Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 612/KH-UBND về phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025 do tỉnh Hải Dương ban hành

Số hiệu 612/KH-UBND
Ngày ban hành 14/02/2025
Ngày có hiệu lực 14/02/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Minh Hùng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 612/KH-UBND

Hải Dương, ngày 14 tháng 02 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 270/QĐ-BYT ngày 22/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chủ động, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh truyền nhiễm, đảm bảo kiểm soát kịp thời, hiệu quả, bền vững các dịch bệnh, hạn chế nguy cơ bùng phát dịch; giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng so với năm 2024; góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- Duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, giun chỉ bạch huyết. Tiếp tục giữ vững thành quả loại trừ sốt rét; duy trì tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét ở mức dưới 0,5/100.000 dân; 100% các trường hợp sốt rét đều được điều tra, giám sát và điều trị kịp thời; không có trường hợp tử vong do sốt rét gây ra.

- Đảm bảo đạt 100% tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin theo Kế hoạch triển khai Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2025.

- Đảm bảo 100% các ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lan rộng trong cộng đồng. Kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết ≤ 50/100.000 dân và không có trường hợp tử vong; tỷ lệ ca lâm sàng được xét nghiệm định tuýp vi rút đạt khoảng 3%; 100% các ổ dịch được giám sát, điều tra véc tơ. Giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi/rubella xuống ≤ 0,5/100.000 dân; điều tra lấy mẫu giám sát sốt phát ban dạng sởi ≥ 2/100.000 dân (40 trường hợp). Giảm tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng xuống ≤ 20/100.000 dân. Giảm tỷ lệ mắc bệnh ho gà xuống ≤ 1/100.000 dân[1].

- Nâng cao năng lực dự báo tình hình dịch, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh, dịch đang có diễn biến phức tạp, có khả năng xâm nhập vào các địa phương trong tỉnh, như: Cúm A (H7N9, H5N1, H5N6, H9N2…), dại, bạch hầu, đậu mùa khỉ,… đảm bảo 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế.

- 100% cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế để tiếp nhận chăm sóc, điều trị cho người bệnh theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật. 100% cán bộ y tế làm việc tại các khoa/phòng tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh truyền nhiễm được đào tạo liên tục về kiểm soát nhiễm khuẩn, dự phòng, chăm sóc, điều trị cho người mắc bệnh truyền nhiễm.

- 100% các cơ sở y tế dự phòng được trang bị các trang thiết bị, hóa chất, vật tư phòng chống dịch, sẵn sàng đáp ứng với tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

- 100% cán bộ tham gia Đội đáp ứng nhanh phòng chống dịch, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các sự kiện y tế công cộng tại các tuyến được đào tạo, tập huấn cập nhật, bổ sung về chuyên môn kỹ thuật phòng chống dịch.

- 100% cán bộ phụ trách phòng chống bệnh ký sinh trùng được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, trong đó cán bộ chuyên trách tỉnh được tập huấn chuyên sâu về chẩn đoán, điều trị và xét nghiệm xác định bệnh ký sinh trùng.

- 100% các Trung tâm Y tế tuyến huyện và trên 80% các Trạm Y tế tuyến xã được giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật theo đúng quy định. 100% cơ sở y tế thực hiện báo cáo ca bệnh truyền nhiễm trên hệ thống Quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT.

II. NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành

- Tiếp tục phổ biến, quán triệt triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm với nguyên tắc: 1) Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; 2) Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; 3) Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch; 4) Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.

- Các sở, ngành, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch đảm bảo triển khai hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra của Kế hoạch này, đồng thời nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch phòng chống bệnh truyền năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 270/QĐ-BYT ngày 22/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Hoàn thành việc bàn giao, tiếp nhận, ổn định mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Y tế tuyến huyện về Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo quy định tại Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 05/04/2024 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới, Thông tư số 32/2024/TT-BYT ngày 15/11/2024 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của y tế cơ sở với nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; sơ cấp cứu, khám chữa bệnh; quản lý sức khoẻ cá nhân và bệnh không lây nhiễm; phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức khoẻ Nhân dân thông qua các chương trình y tế công cộng, công tác dân số, tạo điều kiện cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ thường xuyên ngay tại cộng đồng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Thường xuyên tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân với phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh".

- Tiếp tục kiện toàn, duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người cấp huyện, cấp xã để nâng cao chất lượng, hiệu quả, chủ động triển khai ứng phó với dịch bệnh tại địa phương. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ khi có dịch xảy ra và tuân thủ, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp.

- Lãnh đạo các địa phương theo phân cấp quản lý và các quy định hiện hành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với ngành y tế kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là các dịch bệnh có khả năng lây lan nhanh, khó kiểm soát, như: sởi, virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV), sốt xuất huyết, sởi/rubella, đau mắt đỏ,…Tổ chức ra quân đồng loạt triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, thu dọn rác thải tại các khu dân cư, khu vực công cộng, các tuyến đường; đồng thời, kiểm tra xử lý nghiêm hành vi đổ rác thải, phế thải không đúng nơi quy định; diệt lăng quăng/ bọ gậy, phun khử khuẩn tại cộng đồng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh hoặc khi đại dịch xảy ra; củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch tại các tuyến. Bố trí nguồn kinh phí đảm bảo đầy đủ hóa chất, vật tư, trang thiết bị cho các Trạm Y tế tuyến xã để kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương.

- Đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của y tế cơ sở theo hướng chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ, sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật. Tổ chức tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 39/2024/NQ-HĐND ngày 11/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về ban hành quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút và đãi ngộ đối với nguồn nhân lực y tế tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2025-2030 để từng bước đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng cho đội ngũ nhân viên y tế hoạt động trong lĩnh vực y tế dự phòng, y tế cơ sở.

- Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả việc luân phiên, luân chuyển, điều động nhân lực y tế để hỗ trợ thường xuyên cho y tế cơ sở. Kịp thời thanh toán các chi phí có liên quan cho người tham gia các hoạt động phòng, chống dịch theo đúng quy định hiện hành.

- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành để triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng như: 1) Vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh, cán bộ, giáo viên về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; 2) Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh ở động vật và công tác phòng, chống dịch bệnh truyền lây từ động vật sang người; tuyên truyền các biện pháp phòng tránh bệnh truyền lây qua thực phẩm có nguồn gốc động vật không an toàn sang người.

- Kịp thời tham mưu cho cấp có thẩm quyền triển khai các văn bản quy phạm pháp luật; các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng mở rộng theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan.

2. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...