Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 755/KH-UBND năm 2025 thực hiện Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 755/KH-UBND
Ngày ban hành 28/03/2025
Ngày có hiệu lực 28/03/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Nguyễn Thị Thanh Lịch
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 755/KH-UBND

Gia Lai, ngày 28 tháng 03 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG CÁC XÃ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Thực hiện Quyết định số 1716/QĐ-TTg ngày 31/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Chương trình) trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thực trạng hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 06/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh Gia Lai có 176 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có 104 xã khu vực I, 29 xã khu vực II và 43 xã khu vực III. Năm 2024 sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Gia Lai còn 175 xã[1], tương ứng với 175 trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Trong nhiều năm qua cùng với các TTHTCĐ trên địa bàn tỉnh, các TTHTCĐ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tổ chức được nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức, phối hợp tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội…; phối hợp tổ chức các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư; tham gia mở các lớp xóa mù chữ góp phần củng cố kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa phương. Người tham dự các lớp chuyên đề tại các TTHTCĐ thuộc nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có nhiều học viên thuộc đối tượng lao động của các thôn bản tham gia học tập cập nhật kiến thức phục vụ cho công tác sản xuất.

Bên cạnh mặt tích cực của các TTHTCĐ còn có những khó khăn bất cập nhất định như: Ban Giám đốc, cộng tác báo cáo viên của TTHTCĐ không ổn định (còn có thay đổi nhân sự hàng năm), do đó chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm và thời gian tập trung cho tổ chức TTHTCĐ; cơ sở vật chất phục vụ cho tổ chức hoạt động còn thiếu, việc biệt phái giáo viên sang hoạt động tại TTHTCĐ mới triển khai thực hiện được ở một số đơn vị cấp huyện… nên còn một số TTHTCĐ hoạt động không hiệu quả, chưa phát huy hết vai trò theo đúng chức năng, nhiệm vụ tại địa phương.

2. Đánh giá hiệu quả hoạt động, vai trò trong giai đoạn 2025-2030

- Các TTHTCĐ đã có nhiều đóng góp vào việc triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng xã hội học tập tại địa phương trong giai đoạn 2021-2030.

- Các TTHTCĐ với thế mạnh là đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động kiêm nhiệm, là lãnh đạo, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tại địa phương nên nắm bắt đặc điểm tình hình thực tế trên địa bàn, có nhiều thuận lợi trong công tác triển khai các hoạt động bồi dưỡng, tuyên truyền, giao lưu văn hóa…

- Trong giai đoạn 2025-2030, cần phát huy thế mạnh của đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ là những người hoạt động kiêm nhiệm trực tiếp đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý tại địa phương để phát huy chức năng, vai trò của các TTHTCĐ; tận dụng các cơ sở vật chất ở địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để TTHTCĐ hoạt động hiệu quả.

(Kết quả hoạt động có phụ lục I, II, III kèm theo.)

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, nhiệm vụ của TTHTCĐ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong việc cung ứng các chương trình giáo dục; thúc đẩy học tập suốt đời của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

Tăng cường sự quản lý của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và sự tham gia của toàn xã hội về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Kiện toàn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới.

2. Yêu cầu

Tăng cường các hoạt động thúc đẩy học tập suốt đời tại TTHTCĐ với nhiều nội dung, hình thức phong phú, phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện của mỗi địa phương. Phát huy vai trò của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong việc tuyên truyền, vận động người dân học tập suốt đời, hỗ trợ hoạt động của TTHTCĐ.

Tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; lồng ghép với các kế hoạch, đề án, dự án, các chương trình mục tiêu có liên quan đang triển khai thực hiện tại tỉnh.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nhằm tạo chuyển biến trong việc tổ chức các chương trình và hoạt động giáo dục của TTHTCĐ tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đảm bảo đến năm 2030, người chưa biết chữ được theo học các lớp xóa mù chữ có chất lượng; người lớn tuổi, người lao động có cơ hội theo học chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học, cập nhật kiến thức kỹ năng chuyển giao công nghệ một cách thiết thực, hiệu quả; góp phần vào nâng cao dân trí, tìm việc làm và tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, xây dựng xã hội học tập.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Phấn đấu 100% TTHTCĐ được bổ sung nhân lực để tổ chức hoạt động, trong đó:

- Ít nhất 60% giáo viên của các cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục chính quy được cử sang hỗ trợ hoạt động tại trung tâm.

- 100% trung tâm phát triển được mạng lưới báo cáo viên, cộng tác viên trong số các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, bộ đội biên phòng, công an đóng chân trên địa bàn hỗ trợ trung tâm tổ chức và hoạt động.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...