Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 649/KH-UBND năm 2025 triển khai Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 649/KH-UBND
Ngày ban hành 21/02/2025
Ngày có hiệu lực 21/02/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Phan Văn Đăng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 649/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 21 tháng 02 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC GIA THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thực hiện Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 08/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gồm các nội dung cụ thể như sau:

I. Quan điểm và mục tiêu:

1. Quan điểm:

- Xây dựng và thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần thực hiện hiệu quả Văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

- Áp dụng xuyên suốt quan điểm bảo tồn để phát triển, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi suy giảm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển bền vững;

- Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ, bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu bảo tồn thiên nhiên; chú trọng phục hồi, nâng cấp chất lượng các đối tượng quy hoạch đang bị suy thoái; hạn chế tối đa việc phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi mục đích sử dụng đất tại các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ;

- Tăng cường hợp tác hiệu quả giữa các sở, ngành, địa phương trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo tồn đa dạng sinh học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nguồn vốn tự nhiên cho phát triển bền vững đất nước;...

- Thống nhất theo các tiêu chí của Luật Đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của các đối tượng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học hiện có;

- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong việc triển khai quy hoạch, quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học;

- Huy động tối đa các nguồn lực xã hội; tăng cường các biện pháp dựa vào thiên nhiên, phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học phục vụ bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phát triển nhanh và bền vững.

2. Mục tiêu chung: Tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng và phát triển hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đất nước.

3. Mục tiêu cụ thể:

3.1. Giai đoạn đến năm 2030:

- Nâng cấp và nâng cao hiệu quả quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đã thành lập; chuyển tiếp 03 khu bảo tồn hiện có (Núi Ông, Tà kóu, Hòn Cau).

- Phối hợp hình thành và tổ chức quản lý hiệu quả hành lang đa dạng sinh học Côn đảo - Phú Quý, khu vực đa dạng sinh học cao Phan Rang - Hòn Cau, vùng nước trồi Bình Thuận - Ninh Thuận. Hình thành và quản lý khu vực đa dạng sinh học cao La Gi, cảnh quan sinh thái quan trọng đồi cát đỏ Bắc Bình - Hàm Thuận Nam.

3.2. Tầm nhìn đến năm 2050:

- Các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gen có giá trị bảo tồn được phục hồi, bảo tồn hiệu quả; đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng bền vững và mang lại lợi ích thiết yếu trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo đảm an ninh môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đất nước.

- Bố trí định hướng không gian cho bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với định hướng sử dụng đất theo Nghị quyết số 39/2021/QH15 của Quốc hội[1] góp phần bảo đảm cân bằng của hệ sinh thái tự nhiên đối với phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; phát huy, tăng cường sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái; phát triển đa dạng sinh học đô thị, bảo đảm các chỉ tiêu về không gian xanh, chỉ tiêu về cây xanh đô thị, xây dựng hệ thống các khu vực đa dạng sinh học đô thị.

II. Giải pháp thực hiện:

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách:

- Áp dụng các cơ chế khuyến khích cho tổ chức, cá nhân tham gia thành lập, vận hành cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật; cơ chế phát triển du lịch sinh thái, du lịch bền vững gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn, hành lang đa dạng sinh học, cảnh quan sinh thái quan trọng, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng;

- Tăng cường công tác thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

2. Giải pháp về khoa học và công nghệ:

- Đẩy nhanh chuyển đổi số, phấn đấu hoàn thiện kết nối liên thông hệ thống thông tin, trong đó có cơ sở dữ liệu về quy hoạch. Quản lý, cập nhật biến động các đối tượng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;

- Tăng cường áp dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc lập và giám sát thực hiện quy hoạch, giám sát các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;

- Khuyến khích, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc bảo tồn, phát triển bền vững các đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...