Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 5823/KH-UBND năm 2024 về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2025 do tỉnh Phú Thọ ban hành

Số hiệu 5823/KH-UBND
Ngày ban hành 31/12/2024
Ngày có hiệu lực 31/12/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Phan Trọng Tấn
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5823/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 31 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC NĂM 2025

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 26/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Văn bản số 2221/TTCP-KHTH ngày 23/10/2024 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2025, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2025 với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật và các nghị quyết, chỉ thị và chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là triển khai các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, công khai minh bạch về tổ chức hoạt động[1] . . . Đẩy mạnh phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong khu vực ngoài nhà nước. Phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tích cực, chủ động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

- Nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực[2].

2. Yêu cầu

- Cụ thể hóa các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, từng cơ quan, đơn vị, địa phương; thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

- Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương phải được triển khai cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tế, trong đó phải xác định rõ nội dung, yêu cầu, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, thời gian thực hiện.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành nhằm đảm bảo kịp thời, thống nhất và hiệu lực, hiệu quả các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực. Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực[3], đồng thời triển khai thi hành các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai, nhất là người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị tại các ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực; kiểm soát xung đột lợi ích, cơ chế kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền; phòng chống tham nhũng, tiêu cực khu vực ngoài nhà nước. . . tập trung xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; bảo vệ người dân phản ảnh, tố giác và tích cực đấu tranh chống suy thoái “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

- Tập trung thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật. Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng, tiêu cực; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực; tăng cường chuyển điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng, tiêu cực; tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong phát hiện, xử lý vụ việc tham nhũng, tiêu cực[4]. Đôn đốc việc thực hiện kết luận, chỉ đạo sau thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Tăng cường theo dõi, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh theo bộ tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Thanh tra Chính phủ.

2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật

- Tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đổi mới hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

- Nội dung tuyên truyền tập trung vào các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực3.

- Về đối tượng tuyên truyền: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Về hình thức tuyên truyền: sử dụng các hình thức truyền thống (báo, đài, trang thông tin điện tử, tổ chức hội nghị...), kết hợp với một số hình thức tuyên truyền khác cho phù hợp; khuyến khích việc sáng tạo trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao tác dụng, hiệu quả công tác tuyên truyền.

3. Công tác phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng theo quy định, trong đó tập trung vào một số nội dung cụ thể sau:

3.1. Thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 10 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và mỗi cơ quan, đơn vị.

- Thường xuyên rà soát các quy định của pháp luật về việc công khai, minh bạch để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch tự kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và đơn vị trực thuộc để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

3.2. Thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...