Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 416/KH-SGDĐT phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025 của Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội

Số hiệu 416/KH-SGDĐT
Ngày ban hành 17/02/2025
Ngày có hiệu lực 17/02/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Trần Thế Cương
Lĩnh vực Giáo dục

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 416/KH-SGDĐT

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2025 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; Kế hoạch số 395/KH-UBND ngày 31/12/2024 của Thành phố về việc phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn Thành phố năm 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025 của Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục thực hiện nghiêm, có chất lượng, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành Trung ương, Ban Bí thư Trung ương về công tác PBGDPL và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa[1]. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 02-KH/TU ngày 06/11/2020 của Thành ủy về thực hiện Kết luận số 80-KL/TW; Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 19/01/2023 của Thành ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản pháp luật của Trung ương, Thành phố.

Đẩy mạnh công tác PBGDPL trong nhà trường, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật. Xây dựng văn hóa tuân thủ, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, lối sống và làm việc theo pháp luật, tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, học sinh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố.

Tăng cường chuyển đổi số trong công tác PBGDPL. Bảo đảm công khai, minh bạch thông tin liên quan đến pháp luật, quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin liên quan đến pháp luật của người dân và doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

Các hoạt động PBGDPL đảm bảo thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức. Lồng ghép việc thực hiện chương trình, đề án có liên quan, các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành đảm bảo hoạt động PBGDPL phù hợp với từng đối tượng. Kết hợp hoạt động nội khóa với hoạt động ngoại khóa; nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả trong triển khai tuyên truyền PBGDPL.

Gắn kết công tác PBGDPL với công tác xây dựng thi hành và bảo vệ pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, tiếp công dân, giải quyết các thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL.

Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Gắn tuyên truyền PBGDPL với việc triển khai thực hiện chủ đề năm 2025 của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động của Trung ương và Thành phố.

Phát huy tinh thần, trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu và chấp hành pháp luật của công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, học sinh. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhà giáo đặc biệt là người đứng đầu trong học tập, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ và chấp hành pháp luật.

Chủ động phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân; tăng cường phối hợp giữa ngành giáo dục, nhà trường với ngành Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai hoạt động PBGDPL. Huy động, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động PBGDPL.

II. NỘI DUNG

Kịp thời phổ biến các quy định pháp luật mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực trong năm 2024, 2025 và các quy định pháp luật phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, nhân viên, học sinh. Phổ biến đầy đủ nội dung kiến thức pháp luật theo chương trình giáo dục đồng thời lồng ghép có hiệu quả nội dung PBGDPL theo các kế hoạch, chương trình, đề án của các cấp đối với học sinh. Trọng tâm tuyên truyền PBGDPL tập trung vào các nội dung:

1. Tuyên truyền PBGDPL về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Phổ biến Luật Giáo dục, Luật Trẻ em, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; pháp luật về an toàn giao thông, trật tự công cộng, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng, chống ma túy, phòng chống tác hại của rượu, bia, phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, trật tự văn minh đô thị, an ninh, an toàn trường học, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường… Tuyên truyền thực hiện dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực giáo dục trên Cổng/Trang thông tin điện tử của đơn vị. Tuyên truyền phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế có liên quan.

2. Truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp. Tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Tuyên truyền về Quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục, Quy tắc ứng xử nơi công cộng, Quy tắc ứng xử trên môi trường mạng, Quy tắc ứng xử trong gia đình; kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ; đơn giản hóa thủ tục hành chính; các vấn đề được dư luận quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.

4. Giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục chủ động tìm hiểu, sử dụng và gương mẫu chấp hành, tuân thủ pháp luật, gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với việc thông tin, phổ biến pháp luật tới Nhân dân; gắn phổ biến pháp luật với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL cho đội ngũ giáo viên môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật và cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non, phổ thông, người làm công tác liên quan đến chế độ, chính sách đối với nhà giáo.

3. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá trong học tập môn Đạo đức, Giáo dục công dân, Giáo dục kinh tế và pháp luật theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức pháp luật tại các cơ sở giáo dục, tăng cường giải pháp sử dụng công nghệ, hình ảnh trực quan sinh động; khuyến khích lồng ghép, tích hợp nội dung, kết hợp giảng dạy pháp luật vào các môn khoa học xã hội.

4. Chú trọng xây dựng mô hình câu lạc bộ pháp luật trong trường học. Triển khai nhân rộng mô hình “Phiên tòa giả định” cho học sinh THCS và THPT. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai công tác PBGDPL, tư vấn, giải đáp pháp luật trên trang mạng xã hội, Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử. Tiếp tục duy trì, nâng cao hiệu quả chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật” trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử theo hướng liên thông, kết nối, lồng ghép, chia sẻ thông tin, tài liệu về PBGDPL trên môi trường mạng bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả tạo thuận lợi khai thác, trao đổi thông tin pháp luật.

5. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, tọa đàm theo chuyên đề về giáo dục pháp luật; các hoạt động trải nghiệm phù hợp với lứa tuổi, gắn giáo dục pháp luật với hình thành kỹ năng sống cho học sinh nhằm củng cố kiến thức pháp luật đã học trong chương trình, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tìm hiểu kiến thức pháp luật và vận dụng pháp luật trong xử lý tình huống thực tế. Tổ chức hiệu quả “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Năm 2025.

6. Tiếp tục bổ sung các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác PBGDPL; phát động phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học; sưu tầm hình ảnh, tư liệu phục vụ công tác PBGDPL trong chương trình chính khóa và ngoại khóa tại các cơ sở giáo dục.

7. Phát huy vai trò của Ban tuyên truyền PBGDPL, Câu lạc bộ pháp luật trong nhà trường; vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên đầu mối về tuyên truyền PBGDPL, giáo viên chủ nhiệm lớp trong triển khai hoạt động PBGDPL cho học sinh.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...