Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 525/KH-UBND năm 2025 thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035 của tỉnh Nghệ An

Số hiệu 525/KH-UBND
Ngày ban hành 01/07/2025
Ngày có hiệu lực 01/07/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Bùi Thanh An
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 525/KH-UBND

Nghệ An, ngày 01 tháng 7 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG LÃNG PHÍ ĐẾN NĂM 2035 CỦA TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 22/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí năm 2035 (sau đây gọi là Chiến lược), UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035 của tỉnh Nghệ An như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tỉnh, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thịnh vượng; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách, pháp luật; tăng cường thực thi pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí.

- Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới; cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp.

- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa; đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí.

- Xử lý triệt để những vấn đề, vụ việc gây lãng phí lớn, bức xúc trong dư luận, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An và các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí, truyền thông trong phòng, chống lãng phí.

- Tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị, doanh nghiệp và Nhân dân, xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí, đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành tự nguyện, tự giác, trở thành thói quen, nhiệm vụ hàng ngày.

- Nâng cao năng lực cho các cán bộ, công chức thực hiện công tác phòng, chống lãng phí.

2. Yêu cầu:

a) Công tác phòng, chống lãng phí phải bám sát các mục tiêu của Chiến lược đề ra.

b) Các cấp, các ngành trong tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình tổ chức, triển khai đồng bộ và thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược.

c) Đảm bảo gắn kết đồng bộ, chặt chẽ giữa thực hiện Chiến lược với việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống lãng phí; các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

II. CÁC NHÓM NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí:

a) Đổi mới mạnh mẽ công tác rà soát, xây dựng văn bản pháp luật về quản lý kinh tế, xã hội và phòng, chống lãng phí theo hướng: đảm bảo dân chủ, minh bạch, kịp thời, hiệu quả, dễ áp dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, khơi thông nguồn lực, khắc phục điểm nghẽn và tạo đà cho sự phát triển.

b) Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, các định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của tỉnh; tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí như: quản lý ngân sách nhà nước, tài sản công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; xây dựng; đất đai, tài nguyên (bao gồm cả tài nguyên tái tạo), khoáng sản, năng lượng; tổ chức bộ máy, quản lý nguồn nhân lực,...

c) Đề xuất sửa đổi pháp luật về phòng, chống lãng phí theo hướng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí, trong đó chú trọng hoàn thiện các quy định nhận diện hành vi lãng phí và xử lý hành vi lãng phí trong từng lĩnh vực cụ thể; rà soát, cụ thể hóa quy định về trách nhiệm thủ trưởng các cấp, các ngành và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí ở địa phương, ngành, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

d) Đề xuất hoàn thiện thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi số để giảm thiểu lãng phí, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

2. Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu lực, hiệu quả:

a) Thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trọng tâm là rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực theo nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực. Rà soát, đánh giá lại việc giao, quản lý biên chế.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp xã, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao khả năng tự chủ, tự cường của các xã.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...