Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 348/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2025

Số hiệu 348/KH-UBND
Ngày ban hành 07/03/2025
Ngày có hiệu lực 07/03/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Hoàng Xuân Tân
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 348/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 07 tháng 3 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2025

1. Tình hình bệnh truyền nhiễm năm 2024

1. Trên Thế giới

Năm 2024, các đợt bùng phát đậu mùa khỉ, tả, bại liệt, Marburg... vẫn xảy ra tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới và cảnh báo các bệnh truyền nhiễm luôn là mối nguy hiểm hiện hữu. Tác động của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin cho trẻ em trên toàn thế giới, làm gia tăng số mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

2. Tại Việt Nam

Năm 2024, tình hình các bệnh truyền nhiễm trên phạm vi cả nước cơ bản được kiểm soát; các bệnh truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét giảm mạnh so với năm 2023 và không ghi nhận các trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm nhóm A. Năm 2024 xảy ra cơn bão Yagi lớn nhất từ trước đến nay đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề, nhưng các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau thiên tai, bão lũ được kiểm soát tốt, không để xảy ra các ổ dịch lớn tại các địa bàn bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy, năm 2024, trên phạm vi toàn quốc, một số bệnh truyền nhiễm có số mắc tăng cao như sỏi, ho gà, dại; một số bệnh sốt xuất huyết, bạch hầu tăng cao cục bộ tại một số địa phương. Năm 2024, đạt 6/8 chỉ tiêu cụ thể với các bệnh truyền nhiễm chính.

3. Tại tỉnh Quảng Bình

Tình hình mắc các bệnh truyền nhiễm đa số giảm so với năm 2023. Tuy nhiên bệnh truyền nhiễm trong chương trình TCMR có xu hướng tăng: 01 trường hợp Rubella, 06 ca ho gà, 16 ca sởi. Ghi nhận 01 ca tử vong do bệnh Dại tại huyện Bố Trạch, sốt xuất huyết ghi nhận 2.904 ca mắc (tăng gấp 1.6 lần so với năm 2023), trong đó 02 ca tử vong liên quan sốt xuất huyết. Tình hình sốt rét ổn định, ghi nhận 01 trường hợp bệnh nhân sốt rét ngoại lai từ Thái Lan về. Khống chế được 02 ổ dịch bệnh ghẻ tại huyện Minh Hóa và Bố Trạch với 1185 bệnh nhân.

Các bệnh truyền nhiễm khác được kiểm soát tốt. Bệnh mới nổi, tái nổi như Cúm A, Đậu mùa khỉ; các bệnh dịch nguy hiểm nhóm A như tả, nhiễm não mô cầu, dịch hạch... chưa ghi nhận trên địa bàn toàn tỉnh. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch được quản lý, giám sát chặt chẽ

II. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

1. Tồn tại, hạn chế

- Các bệnh truyền nhiễm vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ bùng phát dịch. Nhiều bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin dự phòng hoặc miễn dịch giảm theo thời gian vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát.

- Ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao; một bộ phận vẫn chủ quan, lơ là, chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả do các bệnh truyền nhiễm có thể gây ra dẫn đến hiện tượng chống vắc xin hoặc không thực hiện các khuyến cáo phòng bệnh.

- Hệ thống giám sát còn nhiều tồn tại, thiếu tính ổn định.

- Đầu tư cho y tế dự phòng, y tế cơ sở và các nguồn lực phòng, chống dịch chưa được đảm bảo; kinh phí liên tục bị cắt giảm; nhân lực không ổn định, còn thiếu, yếu ở nhiều nơi và hầu hết kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ.

- Công tác phối hợp liên ngành còn hạn chế, chưa thường xuyên liên tục; hoạt động phòng, chống dịch vẫn chủ yếu do ngành y tế thực hiện.

2. Nguyên nhân

- Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, đô thị hóa và các thói quen cá nhân không đảm bảo là điều kiện để dịch bệnh xuất hiện, lây lan.

- Gián đoạn cung ứng vắc xin trên toàn cầu; khó khăn trong thực hiện mua sắm, đấu thầu để tổ chức tiêm chủng; cơ chế mua sắm, đấu thầu, đặt hàng vắc xin kéo dài; công tác thống kê, quản lý đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng chưa sát với số liệu trên thực tế.

- Hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu chưa ổn định, chưa đồng bộ, liên thông.

- Một số quy định của pháp luật chưa bao quát hết các tình huống trên thực tế, nhất là tổ chức mua sắm sinh phẩm, vắc xin; đầu tư, huy động nguồn lực xã hội cho y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và xã hội.

III. Bài học kinh nghiệm

Một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm như sau:

Thứ nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, kịp thời từ tỉnh đến địa phương; sự vào cuộc quyết liệt, chủ động của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, nhất là sự tham gia tích cực của người dân.

Thứ hai là sự phối hợp đồng bộ, nhất quán giữa các ngành, địa phương, trong tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm; xác định và quán triệt quan điểm phòng, chống bệnh truyền nhiễm là trách nhiệm của toàn xã hội trong việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống của Nhân dân và góp phần trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Thứ ba là bám sát thực tiễn, nắm chắc thông tin, tình hình, củng cố, cải thiện công tác nhận định, dự báo; chủ động, từ sớm, từ xa các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm và chuẩn bị sẵn sàng phương án, kịch bản bảo đảm ứng phó phù hợp, kịp thời, hiệu quả với mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là việc thực hiện phương châm 04 tại chỗ.

Thứ tư là cần cụ thể, trọng tâm khi tham mưu, đề xuất chính sách với tính khả thi cao; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện, phát hiện kịp thời, giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc để đảm bảo việc đáp ứng của hệ thống y tế với nhu cầu của người dân, nhất là với thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, thiết bị...trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...