Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Luật Năng lượng nguyên tử 2025

Số hiệu 94/2025/QH15
Ngày ban hành 27/06/2025
Ngày có hiệu lực 01/01/2026
Loại văn bản Luật
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký Trần Thanh Mẫn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 94/2025/QH15

Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2025

 

LUẬT

NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 203/2025/QH15;

Quốc hội ban hành Luật Năng lượng nguyên tử.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; an toàn bức xạ, bảo vệ bức xạ, an toàn hạt nhân và an ninh hạt nhân; nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân, bồi thường thiệt hại bức xạ, thiệt hại hạt nhân; thanh sát hạt nhân và quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tiến hành hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử tại Việt Nam.

Điều 3. Áp dụng Luật Năng lượng nguyên tử

1. Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có quy định cụ thể về năng lượng nguyên tử mà không trái với nguyên tắc bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và an ninh hạt nhân quy định tại Điều 6 của Luật này thì áp dụng quy định của luật, nghị quyết đó.

2. Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành có quy định về năng lượng nguyên tử thì phải xác định cụ thể nội dung thực hiện theo quy định của Luật này, nội dung thực hiện theo quy định của luật, nghị quyết đó và phải tuân thủ quy định tại Điều 6 của Luật này.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. An toàn bức xạ là việc thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn nguồn bức xạ, chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường.

2. An toàn hạt nhân là việc thực hiện biện pháp bảo đảm tuân thủ điều kiện vận hành, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả sự cố do thiết bị hạt nhân, vật liệu hạt nhân gây ra cho con người, môi trường.

3. An ninh hạt nhân là việc phòng ngừa, phát hiện, ứng phó với hành vi trộm cắp, phá hoại, xâm nhập trái phép, vận chuyển và chuyển giao bất hợp pháp hoặc hành vi gây nguy hại khác liên quan đến nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân hoặc cơ sở quản lý, sử dụng, vận hành chúng.

4. An ninh nguồn phóng xạ là việc thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ứng phó với hành vi trộm cắp, phá hoại, tiếp cận, vận chuyển và chuyển giao bất hợp pháp hoặc hành vi gây nguy hại khác liên quan đến nguồn phóng xạ.

5. Bảo vệ bức xạ là việc bảo vệ con người khỏi tác hại của bức xạ ion hóa và biện pháp để đạt được điều này.

6. Bức xạ ion hóa (sau đây gọi là bức xạ) là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất.

7. Chiếu xạ là sự tác động của bức xạ vào con người, môi trường, động vật, thực vật hoặc đối tượng vật chất khác.

8. Chất phóng xạ là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã phóng xạ của hạt nhân nguyên tử và có nồng độ hoạt độ phóng xạ, tổng hoạt độ phóng xạ lớn hơn mức thanh lý theo quy định của pháp luật.

9. Chất thải phóng xạ là chất thải chứa chất phóng xạ hoặc vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ phải thải bỏ.

10. Chu trình nhiên liệu hạt nhân là các hoạt động liên quan đến việc tạo ra năng lượng hạt nhân, bao gồm: khai thác, chế biến quặng urani hoặc thori; làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân; sử dụng nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân; tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đến hoạt động xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sinh ra từ việc tạo ra năng lượng hạt nhân và hoạt động nghiên cứu, phát triển có liên quan.

11. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân quốc gia là cơ quan chuyên môn giúp cơ quan ở trung ương làm đầu mối thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử quản lý và thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và an ninh hạt nhân, thanh sát hạt nhân và chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

12. Hoạt độ phóng xạ là đại lượng biểu thị số lượng hạt nhân phân rã phóng xạ trong một đơn vị thời gian.

13. Hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử là hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; thiết kế, xây dựng, vận hành thử, vận hành và chấm dứt hoạt động cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ; thăm dò, khai thác, chế biến, đóng cửa mỏ khoáng sản có tính phóng xạ; sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, chuyển nhượng, xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân; quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...