Kế hoạch 3844/KH-UBND năm 2024 triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước 28/2023/QH15 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số hiệu | 3844/KH-UBND |
Ngày ban hành | 28/05/2024 |
Ngày có hiệu lực | 28/05/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Hồ Quang Bửu |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3844/KH-UBND |
Quảng Nam, ngày 28 tháng 5 năm 2024 |
TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC SỐ 28/2023/QH15 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Thực hiện Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 ngày 27/11/2023 (viết tắt là Luật Tài nguyên nước năm 2023), Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 02/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:
1. Mục đích
a) Xác định nội dung công việc thực hiện, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023.
b) Triển khai kịp thời, đồng bộ, thống nhất nội dung công việc với Kế hoạch của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai các hoạt động thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 đảm bảo kịp thời, hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, các Bộ, ngành của Trung ương; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các Sở, ngành, đơn vị và địa phương trong việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023.
b) Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm, vai trò của cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023.
c) Xác định lộ trình triển khai các nhiệm vụ cụ thể đảm bảo thống nhất, đồng bộ sau khi Luật Tài nguyên nước năm 2023 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
d) Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ những khó khăn, giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo tiến độ, hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
a) Tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Tài nguyên nước năm 2023 và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 - 2025.
b) Tổ chức tuyên truyền Luật Tài nguyên nước năm 2023 và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật trên phương tiện thông tin đại chúng
- Cơ quan thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Nam và cơ quan thông tấn báo chí đóng trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, Ban, ngành, địa phương.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật Tài nguyên nước năm 2023, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước năm 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các Sở, Ban, ngành, cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì có trách nhiệm tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND và UBND tỉnh, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3844/KH-UBND |
Quảng Nam, ngày 28 tháng 5 năm 2024 |
TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC SỐ 28/2023/QH15 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Thực hiện Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 ngày 27/11/2023 (viết tắt là Luật Tài nguyên nước năm 2023), Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 02/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung sau:
1. Mục đích
a) Xác định nội dung công việc thực hiện, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023.
b) Triển khai kịp thời, đồng bộ, thống nhất nội dung công việc với Kế hoạch của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc triển khai các hoạt động thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 đảm bảo kịp thời, hiệu quả trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, các Bộ, ngành của Trung ương; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các Sở, ngành, đơn vị và địa phương trong việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023.
b) Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm, vai trò của cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023.
c) Xác định lộ trình triển khai các nhiệm vụ cụ thể đảm bảo thống nhất, đồng bộ sau khi Luật Tài nguyên nước năm 2023 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
d) Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ những khó khăn, giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo tiến độ, hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh.
a) Tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Tài nguyên nước năm 2023 và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024 - 2025.
b) Tổ chức tuyên truyền Luật Tài nguyên nước năm 2023 và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật trên phương tiện thông tin đại chúng
- Cơ quan thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Nam và cơ quan thông tấn báo chí đóng trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, Ban, ngành, địa phương.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật Tài nguyên nước năm 2023, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước năm 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các Sở, Ban, ngành, cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì có trách nhiệm tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND và UBND tỉnh, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023.
b) Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản quy định về tài nguyên nước thuộc thẩm quyền ban hành, đảm bảo phù hợp với Luật Tài nguyên nước năm 2023.
c) Danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ gửi về UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20/12/2024 để tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2024.
3. Xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2023
a) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước thuộc thẩm quyền của HĐND và UBND tỉnh.
- Cơ quan chủ trì xây dựng: Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Y tế, Giao thông vận tải (căn cứ quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước và chức năng, nhiệm vụ của mỗi Sở).
- Thời gian trình: Năm 2024 - 2025.
b) Xây dựng các văn bản quy định, hướng dẫn chi tiết triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh đến lĩnh vực tài nguyên nước.
- Cơ quan chủ trì xây dựng: Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Y tế, Giao thông vận tải (căn cứ quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước và chức năng, nhiệm vụ của mỗi Sở).
- Thời gian trình: Năm 2025 và các năm tiếp theo.
4. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong Luật
a) Nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong Luật
- Cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước thuộc phạm vi quản lý vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia (căn cứ khoản 7 Điều 7 Luật Tài nguyên nước năm 2023); xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và tổng hợp, cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia (căn cứ khoản 4 Điều 10 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Tổ chức rà soát chức năng nguồn nước trong quy hoạch tỉnh; xác định, công bố chức năng đối với nguồn nước mặt nội tỉnh trong trường hợp chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa thể hiện chức năng nguồn nước (căn cứ khoản 5 Điều 22 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Điều chỉnh danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước; điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, kế hoạch, phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước (căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Tài nguyên nước năm 2023); giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước cho UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã để quản lý, bảo vệ (căn cứ điểm d khoản 6 Điều 23 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Xác định, điều chỉnh vị trí, giá trị dòng chảy tối thiểu trên sông, suối nội tỉnh; công bố dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối nội tỉnh; phê duyệt, công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu đập, hồ chứa xây dựng trên các sông, suối quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Tài nguyên nước năm 2023 thuộc thẩm quyền đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước (căn cứ khoản 7 Điều 24 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; điều chỉnh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; tổ chức quan trắc, công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn; phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện các biện pháp theo dõi, giám sát, bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương (căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Xem xét, quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với các moong khai thác khoáng sản, đất, vật liệu xây dựng sau khi dừng khai thác tạo thành hồ để điều hòa, tích trữ nước, cấp nước, tạo cảnh quan khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023, pháp luật về đầu tư, đất đai, bảo vệ môi trường, khoáng sản và cập nhật, bổ sung vào danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh và danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp (căn cứ khoản 5 Điều 27 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Điều chỉnh danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; quyết định đưa ra khỏi danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất khi nguồn nước dưới đất đã phục hồi (căn cứ khoản 4 Điều 31 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ nước dưới đất. Kế hoạch phải ban hành trong thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành (căn cứ khoản 7 Điều 31 Luật Tài nguyên nước năm 2023); lập kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước phù hợp với kịch bản nguồn nước (căn cứ khoản 6 Điều 35 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Các Sở, Ban, ngành tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định sử dụng các nguồn nước mặt, nước dưới đất và các công trình cấp nước dự phòng hiện có trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý để chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước bảo đảm nước cấp cho sinh hoạt và các nhu cầu sử dụng nước thiết yếu khác; tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại; huy động mọi nguồn lực để thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước trên địa bàn (căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Tổ chức thẩm định, trình phê duyệt quy trình hoặc điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa theo thời gian thực theo đề nghị của đơn vị quản lý, vận hành đập, hồ chứa (căn cứ điểm b khoản 8 Điều 38 Luật Tài nguyên nước năm 2023); lập danh mục và quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa nước trên sông, suối thuộc địa bàn quản lý thuộc trường hợp phải xây dựng quy chế phối hợp vận hành; lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi phê duyệt danh mục, quy chế phối hợp vận hành giữa các đập, hồ chứa nước trên sông, suối trên địa bàn tỉnh (căn cứ khoản 9 Điều 38 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Thực hiện biện pháp khẩn cấp để bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc sự cố ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng gây ra thiếu nước (căn cứ khoản 4 Điều 43 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, công trình, hệ thống công trình thủy lợi bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu, chống thất thoát, lãng phí nước và bảo đảm lưu thông của dòng chảy trong hệ thống công trình, không gây ứ đọng, ô nhiễm nguồn nước; tổ chức việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nước, kịch bản nguồn nước, phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước quy định tại Điều 35 và Điều 36 của Luật Tài nguyên nước năm 2023; áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm, hiệu quả (căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Xây dựng, vận hành mạng lưới quan trắc tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh (căn cứ điểm b khoản 1 Điều 51 Luật Tài nguyên nước năm 2023); giám sát hoạt động khai thác tài nguyên nước đối với các công trình thuộc thẩm quyền cấp phép (căn cứ điểm c khoản 2 Điều 51 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình quy định phương án sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước đối với các dự án tại các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước và xác định các ưu đãi mà dự án đó được hưởng theo quy định của pháp luật (căn cứ khoản 4 Điều 59 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Điều chỉnh danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp đối với hồ, ao, đầm, phá thuộc nguồn nước mặt nội tỉnh (căn cứ khoản 6 Điều 63 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Căn cứ kịch bản nguồn nước, phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước quy định tại khoản 4, khoản 7 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 của Luật Tài nguyên nước năm 2023, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn (căn cứ khoản 6 Điều 64 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân quản lý vận hành công trình thủy lợi đã xây dựng và khai thác trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thuộc phạm vi quản lý mà chưa được đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải hoàn thành thủ tục đăng ký, cấp phép khai thác tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2023 chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2027 (căn cứ khoản 6 Điều 86 Luật Tài nguyên nước năm 2023);
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao trong Luật.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
c) Cơ quan phối hợp thực hiện: Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải; Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam và các Sở, Ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
d) Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ năm 2025 và các năm tiếp theo.
đ) Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác.
1. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã thành phố, các đơn vị, tổ chức có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Tài nguyên nước năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn quản lý. Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hằng năm để thực hiện nhiệm vụ quy định tại Quyết định số 274/QĐ- TTg ngày 02/4/2024 và Kế hoạch này của UBND tỉnh.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch theo đúng tiến độ.
- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách được giao hằng năm theo phân cấp ngân sách và các nguồn kinh hợp pháp theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về UBND tỉnh qua Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét điều chỉnh cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |