pháp khai thác, ngoài việc bố trí nhân sự quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản bố trí nhân sự sau đây:
a) Nhân sự phụ trách an toàn mỏ;
b) Trưởng phòng hoặc bộ phận chuyên môn kỹ thuật về an toàn, kỹ thuật khai thác, cơ điện, vận tải, thông gió, địa chất, trắc địa;
c) Quản đốc, chỉ huy trưởng công trường hoặc cấp tương đương;
d) Trưởng ca hoặc cấp tương đương.
6. Giám đốc điều hành mỏ và các nhân sự có chức danh quy định tại khoản 5 Điều này phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn về khai thác khoáng sản và được thực hiện như sau:
a) Đối với mỏ khai thác lộ thiên, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản tự tổ chức biên soạn tài liệu và huấn luyện cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
b) Đối với mỏ khai thác hầm lò, tổ chức, khai thác khoáng sản tự tổ chức biên soạn tài liệu, huấn luyện cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý và đề nghị Bộ Công Thương kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng đã được huấn luyện.
Điều 74. Hệ thống thiết bị, phương tiện sử dụng trong khai thác khoáng sản
1. Hệ thống thiết bị, phương tiện được sử dụng trong khai thác khoáng sản đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật Địa chất và khoáng sản phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 60 của Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Đối với khai thác mỏ hầm lò, hệ thống thiết bị, phương tiện sử dụng trong khai thác mỏ hầm lò phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản kiểm tra, chấp thuận trước khi đưa vào vận hành lần đầu trong mỏ. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện kiểm tra định kỳ về thiết bị, phương tiện sử dụng trong khai thác khoáng sản và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện xếp loại mỏ hầm lò theo mức độ nguy hiểm do khí mê tan cháy, nổ gây ra.
2. Bộ Công Thương quy định chi tiết điểm b khoản 1 Điều này.
Điều 75. Đội ngũ ứng cứu khẩn cấp bán chuyên trách trong khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật Địa chất và khoáng sản phải có đội ngũ ứng cứu khẩn cấp bán chuyên trách để thực hiện các biện pháp xử lý tình huống khẩn cấp tại chỗ và được huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ theo định kỳ 2 năm/lần.
a) Đối với khai thác mỏ lộ thiên, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm biên soạn tài liệu phù hợp với điều kiện thực tế của mỏ; tổ chức huấn luyện cho đội ngũ ứng cứu khẩn cấp bán chuyên trách thuộc quyền quản lý;
b) Đối với khai thác mỏ hầm lò, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đề nghị đơn vị chuyên trách về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong khai thác khoáng sản theo quy định của Chính phủ biên soạn tài liệu phù hợp với điều kiện thực tế của mỏ; tổ chức huấn luyện cho đội ngũ ứng cứu khẩn cấp bán chuyên trách thuộc quyền quản lý.
2. Bộ Công Thương quy định nội dung huấn luyện quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện chế độ báo cáo về tai nạn lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Đối với những sự cố nghiêm trọng gây tai nạn lao động chết người; sập đổ gây vùi lấp, mắc kẹt người; cháy, nổ trong mỏ; bục nước, bùn gây vùi lấp, mắc kẹt người, mất an toàn lao động, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải kịp thời thông tin tới Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Mục 6. THIẾT KẾ CƠ SỞ, THIẾT KẾ MỎ
Điều 77. Thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện các quy định về thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ của dự án đầu tư khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 61 của Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Quyết định phê duyệt thiết kế mỏ phải được gửi về:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp. Đối với giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, phải gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và cơ quan quản lý nhà nước về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản.
3. Thiết kế mỏ kèm theo quyết định phê duyệt thiết kế mỏ phải được gửi về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và cơ quan quản lý nhà nước về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản.
Điều 78. Đối tượng phải có thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ
1. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản, bao gồm cả khai thác tận thu phải có thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ, trừ trường hợp các dự án đầu tư khai thác khoáng sản chỉ phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
2. Đối với dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản, các trường hợp sau đây phải có thiết kế mỏ:
a) Bãi thải có chiều cao bãi thải từ 100 m trở lên;
b) Bãi thải có chiều cao từ 50 m đến dưới 100 m và giáp ranh với khu vực có dân cư tập trung; khu vực di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; hành lang bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; hành lang bảo vệ an toàn công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, đê điều, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải; công trình năng lượng, dầu khí và các công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
Mục 7. KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN
Điều 79. Cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được xem xét cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc tổ chức, cá nhân đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản ở khu vực không đấu giá theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Có hồ sơ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản theo quy định tại Điều 55 của Nghị định này;
c) Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật;
d) Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có ý kiến bằng văn bản về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá an toàn theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử đối với trường hợp đề nghị khai thác tận thu khoáng sản phóng xạ hoặc có chứa chất phóng xạ đi kèm.
2. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để xem xét cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Lựa chọn tổ chức, cá nhân được xác định trong quyết định phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản là chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản;
b) Đối với các trường hợp không thuộc điểm a khoản này và phù hợp với tiêu chí quy định tại các khoản 2, 5 và 8 Điều 143 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn tổ chức, cá nhân được xem xét cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản trên cơ sở các tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 30 của Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác tận thu khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức sau:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản (bản chính);
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương đối với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản (bản sao y);
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định hoặc báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật (bản sao y).
Điều 80. Gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được xem xét gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Việc gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được thực hiện để kéo dài thời hạn khai thác đối với khối lượng khoáng sản còn lại khi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hết hiệu lực;
b) Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực ít nhất 30 ngày tại thời điểm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn.
Trường hợp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản còn hiệu lực ít hơn 30 ngày, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bất khả kháng, trước khi xem xét gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tận thu khoáng sản tại thời điểm đề nghị gia hạn (bản chính);
c) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản từ khi được cấp phép khai thác đến thời điểm đề nghị gia hạn (bản chính hoặc bản sao y).
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có trách nhiệm xem xét gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; được gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, kể cả trong trường hợp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã hết hiệu lực.
Điều 81. Điều chỉnh giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được xem xét điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau:
a) Điều chỉnh khối lượng khoáng sản;
b) Tăng hoặc giảm công suất khai thác;
c) Thay đổi tên tổ chức, cá nhân;
d) Trả lại một phần diện tích khai thác;
đ) Một phần diện tích bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
e) Bổ sung khai thác khoáng sản đi kèm.
2. Tổ chức, cá nhân được xem xét điều chỉnh giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư khai thác khoáng sản điều chỉnh hoặc cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có);
b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản đối với thiết kế cơ sở điều chỉnh, thiết kế mỏ điều chỉnh;
c) Trường hợp điều chỉnh giảm công suất và kéo dài thời gian khai thác so với thời gian quy định trong giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã được cấp, thời hạn khai thác sau khi điều chỉnh (bao gồm cả thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác trước đó) không vượt quá thời hạn khai thác quy định tại điểm a khoản 2 Điều 68 của Luật Địa chất và khoáng sản.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này) bao gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản, các bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tận thu khoáng sản, bản vẽ mặt cắt hiện trạng có liên quan (bản chính);
c) Kế hoạch khai thác tận thu điều chỉnh kèm theo quyết định phê duyệt (bản chính hoặc bản sao y);
d) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác tận thu khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (bản chính hoặc bản sao y);
đ) Phương án đóng cửa mỏ một phần diện tích khu vực khai thác tận thu khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đối với trường hợp điều chỉnh tên tổ chức, cá nhân:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản, các bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tận thu khoáng sản, bản vẽ mặt cắt hiện trạng có liên quan (bản chính);
c) Các văn bản, tài liệu liên quan đến thay đổi tên gọi, cơ cấu tổ chức (bản sao y).
5. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có trách nhiệm điều chỉnh giấy phép khai thác tận thu khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã hết hiệu lực nhưng chưa thực hiện điều chỉnh giấy phép, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được gia hạn kết hợp với việc điều chỉnh giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo đề nghị của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
Điều 82. Trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân được xem xét trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác khoáng sản không có nhu cầu tiếp tục khai thác khoáng sản;
b) Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (bản chính);
b) Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tận thu khoáng sản tại thời điểm trả lại (bản chính);
d) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản tính từ thời điểm cấp phép đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị trả lại (bản chính hoặc bản sao y);
đ) Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản hoặc phương án đóng cửa mỏ khoáng sản của khu vực khai thác tận thu khoáng sản (bản chính);
e) Các văn bản, tài liệu chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản theo quy định tính từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (bản chính hoặc bản sao y).
3. Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 82 của Luật Địa chất và khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trong đó nêu rõ lý do chưa tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính).
Điều 83. Chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản
1. Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản:
a) Tuân thủ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 67 của Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Đã hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định tại điểm a, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 70 của Luật Địa chất và khoáng sản;
c) Tại thời điểm chuyển nhượng không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản;
d) Đã nộp đủ hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều này; tại thời điểm nộp hồ sơ, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đang còn hiệu lực ít nhất 6 tháng;
đ) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản phải có đủ điều kiện được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của Nghị định này.
2. Nội dung chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng với các nội dung chính sau đây:
a) Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; giá trị chuyển nhượng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng;
b) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đối với việc tiếp tục thực hiện các công việc, nghĩa vụ chưa hoàn thành của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm chuyển nhượng;
c) Quyền và nghĩa vụ khác có liên quan của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng theo quy định.
3. Thành phần hồ sơ đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản
a) Văn bản đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản (bản chính);
b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng (bản sao y);
c) Bản đồ khu vực khai thác, các bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tận thu khoáng sản, mặt cắt hiện trạng tính đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng (bản chính hoặc bản sao y);
d) Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản tính từ thời điểm giấy phép có hiệu lực thi hành đến thời điểm nộp đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản (bản chính);
đ) Các văn bản, tài liệu chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và Điều 85 của Nghị định này của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản tính đến thời điểm chuyển nhượng (bản chính hoặc bản sao y);
e) Hồ sơ, tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản đủ điều kiện được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
4. Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
5. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản kế thừa quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được quy định trong giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và thực hiện theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nếu phát sinh thu nhập theo quy định của pháp luật.
1. Việc tiếp nhận, thẩm định, cấp giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép đối với hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 23, 25 và các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
2. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản theo quy định về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ để tổ chức thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
3. Thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 20 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và không quá 10 ngày đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này), cơ quan thẩm định hồ sơ thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra nội dung hồ sơ;
b) Gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản. Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. Sau thời hạn đề nghị cho ý kiến, nếu cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được xem như đã đồng ý;
c) Hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản; thẩm định các tài liệu, hồ sơ, tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan đến việc gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản;
d) Tiến hành kiểm tra thực địa;
đ) Tổng hợp hồ sơ, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
4. Việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan thẩm định hồ sơ đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và không quá 03 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cho phép hoặc không cho phép việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này). Trong trường hợp không cấp phép thì phải nêu rõ lý do.
5. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản thành lập Hội đồng tư vấn kỹ thuật gồm một số thành viên là đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và một số chuyên gia có chuyên môn về khai thác khoáng sản để thẩm định hồ sơ trước khi trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản.
6. Trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản:
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản để nhận kết quả.
7. Trình tự thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác tận thu khoáng sản trong trường hợp thay đổi tên tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân có văn bản đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác tận thu khoáng sản kèm theo văn bản minh chứng việc đổi tên theo quy định tại khoản 4 Điều 81 của Nghị định này;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thực hiện điều chỉnh giấy phép khai thác tận thu khoáng sản trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các văn bản quy định điểm a khoản này;
c) Việc trả kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung, việc thẩm định hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan thẩm định trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
b) Trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, chỉnh sửa hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đã hướng dẫn nhưng tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không đúng theo yêu cầu.
Thời gian thẩm định còn lại sau khi nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân được tăng thêm 10 ngày đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và không quá 05 ngày làm việc đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền khai thác tận thu khoáng sản.
Điều 85. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 của Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Việc thu hồi khoáng sản trong phạm vi diện tích thực hiện dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản (không thuộc phạm vi diện tích khu vực khai thác khoáng sản) khi tiến hành xây dựng cơ bản mỏ hoặc các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định tại Điều 97 của Nghị định này.
3. Việc sử dụng đất, đá thải mỏ để phục vụ cho mục đích cải tạo, phục hồi môi trường, các công trình phục vụ dự án và các mục đích khác được thực hiện theo quy định tại Điều 69 của Nghị định này.
4. Trường hợp trong quá trình khai thác phát hiện có khoáng sản đi kèm phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định tại Điều 81 của Nghị định này.
5. Việc thống kê, kiểm kê và quản lý, lưu trữ và sử dụng số liệu về sản lượng khai thác thực tế thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Nghị định này.
6. Việc vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu về hoạt động khoáng sản và kết nối với hệ thống thông tin, dữ liệu về hoạt động khoáng sản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép được thực hiện trước ngày 01 tháng 01 năm 2030.
Điều 86. Thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 71 của Luật Địa chất và khoáng sản và trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính ở mức tối đa hoặc tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản mà không khắc phục đầy đủ hậu quả theo quyết định xử phạt.
Điều 87. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản
1. Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản của cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về địa chất, khoáng sản, cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 71 của Luật Địa chất và khoáng sản và khoản 2 Điều 86 của Nghị định này;
b) Văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có);
c) Bản sao quyết định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 71 của Luật Địa chất và khoáng sản;
d) Bản sao quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 71 của Luật Địa chất và khoáng sản;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong khai thác tận thu khoáng sản của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã được cấp;
e) Báo cáo kết quả rà soát, kiểm tra hồ sơ, tài liệu đề xuất thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản kèm theo các tài liệu xác minh, làm rõ về đề xuất thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
2. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:
a) Cơ quan thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về địa chất, khoáng sản, cơ quan chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản đề nghị thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của cơ quan nào gửi hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản kèm theo các tài liệu chứng minh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đó;
b) Trong thời hạn 15 ngày, cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản gửi tới tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thông báo về việc thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và yêu cầu việc báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ trong khai thác tận thu khoáng sản theo giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã được cấp cùng đề xuất, kiến nghị về việc thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (nếu có);
c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản và phối hợp với các cơ quan có liên quan để xác minh, làm rõ các nội dung đề nghị thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, tiến hành kiểm tra thực địa; tổ chức làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
Trong thời hạn 15 ngày (kể từ ngày văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định hồ sơ được ban hành) cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Thời gian cơ quan được lấy ý kiến xem xét trả lời không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các công việc tại điểm c khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, kèm theo dự thảo quyết định thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hoặc văn bản trả lời về việc không thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản từ cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc thu hồi hoặc không thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Trong trường hợp không thu hồi Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm gửi quyết định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản để nộp lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã được cấp; thông báo thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ và các nghĩa vụ có liên quan theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện.
Mục 8. KHAI THÁC KHOÁNG SẢN NHÓM IV
Điều 88. Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV
1. Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cấp cho tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản có thời hạn tối đa 10 năm, bao gồm thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác được xác định theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản. Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV có thể được gia hạn nhiều lần theo quy định tại Điều 90 của Nghị định này, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 5 năm.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cấp cho tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản có thời hạn tối đa bằng với thời hạn thi công của các dự án, công trình, hạng mục công trình, biện pháp huy động khẩn cấp được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản sử dụng khoáng sản nhóm IV và được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV (dưới đây gọi tắt là dự án, công trình sử dụng khoáng sản). Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV có thể được gia hạn nhiều lần theo quy định tại Điều 90 của Nghị định này, nhưng tổng thời gian cấp và gia hạn không vượt quá thời hạn thi công (kể cả thời hạn được gia hạn, điều chỉnh) của dự án, công trình sử dụng khoáng sản ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.
Điều 89. Cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV
1. Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản như sau:
a) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản đối với trường hợp thuộc đối tượng phải có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư khai thác khoáng sản đối với trường hợp thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Phù hợp với nguyên tắc khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật Địa chất và khoáng sản;
d) Khu vực đề nghị cấp giấy phép khai thác đã có kết quả khảo sát, đánh giá thông tin chung đối với khoáng sản nhóm IV hoặc kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, công nhận hoặc phê duyệt.
2. Tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV khi đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV được lập thành 01 bộ nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Đối với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản: Bản chính văn bản đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; bản sao y hoặc bản điện tử: Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư khai thác khoáng sản được phê duyệt theo quy định; báo cáo kết quả khảo sát thông tin chung về khoáng sản nhóm IV hoặc báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được công nhận;
b) Đối với tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản: Bản chính văn bản đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, phương án khai thác khoáng sản nhóm IV; bản sao y hoặc bản điện tử văn bản chấp thuận, lựa chọn là nhà thầu thi công; báo cáo kết quả khảo sát thông tin chung về khoáng sản nhóm IV hoặc báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được công nhận.
4. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các tài liệu, hồ sơ và các nội dung có liên quan đến việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; kiểm tra tại thực địa; trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các nội dung liên quan đến việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.
Thời điểm kiểm tra tại thực địa do cơ quan thẩm định hồ sơ quyết định nhưng phải hoàn thành trước khi trình hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản lấy ý kiến quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn quy định tại khoản này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan trong hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV;
c) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các nội dung: tọa độ, diện tích, chiều sâu, khối lượng khoáng sản, công suất, thời hạn khai thác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV và các nội dung khác có liên quan đến việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; trình hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV. Trong trường hợp không cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp hoặc không cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV để nhận kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định;
e) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ văn bản, tài liệu chứng minh việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan, cơ quan tiếp nhận hồ sơ bàn giao giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức, cá nhân.
5. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các tài liệu, hồ sơ và các nội dung có liên quan đến việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; kiểm tra tại thực địa; trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các nội dung liên quan đến việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.
Thời điểm kiểm tra tại thực địa do cơ quan thẩm định hồ sơ quyết định nhưng phải hoàn thành trước khi trình hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản lấy ý kiến quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn quy định tại khoản này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan trong hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV;
c) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các nội dung: tọa độ, diện tích, chiều sâu, khối lượng khoáng sản, công suất, thời hạn khai thác của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV và các nội dung khác có liên quan đến việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; trình hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV. Trong trường hợp không cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cấp hoặc không cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV để nhận kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định;
e) Trong trường hợp được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, cơ quan tiếp nhận hồ sơ bàn giao giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép ngay khi nhận đủ văn bản, tài liệu chứng minh việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan.
6. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung, việc thẩm định hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan thẩm định hồ sơ thực hiện thủ tục trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
b) Trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, chỉnh sửa hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đã hướng dẫn nhưng tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không đúng theo yêu cầu. Thời gian thẩm định còn lại sau khi nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân được tăng thêm 05 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này và 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 90. Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV
1. Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cấp cho tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được xem xét gia hạn khi đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Việc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện để kéo dài thời hạn khai thác đối với khối lượng còn lại khi giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực;
b) Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất 25 ngày tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn.
Trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực ít hơn 25 ngày, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bất khả kháng, trước khi xem xét gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cấp cho tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được xem xét gia hạn khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn;
c) Dự án, công trình sử dụng khoáng sản quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV phải còn thời hạn thi công (bao gồm cả thời hạn được gia hạn, điều chỉnh).
3. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV được lập thành 01 bộ nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Bản chính: Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; kế hoạch khai thác khoáng sản tiếp theo;
b) Bản chính hoặc bản sao y hoặc bản điện tử: Văn bản điều chỉnh kéo dài thời gian thực hiện các dự án, công trình sử dụng khoáng sản quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản.
4. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các tài liệu, hồ sơ và các nội dung có liên quan đến việc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; kiểm tra tại thực địa; trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.
Thời điểm kiểm tra tại thực địa do cơ quan thẩm định hồ sơ quyết định nhưng phải hoàn thành trước khi trình hồ sơ gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản lấy ý kiến quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn quy định tại khoản này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan trong hồ sơ gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV;
c) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ, thời gian gia hạn và các nội dung khác có liên quan đến việc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; trình hồ sơ gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc gia hạn hoặc không gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV. Trong trường hợp không gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn hoặc không gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV để nhận kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định;
e) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ văn bản, tài liệu chứng minh việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan, cơ quan tiếp nhận hồ sơ bàn giao giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV khoáng sản gia hạn cho tổ chức, cá nhân.
5. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các tài liệu, hồ sơ và các nội dung có liên quan đến việc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; kiểm tra tại thực địa; trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến chủ đầu tư dự án, công trình sử dụng khoáng sản về việc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.
Thời điểm kiểm tra tại thực địa do cơ quan thẩm định hồ sơ quyết định nhưng phải hoàn thành trước khi trình hồ sơ gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản lấy ý kiến quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn quy định tại khoản này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan trong hồ sơ gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV;
c) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ, thời gian gia hạn và các nội dung khác có liên quan đến việc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; trình hồ sơ gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc gia hạn hoặc không gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV. Trong trường hợp không gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ) Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn hoặc không gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV để nhận kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định;
e) Trong trường hợp được gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cơ quan tiếp nhận hồ sơ bàn giao giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV khoáng sản gia hạn cho tổ chức đề nghị gia hạn khi nhận đủ văn bản, tài liệu chứng minh việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan.
6. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung, việc thẩm định hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan thẩm định hồ sơ thực hiện thủ tục trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
b) Trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, chỉnh sửa hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đã hướng dẫn nhưng tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không đúng theo yêu cầu. Thời gian thẩm định còn lại sau khi nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân được tăng thêm 05 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này và 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản có trách nhiệm xem xét gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; được gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản, kể cả trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực.
8. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu văn bản, tài liệu quy định tại Điều này.
Điều 91. Điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi khối lượng (trữ lượng) khoáng sản quy định trong giấy phép;
b) Mở rộng diện tích, thay đổi chiều sâu khai thác khoáng sản;
c) Trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản;
d) Tăng công suất khai thác khoáng sản;
đ) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV thay đổi tên gọi;
e) Một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
g) Điều chỉnh công suất khai thác khoáng sản nhóm IV theo quy định tại khoản 7 Điều này.
2. Việc điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV đối với trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b khoản 1 Điều này cho tổ chức cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản chỉ được thực hiện khi đã có kết quả khảo sát, đánh giá thông tin chung đối với khoáng sản nhóm IV ở phần mở rộng hoặc xuống sâu của khu vực khai thác.
3. Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cấp cho tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 được xem xét điều chỉnh khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng điều kiện quy định khoản 2 Điều này;
b) Đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV có kèm theo điều chỉnh thời hạn khai thác, dự án, công trình sử dụng khoáng sản quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV phải còn thời hạn thi công (bao gồm cả thời hạn được gia hạn, điều chỉnh);
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều này, các dự án, công trình sử dụng khoáng sản đề nghị thay đổi hoặc bổ sung vào giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV phải do tổ chức được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV là nhà thầu thi công.
4. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV được lập thành 01 bộ nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Bản chính: Văn bản đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này; báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; kế hoạch khai thác khoáng sản tiếp theo, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này;
Đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm e khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhóm IV báo cáo kết quả thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản kèm theo báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.
b) Dự án khai thác khoáng sản được phê duyệt điều chỉnh theo quy định pháp luật đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này; văn bản chấp thuận, lựa chọn là nhà thầu thi công dự án, công trình, sử dụng khoáng sản đối với trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV quy định tại điểm g khoản 1 Điều này; văn bản, tài liệu liên quan đến thay đổi tên gọi đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.
5. Trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các tài liệu, hồ sơ và các nội dung có liên quan đến điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; kiểm tra tại thực địa đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c và điểm e khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các nội dung liên quan đến điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; lấy ý kiến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.
Thời điểm kiểm tra tại thực địa do cơ quan thẩm định hồ sơ quyết định nhưng phải hoàn thành trước khi trình hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản lấy ý kiến quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn quy định tại khoản này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan trong hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV;
c) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ, các nội dung đề nghị điều chỉnh và các nội dung khác có liên quan đến việc điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản điều chỉnh (nếu có); trình hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV (đồng thời quyết định đóng cửa mỏ một phần khu vực khai thác khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm e khoản 1 Điều này), phê duyệt điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (nếu có) cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh hoặc không điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV. Trong trường hợp không điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh hoặc không điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV để nhận kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định;
e) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ văn bản, tài liệu chứng minh việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan, cơ quan tiếp nhận hồ sơ bàn giao quyết định điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức, cá nhân.
6. Trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này, trình tự, thủ tục điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các tài liệu, hồ sơ và các nội dung có liên quan đến điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; kiểm tra tại thực địa đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c và điểm e khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và các nội dung liên quan đến điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Thời điểm kiểm tra tại thực địa do cơ quan thẩm định hồ sơ quyết định nhưng phải hoàn thành trước khi trình hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề được lấy ý kiến. Sau thời hạn này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan trong hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV;
c) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ, các nội dung đề nghị điều chỉnh và các nội dung khác có liên quan đến việc điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản điều chỉnh (nếu có); trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV (đồng thời quyết định đóng cửa mỏ một phần khu vực khai thác khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm c và điểm e khoản 1 Điều này), phê duyệt điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (nếu có);
d) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh hoặc không điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV. Trong trường hợp không điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh hoặc không điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo cho tổ chức đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV để nhận kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định;
e) Trong trường hợp tổ chức được điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, cơ quan tiếp nhận hồ sơ bàn giao quyết định điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho tổ chức đề nghị điều chỉnh giấy phép ngay khi nhận đủ văn bản, tài liệu chứng minh việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan.
7. Việc nâng công suất khai thác khoáng sản nhóm IV quy định tại điểm g khoản 1 Điều này đối với các mỏ khoáng sản đã có giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV còn hiệu lực phục vụ các dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án đầu tư công khẩn cấp, công trình, hạng mục công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật về đầu tư công được thực hiện như sau:
a) Được nâng công suất khai thác (không tăng trữ lượng hoặc khối lượng đã cấp phép) theo nhu cầu của dự án, công trình;
b) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản lập, gửi hồ sơ điều chỉnh nâng công suất khai thác về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi thực hiện;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định hồ sơ có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.
8. Trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV hết thời hạn trong quá trình thẩm định, xem xét điều chỉnh:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải dừng khai thác khoáng sản đến khi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV được điều chỉnh (bao gồm nội dung điều chỉnh thời hạn khai thác). Trường hợp không được điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định khi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV hết hiệu lực;
b) Cơ quan thẩm định hồ sơ tiếp tục thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV nếu hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV đủ điều kiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
9. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu văn bản, tài liệu quy định tại Điều này.
Điều 92. Trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV
1. Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV được xem xét cho phép trả lại khi tổ chức, cá nhân có hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận theo quy định tại khoản 2 Điều này nộp trước ngày giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV hết thời hạn khai thác.
2. Hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV được lập thành 01 bộ nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV (bản chính);
b) Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV (bản chính);
c) Báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản và kết quả thực hiện đóng cửa mỏ tính đến thời điểm đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV (bản chính).
3. Trình tự, thủ tục cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV được thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các tài liệu, hồ sơ và các nội dung có liên quan đến việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; kiểm tra tại thực địa; gửi văn bản lấy ý kiến cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.
Thời điểm kiểm tra tại thực địa do cơ quan thẩm định hồ sơ quyết định nhưng phải hoàn thành trước khi trình hồ sơ trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan thẩm định hồ sơ có văn bản lấy ý kiến quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan. Sau thời hạn quy định tại khoản này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan trong hồ sơ trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV;
c) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các nội dung quy định tại điểm b khoản này, cơ quan thẩm định hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV; trình hồ sơ trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV khoáng sản;
d) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cho phép trả lại hoặc không cho phép trả lại, kèm theo nội dung quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV. Trong trường hợp không cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép trả lại hoặc không cho phép trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV để nhận kết quả giải quyết hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định;
e) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được trả lại giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ văn bản, tài liệu chứng minh việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan, cơ quan tiếp nhận hồ sơ bàn giao quyết định cho phép trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu văn bản tại Điều này.
Điều 93. Thu hồi, chấm dứt hiệu lực của giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV
1. Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái quy định của pháp luật;
b) Khu vực được phép khai thác bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản;
c) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi toàn bộ diện tích đất đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV để sử dụng vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Đối với giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV cấp cho tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản, sau 06 tháng kể từ ngày dự án, công trình sử dụng khoáng sản ghi trong giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc bị thu hồi giấy phép đầu tư hoặc hợp đồng dự án PPP bị chấm dứt theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư mà tổ chức được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV không nộp hồ sơ hợp lệ đề nghị điều chỉnh giấy phép theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 91 của Nghị định này cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV chấm dứt hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV bị thu hồi;
b) Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV đã hết thời hạn khai thác nhưng không đủ điều kiện để gia hạn;
c) Giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV được trả lại;
d) Tổ chức khai thác khai thác khoáng sản nhóm IV giải thể, phá sản;
đ) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhóm IV bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã;
e) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhóm IV quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về đầu tư;
g) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhóm IV bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi toàn bộ diện tích đất tại khu vực khai thác khoáng sản do vi phạm pháp luật về đất đai;
h) Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện thủ tục thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV
a) Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được thông báo đối với trường hợp quy định tại điểm a và d khoản 1 Điều này, cơ quan chuyên môn về địa chất, khoáng sản thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh, làm rõ các nội dung không đúng thẩm quyền hoặc trái quy định của pháp luật; tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền công bố khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản hoặc thu hồi toàn bộ diện tích đất hoạt động khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, cơ quan chuyên môn về địa chất, khoáng sản thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hồ sơ thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV theo quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV;
c) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, cơ quan chuyên môn về địa chất, khoáng sản thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo công khai việc thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời có văn bản thông báo chấm dứt hiệu lực của giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV bị thu hồi và yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện nghĩa vụ đóng cửa mỏ khoáng sản và các nghĩa vụ khác có liên quan giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV chấm dứt hiệu lực.
5. Hồ sơ trình thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV bao gồm:
a) Tờ trình hoặc Phiếu trình về lý do, kết quả rà soát, kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan và đề xuất việc thu hồi hoặc không thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV;
b) Văn bản thông báo của tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
c) Biên bản, tài liệu xác minh, làm rõ các nội dung không đúng thẩm quyền hoặc trái quy định của pháp luật đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
d) Bản sao quyết định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
đ) Bản sao quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
e) Dự thảo Quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.
6. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV có nghĩa vụ thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Điều 94. Xử lý khoáng sản nhóm IV dôi dư
1. Tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản được cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV chỉ được phép sử dụng khoáng sản nhóm IV cho các dự án, công trình sử dụng khoáng sản quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV.
2. Trường hợp dự án, công trình sử dụng khoáng sản quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV không còn nhu cầu sử dụng, phần khoáng sản dôi dư được xử lý như sau:
a) Cung cấp cho các dự án, công trình sử dụng khoáng sản khác sau khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 91 của Nghị định này;
b) Cung cấp cho các dự án đầu tư công khác sau khi có chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Sử dụng để cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong phương án khai thác khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản phải thực hiện việc bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, thực hiện thủ tục đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
2. Tổ chức khai thác khoáng sản quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường sau:
a) Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong phương án khai thác khoáng sản;
b) Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản;
c) Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác; cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án khai thác khoáng sản khi kết thúc khai thác khoáng sản;
d) Đối với giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV có thời hạn từ 02 năm trở lên, tổ chức khai thác khoáng sản thực hiện quan trắc môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Việc hoàn trả tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường cho tổ chức khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Việc đóng cửa mỏ khoáng sản nhóm IV được thực hiện theo quy định tại các Điều 81, 82 và 84 của Luật Địa chất và khoáng sản và các quy định sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện việc đóng cửa mỏ khoáng sản theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thể hiện trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định hoặc báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Trường hợp có thay đổi nội dung, khối lượng đóng cửa mỏ khoáng sản so với phương án khai thác khoáng sản, phải thể hiện các thay đổi này trong báo cáo quy định tại điểm c khoản này;
b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật Địa chất và khoáng sản, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện việc đóng cửa mỏ khoáng sản theo phương án khai thác khoáng sản và giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV được cấp. Trường hợp có thay đổi nội dung, khối lượng đóng cửa mỏ khoáng sản so với phương án khai thác khoáng sản, phải thể hiện các thay đổi này trong báo cáo quy định tại điểm c khoản này;
c) Sau khi hoàn thành việc đóng cửa mỏ, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhóm IV có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản;
d) Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh tổ chức kiểm tra thực địa và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản. Trường hợp việc đóng cửa mỏ khoáng sản chưa đáp ứng yêu cầu theo phương án khai thác khoáng sản, Sở Nông nghiệp và Môi trường có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nhóm IV thực hiện các giải pháp công trình, bảo đảm các yêu cầu về đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định tại Điều 81 của Luật Địa chất và khoáng sản;
đ) Trình tự, thủ tục ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản được thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 106 của Nghị định này.
1. Thẩm quyền cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 75 Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Trường hợp thu hồi khoáng sản nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 75 của Luật Địa chất và khoáng sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phương án thu hồi khoáng sản hoặc không thu hồi khoáng sản nhóm I trên cơ sở báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế quy định tại khoản 3 Điều này của chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Cho phép chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư thu hồi khoáng sản, sử dụng khoáng sản nếu có hiệu quả kinh tế;
b) Trường hợp chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư không có nhu cầu sử dụng thì cho phép tập kết khoáng sản tại bãi chứa; bố trí quỹ đất để tập kết khoáng sản, tổ chức quản lý, bảo vệ và cho phép tiêu thụ khoáng sản. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đấu giá đối với khối lượng khoáng sản được thu hồi, tập kết theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản;
c) Quyết định không thu hồi khoáng sản khi không có hiệu quả kinh tế.
3. Báo cáo hiệu quả kinh tế bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Dự kiến khối lượng khoáng sản thu hồi khi thi công các hạng mục công trình của dự án đầu tư mà bắt buộc phải san gạt, đào đắp bề mặt địa hình;
b) Phân tích các điều kiện thu hồi khoáng sản, vận chuyển và các chi phí sản xuất;
c) Đánh giá hiệu quả kinh tế khi thu hồi khoáng sản;
d) Đề xuất phương án thu hồi khoáng sản hoặc không thu hồi khoáng sản.
4. Thời điểm thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế đối với hoạt động thu hồi hoặc không thu hồi khoáng sản trong khu vực thi công các hạng mục công trình của dự án đầu tư:
a) Thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trong trường hợp đã có thông tin, dữ liệu về khoáng sản. Báo cáo hiệu quả kinh tế được lồng ghép trong nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư của dự án;
b) Thực hiện trong giai đoạn thi công các hạng mục công trình của dự án đối với trường hợp chưa có thông tin, dữ liệu về khoáng sản. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế phải được hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày phát hiện khoáng sản.
5. Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế quy định tại khoản 3 Điều này và thời điểm phát hiện khoáng sản quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 97. Thu hồi khoáng sản trong phạm vi diện tích thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản
1. Việc thu hồi khoáng sản được áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Khoáng sản được thu hồi là đất, đá thải mỏ, quặng đuôi của mỏ đang hoạt động đã được lưu giữ hoặc chưa được lưu giữ tại bãi thải, hồ chứa quặng đuôi;
b) Khoáng sản nằm trong phạm vi diện tích thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản, được phát hiện trong quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án nhưng nằm ngoài phạm vi diện tích khu vực được phép khai thác khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gửi hồ sơ đề nghị thu hồi khoáng sản trong phạm vi diện tích thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản về cơ quan tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản. Hồ sơ đăng ký thu hồi khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thu hồi khoáng sản (bản chính);
b) Báo cáo vị trí, khối lượng, chủng loại, thời gian thực hiện (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu vực thu hồi khoáng sản, trong đó xác định rõ vị trí, khối lượng khoáng sản thu hồi của từng vị trí (bản chính).
3. Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư kết hợp thu hồi khoáng sản ở khu vực thi công các hạng mục công trình của dự án đầu tư khai thác khoáng sản chồng lấn lên diện tích khu vực đã được công nhận kết quả thăm dò khoáng sản được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phần khoáng sản trong diện tích chồng lấn không đủ điều kiện để huy động vào thiết kế khai thác;
b) Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản chấp thuận bằng văn bản;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản cam kết thu hồi tối đa khoáng sản trước khi tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án đó và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính đối với phần khoáng sản thu hồi được thuộc phạm vi diện tích thực hiện dự án.
4. Kết quả thu hồi, sử dụng khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 75 của Luật Địa chất và khoáng sản được cập nhật vào nội dung báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản và báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản hàng năm.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu văn bản, tài liệu quy định tại Điều này.
Điều 98. Hồ sơ, trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký thu hồi khoáng sản không thuộc đối tượng quy định tại Điều 97 của Nghị định này phải gửi hồ sơ về cơ quan tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Bản đăng ký thu hồi khoáng sản (bản chính);
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư (kèm theo quyết định phê duyệt) triển khai tại khu vực đăng ký thu hồi khoáng sản đối với các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật Địa chất và khoáng sản (bản sao y);
c) Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có) đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 75 của Luật Địa chất và khoáng sản (bản sao y);
d) Đề án đóng cửa mỏ hoặc phương án đóng cửa mỏ kèm theo quyết định phê duyệt hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 75 của Luật Địa chất và khoáng sản (bản chính).
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản
a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị thu hồi khoáng sản và kiểm tra tại thực địa;
b) Trong thời hạn không quá 25 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định về khối lượng khoáng sản thu hồi, phương pháp thu hồi, kế hoạch thu hồi và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Trường hợp thu hồi khoáng sản nhóm I, nhóm II trong diện tích thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản (nằm ngoài diện tích khu vực khai thác) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Thời gian lấy ý kiến không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ;
c) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại điểm b khoản này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản;
d) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, ký giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản. Trường hợp không cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký thu hồi khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định, thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để phối hợp quản lý, giám sát thực hiện. Tổ chức, cá nhân đăng ký thu hồi khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản lần đầu trước khi nhận giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản;
e) Trường hợp hồ sơ phải bổ sung, hoàn thiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản đề nghị tổ chức, cá nhân đăng ký thu hồi khoáng sản bổ sung, hoàn thiện. Thời gian tổ chức, cá nhân đăng ký thu hồi khoáng sản hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
3. Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu văn bản, tài liệu quy định tại Điều này.
Điều 99. Quy định chung về chế biến khoáng sản
1. Hoạt động chế biến khoáng sản phải thực hiện theo quy định tại Điều 78 của Luật Địa chất và khoáng sản. Khoáng sản sau chế biến phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng của các ngành, lĩnh vực có sử dụng khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân chế biến khoáng sản có trách nhiệm:
a) Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan tới chủng loại, khối lượng thuốc tuyển, hóa chất hoặc các loại vật chất khác được sử dụng cho hoạt động chế biến khoáng sản;
b) Đổ thải đúng vị trí, thiết kế bãi thải; xây dựng, vận hành, sử dụng hồ chứa quặng đuôi, hồ lắng, hồ xử lý môi trường (nếu có) theo đúng thiết kế được phê duyệt và thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn hồ đập, bãi thải, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và gửi về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động chế biến khoáng sản.
3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động chế biến khoáng sản:
a) Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động chế biến khoáng sản đối với khoáng sản nhóm I do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản; ban hành danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật các loại khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất cho ngành công nghiệp và khoáng sản xuất khẩu, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động chế biến khoáng sản đối với các loại khoáng sản nhóm II do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản; ban hành danh mục, quy cách và chỉ tiêu kỹ thuật đối với khoáng sản làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng xuất khẩu;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động chế biến khoáng sản đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của mình; tổ chức việc kiểm soát, giám sát mọi hoạt động chế biến khoáng sản trên địa bàn.
4. Bộ Công Thương quy định tiêu chuẩn, mức độ chế biến khoáng sản nhóm I có nguồn gốc khai thác trong nước đã qua chế biến được phép xuất khẩu, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 108 của Nghị định này.
5. Bộ Xây dựng quy định tiêu chuẩn, mức độ chế biến khoáng sản thuộc nhóm II có nguồn gốc khai thác trong nước đã qua chế biến được phép xuất khẩu, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều 108 của Nghị định này.
Điều 100. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chế biến khoáng sản
Tổ chức, cá nhân chế biến khoáng sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sử dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến nhằm thu hồi tối đa khoáng sản, gia tăng giá trị khoáng sản nguyên khai theo thiết kế, dự án đầu tư hoặc cải tiến thiết bị, công nghệ chế biến trong quá trình hoạt động và báo cáo định kỳ hoạt động chế biến khoáng sản gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động chế biến khoáng sản để theo dõi, giám sát.
2. Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm có ích thu được sau chế biến; kê khai báo cáo trung thực, đầy đủ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định.
3. Phải thống kê, kiểm kê khối lượng, nguồn gốc khoáng sản được sử dụng cho hoạt động chế biến và được thể hiện trong báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản.
4. Bồi thường các thiệt hại gây ra trong quá trình hoạt động chế biến.
5. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN NHÓM I, II VÀ III
Điều 101. Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Điều 108 của Luật Địa chất và khoáng sản thành lập Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
2. Cơ quan giúp việc cho Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản bao gồm:
a) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đối với giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
b) Sở Nông nghiệp và Môi trường đối với giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản có tối thiểu 09 thành viên với cơ cấu thành phần như sau: Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép khai thác khoáng sản hoặc người được ủy quyền, Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan thẩm định hồ sơ, 01 thành viên thư ký là công chức của cơ quan thẩm định hồ sơ và các thành viên Hội đồng là đại diện các cơ quan tài chính, bảo vệ môi trường, một số chuyên gia thuộc lĩnh vực địa chất, khai thác khoáng sản và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan.
4. Kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản ban hành quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản theo thẩm quyền.
Điều 102. Nội dung thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Thời gian thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản không quá 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Nội dung thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản bao gồm:
a) Lý do đóng cửa mỏ khoáng sản;
b) Hiện trạng, số lượng, khối lượng và mức độ an toàn các công trình mỏ, các công trình phụ trợ phục vụ khai thác mỏ; các công trình bảo vệ môi trường, công trình cải tạo, phục hồi môi trường đã thực hiện, kể cả các bãi thải của mỏ tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;
c) Khối lượng khoáng sản thực tế đã khai thác, trữ lượng hoặc khối lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác khoáng sản so với trữ lượng hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản tại thời điểm đóng cửa mỏ khoáng sản;
d) Khối lượng công việc và phương pháp đóng cửa mỏ, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; các giải pháp bảo đảm an toàn cho khai trường sau khi đóng cửa mỏ khoáng sản và các công trình phụ trợ; khối lượng các công trình cải tạo, phục hồi môi trường; thời gian để ổn định, an toàn cho các bãi thải của mỏ; biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường trong quá trình thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và đề xuất mục đích sử dụng đất sau khi đóng cửa mỏ khoáng sản;
đ) Khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc của đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và thời gian hoàn thành các hạng mục công việc của đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
Điều 103. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lập thành 01 bộ, gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (bản chính);
b) Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ (bản chính);
d) Phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc tài liệu thể hiện nội dung phương án cải tạo phục hồi môi trường được thẩm định, phê duyệt hoặc cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (bản sao y).
2. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều này về cơ quan tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ để tổ chức thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do.
3. Thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 50 ngày kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này), cơ quan thẩm định hồ sơ có thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra hồ sơ, nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản; tổ chức kiểm tra tại thực địa; gửi văn bản lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan về đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan.
Sau thời hạn quy định tại điểm này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời thì được coi như đã đồng ý với các nội dung của đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;
b) Tổng hợp ý kiến góp ý, trình Chủ tịch Hội đồng để tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;
c) Tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Ban hành văn bản thông báo nội dung kết luận của Chủ tịch hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản cho tổ chức, cá nhân để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;
d) Hoàn thiện hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
4. Phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Trong trường hợp không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Đối với trường hợp đã tiến hành hoạt động khai thác và thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 82 của Luật Địa chất và khoáng sản, việc phê duyệt đề án đóng cửa mỏ có thể thực hiện đồng thời với thủ tục trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.
6. Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
7. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung, việc thẩm định hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan thẩm định trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
b) Trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, chỉnh sửa hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đã hướng dẫn nhưng tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không đúng theo yêu cầu. Thời gian thẩm định còn lại sau khi nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân được tăng thêm 25 ngày.
Điều 104. Điều chỉnh nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt
1. Các trường hợp điều chỉnh nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt:
a) Thay đổi tên tổ chức, cá nhân thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;
b) Điều chỉnh thời gian thực hiện công tác đóng cửa mỏ khoáng sản;
c) Điều chỉnh khối lượng các hạng mục công việc trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (bản chính);
b) Báo cáo kết quả thực hiện tình hình thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt kèm theo kế hoạch thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản điều chỉnh (bản chính);
c) Bản đồ hiện trạng khu vực đóng cửa mỏ tại thời điểm đề nghị điều chỉnh (bản chính);
d) Phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc tài liệu thể hiện nội dung phương án cải tạo phục hồi môi trường được thẩm định, phê duyệt hoặc cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (bản sao y).
3. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt đóng cửa mỏ theo quy định tại khoản 2 Điều này về cơ quan tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ để tổ chức thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do.
4. Thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 50 ngày kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này), cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra hồ sơ, nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đề nghị điều chỉnh; tổ chức kiểm tra thực địa; gửi văn bản lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan về nội dung điều chỉnh đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan;
Sau thời hạn quy định tại điểm này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời thì được coi như đã đồng ý với các nội dung điều chỉnh của đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
b) Tổng hợp ý kiến góp ý, trình Chủ tịch Hội đồng để tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;
c) Tổ chức phiên họp của Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Ban hành văn bản thông báo nội dung kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản cho tổ chức, cá nhân để chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản;
d) Hoàn thiện hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt điều chỉnh nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
5. Phê duyệt điều chỉnh nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt điều chỉnh nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Trong trường hợp không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt điều chỉnh nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
7. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung, việc thẩm định hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan thẩm định trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
b) Trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, chỉnh sửa hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đã hướng dẫn nhưng tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không đúng theo yêu cầu. Thời gian thẩm định còn lại sau khi nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân được tăng thêm 25 ngày.
Điều 105. Chấp thuận phương án đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Địa chất và khoáng sản lập hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án đóng cửa mỏ khoáng sản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận phương án đóng cửa mỏ theo quy định tại các khoản 2,3,4,5,6 và 7 Điều này. Hồ sơ được lập thành 01 bộ, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận phương án đóng cửa mỏ khoáng sản; phương án đóng cửa mỏ khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản (bản chính);
c) Phương án cải tạo, phục hồi môi trường hoặc tài liệu thể hiện nội dung phương án cải tạo phục hồi môi trường được thẩm định, phê duyệt hoặc cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (bản sao y).
2. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều này về cơ quan tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ để tổ chức thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do.
3. Thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này), cơ quan thẩm định hồ sơ thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm tra hồ sơ, nội dung phương án đóng cửa mỏ khoáng sản đề nghị điều chỉnh; tổ chức kiểm tra thực địa; gửi văn bản lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan về đề nghị điều chỉnh nội dung phương án đóng cửa mỏ khoáng sản. Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan;
Sau thời hạn quy định tại điểm này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời thì được coi như đã đồng ý với các nội dung của phương án đóng cửa mỏ khoáng sản.
b) Hoàn thiện, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc chấp thuận điều chỉnh nội dung phương án đóng cửa mỏ khoáng sản.
4. Phê duyệt chấp thuận phương án đóng cửa mỏ khoáng sản
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc chấp thuận điều chỉnh nội dung phương án đóng cửa mỏ khoáng sản. Trong trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã tiến hành hoạt động khai thác có đề nghị trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích đã khai thác quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Địa chất và khoáng sản, việc chấp thuận phương án đóng cửa mỏ có thể thực hiện đồng thời với thủ tục trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản.
6. Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân về kết quả chấp thuận nội dung phương án mỏ khoáng sản để thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
7. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung, việc thẩm định hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan thẩm định trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
b) Trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, chỉnh sửa hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đã hướng dẫn nhưng tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không đúng theo yêu cầu. Thời gian thẩm định còn lại sau khi nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân được tăng thêm 10 ngày.
Điều 106. Thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Sau khi hoàn thành các hạng mục và khối lượng công việc theo đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được phê duyệt hoặc phương án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản phải có văn bản báo cáo kết quả thực hiện gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ để được xem xét, thẩm định và ban hành quyết định đóng cửa mỏ theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản (bản chính);
b) Bản đồ khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản (bản chính);
c) Báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản hoặc phương án đóng cửa mỏ khoáng sản (bản chính);
d) Hồ sơ hoàn công và các văn bản chứng minh đã thực hiện khối lượng theo đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt hoặc phương án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được chấp thuận (bản chính hoặc bản sao y);
đ) Văn bản thẩm định báo cáo đánh giá an toàn theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử đối với trường hợp khai thác khoáng sản phóng xạ hoặc có chứa chất phóng xạ đi kèm (bản chính hoặc bản sao y).
2. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều này về cơ quan tiếp nhận hồ sơ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đáp ứng quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập phiếu tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cho cơ quan thẩm định hồ sơ để tổ chức thẩm định hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do.
3. Thẩm định hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 40 ngày, cơ quan thẩm định hồ sơ tiến hành các hoạt động sau đây:
a) Kiểm tra hồ sơ đề nghị ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản;
b) Lấy ý kiến bằng văn bản cơ quan chuyên môn và cơ quan khác có liên quan về kết quả thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản hoặc phương án đóng cửa mỏ khoáng sản. Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan.
Sau thời hạn quy định tại điểm này, cơ quan được lấy ý kiến không có văn bản trả lời thì được coi như đã đồng ý với kết quả thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản;
c) Tổ chức kiểm tra thực địa, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, phương án đóng cửa mỏ khoáng sản (có thể tiến hành đồng thời với hoạt động quy định tại điểm b khoản này);
d) Hoàn thiện hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản quyết định việc đóng cửa mỏ khoáng sản.
4. Ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, trường hợp không đồng ý ban hành quyết định thì phải có trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Trả kết quả giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định.
6. Trong quá trình thẩm định hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung, việc thẩm định hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, cơ quan thẩm định trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản;
b) Trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định hồ sơ thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình, chỉnh sửa hoặc bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần, trừ trường hợp đã hướng dẫn nhưng tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không đúng theo yêu cầu. Thời gian thẩm định còn lại sau khi nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân được tăng thêm 15 ngày.
7. Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu văn bản, tài liệu quy định tại Điều này.
1. Công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản là các công trình có công dụng bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản, được xác định theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, thiết kế mỏ của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo vệ các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 66 và khoản 3 Điều 71 của Luật Địa chất và khoáng sản.
3. Trong quá trình thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản và sau khi có quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Địa chất và khoáng sản, các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử đối với trường hợp đóng cửa mỏ khoáng sản phóng xạ hoặc có chứa chất phóng xạ đi kèm và báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để theo dõi, giám sát.
QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN CHIẾN LƯỢC, QUAN TRỌNG
Điều 108. Quy định chung về quản lý khoáng sản chiến lược, quan trọng
1. Khoáng sản chiến lược quan trọng bao gồm khoáng sản phóng xạ, đất hiếm và các khoáng sản thiết yếu khác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và tăng cường quốc phòng, an ninh của đất nước. Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các bộ có liên quan xây dựng, phê duyệt danh mục khoáng sản chiến lược, quan trọng theo từng thời kỳ.
2. Ngoài việc tuân thủ các quy định đối với khoáng sản nhóm I, khoáng sản nhóm II theo quy định của Luật Địa chất và khoáng sản, Chương IV và Chương V của Nghị định này, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản chiến lược, quan trọng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản chiến lược, quan trọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về địa chất, khoáng sản;
b) Dữ liệu thông tin về khoáng sản phóng xạ, đất hiếm chưa được công bố được quản lý theo chế độ mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Việc điều tra địa chất về khoáng sản, quy hoạch, thăm dò, khai thác khoáng sản chiến lược, quan trọng phải thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại các Điều 109 và Điều 110 của Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết định:
a) Tổ chức được tham gia điều tra địa chất về khoáng sản đối với khoáng sản chiến lược, quan trọng;
b) Danh mục các khu vực thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng được sử dụng ngân sách nhà nước để thăm dò.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định:
a) Chấp thuận để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản chiến lược, quan trọng cho tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này;
b) Chấp thuận phương thức hợp tác, quy mô, phạm vi thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản chiến lược, quan trọng theo thỏa thuận của hiệp định liên Chính phủ theo nguyên tắc ưu tiên cấp quyền khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp trong nước để hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài đối với hoạt động chế biến, sử dụng khoáng sản chiến lược, quan trọng;
c) Quyết định danh mục và mức độ chế biến của một số khoáng sản chiến lược, quan trọng có nguồn gốc khai thác trong nước được phép xuất khẩu.
5. Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục và mức độ chế biến của một số khoáng sản chiến lược, quan trọng quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
Điều 109. Thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng
1. Tổ chức được xem xét cấp giấy phép thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật Địa chất và khoáng sản và Điều 26 của Nghị định này;
b) Trường hợp tổ chức đã và đang tham gia hoạt động khoáng sản, phải bảo đảm không vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 71 của Nghị định này hoặc đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong thời hạn 5 năm gần nhất.
c) Nhà đầu tư nước ngoài được xác định theo hiệp định liên Chính phủ;
2. Tổ chức được thực hiện dịch vụ thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng là:
a) Đơn vị sự nghiệp nhà nước có chức năng thăm dò khoáng sản đáp ứng yêu cầu quy định tại các Điều 27, Điều 28 của Nghị định này;
b) Tổ chức đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Địa chất và khoáng sản và quy định tại các Điều 26, 27 và Điều 28 của Nghị định này;
3. Ngoài điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, đơn vị, tổ chức thực hiện dịch vụ thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đội ngũ cán bộ, chuyên gia địa chất, khoáng sản có trình độ chuyên môn phù hợp, với ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra hoặc thăm dò khoáng sản; có bộ phận kỹ thuật đủ khả năng thực hiện các phương pháp thăm dò tiên tiến, bao gồm địa vật lý, địa hóa, khoan thăm dò và phân tích mẫu; có khả năng xây dựng và triển khai đề án thăm dò chi tiết, khoa học, phù hợp với quy định pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế;
b) Có hệ thống thiết bị, máy móc chuyên dụng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công tác thăm dò khoáng sản chiến lược và được kiểm định, bảo dưỡng định kỳ, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và chất lượng; có phần mềm chuyên dụng để xử lý và phân tích dữ liệu địa chất, khoáng sản.
Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Địa chất và khoáng sản và Điều 55 của Nghị định này, tổ chức được xem xét cấp giấy phép khai thác khoáng sản chiến lược, quan trọng phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Trực tiếp đầu tư hoặc hợp tác đầu tư dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng và đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Có kinh nghiệm thực hiện hoặc hợp tác thực hiện dự án khai thác khoáng sản, tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
3. Dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản chiến lược, quan trọng phải bao gồm cả các nội dung sau đây:
a) Dự kiến giám đốc điều hành mỏ, nhân sự điều hành mỏ đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều 73 của Nghị định này;
b) Dự kiến đội ngũ nhân sự phụ trách kỹ thuật về an toàn, kỹ thuật khai thác, cơ điện, vận tải, thông gió, địa chất, trắc địa theo quy định của Bộ Công Thương;
c) Có phương án tài chính rõ ràng, khả thi, bảo đảm vốn đối ứng và vốn huy động phù hợp với quy mô dự án.
d) Hệ thống thiết bị, máy móc khai thác hiện đại, phù hợp với công nghệ khai thác mỏ lộ thiên hoặc hầm lò;
đ) Hệ thống xử lý môi trường bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Ứng dụng công nghệ tự động hóa, số hóa trong quản lý, giám sát và vận hành khai thác, chế biến khoáng sản.
QUẢN LÝ CÁT, SỎI LÒNG SÔNG, LÒNG HỒ VÀ KHU VỰC BIỂN
Điều 111. Quản lý cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch vùng
1. Trường hợp trong phạm vi vùng lập quy hoạch có lưu vực sông liên tỉnh, cơ quan chủ trì lập quy hoạch vùng đưa nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông quy định tại khoản 2 Điều này vào quy hoạch vùng tương ứng; bảo đảm cát, sỏi lòng sông được khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong lưu vực sông và các ngành kinh tế; bảo đảm sự ổn định, cân bằng tự nhiên trong lưu vực sông, phù hợp với tài nguyên, trữ lượng cát, sỏi lòng sông có trong lưu vực sông.
2. Nội dung quản lý cát, sỏi lòng sông trong quy hoạch vùng gồm:
a) Tiềm năng tài nguyên cát, sỏi lòng sông trong lưu vực sông thuộc phạm vi vùng lập quy hoạch;
b) Các yêu cầu về bảo vệ môi trường; bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong vùng;
c) Định hướng hoạt động thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông trên lưu vực sông thuộc vùng lập quy hoạch về thời gian, tổng công suất được cấp phép khai thác trên địa bàn của địa phương liên quan trong kỳ quy hoạch, bảo đảm tác động thấp nhất đến cân bằng tự nhiên của lưu vực, gắn với nhu cầu sử dụng cát, sỏi để phát triển hạ tầng của các địa phương liên quan.
Tổ chức, cá nhân khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển có trách nhiệm:
1. Lập phương án quan trắc, đánh giá mức độ bồi tụ tại khu vực khai thác; đánh giá mức độ biến động đáy sông, hồ, biển khu vực lân cận.
2. Lập bản đồ đáy sông, hồ, biển tại khu vực khai thác và khu vực lân cận định kỳ 6 tháng 1 lần.
Điều 113. Thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng hồ, khu vực biển
1. Việc thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng hồ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Việc thăm dò, khai thác cát, sỏi tại lòng hồ thủy lợi, thủy điện phải phù hợp với các quy định về hành lang bảo vệ hồ chứa, bảo vệ công trình, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đập, hồ chứa và các hạng mục công trình gắn liền với hồ chứa; không làm suy giảm chức năng của hồ chứa; chỉ được phép khai thác phần trữ lượng do bồi lắng;
b) Không gây ô nhiễm nguồn nước, hạn chế thấp nhất việc ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
2. Việc thăm dò, khai thác cát, sỏi khu vực biển phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm hài hòa lợi ích với các hoạt động khác như nuôi trồng thủy sản, du lịch, bảo tồn, hàng hải;
b) Hạn chế gây tác động xấu đến dòng chảy, bờ biển, các hệ sinh thái biển.
3. Việc lấy ý kiến các cơ quan có liên quan khi thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng hồ thủy lợi hoặc hồ lưỡng dụng, cơ quan thẩm định hồ sơ phải lấy ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, phòng, chống thiên tai;
b) Trường hợp thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng hồ thủy điện hoặc hồ lưỡng dụng, cơ quan thẩm định hồ sơ phải lấy ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về thủy điện, phòng, chống thiên tai;
c) Trường hợp thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng hồ tự nhiên, cơ quan thẩm định hồ sơ phải lấy ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai;
d) Trường hợp thăm dò, khai thác cát, sỏi khu vực biên, cơ quan thẩm định hồ sơ phải lấy ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, quốc phòng, an ninh.
4. Nội dung lấy ý kiến về sự phù hợp của hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng hồ, khu vực biển:
a) Đối với khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng hồ: sự phù hợp với các quy định về phòng chống thiên tai, thủy lợi, thủy điện, trong phạm vi quản lý; mức độ tác động của hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản đến nội dung phòng chống thiên tai, hoạt động của công trình thủy lợi, thủy điện;
b) Đối với khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản cát, sỏi khu vực biển: sự phù hợp với các quy định về xây dựng, quốc phòng, an ninh.
5. Cơ quan quản lý nhà nước được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cho ý kiến.
6. Trường hợp khu vực đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26, khoản 2 Điều 43, khoản 2 Điều 55 của Luật Địa chất và khoáng sản và Điều 14 của Nghị định này.
Điều 114. Thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biên trên địa bàn vùng giáp ranh
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chung ranh giới hành chính là các khu vực sông, hồ, biên phải ban hành quy chế phối hợp trong quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biên và tổ chức thực hiện quy chế trên địa bàn địa phương sau khi ban hành.
2. Quy chế phối hợp trong quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biên phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác liên quan; bảo đảm sự thống nhất trong quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông; nâng cao vai trò, trách nhiệm của địa phương liên quan trong quản lý cát, sỏi ở khu vực giáp ranh và có các nội dung chính sau đây:
3. Quy chế phối hợp trong quản lý cát, sỏi lòng sông lòng hồ, khu vực biên tại khu vực giáp ranh địa phận hành chính cấp tỉnh bao gồm:
a) Trách nhiệm trao đổi thông tin quản lý nhà nước về khoáng sản gồm: thông tin chung về tình hình hoạt động khoáng sản tại khu vực giáp ranh; thông tin về hoạt động khoáng sản trên địa bàn khu vực giáp ranh của Ủy ban nhân dân các cấp; thông tin về giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển và khoáng sản khác đã cấp; số lượng, biển hiệu phương tiện, thiết bị tham gia khai thác, vận chuyển cát sỏi, bến bãi tập kết cát sỏi;
b) Phối hợp trong phát hiện, ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông không có giấy phép; phối hợp, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khai thác cát, sỏi theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp; phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ về phương tiện, thiết bị, lực lượng;
c) Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Môi trường trong việc chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền; trách nhiệm của Công an tỉnh trong việc tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định đối với hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn địa phương; trách nhiệm phối hợp với lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát môi trường trong việc xử lý nghiêm các hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, hoạt động vận chuyển, mua bán cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp tại khu vực giáp ranh địa giới hành chính cấp tỉnh;
d) Phối hợp trong công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện quy chế phối hợp đã ký kết; đánh giá kết quả, nguyên nhân và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn vùng giáp ranh.
4. Khi thẩm định hồ sơ cấp giấy phép thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biên trên địa bàn vùng giáp ranh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giáp ranh.
Điều 115. Nội dung giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển
Ngoài nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 56 của Luật Địa chất và khoáng sản, giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biên còn phải quy định các nội dung sau đây:
1. Thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày, trong năm.
Căn cứ vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thời tiết, thủy văn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời gian khai thác trong ngày, quy định thời gian khai thác trong năm trên địa bàn tỉnh và phải bảo đảm không khai thác vào ban đêm đối với cát, sỏi lòng sông, lòng hồ.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản:
a) Xác định ranh giới khu vực khai thác; cắm mốc hoặc thả phao xác định các điểm khép góc khu vực khai thác cát, sỏi lòng sông;
b) Lắp đặt bảng thông báo công khai thông tin về giấy phép khai thác, dự án khai thác theo quy định tại khoản 3 Điều 116 của Nghị định này.
c) Bảo đảm loại phương tiện, thiết bị được sử dụng trong khu vực khai thác được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa và các quy định pháp luật khác có liên quan;
d) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ thông tin về vị trí, hành trình của phương tiện, thiết bị.
Điều 116. Bến, bãi tập kết cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và khu vực biển
1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác hoặc kinh doanh cát, sỏi khi tập kết cát, sỏi lòng sông sau khai thác tại các bến, bãi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Khu vực bến, bãi chứa cát, sỏi nằm trong phạm vi cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
b) Trường hợp bến, bãi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc liên quan đến đê điều phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều;
c) Phải lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin của bến bãi tập kết cát, sỏi với các nội dung: địa chỉ cung cấp cát, sỏi được tập kết tại bến bãi; lắp đặt trạm cân, camera để giám sát khối lượng cát, sỏi mua - bán tại bến bãi, diện tích bến bãi.
2. Trường hợp không sử dụng bến, bãi, tổ chức, cá nhân được phép khai thác cát, sỏi lòng sông phải ký hợp đồng vận chuyển với tổ chức, cá nhân có phương tiện vận chuyển đáp ứng các yêu cầu về điều kiện hoạt động của phương tiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giao thông đường thủy nội địa và quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lắp đặt bảng thông báo để công khai thông tin về giấy phép khai thác, dự án khai thác với các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này và phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Được lắp đặt tại khu vực đường giao thông gần khu vực khai thác và trên phương tiện khai thác khi thực hiện khai thác khoáng sản;
b) Được làm bằng chất liệu phản quang, nội dung công khai trên bảng thông báo gồm: Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khoáng sản; số giấy phép khai thác khoáng sản, ngày cấp, cơ quan cấp; tọa độ, diện tích và sơ đồ phạm vi khu vực khai thác; thời gian khai thác; loại phương tiện, thiết bị, biển kiểm soát để sử dụng khai thác.
4. Nội dung công khai trên bảng thông báo bao gồm:
a) Số giấy phép khai thác khoáng sản, ngày cấp, cơ quan cấp;
b) Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Tọa độ, diện tích và sơ đồ phạm vi khu vực khai thác;
d) Thời gian khai thác;
đ) Loại, phương tiện, thiết bị sử dụng để khai thác cát, sỏi.
Điều 117. Kinh doanh và sử dụng cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển
1. Cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển được tổ chức, cá nhân kinh doanh phải là cát, sỏi có nguồn gốc hợp pháp
2. Trong quá trình vận chuyển cát, sỏi, chủ phương tiện phải mang theo hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của cát, sỏi là hợp pháp; thông tin, dữ liệu, sổ sách, chứng từ về khối lượng cát, sỏi đang vận chuyển; bên bán phải xuất hóa đơn cho bên mua theo quy định của pháp luật.
3. Mọi hành vi buôn bán, kinh doanh cát, sỏi lòng sông không có nguồn gốc hợp pháp được xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan.
THÔNG TIN, DỮ LIỆU VỀ ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN
Điều 118. Xây dựng cơ sở dữ liệu về địa chất, khoáng sản
1. Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu về địa chất, khoáng sản
a) Cơ sở dữ liệu về địa chất, khoáng sản phải được xây dựng theo nguyên tắc đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương;
b) Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quốc tế được công nhận tại Việt Nam;
c) Áp dụng các giải pháp kỹ thuật để bảo vệ dữ liệu, ngăn chặn truy cập trái phép hoặc rò rỉ thông tin;
d) Hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý, nghiên cứu, lập quy hoạch và các mục đích kinh tế - xã hội khác.
2. Trên cơ sở mục đích sử dụng, dữ liệu về địa chất, khoáng sản được phân loại thành các nhóm sau:
a) Dữ liệu cơ bản: Dữ liệu điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; dữ liệu quan trắc, cảnh báo về môi trường, tai biến địa chất; kết quả các chương trình, đề án, dự án điều tra, nghiên cứu khoa học;
b) Dữ liệu quản lý: Thông tin về giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; thông tin về khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; dữ liệu thống kê, kiểm kê tài nguyên địa chất, khoáng sản.
3. Hạ tầng kỹ thuật số, hệ thống phần mềm, an toàn thông tin
a) Cơ sở dữ liệu số hóa được tích hợp và lưu trữ tại Trung tâm Thông tin, lưu trữ và Bảo tàng địa chất trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
b) Hệ thống phần mềm hỗ trợ truy cập, quản lý và khai thác dữ liệu;
c) Hạ tầng an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu.
4. Tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ áp dụng trong xây dựng cơ sở dữ liệu về địa chất, khoáng sản phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Dữ liệu về địa chất, khoáng sản phải được số hóa theo các định dạng tiêu chuẩn quốc gia, tương thích với hệ thống thông tin địa lý (GIS);
b) Sử dụng công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) để quản lý và khai thác hiệu quả;
c) Bảo đảm khả năng mở rộng, tích hợp với cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia.
5. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về địa chất, khoáng sản:
a) Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 4 Điều 89 của Luật Địa chất và khoáng sản; chủ trì xây dựng, quản lý, vận hành và cập nhật cơ sở dữ liệu về địa chất, khoáng sản trên phạm vi toàn quốc và quy định trình tự, thủ tục giao nộp, thu nhận, cung cấp thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền cấp phép có trách nhiệm thu thập, cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất, khoáng sản tại địa phương, kết nối về hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
c) Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có trách nhiệm cập nhật thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản theo quy định tại Điều 119 của Nghị định này; thực hiện đúng các quy định về bảo mật và an ninh thông tin và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản.
6. Kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất, khoáng sản được lấy từ các nguồn sau:
a) Từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách;
b) Nguồn kinh phí xã hội hóa được huy động từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 119. Giao nộp báo cáo, tài liệu, mẫu vật
1. Việc giao nộp báo cáo, tài liệu, mẫu vật được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 90 của Luật Địa chất và khoáng sản và khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản phải giao nộp báo cáo, tài liệu, mẫu vật theo quy định sau:
a) Hồ sơ giao nộp bao gồm: Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản, hoặc thăm dò khoáng sản (bản chính hoặc bản điện tử); bản chính hoặc bản điện tử của tài liệu nguyên thủy, bao gồm các tài liệu thu thập, số liệu khảo sát, bản đồ gốc và các hồ sơ liên quan; mẫu vật địa chất, khoáng sản, mẫu vật bảo tàng kèm theo biên bản bàn giao và danh mục chi tiết;
b) Thời hạn giao nộp: Không quá 60 ngày kể từ khi hoàn thành nhiệm vụ, dự án hoặc đề án.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giao, nộp hồ sơ về cơ quan nhà nước quy định tại khoản 2 Điều 121 của Nghị định này để lưu trữ, bảo quản thông tin theo quy định.
Điều 120. Cung cấp, cập nhật thông tin trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản có trách nhiệm cung cấp thông tin định kỳ hoặc đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 90 và Điều 92 của Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Thông tin trong báo cáo hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản, thu hồi khoáng sản (nếu có) định kỳ hằng quý, hằng năm được tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản cập nhật trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu địa chất, khoáng sản quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vận hành.
Điều 121. Lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản
1. Việc lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 90 và Điều 91 của Luật Địa chất và khoáng sản và quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Trách nhiệm lưu trữ thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản
a) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm tổ chức, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản đối với các đề án, dự án, nhiệm vụ do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức thực hiện;
b) Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm tổ chức, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản đối với các đề án, dự án, nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện; kết nối hệ thống thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản cấp tỉnh với hệ thống thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản quốc gia;
c) Trung tâm Thông tin, lưu trữ và Bảo tàng địa chất chịu trách nhiệm lưu trữ, bảo quản mẫu vật địa chất, khoáng sản thuộc mẫu vật bảo tàng.
3. Quy trình lưu trữ:
a) Thông tin, dữ liệu phải được phân loại, số hóa và lưu trữ theo tiêu chuẩn quốc gia về lưu trữ và bảo mật. Đối với các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, tài liệu nhạy cảm về an ninh, quốc phòng còn phải được quản lý, cung cấp theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Mẫu vật địa chất, khoáng sản phải được bảo quản trong điều kiện phù hợp, tránh hư hại và mất mát, bảo đảm giá trị lâu dài.
4. Thời hạn lưu trữ:
a) Báo cáo và tài liệu liên quan được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và pháp luật có liên quan;
b) Mẫu vật địa chất, khoáng sản được bảo quản trong thời hạn 05 năm kể từ khi có Quyết định phê duyệt kết quả thực hiện đề án, dự án, nhiệm vụ và được đánh giá khả năng tiếp tục lưu trữ khi đã hết thời hạn.
Điều 122. Hình thức khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản
1. Khai thác và sử dụng qua hệ thống điện tử:
a) Thông tin, dữ liệu được cung cấp trên Cổng thông tin địa chất và khoáng sản quốc gia, thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
b) Các tổ chức, cá nhân được cấp tài khoản truy cập để khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu thực hiện nộp phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
c) Hệ thống cho phép kết nối, truy cập và chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia.
2. Khai thác và sử dụng thông qua yêu cầu trực tiếp:
a) Tổ chức, cá nhân gửi văn bản yêu cầu đến cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản;
b) Nội dung yêu cầu bao gồm: Tên tổ chức, cá nhân yêu cầu; mục đích sử dụng thông tin; phạm vi, loại hình thông tin cần khai thác.
3. Khai thác và sử dụng bằng hình thức hợp đồng:
a) Hợp đồng khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản phải được ký kết giữa cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu và tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin;
b) Hợp đồng khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản bao gồm các nội dung chính: Phạm vi thông tin được khai thác; thời hạn và hình thức cung cấp; nghĩa vụ tài chính (nếu có); trách nhiệm của các bên.
Điều 123. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản với mục đích: Nghiên cứu khoa học, lập quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản hoặc mục đích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản phục vụ công tác quản lý nhà nước, xây dựng chính sách, lập quy hoạch, điều tra, kiểm tra, thanh tra.
Điều 124. Nghĩa vụ tài chính khi khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu
1. Các trường hợp được miễn phí khi khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản
a) Thông tin cơ bản được công bố công khai trên Cổng thông tin địa chất và khoáng sản quốc gia;
b) Thông tin được cơ quan nhà nước khai thác, sử dụng phục vụ các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 123 của Nghị định này.
2. Trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản phải trả phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất và khoáng sản theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
1. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 94 của Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 118 của Nghị định này chỉ được chuyển giao thông tin, dữ liệu cho bên thứ ba sau khi được cơ quan nhà nước quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 121 của Nghị định này chấp thuận bằng văn bản trong các trường hợp sau:
a) Chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý, điều tra, thanh tra hoặc các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;
b) Chuyển giao phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc mục đích công cộng;
c) Có hợp đồng chuyển giao thông tin, dữ liệu giữa bên cung cấp và bên khai thác, sử dụng thông tin. Hợp đồng chuyển giao phải thể hiện quyền được chuyển giao cho bên thứ ba.
3. Hình thức chuyển giao thông tin, dữ liệu:
a) Bằng hình thức hợp đồng hoặc biên bản bàn giao cụ thể, nêu rõ: Loại hình, phạm vi và mục đích sử dụng thông tin, dữ liệu; trách nhiệm của các bên trong việc sử dụng và bảo vệ thông tin, dữ liệu;
b) Thông qua hệ thống điện tử quy định tại khoản 1 Điều 122 của Nghị định này;
c) Theo hình thức trực tiếp. Kỹ thuật sử dụng cho việc chuyển giao (hệ thống số hóa, cơ sở dữ liệu điện tử) phải bảo đảm an toàn và không để lộ thông tin.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định một trong các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này hoặc làm sai lệch thông tin, dữ liệu đã được cung cấp, tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc thu hồi quyền khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
TÀI CHÍNH VỀ ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÀ ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Mục 1. HOÀN TRẢ CHI PHÍ ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN, THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Việc xác định, thẩm định và phê duyệt kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
1. Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường cấp tỉnh (đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) được giao thực hiện nhiệm vụ xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả.
Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả có thể tự thực hiện nhiệm vụ xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả hoặc thuê tổ chức có chức năng, nhiệm vụ về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản để thực hiện xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả.
2. Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả thu thập số liệu, tài liệu, khảo sát thực tế, tổ chức hội thảo kỹ thuật và lập, hoàn thiện báo cáo kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả gửi cơ quan thường trực Hội đồng.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả lấy ý kiến bằng văn bản của các đơn vị chuyên môn có liên quan cùng cấp; tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý (nếu cần), tổng hợp hồ sơ trình Hội đồng thẩm định để thẩm định báo cáo xác định chi phí phải hoàn trả.
4. Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả tổ chức họp, thẩm định hồ sơ xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả.
5. Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả hoàn thiện hồ sơ theo kết luận của Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả, gửi cơ quan thường trực Hội đồng tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản phê duyệt kết quả xác định chi phí hoàn trả.
6. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản xem xét, phê duyệt kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả.
7. Việc xác định, thẩm định, phê duyệt kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả được thực hiện đồng thời với quá trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản.
8. Trường hợp việc xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản phức tạp, kéo dài, tổ chức, cá nhân được phép thực hiện bảo lãnh ngân hàng hoặc ký quỹ theo số tiền tạm tính do cơ quan thường trực Hội đồng thông báo làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định. Tiền ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng được hoàn trả sau khi tổ chức, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
9. Hồ sơ trình phê duyệt kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả bao gồm:
a) Báo cáo kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả;
b) Biên bản họp Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả;
c) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả;
d) Tờ trình hoặc phiếu trình của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả;
đ) Dự thảo quyết định phê duyệt báo cáo kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết định thành lập Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả đối với hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Hội đồng thẩm định có số lượng không quá 10 thành viên, gồm: Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường; 01 Phó Chủ tịch là lãnh đạo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; các Ủy viên gồm 01 đại diện Bộ Công Thương (hoặc Bộ Xây dựng đối với trường hợp khoáng sản là vật liệu xây dựng); 01 đại diện Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; 01 đại diện các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Pháp chế, Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường; 02 đại diện Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, trong đó có 01 đại diện là Ủy viên thư ký; 01 đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản hoặc giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hội đồng thẩm định có số lượng không quá 09 thành viên, gồm: Chủ tịch là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ tịch là lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường; các Ủy viên gồm 01 đại diện các Sở: Tài chính, Công Thương (hoặc Sở Xây dựng đối với trường hợp khoáng sản là vật liệu xây dựng); 01 đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường là Ủy viên thư ký Hội đồng; 01 đại diện cơ quan thuế cấp tỉnh; 01 đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có khoáng sản khai thác và một số chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả là Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đối với hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Môi trường đối với hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thư ký và Ủy viên Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả:
a) Chủ tịch Hội đồng thẩm định có trách nhiệm ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định; điều hành các phiên họp Hội đồng thẩm định và thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng thẩm định quy định tại điểm d khoản này.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng quy định tại điểm d khoản này và trách nhiệm, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thẩm định trong trường hợp được Chủ tịch Hội đồng thẩm định ủy quyền.
c) Ủy viên thư ký Hội đồng có trách nhiệm dự thảo biên bản các phiên họp của Hội đồng thẩm định và thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho hoạt động của Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định hoặc của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
d) Ủy viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tham gia các phiên họp của Hội đồng thẩm định; cho ý kiến đánh giá đối với hồ sơ xác định chi phí phải hoàn trả và các hồ sơ, tài liệu liên quan do cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định cung cấp và được bảo lưu ý kiến trong trường hợp có ý kiến khác với kết luận của Hội đồng thẩm định.
1. Tổ chức, cá nhân hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do nhà nước đầu tư theo phương thức thanh toán một lần trước khi nhận giấy phép khai thác khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 126 của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã được cấp giấy phép khai thác trước ngày Nghị định này có hiệu lực thuộc đối tượng phải hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản do nhà nước đầu tư nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản do nhà nước đầu tư, có trách nhiệm nộp chi phí này cho nhà nước theo phương thức thanh toán một lần trong thời gian 60 ngày kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt.
3. Việc xác định chi phí được trừ khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản phải hoàn trả được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân nộp tiền hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản do nhà nước đầu tư vào tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước của Đơn vị xác định chi phí hoàn trả. Đơn vị xác định chi phí hoàn trả có trách nhiệm nộp vào ngân sách nhà nước chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày thu được chi phí phải hoàn trả theo chương, loại, khoản, mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành sau khi trừ số tiền được trích để lại theo tỷ lệ quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp được nộp vào ngân sách trung ương; đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp được nộp vào ngân sách địa phương.
3. Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả được trích để lại theo tỷ lệ như sau:
a) 5% số tiền phải hoàn trả thực thu đối với giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
b) 15% số tiền phải hoàn trả thực thu đối với giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Việc sử dụng số tiền trích để lại phục vụ cho công tác xác định chi phí phải hoàn trả được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này. Đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả có trách nhiệm lập dự toán, tạm ứng, thanh toán, quyết toán đối với việc sử dụng phần kinh phí được trích để lại theo đúng chế độ và quy định của pháp luật.
Trường hợp số tiền trích để lại lũy kế chưa chi hết trong năm thì được chuyển sang các năm tiếp theo để tiếp tục chi theo quy định.
5. Nội dung chi cho công tác xác định chi phí phải hoàn trả bao gồm:
a) Khảo sát, thu thập và xử lý số liệu, thông tin để xác định chi phí phải hoàn trả, bao gồm cả tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp, tiền công tác phí, lưu trú, thuê xe, bồi dưỡng làm thêm giờ;
b) Tổ chức hội nghị, hội thảo, họp kỹ thuật để xác định chi phí phải hoàn trả;
c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xác định chi phí phải hoàn trả;
d) Tổng kết, đánh giá việc thực hiện xác định chi phí phải hoàn trả;
đ) Mua sắm thiết bị, phương tiện, vật tư văn phòng phẩm;
e) Kiểm tra, thẩm định kết quả xác định chi phí phải hoàn trả;
g) Kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản đối với các giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền, công tác xác định chi phí phải hoàn trả tại các địa phương;
h) Khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản tại cơ quan lưu trữ; chi phí thống kê, kiểm kê tài nguyên, trữ lượng khoáng sản, tổng hợp số liệu và xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước trong xác định chi phí phải hoàn trả;
i) Thuê tổ chức có chức năng, nhiệm vụ về điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản xác định chi phí phải hoàn trả.
Điều 130. Hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản giữa các tổ chức, cá nhân
1. Việc hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản giữa các tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định tại Điều 126 của Nghị định này;
b) Phương pháp xác định được thực hiện theo phương pháp xác định tiền hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản do Nhà nước đầu tư theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân đã đầu tư thăm dò khoáng sản trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả.
2. Việc hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Quyền sở hữu thông tin, kết quả thăm dò khoáng sản trong trường hợp này thuộc về nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thay mặt Nhà nước quản lý theo thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Điều 108 của Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản phải có nghĩa vụ hoàn trả chi phí thăm dò cho nhà nước theo quy định tại Điều 96 của Luật Địa chất và khoáng sản và quy định tại Điều 128, Điều 129 của Nghị định này và khoản 3, khoản 4 Điều này.
3. Việc hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã đầu tư thăm dò khoáng sản không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký được thực hiện như sau:
a) Việc xác định chi phí thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nộp tiền hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản vào tài khoản tạm giữ của đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả hoặc cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Chi phí thăm dò khoáng sản sẽ được hoàn trả cho tổ chức, cá nhân đã đầu tư thăm dò khoáng sản khi tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản liên hệ với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép để nhận tiền hoàn trả;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản liên hệ với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhưng không đồng ý nhận tiền hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt hoặc quyền sử dụng thông tin, kết quả thăm dò khoáng sản có tranh chấp thì tiền hoàn trả được xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều này;
đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản đã bị công bố phá sản, giải thể mà quyền sử dụng thông tin, kết quả thăm dò khoáng sản không chuyển giao hợp pháp cho tổ chức, cá nhân khác thì tiền hoàn trả chi phí thăm dò được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này.
4. Việc hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản trong trường hợp tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không nhận tiền hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc quyền sử dụng thông tin, kết quả thăm dò khoáng sản đang có tranh chấp được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản nộp tiền hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản vào tài khoản tạm giữ của đơn vị xác định chi phí phải hoàn trả hoặc cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Chi phí thăm dò khoáng sản sẽ được hoàn trả cho tổ chức, cá nhân đã đầu tư thăm dò khoáng sản khi tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản đồng ý nhận tiền hoàn trả hoặc tranh chấp được xử lý.
Mục 2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH, PHƯƠNG THỨC THU, NỘP TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
1. Sở Nông nghiệp và Môi trường xác định, quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với giấy phép khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III, nhóm IV, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản trên địa bàn tỉnh, thành phố, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, phê duyệt lại tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với giấy phép khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III, nhóm IV, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản trên địa bàn tỉnh, thành phố, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, phê duyệt lại, quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 96 của Nghị định này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác định, trình phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, phê duyệt lại, quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 96 của Nghị định này.
Điều 132. Công thức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính theo công thức sau:
T = Q x G x R
Trong đó:
T - Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Q - Trữ lượng, khối lượng khoáng sản tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định theo quy định tại Điều 133 của Nghị định này;
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Điều 134 của Nghị định này;
R - Tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R) theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đối với khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trúng đấu giá đối với khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Đối với giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản có nhiều loại khoáng sản được phép khai thác, thu hồi, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính riêng cho từng loại khoáng sản.
2. Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hàng năm được xác định như sau:
Thn = T : X
Trong đó:
Thn - Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hàng năm tại thời điểm phê duyệt;
T - Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
X - Số lần nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính theo năm, kể từ năm cấp giấy phép khai thác khoáng sản đến năm hết thời hạn khai thác. Trường hợp thời điểm hết thời hạn khai thác khoáng sản trước ngày 01 tháng 7, năm cuối cùng không được tính là 01 lần nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; trường hợp còn lại, năm cuối cùng được tính là 01 lần nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Điều 133. Trữ lượng, khối lượng khoáng sản tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Đối với giấy phép khai thác khoáng sản nhóm I, nhóm II, nhóm III, trữ lượng khoáng sản tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q) là trữ lượng khoáng sản được phép khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với giấy phép khai thác khoáng sản nước khoáng thiên nhiên hoặc nước nóng thiên nhiên, trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q) được xác định như sau:
Trong đó:
Qll- Lưu lượng khai thác khoáng sản quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; đơn vị tính là m³/ngày - đêm;
Tcp - Thời hạn khai thác khoáng sản quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; đơn vị tính là ngày - đêm;
Tkt - Thời gian khai thác trong ngày quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản (nếu có), trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản không quy định thời gian khai thác trong ngày thì Tkt là 24 giờ; đơn vị tính là giờ.
3. Đối với giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, khối lượng khoáng sản tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q) là khối lượng khoáng sản được phép khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản nhóm IV, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
4. Đối với trường hợp thu hồi khoáng sản theo quy định tại Điều 76 của Luật Địa chất và khoáng sản, khối lượng khoáng sản tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q) được xác định theo khối lượng khoáng sản quy định trong giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản, văn bản chấp thuận, cho phép thu hồi, trừ khối lượng khoáng sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 98 của Luật Địa chất và khoáng sản.
Điều 134. Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (G) là giá của đơn vị khoáng sản nguyên khai, được xác định trên cơ sở giá tính thuế tài nguyên và hệ số quy đổi như sau:
G = Gtn x Kqđ
Trong đó:
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, được xác định theo hàm lượng, chất lượng khoáng sản trung bình trong báo cáo thăm dò khoáng sản hoặc báo cáo khảo sát đánh giá chung đối với khoáng sản nhóm IV; đơn vị tính là đồng/đơn vị trữ lượng, khối lượng khoáng sản;
Gtn - Giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, áp dụng lại thời điểm phê duyệt, điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm tài nguyên;
Kqđ - Hệ số quy đổi theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và được làm tròn đến số thập phân thứ ba.
2. Trường hợp chưa có giá tính thuế tài nguyên hoặc giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chưa phù hợp với quy định của pháp luật về giá tính thuế tài nguyên, giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tạm xác định trên cơ sở mức giá trung bình đối với khoáng sản nguyên khai được quy định trong khung giá tính thuế tài nguyên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Trường hợp phát sinh loại khoáng sản mới chưa được quy định trong khung giá tính thuế tài nguyên, giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tạm xác định trên cơ sở giá tính thuế tài nguyên của loại khoáng sản có mục đích sử dụng tương tự.
3. Trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có nhiều loại giá cho một loại khoáng sản thì việc lựa chọn giá tính thuế tài nguyên để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được áp dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Giá tính thuế tài nguyên được ban hành riêng cho từng mỏ cụ thể, chỉ áp dụng để xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho mỏ cụ thể đó;
b) Giá tính thuế tài nguyên được ban hành cho khoáng sản nguyên khai;
c) Giá tính thuế tài nguyên được ban hành cho sản phẩm là kim loại;
d) Giá tính thuế tài nguyên được ban hành cho sản phẩm là tinh quặng.
Điều 135. Xác định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản có hiệu lực; cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 131 của Nghị định này có trách nhiệm xác định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
2. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được phê duyệt tạm tính đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 134 của Nghị định này. Khi giá tính thuế tài nguyên được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với quy định thì được sử dụng để xác định giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thay thế giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tạm xác định trước đây để phê duyệt chính thức tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
3. Đối với khối lượng khoáng sản khai thác, thu hồi được do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được phê duyệt khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hành vi vi phạm pháp luật đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm pháp luật không bị xử lý tịch thu hoặc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với khối lượng khoáng sản khai thác, thu hồi được.
4. Đối với các giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, văn bản cho phép khai thác, thu hồi khoáng sản cấp trước ngày Luật Địa chất và khoáng sản có hiệu lực không xác định được trữ lượng, khối lượng khoáng sản, không quy định thời hạn khai thác; trong thời gian chưa cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 111 của Luật Địa chất và khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được phê duyệt hàng năm theo sản lượng khoáng sản khai thác thực tế cho đến khi giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, văn bản cho phép khai thác, thu hồi khoáng sản được cấp đổi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 111 của Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Sản lượng khoáng sản khai thác thực tế được xác định trên cơ sở báo cáo kê khai của tổ chức, cá nhân khai thác, thu hồi khoáng sản;
c) Khi giấy phép khai thác khoáng sản được cấp đổi theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 111 của Luật Địa chất và khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quyết toán đối với trữ lượng khoáng sản đã khai thác đến thời điểm cấp đổi giấy phép khai thác và phê duyệt lại theo trữ lượng khoáng sản còn lại tại thời điểm cấp đổi giấy phép khai thác.
Điều 136. Điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được phê duyệt điều chỉnh trong trường hợp sau đây:
a) Thay đổi về trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi;
b) Thay đổi về số lần nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
c) Tại thời điểm quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 139), giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thay đổi quá 20% so với giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại thời điểm phê duyệt hoặc tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có thay đổi.
2. Việc xác định, phê duyệt điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện chậm nhất trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền quyết định việc gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp hàng năm khi phê duyệt điều chỉnh được xác định như sau:
a) Đối với các năm đã quyết toán, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là số tiền đã quyết toán;
b) Đối với các năm chưa quyết toán, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định theo quy định tại Điều 132 của Nghị định này. Trong đó, trữ lượng, khối lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại tại thời điểm phê duyệt điều chỉnh; tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định tại thời điểm phê duyệt điều chỉnh.
Điều 137. Phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Quyết định phê duyệt, điều chỉnh, phê duyệt lại tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; văn bản yêu cầu tạm dừng khai thác, thu hồi khoáng sản theo khoản 3 Điều này; văn bản cho phép tổ chức, cá nhân tạm dừng khai thác, thu hồi khoáng sản theo khoản 3 Điều này được phép khai thác, thu hồi khoáng sản trở lại (nếu có), văn bản thông báo quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được gửi cho tổ chức, cá nhân khai thác, thu hồi khoáng sản để thực hiện nghĩa vụ nộp tiền, Chi cục Thuế khu vực để ban hành thông báo nộp tiền, theo dõi, đôn đốc việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
2. Thời điểm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định như sau:
a) Đối với năm thứ nhất: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày cơ quan Thuế ban hành thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
b) Từ năm thứ hai trở đi: Chậm nhất là ngày 31 tháng 5 hàng năm. Trường hợp phê duyệt điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp bổ sung (nếu có) chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày cơ quan Thuế ban hành thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày hoạt động khai thác, thu hồi khoáng sản trở lại.
3. Trường hợp phải tạm dừng khai thác, thu hồi khoáng sản do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền mà không phải do tổ chức, cá nhân khai thác, thu hồi khoáng sản có vi phạm pháp luật, việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Không phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản từ năm tiếp theo đến năm liền trước năm hoạt động trở lại;
b) Khi tổ chức, cá nhân được phép khai thác, thu hồi khoáng sản trở lại phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác, thu hồi khoáng sản.
4. Việc thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.
Điều 138. Gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đủ điều kiện gia hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế được xem xét gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
2. Điều kiện gia hạn; thời gian gia hạn; hồ sơ gia hạn; trình tự, thủ tục, thẩm quyền gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền chậm nộp, tiền phạt được thực hiện quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Điều 139. Quy định chung về quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này, tổ chức, cá nhân khai thác, thu hồi khoáng sản thực hiện quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau:
a) Quyết toán theo định kỳ 5 năm một lần;
b) Quyết toán khi gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Quyết toán khi đóng cửa mỏ, giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản, văn bản chấp thuận, cho phép khai thác, thu hồi khoáng sản hết hiệu lực;
d) Quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản lần đầu theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 111 của Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quyết toán theo công thức sau:
Trong đó:
T - Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong kỳ quyết toán; đơn vị tính là đồng Việt Nam;
Qqti - Sản lượng khoáng sản quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm thứ i và được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này;
Gqti - Giá quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm thứ i và được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều này;
Rqti - Tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm thứ i và được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều này;
n - Số năm quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
3. Sản lượng khoáng sản quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy đổi về trữ lượng, khối lượng khoáng sản theo quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và xác định như sau:
Qqti = SLi x TLqđ
Trong đó:
Qqti - Sản lượng khoáng sản quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm thứ i;
SLi - Sản lượng khoáng sản nguyên khai đã khai thác của năm thứ i; được xác định trên cơ sở bản kê khai thông tin quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do tổ chức, cá nhân đề nghị quyết toán lập. Tổ chức, cá nhân khai thác, thu hồi khoáng sản chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác của số liệu trong bản kê khai thông tin quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
TLqđ - Hệ số quy đổi theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và được làm tròn đến số thập phân thứ ba.
4. Giá quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở giá tính thuế tài nguyên và hệ số quy đổi như sau:
Gqti = Gtni x Kqđ
Trong đó:
Gqti - Giá quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, được xác định theo hàm lượng, chất lượng khoáng sản thực tế khai thác; đơn vị tính là đồng/đơn vị trữ lượng, khối lượng khoáng sản;
Gtni - Giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, áp dụng tại thời điểm ngày 01 tháng 01 của năm thứ i; đơn vị tính là đồng/đơn vị sản phẩm tài nguyên.
Đối với trữ lượng, khối lượng khoáng sản khai thác, thu hồi trước thời điểm phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, kể cả trường hợp phê duyệt tạm thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Gtni là giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, áp dụng tại thời điểm phê duyệt, phê duyệt tạm thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; trường hợp tại thời điểm phê duyệt tạm thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa có giá tính thuế tài nguyên, Gtni là giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, áp dụng tại thời điểm phê duyệt chính thức tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Kqđ - Hệ số quy đổi theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này và được làm tròn đến số thập phân thứ ba.
5. Tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dùng để quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định như sau:
a) Đối với khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, là tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản áp dụng tại thời điểm ngày 01 tháng 01 của năm thứ i.
Đối với trữ lượng, khối lượng khoáng sản khai thác, thu hồi trước thời điểm phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, kể cả trường hợp phê duyệt tạm thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, R. là tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản áp dụng tại thời điểm phê duyệt, phê duyệt tạm thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
b) Đối với khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản, là tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trúng đấu giá, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Đối với trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản trước ngày Nghị định số 10/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản có hiệu lực thi hành, tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dùng để quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định như sau:
Trong đó:
Tđg- Tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
Tkđ - Giá khởi điểm;
Rkđg - Tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản ở khu vực không đấu giá đối với loại khoáng sản trúng đấu giá tại thời điểm đấu giá.
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân được phép khai thác, thu hồi nhiều loại khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quyết toán cho từng loại khoáng sản.
7. Việc lùi thời điểm quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều này chưa có giá tính thuế tài nguyên hoặc giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chưa phù hợp với pháp luật về giá tính thuế tài nguyên, thời điểm quyết toán được lùi đến khi giá tính thuế tài nguyên được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với quy định;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác, thu hồi khoáng sản đang trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản, văn bản chấp thuận, cho phép khai thác, thu hồi khoáng sản, thời điểm quyết toán được lùi đến khi hành vi vi phạm pháp luật được cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết xong.
8. Việc giải quyết số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nộp thừa hoặc phải nộp bổ sung sau quyết toán được thực hiện như sau:
a) Trường hợp số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã nộp vào ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp sau khi quyết toán thì số tiền đã nộp thừa sẽ được Cơ quan thuế khu vực xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Trường hợp số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã nộp vào ngân sách nhà nước nhỏ hơn số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp sau khi quyết toán, tổ chức, cá nhân khai thác, thu hồi khoáng sản phải nộp bổ sung tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, nếu số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã nộp vào ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp sau khi quyết toán thì số tiền đã nộp thừa sẽ được bù trừ vào các khoản nợ ngân sách nhà nước, phần còn lại sẽ được bù trừ vào nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các kỳ nộp tiền tiếp theo.
9. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 111 của Luật Địa chất và khoáng sản, trong thời gian chưa quyết toán theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đang có hiệu lực.
Điều 140. Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Hồ sơ đề nghị quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản bao gồm: Văn bản đề nghị quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; bản kê khai thông tin quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng, khối lượng khoáng sản đã khai thác, trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại hàng năm trong kỳ quyết toán.
2. Trình tự, thủ tục quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trước ngày 31 tháng 01 của năm quyết toán đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 139 của Nghị định này; trong vòng 30 ngày, kể từ thời điểm được gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, quyết định đóng cửa mỏ đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 139 của Nghị định này; trước ngày 30 tháng 9 năm 2025 đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 139 của Nghị định này.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tiếp nhận hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần thì không tiếp nhận hồ sơ và nêu rõ lý do không tiếp nhận trong phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính;
b) Cơ quan quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có trách nhiệm quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hợp lệ đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 139 của Nghị định này, trước ngày 31 tháng 12 năm 2026 đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 139 của Nghị định này;
c) Trường hợp phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đề nghị quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cơ quan quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện, trong đó nêu rõ nội dung cần bổ sung, hoàn thiện. Việc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chỉ thực hiện một lần. Trường hợp hồ sơ sau hoàn thiện không đáp ứng theo yêu cầu bổ sung, hoàn thiện lần đầu thì có thể đề nghị bổ sung, hoàn thiện lại, nhưng không phát sinh nội dung yêu cầu mới. Thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản quy định tại điểm b khoản này.
Trường hợp sau khi bổ sung, hoàn thiện lại mà hồ sơ đề nghị quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dừng quyết toán và trả lại hồ sơ đề nghị quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp này được quyền nộp lại hồ sơ nhưng sẽ được tính là hồ sơ nộp mới.
3. Tổ chức, cá nhân khai thác, thu hồi khoáng sản chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính đầy đủ, chính xác của các số liệu, thông tin trong hồ sơ đề nghị quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Điều 141. Phê duyệt lại tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 9 Điều 111 của Luật Địa chất và khoáng sản (bao gồm cả trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản)
1. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính theo công thức sau:
Tpdl = Qcl x G x R
Trong đó:
Tpdl - Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Qcl - Trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi còn lại chưa khai thác tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2025 được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản xác định tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2025 theo quy định tại Điều 134 Nghị định này;
R - Tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (R) theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đối với khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại thời điểm trúng đấu giá đối với khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Đối với trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản trước ngày Nghị định số 10/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản có hiệu lực, tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại thời điểm trúng đấu giá được xác định theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 139 của Nghị định này.
2. Trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi còn lại chưa khai thác tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2025 để phê duyệt lại tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định như sau:
a) Trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này, công thức xác định như sau:
Qcl = Qcp - (SL2014 + SL2025) x TLqđ
Trong đó:
Qcl - Trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại chưa khai thác tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2025;
Qcp - Trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, văn bản cho phép thu hồi, khai thác khoáng sản;
SL2014 - Sản lượng khoáng sản đã khai thác từ khi cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác tận thu khoáng sản, văn bản cho phép thu hồi, khai thác khoáng sản đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 (đối với các giấy phép khai thác khoáng sản cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2014), đã xác định khi phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản lần đầu;
SL2025- Sản lượng khoáng sản đã khai thác trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, được xác định trên cơ sở bản kê khai thông tin quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do tổ chức, cá nhân đề nghị quyết toán lập;
TLqđ - Hệ số quy đổi theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và được làm tròn đến số thập phân thứ ba.
Tổ chức, cá nhân khai thác, thu hồi khoáng sản chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về tính chính xác của số liệu trong bản kê khai thông tin quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
b) Đối với trường hợp trong giấy phép khai thác khoáng sản rắn chỉ ghi công suất khai thác năm và thời hạn khai thác, việc xác định trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại chưa khai thác tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2025 (Qcl) thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này với trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác (Qcp) được xác định bằng cách lấy công suất khai thác năm nhân (x) với thời hạn khai thác của giấy phép khai thác khoáng sản;
c) Đối với giấy phép khai thác nước nóng thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên, khí CO2, trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại chưa khai thác tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2025 (Qcl) được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 133 của Nghị định này với Tcp là thời hạn còn lại của giấy phép khai thác khoáng sản;
d) Đối với trường hợp giấy phép khai thác ghi khối lượng sản phẩm hàng hóa (ví dụ số lượng viên gạch, ngói hoặc các trường hợp khác) và thời gian thực hiện, việc xác định trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại chưa khai thác tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2025 (Qcl) thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này với trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác (Qcp) được xác định bằng cách lấy mức tiêu hao nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm trong dự án đầu tư nhân (x) với khối lượng hàng hóa sản xuất trong năm, nhân (x) với thời hạn khai thác còn lại của giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, các văn bản chấp thuận, cho phép thu hồi, khai thác khoáng sản quy định nhiều loại trữ lượng khác nhau; trữ lượng, khối lượng khoáng sản làm cơ sở xác định trữ lượng, khối lượng khoáng sản được phép khai thác còn lại chưa khai thác tại thời điểm ngày 01 tháng 7 năm 2025 quy định tại khoản 2 Điều này được xác định theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Trữ lượng được phép khai thác;
b) Trữ lượng khai thác;
c) Trữ lượng được phép huy động vào thiết kế khai thác;
d) Trữ lượng địa chất;
đ) Trữ lượng mỏ;
e) Công suất khai thác nhân (x) với thời gian khai thác.
4. Số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hàng năm được xác định theo công thức sau:
Thn = Tpdl : Xcl
Trong đó:
Thn - Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hàng năm tại thời điểm phê duyệt lại;
Tpdl - Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
Xcl - Số lần nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản còn lại được tính theo năm, kể từ năm 2025 đến năm hết thời hạn khai thác. Trường hợp thời điểm hết thời hạn khai thác khoáng sản trước ngày 01 tháng 7, năm cuối cùng không được tính là 01 lần nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; trường hợp còn lại, năm cuối cùng được tính là 01 lần nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Điều 142. Quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1. Việc quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Việc xác định chi phí được trừ khi xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã nộp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Hằng năm cơ quan Nông nghiệp và Môi trường lập dự toán chi cho nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, gửi cơ quan Tài chính. Cơ quan Tài chính xem xét, tổng hợp phương án phân bổ chi ngân sách trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 143. Tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản được khoanh định và phê duyệt theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 100 của Luật Địa chất và khoáng sản khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
1. Khu vực khoáng sản phóng xạ, than; trừ khu vực than đã được khoanh định và công bố khu vực có quy mô khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và than bùn.
2. Khu vực khoáng sản thuộc vành đai biên giới quốc gia.
3. Khu vực khoáng sản ưu tiên thăm dò xuống sâu và mở rộng theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 của Luật Địa chất và khoáng sản.
4. Khu vực khoáng sản được tổ chức, cá nhân tham gia điều tra địa chất về khoáng sản lựa chọn theo quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều 22 của Luật Địa chất và khoáng sản.
5. Khu vực khoáng sản để bảo đảm nguyên liệu, vật liệu cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án đầu tư công khẩn cấp, công trình, hạng mục công trình thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
6. Khu vực khoáng sản là đối tượng hợp tác nghiên cứu, thăm dò, khai thác, chế biến theo thỏa thuận trong hiệp định liên Chính phủ.
7. Khu vực khoáng sản chiến lược, quan trọng.
8. Khu vực khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản và đã 03 lần đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
9. Khu vực khoáng sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 153 của Nghị định này.
Điều 144. Lập, phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1. Căn cứ lập kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản như sau:
a) Khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật Địa chất và khoáng sản;
b) Không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 26 của Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Môi trường lập, trình Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản.
3. Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải được công khai theo quy định sau đây:
a) Đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
b) Đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 145. Phương pháp xác định tiền đặt trước
1. Tiền đặt trước trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản được xác định như sau:
a) Tối thiểu là 10% và tối đa là 30% tổng giá trị tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dự tính của khu vực khoáng sản, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Tối thiểu là 20% và tối đa là 50% tổng giá trị tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dự tính của khu vực khoáng sản nhóm IV và khoáng sản là cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển;
c) Công thức xác định tiền đặt trước như sau:
Trong đó:
Tđt - Tiền đặt trước;
Qi - Tài nguyên, khối lượng khoáng sản loại i trong diện tích khu vực chưa có kết quả thăm dò khoáng sản, khu vực tận thu khoáng sản, khu vực khoáng sản nhóm IV đưa ra đấu giá; trữ lượng khoáng sản loại i trong diện tích khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản đưa ra đấu giá;
Gi - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với khoáng sản loại i có hiệu lực tại thời điểm xác định tiền đặt trước;
Ri - Tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của khoáng sản loại i được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
H - Tỷ lệ xác định tiền đặt trước quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Đối với trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản nộp tiền đặt trước vào tài khoản của cơ quan triển khai công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản; đối với trường hợp cuộc đấu giá do tổ chức hành nghề đấu giá tài sản thực hiện, việc nộp tiền đặt trước thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Việc quản lý và sử dụng tiền đặt trước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Điều 146. Thành phần hồ sơ tham gia đấu giá
1. Hồ sơ tham gia đấu giá được lập thành 02 bộ, bao gồm:
a) Bản chính: Phiếu đăng ký tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản; văn bản cam kết thực hiện các nghĩa vụ sau khi trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
b) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính tài liệu chứng minh năng lực tài chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Nghị định này đối với trường hợp đấu giá tại khu vực chưa có kết quả thăm dò khoáng sản hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 55 của Nghị định này đối với trường hợp đấu giá tại khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản.
2. Điều kiện về năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định như sau:
a) Đối với khu vực chưa có kết quả thăm dò khoáng sản, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định này, trừ trường hợp khu vực tận thu khoáng sản, khu vực khoáng sản nhóm IV. Tổng dự toán của đề án thăm dò khoáng sản đối với khu vực đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm cơ sở xác định điều kiện về năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở suất đầu tư thực tế theo diện tích thăm dò của đề án thăm dò loại khoáng sản tương tự đã hoặc đang thực hiện;
b) Đối với khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản, khu vực tận thu khoáng sản, khu vực khoáng sản nhóm IV, tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 55 của Nghị định này. Tổng dự toán của dự án khai thác khoáng sản đối với khu vực đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm cơ sở xác định điều kiện về năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở suất đầu tư thực tế theo trữ lượng, khối lượng khoáng sản của dự án khai thác loại khoáng sản tương tự đã hoặc đang thực hiện.
Điều 147. Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính trước khi tham gia đấu giá và lộ trình thực hiện
1. Đến thời điểm nộp hồ sơ tham gia đấu giá, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đấu giá phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính liên quan đến các giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đã được cấp phép, bao gồm:
a) Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
b) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
c) Thuế tài nguyên đối với khoáng sản;
d) Tiền ký quỹ bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
2. Cơ quan, đơn vị xét chọn hồ sơ tham gia đấu giá kiểm tra việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính của tổ chức cá nhân đăng ký tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều này trên hệ thống thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản đã kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu ngành thuế.
3. Quy định tại Điều này được áp dụng sau khi Bộ Nông nghiệp và Môi trường hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về địa chất, khoáng sản và kết nối, chia sẻ thành công với cơ sở dữ liệu ngành thuế.
Điều 148. Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã xác định có từ 02 loại khoáng sản trở lên
1. Việc lựa chọn loại khoáng sản để đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 4 Điều 105 Luật Địa chất và khoáng sản được xác định theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Khoáng sản chính trong khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
b) Khoáng sản có tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dự kiến cao nhất. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dự tính được xác định theo công thức sau:
T = Qđg x Gđg x R
Trong đó:
T - Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dự tính;
Qđg - Tài nguyên, khối lượng khoáng sản trong diện tích khu vực chưa có kết quả thăm dò khoáng sản, khu vực tận thu khoáng sản, khu vực khoáng sản nhóm IV đưa ra đấu giá; trữ lượng khoáng sản trong diện tích khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản đưa ra đấu giá;
Gđg - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với loại khoáng sản đưa ra đấu giá có hiệu lực tại thời điểm xác định tiền đặt trước;
R - Tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của loại khoáng sản đưa ra đấu giá được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của khoáng sản còn lại đã xác định tại khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản được tính như sau:
Trong đó:
Rđgi - Tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trúng đấu giá của loại khoáng sản i;
Ri - Tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của loại khoáng sản i theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
Rtđg - Tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trúng đấu giá của loại khoáng sản được lựa chọn đưa ra đấu giá;
Rkđ - Giá khởi điểm của loại khoáng sản được lựa chọn đưa ra đấu giá.
3. Đối với đất, đá thải của mỏ, trong quá trình khai thác, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thu hồi, tiêu thụ, tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định bằng tỷ lệ thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với khoáng sản có cùng mục đích sử dụng ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Điều 149. Trình tự, thủ tục phê duyệt kết quả trúng đấu giá
1. Trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do tổ chức đấu giá tài sản hoặc hội đồng đấu giá tài sản chuyên, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Môi trường trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản hồ sơ trình phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình hoặc phiếu trình hồ sơ phê duyệt kết quả trúng đấu giá;
b) Biên bản cuộc đấu giá;
c) Hồ sơ tham gia đấu giá của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá;
d) Dự thảo quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá.
2. Trong thời gian không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt kết quả trúng đấu giá, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản ban hành quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Trường hợp không phê duyệt phải có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.
KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN
1. Việc kiểm tra chuyên ngành địa chất, khoáng sản được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm;
b) Chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản;
c) Thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về các vi phạm pháp luật trong thăm dò, khai thác khoáng sản; thu hồi khoáng sản; đóng cửa mỏ khoáng sản.
2. Thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra và trách nhiệm thực hiện:
a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thủ trưởng cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành về địa chất, khoáng sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra đối với lĩnh vực địa chất, khoáng sản trên phạm vi cả nước.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp ban hành kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra đối với lĩnh vực địa chất, khoáng sản trên phạm vi địa bàn quản lý;
b) Bộ Nông nghiệp và Môi trường và cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành về địa chất, khoáng sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường; cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản cấp tỉnh, cấp xã; cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành địa chất, khoáng sản;
c) Trưởng đoàn kiểm tra, tổ trưởng tổ kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra công bố quyết định kiểm tra hoặc văn bản cử người kiểm tra; tổ chức thực hiện việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra; phân công công việc cụ thể cho thành viên đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra; chịu trách nhiệm trước người đã ban hành quyết định kiểm tra, văn bản cử người kiểm tra và trước pháp luật về hoạt động kiểm tra; thực hiện đúng thẩm quyền của trưởng đoàn kiểm tra, tổ trưởng tổ kiểm tra, công chức, viên chức đang thi hành công vụ theo quy định của pháp luật.
Thành viên đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo sự phân công, điều hành của trưởng đoàn kiểm tra, tổ trưởng tổ kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra; đề xuất với trưởng đoàn kiểm tra, tổ trưởng tổ kiểm tra thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm hoạt động kiểm tra có hiệu quả, đúng pháp luật.
3. Hình thức, phương pháp kiểm tra chuyên ngành địa chất, khoáng sản:
a) Việc kiểm tra chuyên ngành địa chất, khoáng sản thực hiện theo kế hoạch hàng năm hoặc đột xuất; được thực hiện bằng hình thức thành lập Đoàn kiểm tra hoặc văn bản cử tổ kiểm tra, cử người được giao nhiệm vụ kiểm tra;
b) Kế hoạch kiểm tra ban hành trước ngày 31 tháng 12 của năm trước để thực hiện hoạt động kiểm tra định kỳ; quyết định, văn bản kiểm tra đột xuất khi có căn cứ quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này. Kế hoạch kiểm tra hàng năm phải bảo đảm không trùng lặp về nội dung, đối tượng, phạm vi với kế hoạch thanh tra địa chất, khoáng sản;
c) Việc tổ chức kiểm tra được thực hiện bằng nhiều hình thức, gồm: tổ chức kiểm tra tại địa điểm kiểm tra hoặc gửi hồ sơ tới cơ quan thực hiện kiểm tra hoặc tổ chức họp trực tuyến về nội dung kiểm tra hoặc hình thức khác (nếu có).
4. Nội dung kiểm tra chuyên ngành về địa chất, khoáng sản quy định tại khoản 5 Điều 107 Luật Địa chất và khoáng sản bao gồm:
a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về địa chất, khoáng sản của Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về địa chất, khoáng sản của tổ chức, cá nhân có hoạt động địa chất, khoáng sản; thu hồi khoáng sản.
5. Hoạt động kiểm tra chuyên ngành địa chất, khoáng sản bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Không chồng chéo về nội dung và phạm vi với hoạt động thanh tra và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Cuộc kiểm tra được thực hiện theo đúng nội dung, kế hoạch đã được phê duyệt, bảo đảm tính khách quan trên cơ sở thông tin, số liệu, tài liệu, nội dung được cung cấp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, số liệu, tài liệu, nội dung báo cáo;
c) Có sự kế thừa, phối hợp của các cơ quan có liên quan.
6. Trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra và thẩm quyền ban hành thông báo kết quả kiểm tra
a) Trưởng đoàn kiểm tra, tổ trưởng tổ kiểm tra, người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra;
b) Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có trách nhiệm ban hành thông báo kết quả kiểm tra.
7. Kinh phí kiểm tra được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước. Việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 151. Trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra
1. Trình tự, thủ tục tiến hành kiểm tra chuyên ngành về địa chất, khoáng sản được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
2. Quyết định kiểm tra, thành lập đoàn kiểm tra hoặc cử tổ kiểm tra, cử người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra
a) Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra định kỳ hàng năm, chỉ đạo của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản và tùy theo mục đích yêu cầu, tính chất của việc kiểm tra, người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 150 Nghị định này quyết định thành lập đoàn kiểm tra hoặc cử tổ kiểm tra, cử người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;
b) Đoàn kiểm tra bao gồm trưởng đoàn, phó trưởng đoàn (nếu có) và các thành viên; tổ kiểm tra bao gồm tổ trưởng và các thành viên; trường hợp nội dung vụ việc không phức tạp, cần thông tin báo cáo nhanh thì có thể cử người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;
c) Thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra không quá 45 ngày đối với 01 đối tượng kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra, người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra quyết định gia hạn một lần thời gian kiểm tra nhưng không quá 15 ngày theo đề nghị của trưởng đoàn kiểm tra.
3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đề cương yêu cầu báo cáo:
a) Trưởng đoàn kiểm tra, tổ trưởng tổ kiểm tra có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức xây dựng kế hoạch, đề cương yêu cầu báo cáo gửi cho đối tượng kiểm tra.
Trường hợp cử người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thì người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thống nhất kế hoạch kiểm tra với đối tượng kiểm tra mà không phải xây dựng kế hoạch kiểm tra.
Trường hợp kiểm tra đột xuất thì không phải xây dựng kế hoạch kiểm tra và không yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo trước khi tiến hành kiểm tra;
b) Đối tượng kiểm tra có trách nhiệm báo cáo theo đề cương hoặc theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra, người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trước khi công bố quyết định kiểm tra và tiến hành kiểm tra tại cơ sở.
4. Đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra, người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thực hiện kiểm tra như sau:
a) Công bố quyết định kiểm tra, văn bản kiểm tra, văn bản cử người thực hiện kiểm tra và tiến hành kiểm tra ngay sau khi công bố;
b) Thu thập hồ sơ, nghiên cứu tài liệu, làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan, kiểm tra thực tế tại thực địa; trường hợp cần thiết yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp bổ sung hồ sơ, tài liệu, giải trình các nội dung còn chưa rõ; ghi nhận kết quả làm việc bằng biên bản;
c) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo thông báo kết quả kiểm tra, trình người có thẩm quyền quyết định kiểm tra quy định tại điểm a khoản 2 Điều 150 Nghị định này, trong thời hạn 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này), kể từ ngày kết thúc thời gian kiểm tra được ghi tại quyết định, văn bản kiểm tra, văn bản cử người thực hiện kiểm tra.
Báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo thông báo kết quả kiểm tra phải thể hiện được các nội dung: kết quả kiểm tra, sự phù hợp theo quy định của pháp luật; kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý.
5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra, dự thảo thông báo kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quyết định kiểm tra quy định tại điểm a khoản 2 Điều 150 Nghị định này phải ký thông báo kết quả kiểm tra hoặc ban hành văn bản xử lý các kiến nghị của đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra, người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
Thông báo kết quả kiểm tra hoặc văn bản xử lý kết quả kiểm tra phải ghi rõ thời gian tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện, gửi cho đối tượng kiểm tra và công bố công khai để thực hiện.
6. Trường hợp có tình tiết phức tạp cần phải xác minh, làm rõ, trưởng đoàn kiểm tra hoặc người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra đề gia hạn thời hạn báo cáo kết quả kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra.
Điều 152. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 18 của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế như sau:
“6. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: thực hiện theo quy định của pháp luật về khoáng sản.”.
2. Bãi bỏ quy định về điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
3. Bãi bỏ điểm b khoản 9 Điều 12 của Nghị định số 40/2025/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.
4. Bãi bỏ điểm b khoản 12 Điều 2 của Nghị định số 33/2025/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2025 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.
Điều 153. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các khu vực hoạt động khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
2. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc nhu cầu về thị trường mà chưa khai thác hết trữ lượng được phép khai thác, đồng thời các thông số của giấy phép khai thác khoáng sản vẫn còn phù hợp với quy định hiện hành thì được gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản theo khoản 2 Điều 59 của Luật Địa chất và khoáng sản.
3. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ để giải quyết theo thủ tục hành chính về địa chất, khoáng sản trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa có kết quả giải quyết hồ sơ thì thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân được lựa chọn thực hiện trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ hoặc theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản tiếp tục tổ chức xác định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ; phương pháp xác định, phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
4. Tổ chức, cá nhân phải tạm dừng khai thác, thu hồi khoáng sản trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền mà không phải do tổ chức, cá nhân khai thác, thu hồi khoáng sản có vi phạm pháp luật và được xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu vực khai thác khoáng sản thì được áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 137 Nghị định này kể từ thời điểm dừng khai thác khoáng sản.
5. Tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà chưa có kết quả giải quyết hồ sơ, việc xác định, phê duyệt kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân lựa chọn thực hiện trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ thì việc xác định, phê duyệt kết quả xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả được thực hiện theo quy định của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 10/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản;
b) Trường hợp còn lại được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
6. Trường hợp các giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông, lòng hồ đã được cấp trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo giấy phép khai thác đã được cấp và thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 115 của Nghị định này theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Đối với giấy phép khai thác khoáng sản cấp trước ngày Luật Địa chất và khoáng sản có hiệu lực thi hành, việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản mà không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho cùng tổ chức, cá nhân khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp phù hợp với quy hoạch khoáng sản tại thời điểm cấp giấy phép, đã chấm dứt hiệu lực sau ngày 01 tháng 7 năm 2011;
b) Khu vực khai thác khoáng sản còn trữ lượng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép khai thác;
c) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản không vi phạm các nghĩa vụ của pháp luật về khoáng sản đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Tổ chức, cá nhân được xem xét cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 của Nghị định này.
8. Đối với các khu vực khoáng sản nhóm 11 đã được Bộ Nông nghiệp và Môi trường phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản và đã ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản thì Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục thực hiện theo kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được phê duyệt.
9. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng có trách nhiệm chuyển giao:
a) Số liệu, tài liệu, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu trong hồ sơ quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hồ sơ quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
b) Hồ sơ điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hồ sơ quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã và đang được thực hiện.
Điều 154. Cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản
Việc cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại điểm c khoản 2 Điều 111 của Luật Địa chất và khoáng sản được thực hiện như sau:
1. Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và thuộc các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản:
a) Giấy phép khai thác khoáng sản không quy định trữ lượng hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác;
b) Giấy phép khai thác khoáng sản không quy định thời hạn khai thác hoặc có thời hạn khai thác không phù hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 56 của Luật Địa chất và khoáng sản.
2. Nguyên tắc cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản:
a) Việc cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện thông qua hình thức không đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
b) Không phải thực hiện các thủ tục về chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường tại thời điểm đề nghị cấp đổi, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Thời hạn khai thác sau khi được cấp đổi là thời gian còn lại của giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp, trừ trường hợp việc cấp đổi được kết hợp với gia hạn hoặc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản;
d) Trường hợp cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản được kết hợp với gia hạn, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản thì được thực hiện theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại các Điều 61, 62 và Điều 63 của Nghị định này;
đ) Giấy phép khai thác khoáng sản (cấp đổi) phải thể hiện nội dung gia hạn, cấp lại, điều chỉnh (nếu có).
3. Trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản (bản chính);
b) Giấy phép khai thác khoáng sản (bản sao y).
4. Đối với các trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản trong đó nêu rõ nhu cầu về gia hạn, cấp lại hoặc điều chỉnh (bản chính);
b) Các văn bản, tài liệu khác được thực hiện tương ứng theo thành phần hồ sơ gia hạn, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Nghị định này.
5. Trình tự, thủ tục cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản:
a) Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, việc xem xét cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện như quy định tại Điều 67 của Nghị định này;
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này, trình tự, thủ tục cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện như trình tự, thủ tục gia hạn, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản quy định tại Nghị định này.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường quy định mẫu văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép khai thác khoáng sản.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Các nghị định sau hết hiệu lực kể từ ngày nghị định này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp thực hiện theo quy định tại khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 153 của Nghị định này:
a) Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản;
b) Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
c) Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
d) Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;
đ) Nghị định số 51/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia;
e) Nghị định số 10/2025/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản;
g) Nghị định số 11/2025/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm IV.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC KHOÁNG SẢN NHÓM I, II, III VÀ IV
(Kèm theo Nghị định số 193/2025/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2025 của Chính phủ)
I. DANH MỤC KHOÁNG SẢN NHÓM I
1. Các loại khoáng sản kim loại: bao gồm các kim loại hoặc khoáng sản, khoáng vật chứa kim loại như titan, niken, đồng, coban, chì, kẽm, vàng, bạc, crôm, sắt, mangan, thiếc, wofram, antimon, molipden, thủy ngân, palatin, liti, silic, natri, bari, rubidi, cesi, urani, thori, radi, scandi, vanadi; bô-xít, đất hiếm.
2. Các loại khoáng sản năng lượng: than (trừ than bùn).
3. Các loại đá quý, đá bán quý: Các khoáng vật tồn tại dưới dạng tinh thể, khối, tổ hợp như: kim cương, emerald, ruby, saphia, granat (garnet), jadeit (jadeite), lazurit, nephrit (nephrite), opal, peridot, spinel, tektit (thiên thạch), thạch anh (tinh thể, khối), topaz, tourmalin, zicron, alexandrit, tanzanit, actinolot, andaluzit, azurit, charoit, diopsit, peridot, fluorit, malachit, moonston, obxidan, rutil, smithsonit, varistit, caxite, mã não, jasper, đá san hô, gỗ hóa thạch.
4. Khoáng chất công nghiệp: Apatit, graphit, pyrit, serpentin, thạch anh.
II. DANH MỤC KHOÁNG SẢN NHÓM II
1. Khoáng sản làm clanhke (clinker) hoặc xi măng: Đá vôi, sét.
2. Khoáng sản làm phụ gia xi măng: Quặng sắt laterit, đá silic, đá bazan, puzolan.
3. Khoáng sản làm đá ốp lát, mỹ nghệ: Các loại đá có nguồn gốc magma, trầm tích, biến chất.
4. Khoáng sản làm gạch ốp lát, đá ốp lát nhân tạo, sứ vệ sinh, vật liệu chịu lửa: Cao lanh (kaolin), trường thạch (feldspar), đất sét chịu lửa, đất sét trắng, đất sét đỏ, thạch anh (quartz), quarzit.
5. Khoáng sản làm thủy tinh và kính xây dựng: Cát trắng silic, đá vôi, dolomit, trường thạch (feldspar)...
6. Khoáng sản làm vôi, dolomit nung công nghiệp: Đá vôi, dolomit.
7. Khoáng chất công nghiệp: Đá hoa trắng làm bột carbonat canxi, barit, fluorit, bentonit, diatomit, talc, mica, quarzit, silimanit, sericit, vermiculit, magnezit.
III. DANH MỤC KHOÁNG SẢN NHÓM III
1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:
a) Cát xây dựng hoặc san lấp: cát lòng sông, lòng hồ và khu vực biển (trừ cát trắng silic) không có hoặc có các khoáng vật cassiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
b) Cát các loại, trừ cát trắng silic và các loại quy định tại điểm a khoản này và khoản 3 Mục IV Phụ lục này.
c) Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và không nằm trong danh mục khoáng sản thuộc quy hoạch khoáng sản nhóm I hoặc quy hoạch khoáng sản nhóm II.
d) Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng sản kim loại.
đ) Đá cát kết, đá quarzit không nằm trong danh mục khoáng sản thuộc quy hoạch khoáng sản nhóm I hoặc quy hoạch khoáng sản nhóm II và không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm mà không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
e) Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit), đá bazan dạng cột hoặc dạng bọt, đá magma (trừ đá syenit nephelin), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, không nằm trong danh mục khoáng sản thuộc quy hoạch khoáng sản nhóm I hoặc quy hoạch khoáng sản nhóm II.
g) Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%.
h) Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không nằm trong danh mục khoáng sản thuộc quy hoạch khoáng sản nhóm I hoặc quy hoạch khoáng sản nhóm II.
i) Đá dolomit, đá vôi dolomit không nằm trong danh mục khoáng sản thuộc quy hoạch khoáng sản nhóm I hoặc quy hoạch khoáng sản nhóm II.
2. Than bùn, bùn khoáng.
3. Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên; khí các bô níc.
IV. DANH MỤC KHOÁNG SẢN NHÓM IV
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chỉ phù hợp với mục đích làm vật liệu san lấp, đắp nền móng công trình, xây dựng công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, gồm:
1. Đất sét, đất đồi, đất có tên gọi khác;
2. Đất lẫn đá, cát, cuội hoặc sỏi;
3. Cát các loại (trừ cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và khu vực biển; cát trắng silic).
QUY MÔ TÀI NGUYÊN, TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ
THEO NHÓM/LOẠI KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Nghị định số 193/2025/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2025 của Chính phủ)
TT |
Loại khoáng sản |
Đơn vị tính |
Tổng trữ lượng, tài nguyên dự tính |
1 |
Than |
Ngàn tấn |
<500 |
2 |
Sắt |
Ngàn tấn quặng |
<200 |
3 |
Mangan |
Ngàn tấn quặng |
<200 |
4 |
Cromit |
Ngàn tấn quặng |
< 10 |
5 |
Molybden |
Tấn kim loại |
< 100 |
6 |
Wolfram |
Tấn kim loại |
<50 |
7 |
Niken |
Tấn kim loại |
<500 |
8 |
Antimon |
Tấn kim loại |
<200 |
9 |
Đồng |
Tấn kim loại |
< 4500 |
10 |
Chì + Kẽm |
Tấn kim loại |
< 9000 |
11 |
Thiếc gốc |
Tấn kim loại |
<450 |
12 |
Thiếc sa khoáng |
Tấn Casiterit |
< 120 |
13 |
Bauxit trầm tích |
Ngàn tấn quặng |
< 1.000 |
14 |
Titan trong quặng gốc |
Ngàn tấn quặng |
<20 |
15 |
Titan trong sa khoáng |
Ngàn tấn (tổng khoáng vật có ích) |
<30 |
16 |
Vàng gốc |
Kg Au |
<300 |
17 |
Vàng sa khoáng |
Kg Au |
<50 |
18 |
Apatit |
Ngàn tấn quặng |
< 1.000 |
19 |
Barit |
Ngàn tấn quặng |
<20 |
20 |
Fluorit |
Ngàn tấn quặng |
< 12 |
21 |
Phosphorit |
Ngàn tấn |
<50 |
22 |
Serpentin |
Ngàn tấn quặng |
< 1.000 |
23 |
Talc |
Ngàn tấn quặng |
< 10 |
24 |
Dolomit |
Ngàn tấn |
< 120 |
25 |
Graphit |
Ngàn tấn quặng |
< 10 |
26 |
Muscovit |
Tấn quặng |
<500 |
27 |
Bentonit |
Ngàn tấn |
< 100 |
28 |
Diatomit |
Ngàn tấn |
< 100 |
29 |
Đá hoa trắng để sản xuất bột |
Ngàn tấn |
<250 |
30 |
Sét làm xi măng |
Ngàn tấn |
<2.500 |
31 |
Sét làm gạch ốp lát, sứ vệ sinh, vật liệu chịu lửa |
Ngàn tấn |
<70 |
32 |
Cao lanh (kaolin) |
Ngàn tấn |
<50 |
33 |
Trường thạch (feldspar) |
Ngàn tấn |
< 130 |
34 |
Đá vôi làm clanhke xi măng |
Triệu tấn |
< 10 |
35 |
Quặng sắt laterit, đá silic, đá bazan, puzolan làm phụ gia xi măng |
Ngàn tấn |
<300 |
36 |
Đá vôi làm vôi |
Ngàn tấn |
<500 |
37 |
Quarzit, thạch anh (không phải tinh thể), silic |
Ngàn tấn |
< 100 |
38 |
Magnesit |
Ngàn tấn |
< 100 |
39 |
Cát trắng silic |
Ngàn tấn |
< 100 |
40 |
Đá làm đá ốp lát các loại (tính theo mức độ thu hồi nguyên khối ≥0,4m 3 ). |
Ngàn m3 |
<500 |
TỶ LỆ THU TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN (R)
(Kèm theo Nghị định số 193/2025/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2025 của Chính phủ)
Số TT |
Nhóm, loại khoáng sản |
R (%) |
I |
Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường |
|
1 |
Cát, sỏi, sạn lòng sông, suối, bãi bồi; sét gạch ngói |
5 |
2 |
Nguyên liệu sản xuất cát nghiền |
1 |
3 |
Các loại vật liệu xây dựng thông thường còn lại (trừ nguyên liệu sản xuất cát nghiền) |
3 |
II |
Nhóm khoáng sản than |
|
1 |
Than bùn |
1 |
2 |
Than các loại (trừ than bùn) |
2 |
III |
Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng và khoáng chất công nghiệp |
|
1 |
Đá khối làm ốp lát các loại |
1 |
2 |
Cát trắng, sét chịu lửa, kaolin, diatomit |
2 |
3 |
Đá hoa trắng, đá silic sản xuất bột siêu mịn |
1 |
4 |
Đá vôi nguyên liệu xi măng |
3 |
5 |
Sét nguyên liệu xi măng |
2 |
6 |
Đá vôi, dolomit dùng trong công nghiệp |
1 |
7 |
Khoáng sản vật liệu xây dựng và khoáng chất công nghiệp còn lại |
2 |
IV |
Các loại khoáng sản kim loại |
2 |
V |
Đất hiếm |
2 |
VI |
Nhóm khoáng sản đá quý, đá trang trí mỹ nghệ |
|
1 |
Đá quý |
2 |
2 |
Đá bán quý, đá trang trí mỹ nghệ |
1 |
VII |
Nhóm khoáng sản nước nóng, nước khoáng và khí CO2 |
1 |
CÁCH XÁC ĐỊNH HỆ SỐ QUY ĐỔI Kqđ
(Kèm theo Nghị định số 193/2025/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2025
của Chính phủ)
I. Các thông số khi xác định hệ số quy đổi Kqđ bao gồm:
1. Cm là hàm lượng kim loại trung bình trong mỏ được ghi nhận trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đối với trường hợp phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, phê duyệt lại tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; hàm lượng kim loại trung bình đã khai thác trong năm quyết toán đối với trường hợp quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Trường hợp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản không xác định hàm lượng kim loại trung bình, hàm lượng kim loại được xác định bằng tổng trữ lượng kim loại chia (:) cho tổng trữ lượng quặng kim loại được ghi trong Quyết định do Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, cụ thể theo công thức:
Cm = Qkl : Qq
Trong đó:
Qkl - Tổng trữ lượng kim loại được phê duyệt;
Qq - Tổng trữ lượng quặng kim loại ghi trong quyết định phê duyệt hoặc trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
Ví dụ: Quyết định phê duyệt trữ lượng ghi là 1.936.000 (tấn) quặng đồng nguyên khai tương ứng với trữ lượng kim loại Cu là 20.659 (tấn). Căn cứ công thức nêu trên, hàm lượng Cm được tính như sau:
Cm = 20.659 (tấn) : 1.936.000 (tấn) x 100% = 1,067% (đã làm tròn)
2. Cmax là hàm lượng kim loại lớn nhất được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đối với trường hợp giá tính thuế tài nguyên được ban hành theo các khoảng hàm lượng của quặng kim loại, tinh quặng.
3. Cmin là hàm lượng kim loại nhỏ nhất được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đối với trường hợp giá tính thuế tài nguyên được ban hành theo các khoảng hàm lượng của quặng kim loại, tinh quặng.
4. C là hàm lượng trung bình của kim loại trong quặng được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đối với trường hợp bảng giá tính thuế tài nguyên chỉ có một mức giá đối với quặng kim loại.
5. Ctq là hàm lượng trung bình của kim loại trong tinh quặng được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đối với trường hợp bảng giá tính thuế tài nguyên chỉ có một mức giá đối với tinh quặng kim loại.
6. Hn là hệ số nở rời để chuyển đổi thể tích từ trạng thái tự nhiên (khoáng sản chưa khai thác trong lòng đất) sang trạng thái nguyên khai (khoáng sản nguyên khai).
Hn được lấy theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công nhận. Trường hợp Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản không có hệ số nở rời thì áp dụng theo Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 4447 : 2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố lại Phụ lục C - Bảng C1 - Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi (áp dụng đối với cả trường hợp phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, phê duyệt lại, quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản).
7. D là thể trọng tự nhiên (tỷ trọng tự nhiên, dung trọng tự nhiên hoặc các hệ số quy đổi từ thể tích sang trọng lượng) của khoáng sản (khối lượng khoáng sản ở trạng thái tự nhiên trên một đơn vị thể tích) được xác định trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt (áp dụng đối với cả trường hợp phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, phê duyệt lại, quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản).
8. Hth là độ thu hồi đối với khoáng sản là cao lanh dưới rây được lấy theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công nhận.
9. Kqđ và các thông số xác định Kqđ được làm tròn đến số thập phân thứ ba.
Ví dụ: Kqđ = 0,2532133, được làm tròn Kqđ = 0,253.
II. Xác định hệ số quy đổi Kqđ đối với nhóm khoáng sản kim loại
1. Đối với trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo nhiều khoảng hàm lượng quặng kim loại khác nhau, hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
a) Trường hợp hàm lượng kim loại thực tế trung bình trong mỏ theo báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản (Cm) nằm trong các khoảng hàm lượng quặng kim loại được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên (khoảng đóng có cận trên và cận dưới) thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản bằng (=) giá tính thuế tài nguyên đã ban hành tương ứng ở khoảng hàm lượng quặng kim loại này, cụ thể Kqđ = 1
Ví dụ: giá tính thuế tài nguyên do tỉnh TN được ban hành theo các khoảng hàm lượng quặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) như sau:
Bảng 1
STT |
Loại khoáng sản |
Hàm lượng |
Giá tính thuế tài nguyên (đồng/tấn) |
1 |
Quặng sunfua chì - kẽm |
hàm lượng Pb+Zn < 10% |
1.100.000 |
2 |
Quặng sunfua chì - kẽm |
10% ≤ hàm lượng Pb+Zn < 15% |
1.200.000 |
3 |
Quặng sunfua chì - kẽm |
15% ≤ hàm lượng Pb+Zn < 20% |
1.500.000 |
4 |
Quặng sunfua chì - kẽm |
20% ≤ hàm lượng Pb+Zn < 25% |
2.500.000 |
5 |
Quặng sunfua chì - kẽm |
hàm lượng Pb+Zn ≥ 25% |
3.000.000 |
Sau khi xác định Cm theo quy định tại mục I.1 Phụ lục này, nếu mỏ A1 có quặng sunfua chì - kẽm với hàm lượng kim loại (Pb + Zn) thực tế trung bình trong mỏ Cm = 16,8% thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được lấy đúng bảng giá tính thuế tài nguyên đối với quặng sunfua chì - kẽm có hàm lượng (Pb + Zn) từ 15% đến dưới 20% là 1.500.000 đồng/tấn (mục 3 Bảng 1); tương tự nếu mỏ A2 có quặng sunfua chì - kẽm với hàm lượng kim loại (Pb + Zn) thực tế trung bình trong mỏ Cm = 24,5% thì giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được lấy đúng bảng giá tính thuế tài nguyên đối với quặng sunfua chì - kẽm có hàm lượng (Pb + Zn) từ 20% đến dưới 25% là 2.500.000 đồng/tấn (mục 4 Bảng 1).
b) Trường hợp hàm lượng thực tế kim loại trung bình trong mỏ (Cm) lớn hơn hàm lượng quặng kim loại lớn nhất (Cmax) được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên thì hệ số quy đổi Kqđ được xác định bằng hàm lượng thực tế kim loại trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại lớn nhất (Cmax), công thức xác định như sau:
Kqđ = Cm : Cmax
Ví dụ: Theo bản kê khai thông tin quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do tổ chức, cá nhân đề nghị quyết toán lập, mỏ B có quặng sunfua chì - kẽm với hàm lượng thực tế kim loại (Pb + Zn) trung bình đã khai thác là Cm = 26%; tại bảng giá tính thuế tài nguyên do tỉnh TN ban hành có hàm lượng quặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) lớn nhất là 25% (mục 5 Bảng 1). Khi đó hệ số Kqđ được xác định như sau:
Kqđ = 26% (Cm) : 25% (Cmax) = 1,040
c) Trường hợp hàm lượng kim loại thực tế trung bình trong (Cm) nhỏ hơn hàm lượng quặng kim loại nhỏ nhất (Cmin) được quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên thì hệ số quy đổi Kqđ xác định bằng hàm lượng kim loại thực tế trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại nhỏ nhất (Cmin), công thức xác định như sau:
Kqđ = Cm : Cmin
Ví dụ: Theo báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, mỏ X có hàm lượng thực tế kim loại sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) trung bình Cm = 8%, trong khi tại bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh TN ban hành có hàm lượng quặng sunfua chì - kẽm (Pb + Zn) nhỏ nhất là 10% (mục 1 Bảng 1). Khi đó hệ số Kqđ được xác định như sau:
Kqđ = 8% (Cm): 10% (Cmin) = 0,800
2. Đối với trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chỉ quy định mức giá duy nhất cho một giá trị hàm lượng quặng kim loại (C) thì hệ số quy đổi Kqđ được xác định bằng hàm lượng kim loại thực tế trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng quặng kim loại (C) quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên, công thức xác định như sau:
Kqđ = Cm : C
Ví dụ: Theo bản kê khai thông tin quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do tổ chức, cá nhân đề nghị quyết toán lập, mỏ D có hàm lượng kim loại thiếc (Sn) thực tế trung bình trong quặng khai thác được là Cm = 0,41%, trong khi bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh NA ban hành chỉ có duy nhất một mức giá cho quặng thiếc có hàm lượng thiếc (Sn) là 0,7%. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
Kqđ = 0,41% (Cm): 0,7% (C) = 0,586 (làm tròn)
3. Đối với trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chỉ quy định mức giá duy nhất cho một giá trị hàm lượng tinh quặng kim loại (Ctq) thì hệ số quy đổi Kqđ xác định bằng hàm lượng kim loại thực tế trung bình (Cm) chia (:) cho hàm lượng trung bình của kim loại trong tinh quặng (Ctq) quy định trong bảng giá tính thuế tài nguyên, công thức xác định như sau:
Kqđ = Cm : Ctq
Ví dụ: Theo báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, mỏ E có hàm lượng kim loại đồng trung bình trong mỏ là Cm = 1,2%, trong khi bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh YB ban hành chỉ có duy nhất một mức giá cho tinh quặng đồng (Cu) có hàm lượng trung bình là Ctq = 25,6%. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
Kqđ = 1,2% (Cm ): 25,6% (Ctq) = 0.047 (làm tròn)
4. Đối với trường hợp quặng đa kim nhưng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cho từng kim loại, tinh quặng hoặc hợp phần có ích có trong quặng đa kim, hệ số quy đổi Kqđ được xác định cho từng kim loại hoặc hợp phần có ích trong quặng đa kim theo quy định tại mục II.1, mục II.2 và mục II.3 của Phụ lục này.
Ví dụ: Mỏ wonfram - đa kim được cấp phép khai thác Wolfram, Flourspar, Đồng, Bismut, bảng giá tính thuế tài nguyên có giá xác định theo tinh quặng đối với Wolfram, Flourspar, Đồng và giá theo kim loại đối với Bismut. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ theo từng hợp phần có ích được xác định theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2
Hợp phần có ích |
Hàm lượng trung bình trong mỏ (Cm) |
Hàm lượng tinh quặng trong bảng giá tính thuế tài nguyên |
Kqđ |
Vonfram (WO3) |
0,2% |
60% |
0,003 |
Flourspar (CaF2) |
8,08% |
97% |
0,083 |
Đồng (Cu) |
0,18% |
20% |
0,009 |
Bismut (Bi) |
0,1% |
70% |
0,001 |
III. Xác định hệ số quy đổi Kqđ đối với nhóm khoáng sản không kim loại
1. Đối với trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành là giá khoáng sản nguyên khai nhưng có đơn vị tính (thứ nguyên) không cùng đơn vị tính với đơn vị trữ lượng khoáng sản, hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
a) Trường hợp giá tính thuế tài nguyên được ban hành là giá khoáng sản nguyên khai có đơn vị là đồng/m3 (m3 sau khai thác), trong khi đơn vị trữ lượng khoáng sản cấp phép khai thác là m3 (m3 trong lòng đất), hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
Kqđ =Hn
Ví dụ: Mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường là khoáng sản rắn khi khai thác phải nổ mìn cho ra khoáng sản nguyên khai là đá cứng đã nổ mìn tơi. Tại Phụ lục C - Bảng C1 - Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi của Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 4447 : 2012, hệ số Hn có giá trị trung bình bằng 1,475. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
Kqđ = Hn =1,475
b) Trường hợp giá tính thuế tài nguyên được ban hành là giá khoáng sản nguyên khai có đơn vị là đồng/m3 (m3 sau khai thác), trong khi đơn vị trữ lượng cấp phép là tấn, hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
Kqđ = Hn :D
Ví dụ: Theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt, công nhận, mỏ đá vôi xi măng có thể trọng tự nhiên là D = 2,68. Tại Phụ lục C - Bảng C1 - Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi của Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 4447 : 2012, hệ số nở rời đối với đá vôi xi măng là Hn = 1,475. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
Kqđ = Hn : D = 1,475 : 2,68 = 0,550 (làm tròn)
2. Đối với trường hợp giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành cho khoáng sản không kim loại theo tỷ lệ phần trăm của hợp phần có ích trong khoáng sản, hệ số quy đổi Kqđ được xác định theo quy định tại mục II.2 của Phụ lục này.
Ví dụ: Mỏ cao lanh - pyrophilit có hàm lượng Al2O3 trung bình thực tế theo quyết định công nhận kết quả thăm dò khoáng sản là Cm = 20,16%. Bảng giá tính thuế tài nguyên của tỉnh QN ban hành đối với đá cao lanh - pyrophilit có hàm lượng Al2O3 < 25% (C). Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định là:
Kqđ = 20,16% (Cm ): 25% (C) = 0,806 (làm tròn)
3. Đối với khoáng sản được phép khai thác, thu hồi là cao lanh, Kqđ được xác định như sau:
a) Trường hợp giá tính thuế tài nguyên được ban hành là giá khoáng sản nguyên khai có đơn vị là đồng/tấn chưa qua rây, trong khi đơn vị trữ lượng khoáng sản cấp phép khai thác là tấn cao lanh dưới rây, hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
Kqđ = 1 : Hth
Ví dụ: Giá tính thuế tài nguyên được ban hành là giá khoáng sản nguyên khai có đơn vị là đồng/tấn chưa qua rây; trữ lượng khoáng sản cấp phép khai thác là tấn cao lanh dưới rây; theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt, hệ số thu hồi cao lanh dưới rây 0,1 mm của mỏ A là 62%. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định là:
Kqđ = 1 : Hth = 1 :0,62= 1,613
b) Trường hợp giá tính thuế tài nguyên được ban hành là giá khoáng sản có đơn vị là đồng/tấn dưới rây, trong khi đơn vị trữ lượng khoáng sản cấp phép khai thác có đơn vị tính là tấn cao lanh chưa qua rây, hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
Kqđ = Hth
Ví dụ: Giá tính thuế tài nguyên được ban hành là giá khoáng sản có đơn vị là đồng/tấn dưới rây; trữ lượng khoáng sản cấp phép khai thác có đơn vị tính là tấn cao lanh chưa qua rây; theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt, hệ số thu hồi cao lanh dưới rây 0,1 mm của mỏ A là 62%. Khi đó hệ số quy đổi Kqđ được xác định là:
Kqđ = Hht = 0,62
c) Trường hợp giá tính thuế tài nguyên là cao lanh dưới rây và trữ lượng cấp phép là cao lanh dưới rây hoặc trường hợp giá tính thuế tài nguyên là cao lanh chưa qua rây (nguyên khai) và trữ lượng cấp phép là cao lanh chưa qua rây (nguyên khai), hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
Kqđ =1
4. Trường hợp giá tính thuế tài nguyên được ban hành là giá khoáng sản nguyên khai có đơn vị tính cùng thứ nguyên với đơn vị tính trữ lượng cấp phép, hệ số quy đổi Kqđ được xác định như sau:
Kqđ =1
CÁCH XÁC ĐỊNH HỆ SỐ QUY ĐỔI TLqđ
(Kèm theo Nghị định số 193/2025/NĐ-CP ngày 02 tháng 7 năm 2025 của Chính phủ)
I. Các thông số khi xác định hệ số quy đổi TLqđ bao gồm:
1. Hn là hệ số nở rời để chuyển đổi thể tích từ trạng thái tự nhiên (khoáng sản chưa khai thác trong lòng đất) sang trạng thái nguyên khai (khoáng sản nguyên khai).
Hn được lấy theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công nhận. Trường hợp Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản không có hệ số nở rời thì áp dụng theo Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 4447 : 2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Phụ lục C - Bảng C1 - Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi (áp dụng đối với cả trường hợp phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, phê duyệt lại, quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản).
2. D là thể trọng tự nhiên (tỷ trọng tự nhiên, dung trọng tự nhiên hoặc các hệ số quy đổi từ thể tích sang trọng lượng) của khoáng sản (khối lượng khoáng sản ở trạng thái tự nhiên trên một đơn vị thể tích) được xác định trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt (áp dụng đối với cả trường hợp phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh, phê duyệt lại, quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản).
3. Hth là độ thu hồi đối với khoáng sản là cao lanh dưới rây được lấy theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công nhận.
4. TLqđ và các thông số xác định TLqđ được làm tròn đến số thập phân thứ ba.
Ví dụ: TLqđ = 0,2532133, được làm tròn TLqđ = 0,253.
II. Xác định hệ số quy đổi TLqđ
1. Trường hợp sản lượng khoáng sản đã khai thác, kê khai thông tin quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có đơn vị là m3 (m3 sau khai thác), trong khi đơn vị trữ lượng khoáng sản cấp phép khai thác là m3 (m3 trong lòng đất), hệ số quy đổi TLqđ được xác định như sau:
TLqđ = 1 : Hn
Ví dụ: Mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường là khoáng sản rắn khi khai thác phải nổ mìn cho ra khoáng sản nguyên khai là đá cứng đã nổ mìn tơi. Tại Phụ lục C - Bảng C1 - Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi của Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 4447 : 2012, hệ số Hn có giá trị trung bình bằng 1,475. Khi đó hệ số quy đổi TLqđ được xác định như sau:
TLqđ = 1:Hn = 0,678
2. Trường hợp sản lượng khoáng sản đã khai thác, kê khai thông tin quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có đơn vị là m3 (m3 sau khai thác), trong khi đơn vị trữ lượng cấp phép là tấn, hệ số quy đổi TLqđ được xác định như sau:
TLqđ = D : Hn
Ví dụ: Theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt, công nhận, mỏ đá vôi xi măng có thể trọng tự nhiên là D = 2,68. Tại Phụ lục C - Bảng C1 - Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi của Tiêu chuẩn Quốc gia số TCVN 4447 : 2012, hệ số Hn có giá trị trung bình bằng 1,475. Khi đó hệ số quy đổi TLqđ được xác định như sau:
TLqđ = D : Hn = 2,68 : 1,475 =1,817 (làm tròn)
3. Trường hợp sản lượng khoáng sản đã khai thác, kê khai thông tin quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản có đơn vị là tấn, trong khi đơn vị trữ lượng cấp phép là m3 (m3 trong lòng đất), hệ số quy đổi TLqđ được xác định như sau:
TLqđ = 1 : D
Ví dụ: Theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt, công nhận, mỏ đá vôi xi măng có thể trọng tự nhiên là D = 2,68. Khi đó hệ số quy đổi TLqđ được xác định như sau:
TLqđ = 1 : D = 1 : 2,68 = 0,373 (làm tròn)
4. Đối với khoáng sản được phép khai thác, thu hồi là cao lanh, TLqđ được xác định như sau:
a) Trường hợp trữ lượng cấp phép là cao lanh dưới rây và sản lượng kê khai quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là cao lanh chưa qua rây (nguyên khai), hệ số quy đổi từ cao lanh chưa qua rây sang cao lanh dưới rây được xác định như sau:
TLqđ = Hth
Ví dụ: Trữ lượng cấp phép là cao lanh dưới rây và sản lượng kê khai quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là cao lanh chưa qua rây (nguyên khai); theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt, hệ số thu hồi cao lanh dưới rây 0,1 mm của mỏ A là 62%. Khi đó tỷ lệ quy đổi TLqđ được xác định là:
TLqđ = 0,62
b) Trường hợp trữ lượng cấp phép là cao lanh chưa qua rây (nguyên khai) và sản lượng kê khai quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là cao lanh dưới rây, hệ số quy đổi từ cao lanh dưới rây sang cao lanh chưa qua rây (nguyên khai) được xác định như sau:
TLqđ = 1 :Hth
Ví dụ: Trữ lượng cấp phép là cao lanh chưa qua rây (nguyên khai) và sản lượng kê khai quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là cao lanh dưới rây; theo Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã được phê duyệt, hệ số thu hồi cao lanh dưới rây 0,1 mm của mỏ A là 62%. Khi đó tỷ lệ quy đổi TLqđ được xác định là:
TLqđ = 1 :Hth=1 : 0,62 =1,613
c) Trường hợp trữ lượng cấp phép là cao lanh dưới rây và sản lượng kê khai quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là cao lanh dưới rây hoặc trường hợp trữ lượng cấp phép là cao lanh chưa qua rây (nguyên khai) và sản lượng kê khai quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là cao lanh chưa qua rây (nguyên khai) hệ số quy đổi được xác định như sau:
TLqđ = 1
5. Trường hợp sản lượng khoáng sản đã khai thác, kê khai thông tin quyết toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và trữ lượng cấp phép có đơn vị tính cùng thứ nguyên, hệ số quy đổi TLqđ được xác định như sau:
TLqđ = 1